Em thưa thày bài này tính độ nhớt như thế nào ạ??

14, <...">

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thầy ơi,thầy xem giúp em mấy bài này em làm sai chỗ nào mà không ra kết quả như 4 đáp án trong   đề với ạ!Em cảm ơn thầy ạ!Câu 11:Ở 239K, sau thời gian t = 4s, các hạt keo hyđroxit sắt trong nước chuyển động được quãng đường là 1,62.10-5 m, độ nhớt của hệ là 10-3 Ns/m2 . Xác định bán kính hạt keoGiải:D=S2/(2t)=(1,62.10-5)2/8=3,2805.10-11Bán kính của hạt keo là:...
Đọc tiếp

Thầy ơi,thầy xem giúp em mấy bài này em làm sai chỗ nào mà không ra kết quả như 4 đáp án trong   đề với ạ!Em cảm ơn thầy ạ!

Câu 11:Ở 239K, sau thời gian t = 4s, các hạt keo hyđroxit sắt trong nước chuyển động được quãng đường là 1,62.10-5 m, độ nhớt của hệ là 10-3 Ns/m2 . Xác định bán kính hạt keo

Giải:

D=S2/(2t)=(1,62.10-5)2/8=3,2805.10-11

Bán kính của hạt keo là:  r=(RT)/(6.pi.k.NA.D)=(8,314.239)/(6. 3,14. 10-3. 6,023.1023.3,2805.10-11)=5,34.10-9(m)


Câu 20:Tính thời gian cần thiết để hạt SiO2 bán kính 5.10-4cm lắng trong nước cất ở 250C, độ nhớt 0,01poa (=10-1N.s/m2: hệ SI), được 50cm? Biết khối lượng riêng của SiO2 là 2,6g.cm-3 và của nước là 0,982g.cm-3. (poa = dyn.s/cm2: hệ CGS)

Giải:

Tốc độ sa lắng của hạt keo là:

u=\(\frac{2\left(\rho-\rho_0\right).g}{9.\eta}.r^2=\frac{2\left(2,6-0,982\right).9,8.100}{9.0,01}.\left(5.10^{-4}\right)^2=8,809.10^{-3}\left(\frac{cm}{s}\right)\)Trong đó: g=9,8(m/s2)=9,8.100(cm/s2)

Thời gian cần thiết là: t=h/u=50/(8,809.10-3)=5675(s)=94,6(phút)

 


 Câu 13:Dùng kính siêu hiển vi đếm một keo bạc trong nước. Hệ keo đựng trong cốc nền đen có tiết diện 5.10-10 m2 , chiều cao 2,5.10-4 m. Sau khi đếm 100 lần thì thấy số hạt trung bình có trong thể tích đó là 3 hạt. Cho biết bạc có khối lượng riêng r = 10,5.103 kg/m3 và nồng độ thể tích keo bạc là 20.10-2 kg/m3. Xác định kích thước của hạt keo, giả thiết hạt keo có dạng lập phương.

(câu này em chưa nghĩ ra cách giải ạ.Mong thầy hướng dẫn giúp em).

8
25 tháng 12 2014

cau 10 c tinh độ nhơt thế nào thế. lam j có n la số hat keo trong 1 don vi the tich dau ma tinh dc

 

26 tháng 12 2014

câu 11 cậu đã nhân k chưa vậy?

19 tháng 12 2014

e k post đc câu trả lời thầy ơi?

1 tháng 8 2015

Cho em hỏi:

Keo Fe(OH)3   hình thành từ phản ứng sau với lượng dư FeCl3:

FeCl3 + 3NaOH ® Fe(OH)3¯ + 3NaCl

nếu cho các hạt keo sa lắng trong một ống hình tụ có gắn hai điện cực ở hai độ cao khác nhau thì điện cực ở phía trên âm hay dương? tại sao?

21 tháng 12 2014

Mà \(\Delta\)px.\(\Delta\)x=m.\(\Delta\)Vx.\(\Delta\)=\(\frac{h}{2\pi}\)

=> \(\Delta\)x = \(\frac{6.625.10^{-34}}{2\pi.10^6.9,1.10^{-31}}\)=1,16.10-10

26 tháng 12 2014

TRẦN THANH HAF t nghĩ câu này làm sẽ làm như thế này nhưng  vẫn không ra kết quả giống thầy:

Âp dụng công thức ta có:

HỆ SỐ KHUẾCH TÁN: D=\(\frac{R.T}{6.\pi.r.\eta.N_A}=\frac{8,314.300}{6.3,14.10^{-6}.1,47.10^{-4}.6,023.10^{23}}=1,495.10^{-12}\)

QUÃNG ĐƯỜNG DỊCH CHUYỂN:  S=\(\sqrt{2.D.t}=\sqrt{2.1,495.10^{-12}.2}=2,45.10^{-6}\left(m\right)\)

chẳng biết có đúng không nữa.

26 tháng 12 2014

Bài làm của bạn hoàn toàn đúng, đáp án trên mạng bị nhầm.

Áp dụng hệ thức bất định Heisenberg để tính độ bất định về vị trí cho trường hợp electron chuyển động trong nguyên tử với giả thiết Δvx = 106 m/s. Cho biết me = 9,1.10-31 kg; h = 6,625.10-34 J.s.Bài Giải:Ta có hệ thức Heisenberg là :\(\Delta p_x\).\(\Delta x\) \(\ge\frac{h}{2\pi}\)\(p_x\): là động lượng của electron chuyển động trong nguyên tử (kg.m/s)x: là tọa độ (m)Ta có :   \(\Delta...
Đọc tiếp

Áp dụng hệ thức bất định Heisenberg để tính độ bất định về vị trí cho trường hợp electron chuyển động trong nguyên tử với giả thiết Δvx = 106 m/s. Cho biết me = 9,1.10-31 kg; h = 6,625.10-34 J.s.

Bài Giải:

Ta có hệ thức Heisenberg là :

\(\Delta p_x\).\(\Delta x\) \(\ge\frac{h}{2\pi}\)

\(p_x\): là động lượng của electron chuyển động trong nguyên tử (kg.m/s)

x: là tọa độ (m)

Ta có :   \(\Delta p_x\).\(\Delta x\)  \(=m.\Delta x.\Delta v_{x_{ }}\)\(\le\frac{h}{2\pi}\)

Vậy vị trí của electron chuyển động trong nguyên tử được xác định là:   \(\Delta x\le\frac{h}{2.m.\pi.\Delta v_x}=\frac{6,625.10^{-34}}{2.\pi.10^6.9,1.10^{-31}}\approx1,2.10^{-10}\)(m)

hay là : \(1,2A^o\)

" Thưa thầy, đây là bài giải của em cho bài 2 trong phần cấu tạo chất. Trình bày bài như thế này có được không ạ? Thầy bổ sung cho em với ạ. "

35
18 tháng 12 2014

Thầy rất hoan nghênh bạn Thắng đã làm bài tập, cố gắng làm nhiều bài tập hơn nữa để được cộng điểm.

Bài giải của bạn đối với câu hỏi 2 ra kết quả đúng rồi, tuy nhiên cần lưu ý: khi tính độ bất định về vị trí hoặc vận tốc người ta sử dụng hệ thức bất định Heisenberg và thay dấu bất phương trình bằng dấu = để giải cho đơn giản nhé.

10 tháng 12 2017
B
Thầy cho em hỏi có phải câu này đơn vị của k giữa đề bài và đáp án bị sai lệch ko ạ? nếu đáp án đúng thì ở đề bài k phải có đvị là giây đúng ko ạ?câu 50: Trong môi trường trung tính urê phân hủy theo phản ứng bậc 1: (NH2)2CO → NH4+ + OCN-.Nồng độ đầu của urê là 0,1M. Tại 61oC: sau 9600 phút, nồng độ urê còn lại là 0,0854 M. Tại 71oC: sau 9600 phút, nồng độ urê còn lại là...
Đọc tiếp

Thầy cho em hỏi có phải câu này đơn vị của k giữa đề bài và đáp án bị sai lệch ko ạ? nếu đáp án đúng thì ở đề bài k phải có đvị là giây đúng ko ạ?

câu 50: Trong môi trường trung tính urê phân hủy theo phản ứng bậc 1: (NH2)2CO  NH4+ + OCN-.

Nồng độ đầu của urê là 0,1M. Tại 61oC: sau 9600 phút, nồng độ urê còn lại là 0,0854 M. 

Tại 71oC: sau 9600 phút, nồng độ urê còn lại là 0,0560 M.

a/ Tính hằng số tốc độ ở hai nhiệt độ trên và năng lượng hoạt hóa của phản ứng.

b/ Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 81oC.

  • k61 = 1,644.10-5 (s-1); k71 = 6,040.10-5 (s-1); Ea = 124,303 kJ/mol; k81 = 2,062.10-4 (s-1). k61 = 1,644.10-5 (s-1); k71 = 3,141.10-5 (s-1); Ea = 124,303 kJ/mol; k81 = 1,062.10-4 (s-1). k61 = 2,644.10-5 (s-1); k71 = 12,080.10-5 (s-1); Ea = 111,303 kJ/mol; k81 = 2,062.10-4 (s-1). k61 = 3,644.10-5 (s-1); k71 = 6,040.10-5 (s-1); Ea = 234,123 kJ/mol; k81 = 4,121.10-4 (s-1).
1
26 tháng 12 2014

k61 = 1/9600.ln(0,1/0,0854) = 1,644.10-5 (phút-1), k71 = 1/9600.ln(0,1/0,056) = 6,04.10-5 (phút-1).

Bạn Hằng phát hiện đúng rồi đấy.

24 tháng 12 2014

Bài này bạn Khánh làm chưa đúng đáp số, và đơn vị là cm-1 chứ không phải là (m).

Các bạn phải chú ý đổi đơn vị: Sau khi thay đơn vị giống của bạn Khánh thì đơn vị phải là: J.s2/kg.m3.

Mà chúng ta lại có: 1m2 = 1J.s2/kg

Nên đơn vị cuối cùng là: m-1, các bạn đem kết quả thu được chia cho 102 sẽ được đơn vị là cm-1.

23 tháng 12 2014

Trả lời : ta có chiều dài mạch liên kết a = (N+1) lC-C =3.1,4.10-10

Ta có :ELU-EHO =(22-12 ) .\(\frac{h2}{8ma^2}\)\(\frac{hc}{\lambda}\)=hcV (V là số sóng )

=> V = \(\frac{h.3}{8ma^2c}\)\(\frac{6,625.10^{-34}.3}{8.9,1.10^{-31}.\left(3.1,4.10^{-10}\right)^2.3.10^8}\)=5158886 (m)

26 tháng 12 2014

Bài làm xuất sắc.

12 tháng 3 2015

V1 =nRT/P1 =100.0,082.273/44 =50,88 lit

QT = -AT =nRTln(V2/V1) với V2 =0,2 m3=200lit

QT = -AT =(100.8,314.273.ln(V2/V1))/44 =7061 J

AT =-7061 J

b, Vì áp suất không thay đổi nên T2= T1V2/V=273.200/50,88 =1073 K

QP= nCP(T2-T1) = (100.37,1.(1073-273))/44 =67454,55 J

AP =-nR(T2-T1) =-(100.8,314.(1073-273))/44 = -15116,36 J

denta U = QP+ AT = 67454,55-15116,36 =52338,19 J

c, Ở điều kiện đẳng tích T2/T=P2/P1 suy ra T2 =T1.P2/P= 273.2 =546 K

 Q=nCv(T2-T1) =(100.5.4,18.(546-273))/44 =12967,5 J

A= 0

denta U= Q= 12967,5 J

13 tháng 3 2015

Gọi P1,V1 là áp suất và thể tích ban đầu

Xem CO2 là khis lí tưởng nên ta có: P1.V1=n.R.T \(\Rightarrow\)V1=n.R.T/ P1=\(\frac{100.0,082.273}{44}\)=50,88(l)

a. CO2(O\(^o\),P1,V1)    \(\rightarrow\) CO2(O\(^o\),P2,V2)

quá trinhd đẳng nhiệt có \(\Delta\)U=A+Q=0

\(\Rightarrow\)Q=-A=nRTln\(\frac{V2}{V1}\)=\(\frac{100}{44}\).8,314.273.ln\(\frac{0,2}{0,05088}\)=7061(J)

A=7061(J)

\(\Delta\)H=\(\Delta\)U+P1.\(\Delta\)V=0+1,013.10\(^5\).50,88.10\(^{-3}\)=5154,1(J)

b.quá trình đẳng áp có Q=\(\Delta\)H=n.Cp.(T2-T1)=\(\frac{100}{44}\).37,1.(273.200/50,88-273)=67464,09(J)

A=-P.(V2-V1)=1,013.10\(^5\).(0,2-0,05088)=-15105,8(J)

\(\Delta\)U=Q+A=67464,09-15105,8=52358,29(J)

c.khi đẳng tích T2=T1.P2/P1=273.2,026.10\(^5\)/1,013.10\(^5\)=546(\(^oK\))

Cv=Cp-R=37,1-8,314=28,786 J/mol.K

Q=n.Cv(T2-T1)=100/44.28,786.(546-273)=17860,4(J)

A=0

\(\Delta\)U=Q=17860,4(J)

\(\Delta\)H=\(\Delta\)U+nRT=17860,4+100/44.8,314.546=28117,3(J)

cái đề bài chỗ áp suất ban đầu là 1,013.10\(^5\)pa hả thầy?