Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
I. VỀ TÁC GIẢ
Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Xi-át-tơn (Seattle) của bộ lạc da đỏ Đu-oa-mix (Duwamish) và Su-qua-mix (Supuamish) đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì - bài trả lời được Tiến sĩ Hen-ri A. Xmít (Henry A.Smith) ghi và dịch ra tiếng Anh. Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. a) Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ đã sử dụng những hình ảnh nhân hóa:
- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.
- Bông hoa ngát hương là người chị, người em.
- Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa đều "cùng chung một gia đình".
Các phép so sánh được sử dụng:
- Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.
- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.
b) Nhờ có sự so sánh và nhân hóa, mối quan hệ của đất với con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là anh chị em, như là những người con trong một gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.
2. a) Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng thể hiện ở thai độ đối với đất đai. Người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đâtư như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Người da trắng chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. Trở lại, người da đỏ gắn bó, thân thiết, coi đất như mẹ, như một phần của mình.
Sự khác biệt đó còn thể hiện ở lối sống. Người da trắng sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng, họ không quan tâm đến không khí, không biết thưởng thức "những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ", không quý trọng muôn thú. Trong khi đó, người da đỏ sống trái lại.
b) Tác giả đã dùng nhiều biện pháp nghệ thuật phối hợp để nêu bật sự khác biệt và thể hiện thái độ, tình cảm của mình. Cụ thể là đã sử dụng.
- Phép đối lập anh em >< kẻ thù
Yên tĩnh >< ồn ào
Xa lạ >< thân thiết
- Điệp ngữ: Tôi biết... Tôi biết... Tôi thật không hiểu... Tôi đã chứng kiến... ngài phải phải nhớ... Ngài phải gìn giữ... ngài phải dạy... ngài phải bảo...
- Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống.
3. a) Các ý chính trong đoạn còn lại của bức thư là:
- Yêu cầu tổng thống mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai.
- Yêu cầu tổng thống mĩ dạy những người da trắng coi đất mẹ là mẹ.
- Yêu cầu tổng thống mĩ khuyên bảo người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
b) Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước là sử dụng điệp ngữ, nhưng dứt khoát và mạnh mẽ hơn. ở đây không đặt vấn đề "nếu... thì" như ở đoạn trên. Cũng không nêu sự khác biệt giữa người da trắng và da đỏ. Tác giả khẳng định Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Con người bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
c) Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đấtđai.
4. Bức thư sử dụng nhiều yếu tố của phép lặp
- Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng...
- Lặp kiểu câu:
Nếu chúng tôi bán... ngài phải...
Ngài phải dạy...
Ngài phải bảo...
Ngài phải biết...
Ngài phải giữ gìn...
- Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.
5*. Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:
- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.
- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. "Đất là mẹ" của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.
2. Cách đọc
Lời lẽ trong bức thư có tính chất như một tuyên ngôn, vì vậy cần đọc bằng chất giọng mạnh mẽ, khúc chiết.
BỨC THƯ CỦA THỦ LĨNH DA ĐỎ
(Xi-át-tơn)
I. VỀ TÁC GIẢ
Năm 1854, Tổng thống thứ 14 của nước Mĩ là Phreng-klin Pi-ơ-xơ muốn người da đỏ nhượng bớt đất cho người da trắng. Tù trưởng Xi-át-tơn (Seattle) của bộ lạc da đỏ Đu-oa-mix (Duwamish) và Su-qua-mix (Supuamish) đã trả lời với người đại diện của Tổng thống Hoa Kì - bài trả lời được Tiến sĩ Hen-ri A. Xmít (Henry A.Smith) ghi và dịch ra tiếng Anh. Bức thư được coi là văn kiện hay nhất xưa nay nói về mối quan hệ thiêng liêng của các tộc người thiểu số đối với đất đai quê hương ngàn đời của họ và quan niệm thâm thúy của họ về môi trường sống của con người cũng như tham vọng thôn tính của một đế quốc.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN
1. a) Đoạn đầu của bức thư, thủ lĩnh da đỏ đã sử dụng những hình ảnh nhân hóa:
- Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ.
- Bông hoa ngát hương là người chị, người em.
- Người da đỏ, mỏm đá, vũng nước, chú ngựa đều "cùng chung một gia đình".
Các phép so sánh được sử dụng:
- Nước óng ánh, êm ả trôi dưới những dòng sông, con suối là máu của tổ tiên.
- Tiếng thì thầm của dòng nước chính là tiếng nói của cha ông.
b) Nhờ có sự so sánh và nhân hóa, mối quan hệ của đất với con người được thể hiện gắn bó hết sức thân thiết, như là anh chị em, như là những người con trong một gia đình, như là con cái với người mẹ. Cha ông, tổ tiên của người da đỏ tồn tại trong thiên nhiên, trong những dòng nước, trong âm thanh của côn trùng và nước chảy.
2. a) Sự khác biệt của người da đỏ và người da trắng thể hiện ở thai độ đối với đất đai. Người da trắng xa lạ với đất, coi đất là kẻ thù. Họ cư xử với đâtư như vật mua được, tước đoạt được, bán đi như mọi thứ hàng hóa. Người da trắng chỉ biết khai thác, lấy đi những thứ cần, ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc. Trở lại, người da đỏ gắn bó, thân thiết, coi đất như mẹ, như một phần của mình.
Sự khác biệt đó còn thể hiện ở lối sống. Người da trắng sống ồn ào trong nhịp sống công nghiệp căng thẳng, họ không quan tâm đến không khí, không biết thưởng thức "những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ", không quý trọng muôn thú. Trong khi đó, người da đỏ sống trái lại.
b) Tác giả đã dùng nhiều biện pháp nghệ thuật phối hợp để nêu bật sự khác biệt và thể hiện thái độ, tình cảm của mình. Cụ thể là đã sử dụng.
- Phép đối lập anh em >< kẻ thù
Yên tĩnh >< ồn ào
Xa lạ >< thân thiết
- Điệp ngữ: Tôi biết... Tôi biết... Tôi thật không hiểu... Tôi đã chứng kiến... ngài phải phải nhớ... Ngài phải gìn giữ... ngài phải dạy... ngài phải bảo...
- Sự so sánh tương phản, giữa người da trắng và người da đỏ về thái độ với thiên nhiên, về cách sống.
3. a) Các ý chính trong đoạn còn lại của bức thư là:
- Yêu cầu tổng thống mĩ dạy những người da trắng kính trọng đất đai.
- Yêu cầu tổng thống mĩ dạy những người da trắng coi đất mẹ là mẹ.
- Yêu cầu tổng thống mĩ khuyên bảo người da trắng bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
b) Cách hành văn và giọng điệu của đoạn này cũng giống như các đoạn trước là sử dụng điệp ngữ, nhưng dứt khoát và mạnh mẽ hơn. ở đây không đặt vấn đề "nếu... thì" như ở đoạn trên. Cũng không nêu sự khác biệt giữa người da trắng và da đỏ. Tác giả khẳng định Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất. Con người bảo vệ đất đai là bảo vệ chính mình.
c) Đất là Mẹ nhấn mạnh quan hệ mật thiết gắn bó của người với đất. Đất là mẹ nên những người con phải có nghĩa vụ kính trọng, chăm sóc, bảo vệ. Đất là Mẹ còn có ý nghĩa đất là nguồn sống, là sự chở che, bảo vệ con người. Sự gắn bó này giúp cho con người có thái độ cư xử đúng đắn với đất đai.
4. Bức thư sử dụng nhiều yếu tố của phép lặp
- Lặp từ ngữ (điệp ngữ): mảnh đất, tôi biết, dòng nước, người da đỏ, người da trắng...
- Lặp kiểu câu:
Nếu chúng tôi bán... ngài phải...
Ngài phải dạy...
Ngài phải bảo...
Ngài phải biết...
Ngài phải giữ gìn...
- Lặp lại sự đối lập giữa người da đỏ và người da trắng. Sự lặp lại tăng hiệu quả nhấn mạnh, làm nổi bật sự khác biệt trong cách sống và trong thái độ với thiên nhiên.
5*. Một bức thư nói về chuyện mua bán đất đai cách đây hơn một thế kỷ được coi là văn bản hay nhất (trong số những văn bản khác) nói về thiên nhiên và môi trường vì lẽ:
- Tác giả đã viết với tất cả tình yêu mến, kính trọng đất đai của người da đỏ.
- Tác giả bằng kinh nghiệm sống gần gũi với thiên nhiên, đã chỉ ra tầm quan trọng của đất, nước, không khí, và muôn thú đối với con người.
- Đặc biệt là thủ lĩnh da đỏ đã nêu lên trách nhiệm của con người phải bảo vệ, giữ gìn môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên.
III. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG
1. Tóm tắt
Đất đai, cùng với mọi vật liên quan với nó - bầu trời, không khí, dòng nước, động vật, thực vật - là thiêng liêng đối với người da đỏ, là bà mẹ của người da đỏ nên không dễ gì đem bán. Cách đối xử của người da trắng mới nhập cư đối với đất là hoàn toàn đối lập với người da đỏ, nếu người da đỏ buộc phải bán đất thì người da trắng cũng phải đối xử với đất như người da đỏ. "Đất là mẹ" của loài người, điều gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra với những đứa con của đất, vì vậy cần phải biết kính trọng đất đai.
2. Cách đọc
Lời lẽ trong bức thư có tính chất như một tuyên ngôn, vì vậy cần đọc bằng chất giọng mạnh mẽ, khúc chiết.
Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng. Nếu có nghe thấy thì đó cũng chỉ là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai. Và cái gì sẽ xảy ra đối với cuộc sống, nếu con người không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của những chú ếch ban đêm bên hồ? Tôi là người da đỏ, tôi thật không hiểu nổi điều đó. Người Anh- điêng chúng tôi ưa những âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trên mặt hồ, được nước mưa gội rửa và thấm đượm hương thơm của phấn thông.
@.@
Bức thư của thủ lĩnh da đỏ là một văn bản để lại khá nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Đây là bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn trả lời tống thống Mĩ Phreng-klin pi-ơ- xơ về việc ông này có ý định mua đất của người da đỏ. Một bức thư được viết bằng một văn phong khá độc đáo, trong đó người viết trình bày quan điểm và bộc lộ tình cảm của mình một cách đầy hàm ý, rất sâu xa, thâm thuý. Bao trùm lên toàn bộ bức thư là tình cảm yêu mến quê hương, đất nước thiết tha, sâu sắc, mạnh mẽ. Chính tình cảm ấy đã chi phối mạch cảm xúc của bức thư và quan điểm của thủ lĩnh da đỏ.
Đối với thủ lĩnh Xi-át-tơn và đồng bào của ông, không có gì thiêng liêng hơn mảnh đất của họ bởi “Đất là mẹ”, nó gắn bó máu thịt với họ từ bao đời nay:
... Mảnh đất này là bà mẹ của người da đỏ. Chúng tôi là một phần của mẹ và mẹ cũng là một phần của chúng tôi. Những bông hoa ngát hương là những người chị, người em của chúng tôi. Những mỏm đá, những vũng nước trên đồng cỏ, hơi ấm của chú ngựa con và của con người, tất cả đều chung một gia đình.
Hơn nữa, mảnh đất mảnh đất này còn thấm đẫm mồ hôi và xương máu của cha ông họ
Dòng nước óng ánh, êm ả trôi, dưới những dòng sông con suối đâu chỉ là những giọt nước, mà còn là máu của tổ tiên chúng tôi.
Mảnh đất dưới chân chúng (người da trắng) là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi... đất đai giàu có được là do nhiều mạng sông của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên.
Hình ảnh quê hương đất nước trở thành hình ảnh thân thương nhất, hằn sâu trong trái tim và kí ức họ:
Đối với đồng bào tôi, mỗi tấc đất là thiêng liêng, mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương long lanh trong những cánh rừng rậm rạp, mỗi bãi đất hoang và tiếng thì thầm cùa côn trùng là những điểu thiêng liêng trong kí ức và kinh nghiệm của đồng bào tôi. Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang kí ức của người da đỏ.
Trong cảm xúc của thủ lĩnh Xi-át-tơn, quê hương đất nước họ là mảnh đất thật êm đềm và thơ mộng có tiếng lá cây lay động vào mùa xuân, tiếng vỗ cánh của côn trùng vào mùa hè, có tiếng ếch kêu ban đêm trên hồ, có âm thanh êm ái của những cơn gió thoảng qua trển mặt hồ, có hương thơm của phấn thông.
Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và sự gắn bó tha thiết với quê hương đất nước đã khiến thủ lĩnh Xi-át--tơn cảm nhận được tất cả những nét bình dị nên thơ của thiên nhiên, của cuộc sống và viết về nó với một niềm tự hào cao độ.
Để trình bày được một cách rõ ràng, sâu sắc quan điểm đất đai của tổ tiên là thiêng liêng, không thể đem ra để mua bán, đổi chác! và bộc lộ được tình yêu Đất Mẹ, yêu quê hương đất nước sâu nặng của mình, tác giả của bức thư đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nghệ thuật so sánh, nhân hoá; đồng thời đối lập quan điểm, tình cám của người da đỏ với quan điểm, tình cảm của người da trắng: Nếu như người da đỏ coi mảnh đất này là “Mẹ”, coi mọi vật xung quanh mình là “anh em”, thì người da trắng coi chúng là “kẻ thù”, là “vật mua được”, “tước đoạt dược”...
Chính tình cảm sâu đậm đối với quê hương đất nước đã tạo nên chất trữ tình và sức lay động rất lớn của áng văn chương độc đáo này.
Xuât phát điểm của bức thư là lòng yêu quê hương đất nước, nhưng thời gian trôi đi, bức thư có thêm một giá trị mới; nó trở thành một trong những văn bản hay nhất về thiên nhiên và môi trường.
Trong bức thư của mình, thủ lĩnh da đỏ không chỉ đề cập đến “đất” mà còn đề cập đến cả các hiện tượng có liên quan đến “đất” như: sông, hồ, rừng, núi, động thực vật, không khí, ánh nắng...Tức là những hiện tượng làm cho đất có giá trị, có ý nghĩa, những hiện tượng lạo nên cái mà ngày nay ta gọi là tự nhiên và môi trường sinh thái.
Ngay từ giữa thế kỉ XIX, khi tự nhiên và môi trường sinh thái mới bắt đầu bị đe dọa bởi sự phát triển của nền công nghiệp cơ khí và ý thức vô trách nhiệm của con người, thủ lĩnh Xi-át-tơn đã nhìn thấy nguy cơ của việc vắt kiệt đất đai, biến nó thành những bãi hoang mạc; nguy cơ của những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai; nguy cơ của cuộc sống không nghe được âm thanh lẻ loi của chú chim đớp mồi hay tiếng tranh cãi của chú ếch ban đêm bên hồ; nguy cơ của bầu không khí bị vấy bẩn bởi khói của các nhà máy; nguy cơ cạn kiệt nguồn động vật quý hiếm...
Theo thủ lĩnh Xi-át-tơn: không khí quả là quý giá, vô cùng quý giá bởi không khi này là của chung muông thú, cây cối và con người cùng nhau hít thở. Và ông đề nghị người da trắng phải cùng người da đỏ giữ gìn bầu không khí trong lành: Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng củng có thể thưởng thức được những làn gió thẩm đượm hương hoa đồng nội.
Cũng theo thủ lĩnh Xi-át-tơn, sự cân bằng sinh thái là điều cần thiết của cuộc sống, ông đề nghị tiếp người da trắng phải đối xử với các muông thú sống trên mảnh đất này như những người anh em .
Cuối cùng, ông cảnh báo: Con người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi, thì con người cũng sẽ chết dần, chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi vị điều gì sẽ xảy ra đối với con thứ thù cũng sẽ xáy ra đối với con người. Mọi vật trên đời đều có sự ràng buộc, Đất là Mẹ. Điều gì xảy ra đối với đất đai, tức là xảy ra với những dứa con của Đất.
Ngày nay, nguồn tài nguyên đã bị khai thác tới mức cạn kiệt, môi trường thiên nhiên đang bị ô nhiễm, bị tàn phá cực kì nghiêm trọng, quan điểm của thủ lĩnh da đỏ về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên trở thành vấn đề mang tính thời sự nóng hổi.
Từ những giá trị trên, Bức thư của thủ lĩnh da đỏ mãi mãi chiếm một vị trí xứng đáng trong văn chương và cuộc sống của con người.
Trả lời:
– Tình yêu quê hướng, đất nước của người da đỏ gắn liền với tình yêu đất đai, tình yêu thiên nhiên, môi trường sống xung quanh họ. Họ muốn bảo vệ thiên nhiên, đất đai của mình.
– Cái mà họ muốn bảo vệ có ý nghĩa vô cùng quan trọng với thời đại chúng ta, đó là nguồn sống của nhân loại.
DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Buổi sáng, trong giờ Ngữ văn, em được học truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện thần kì đã cuốn hút em.
- Đến đêm, em mơ mình được gặp Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Kể lại giấc mơ gặp Thánh Gióng:
- Em mơ thấy một tráng sĩ tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con ngựa sắt, tự xưng là Thánh Gióng.
- Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
- Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ để trở thành người có trí tuệ sáng suốt trong một thân thể khỏe mạnh. Như vậy thì mới có ích cho gia đình và xã hội.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật đẹp và nhiều ý nghĩa.
- Em thấm thía lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng, cố gắng phấn đấu thành con người toàn diện.
*Mở bài:
- Giới thiệu về hoàn cảnh gặp Thánh Gióng
*Thân bài:
- Cuộc nói chuyện của Thánh Gióng
- Trao đổi suy nghĩ thắc mắc của mình với Thánh Gióng
- Hỏi bí quyết làm sao mà Gióng có thể từ một cậu bé lên ba không biết nói, biết cười mà lại trở thành một tráng sĩ xông pha ra trận
- Lời khuyên của Thánh Gióng
*Kết bài:
- Suy nghĩ về hình ảnh Thánh Gióng trong giấc mơ
Văn bản đã đặt ra một vấn đề bức xúc, có ý nghĩa to lớn với cuộc sống hiện nay đó là: bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ con người
Trách nhiệm của chúng ta là phải có trách nhiệm tuyên truyền mọi người phải bảo vệ môi trường.
mk chỉ bít thế thôi
I. Mở bài
Thời gian và không gian xảy ra câu chuyện: Đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng.
II. Thân bài
1. Gốc tích lạ lùng của Thánh Gióng
- Hai ông bà đã già, chưa có con.
- Bà lão giẫm lên một dấu chân khổng lồ, về nhà thụ thai.
- Mười hai tháng sau bà sinh một đứa con trai.
- Khi ba tuổi chú bé vẫn chưa biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi.
2. Thánh Gióng nói được và lớn nhanh như thổi
- Giặc Ân xâm lược, thế giặc mạnh, vua cho sứ giả đi tìm người tài.
- Chú bé bỗng nhiên nói được, nhờ mẹ mời sứ giả. Nói với sứ giả đúc ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt.
- Chú bé lớn nhanh như thổi, ăn không đủ no. Dân làng góp thóc gạo nuôi chú.
3. Thánh Gióng đánh giặc và bay về trời
- Giặc đến chân núi Trâu. Sứ giả mang ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến.
- Chú bé vươn vai thành tráng sĩ khổng lồ, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Tráng sĩ mặc giáp, cầm roi, cưỡi ngựa ra trận.
- Ngựa xông vào giặc; tráng sĩ cầm roi đánh giặc, ngựa sắt phun lửa thiêu giặc. Giặc chết như rạ.
- Roi sắt gãy, tráng sĩ nhổ tre đánh giặc.
- Đuổi giặc đến chân núi Sóc, tráng sĩ lên núi, cởi áo để lại cùng ngựa bay lên trời.
- Vua phong tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương, lập đền thờ.
III. Kết bài
Hiện nay ở làng Phù Đổng vẫn còn đền thờ Thánh Gióng, những bụi tre đằng ngà, những hồ ao liên tiếp lưu giữ dấu chân ngựa của Thánh Gióng đi qua.
Dàn ý Kể lại chuyện Thánh Gióng bằng lời văn của em
A. Mở bài
Giới thiệu truyền thuyết “Thánh Gióng”.
B. Thân bài (Diễn biến sự việc)
- Mở đầu
- Đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng …
- Thắt nút
- Giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta.
- Phát triển
- Nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả tìm người tài giỏi cứu nước.
- Đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con người sắt và một tấm áo giáp sắt”.
- Mở nút: Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng nhiên biến thành tráng sĩ.
- Kết thúc: Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ.
C. Kết bài
- Ý nghĩa câu chuyện: Tinh thần đoàn kết chống giặc cứu nước.
Câu 1: Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giũa Sơn Tinh và Thủy Tinh trong điều kiện ngày nay với máy xúc,máy ủi,xi măng cốt thép,máy bay trực thăng,ĐTDĐ,xe lội nước
- 1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Nhắc lại nguồn gốc mối thù dai dẳng giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
- Thời gian xảy ra cuộc giao chiến. (Ví dụ: Mùa lũ năm 2006 ở đồng bằng sông Hồng)
2. Thân bài:
* Tả cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh:
+ Khung cảnh trước trận đấu:
- Bầu trời tối đen, chớp rạch loang loáng, sấm nổ đì đùng...
- Sơn Tinh bình tĩnh chuẩn bị mọi phương tiện hiện đại để sẵn sàng đánh trả.
+ Trong trận đấu:
- Thủy Tinh hoá phép hô gió gọi mưa. Giông tố nổi lên ầm ầm, mưa như trút. Nước sông Hồng dâng lên cuồn cuộn đe dọa phá vỡ đê...
- Sơn Tinh bày binh bố trận, phối hợp chặt chẽ các lực lượng và phương tiện để chống đỡ, đẩy lùi các đợt tấn công của Thủy Tinh.
+ Kết thúc trận đấu:
- Sau nhiều ngày đêm giao tranh, Thủy Tinh thua trận phải rút quân về.
- Nhân dân vui mừng trước thắng lợi to lớn, càng tin tưởng vào tài năng và đức độ của Sơn Tinh.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh phản ánh ước mơ chế ngự thiên nhiên, chiến thắng thiên tai của người xưa.
- Cái thiện luôn luôn chiến thắng cái ác, đó là chân lí, là ước mơ ngàn đời của nhân dân ta.
Kể về quê em đổi mới
Trải qua một thời gian dài thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bộ mặt của quê em đã đổi mới hoàn toàn. Trước đây con đường chỉ có màu của cát trắng, màu của sỏi đá, thì bây giờ nó lại được khoác lên mình một màu áo mới, màu của xi măng, cát sỏi, màu của bê tông hắc ín trộn đều với nhau tạo thành một chiếc áo màu xanh rất khác biệt. Con đường phẳng phiu, đẹp đẽ, sạch sẽ khác hẳn với con dường luôn phủ đầy cát bụi, thỉnh thoảng lại có một ổ gà hay ổ voi bởi sỏi đá bị dồn hết sang một bên. Hơn nữa, ngày nay ở hai bên đường còn được trồng những cây xà cừ, cây bàng to đùng, rợp bóng mát. Những ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát nhau, thay đi cái màu cũ kĩ của những viên ngói, viên gạch được dùng đi dùng lại nhiều lần là những viên gạch mới đỏ chói, những tấm lợp tôn đủ màu sắc làm cho ngôi nhà thật đẹp đẽ và thật kiều diễm. Khi xây nhà xong người ta còn xây những cái cổng thật cao, thật đẹp nhìn rất đã mắt. Cho tới trường học, trạm y tế, … cũng được trang bị đầy đủ hơn. Bây giờ ở quê em đã có trường mẫu giáo, trường cấp một cấp hai và cấp ba riêng rồi. Ngôi trường mẫu giáo em hằng mong ước mà chỉ có thể nhìn thấy trên ti vi đã xuất hiện. Trong trường có đu quay, có cầu trượt, có cả xích đu, và nhiều trò chơi khác mà trước đây em mơ ước đều đã có đầy đủ. Thỉnh thoảng em lại cùng đám bạn giấu bác bảo vệ vào đây chơi đùa cho đỡ thèm, những lúc đó, bao nhiêu kí ức về thời xa xưa lại hiện lên thật rõ nét – cái thời chỉ biết nhìn ti vi và tưởng tượng mình được như thế dù chỉ một lần cũng mãn nguyện. Trường của chúng em thì đã có bàn ghế đầy đủ, có bảng mới rất đẹp, chúng em không sợ mỗi lần lên bảng viết bài sẽ bị các bạn ở dưới chê cười nữa. Bởi bảng mới có các đường kẻ để khi tụi em viết sẽ được thẳng hàng và dẹp hơn. Và chúng em cũng có thêm nhiều thầy cô mới nữa. Hồi đó, những thầy cô dạy toán, dạy tiếng Việt sẽ dạy luôn cả thể dục, âm nhạc và mỹ thuật nữa. Bây giờ, mỗi khi đi học hay đi chơi về muộn em cũng không sợ nữa, bởi có nhiều cây cột điện đang phát sáng vào mỗi tối làm cho con đường trở nên lung linh hơn rất nhiều. Mùa hè chúng em không sợ cái nóng, mùa đông chúng em không sợ cái lạnh nữa. Vì giờ đây, khi hè đến chúng em có những cây quạt điện làm trợ thủ rất đắc lực, còn đông đến thì những chiếc áo khoác đủ màu sắc, những chiếc chăn bông ấm áp mềm mại đã sưởi ấm cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ em cùng những người dân ở quê em đã đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Trước đây mỗi lần đi làm đồng hay tưới nước cho rau màu thì tất cả đều làm bằng tay, nhưng giờ thì đã có máy móc, đã có các thiết bị tiên tiến nên công sức lao động của mọi người bỏ ra ít hơn nhưng đến vụ thu hoạch lại được nhiều hơn.
Giờ đây quê em như được khoác một màu áo tươi mới hoàn toàn, tất cả mọi thứ từ trong nhà đến ngoài ngõ đều đẹp hơn, sạch sẽ hơn, thoáng mát hơn. Chúng em cũng được tận hưởng những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất khi mà đất nước và xã hội ngày một phát triển hơn.
I. DÀN Ý
1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
- Buổi sáng, trong giờ Ngữ văn, em được học truyền thuyết Thánh Gióng và câu chuyện thần kì đã cuốn hút em.
- Đến đêm, em mơ mình được gặp Thánh Gióng.
2. Thân bài:
* Kể lại giấc mơ gặp Thánh Gióng:
- Em mơ thấy một tráng sĩ tư thế oai phong lẫm liệt, đầu đội mũ sắt, cưỡi trên lưng con ngựa sắt, tự xưng là Thánh Gióng.
- Em bày tỏ ước muốn của mình và hỏi Thánh Gióng bí quyết làm thế nào để vươn vai một cái là trở thành tráng sĩ có sức mạnh phi thường.
- Thánh Gióng khuyên em nên chăm chỉ học hành, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ để trở thành người có trí tuệ sáng suốt trong một thân thể khỏe mạnh. Như vậy thì mới có ích cho gia đình và xã hội.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
- Giấc mơ gặp Thánh Gióng thật đẹp và nhiều ý nghĩa.
- Em thấm thía lời khuyên thiết thực của Thánh Gióng, cố gắng phấn đấu thành con người toàn diện.
Tập làm văn
Trẻ em trên đất nước ta đều muốn làm tráng sĩ như Thánh Gióng. Em cũng thích câu chuyện về vị Phù Đổng Thiên Vương này và thỉnh thoảng lại kể lại cho em trai em nghe. Cu cậu nghe đi nghe lại câu chuyện này có khi đến hàng trăm lần mà vẫn chưa chán và luôn hỏi: “Chị ơi tại sao Thánh Gióng vươn vai một cái là thành tráng sĩ mà sáng nào em cũng vươn vai mấy lần nhưng vẫn bé tí thế này?”. Em chỉ cười đáp: “Bao giờ gặp Thánh Gióng chị sẽ hỏi cho”. Không ngờ, em đã gặp này trong mơ và được nghe những lời khuyên hết sức bổ ích. Em vẫn nhớ mãi về giấc mơ này.
Trong mơ, em thấy mình đang ở một ngôi làng nhỏ, ngôi nhà bên cạnh em im ắng lạ thường. Em định gõ cửa thì thấy một điều kì lạ xảy ra: tay em xuyên qua cánh cửa. em bèn bước vào. Rồi em nhìn thấy một bà mẹ đang ngồi cạnh cái nôi trong có đứa bé. Lúc đầu, em không biết đó là ai nhưng sau đó em biết là Thánh Gióng lúc nhỏ khi người mẹ than thở: “Trời ơi, sao tôi khổ thấy này? Chúng tôi chỉ có một đứa con trai nhưng đã lên ba tuổi mà vẫn chưa biết nói!”/
Đúng lúc đó, cậu bé bật đứng dậy, đòi mẹ gọi sứ giả vào. Cậu xin sứ giả roi sắt, ngựa sắt, giáp sắt để lên đường ra trận đánh giặc. Bà con hàng xóm láng giềng giúp đỡ cậu bằng cách góp cơm gạo, quần áo cho cậu, tiễn cậu đến tận cổng làng.
Em quan sát sự phi thường của Thánh Gióng khi người ra chiến trận đánh giặc, thầm phục ngài vì đã dùng hết sức lực của mình để cứu nước. Dường như dòng máu yêu nước đã chảy trong ngài là một cậu bé lên ba.
Khi Thánh Gióng đánh thắng quân giặc, ngài cởi áo giáp, chuẩn bị bay về trời thì em chạy đến. Khi bắt gặp ánh mắt khó hiểu của em, Thánh Gióng lên tiếng:
- Cháu có điều gì muốn hỏi ta phải không?
- Dạ vâng ạ! – Em đáp – Ngài làm thế nào mà lại có sức mạnh phi thường như vậy ạ?
- À, đó là do rất nhiều điều. Thứ nhất, ta không chỉ là con của nhân dân Văn Lang vĩ đại mà còn là con của thần thánh. Ta đã lớn lên tại đất Việt, ta biết ơn bố mẹ ta và những người láng giềng tốt bụng, luôn luôn sẻ chia, giúp đỡ nhau.
Thứ hai, hãy luôn về phe chính nghĩa thì cháu sẽ luôn chiến thắng. Đứng về phe ác. Ở đó, cháu sẽ bị nhiễm thói xấu xa, độc ác.
Thứ ba, hãy chăm tập luyện, vận động và giữ vững sự khỏe khoắn cả về thể xác lẫn tinh thần. Hãy giữ cho tâm hồn mình thật trong sạch.
Và điều cuối cùng: Cháu thử xem ai đã cho ta cái ăn, cái mặc? đó là nhân dân. Nhưng nếu chỉ một người tì chắc ta sẽ không bao giờ được như thế này. Phải có sự đoàn kết, cháu ạ. Và đoàn kết là sức mạnh phi thường nhất, cũng là chìa khóa của thành công.
Hãy ghi nhớ lời ta. Kết hợp cả bốn điều trên, ta sẽ có sức mạnh vô song, không ai địch nổi. Hãy nhớ nhé!
Em chưa kịp nói lời cảm ơn thì “Reeng… Reeng…”, cái đồng hồ báo thức kêu lên. Em ngẫm nghĩ về lời khuyên của Phù Đổng Thiên Vương và thấy nó thật là có ích. Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ áp dụng những lời khuyên của ngài vào cuộc sống.