Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Nghì trong câu “Trai mà chi, gái mà chi/ Con nào có nghĩa có nghì là hơn” được bachkhoatrithuc.vn giải thích: “Có con trai hay con gái không quan trọng, miễn là đứa con ấy biết ăn ở có hiếu, có nghĩa với cha mẹ”.
Cũng trong từ điển trực tuyến này, ở mục từ Bộ râu có đoạn: “Đàn ông không râu vô nghì/ Đàn bà không vú lấy gì nuôi con (bất nghì: tức là bất nghĩa, không sống theo đạo lý, lẽ phải)”.
Từ điển tiếng Việt (tra trực tuyến tại informa.uni-leipzig.de) giải thích cụ thể hơn: (1) Nghì: chữ “nghĩa” được đọc chệch ra; (2) Nghì: (danh từ) Tình nghĩa thủy chung: Ăn ở có nhân có nghì; (3) Nghì trời mây: Ơn nghĩa cao cả như trời mây.
Như thế, “nghì” ban đầu là do chữ “nghĩa” đọc chệch ra, về sau thành danh từ có nghĩa là “tình nghĩa thủy chung”. Với trường nghĩa này sẽ dễ dàng hiểu hai câu ca dao đang xét, nhất là câu Con nào có nghĩa có nghì là hơn (nếu nghì = nghĩa thì câu ca trùng lắp ý).
Về chữ “nghì” trong câu ca “Đàn ông không râu bất nghì/ Đàn bà không nhũ lấy gì nuôi con”, có người cho rằng “nghì” có nghĩa là nghị lực, suy diễn từ việc đàn ông ít hoặc không có râu là do thiếu nội tiết tố nam và thiếu nội tiết tố nam nên... không có nghị lực (!).
Cũng nói về đề tài này, tác giả bài “Phiếm luận về râu” đăng trên Khoa học & Đời sống - Sống vui sống khỏe số Xuân Mậu Tý (2008) có đoạn diễn giải như sau:
“Người phương Đông cũng cực kỳ coi trọng bộ râu. Bộ râu đàn ông đối sánh với bộ nhũ của đàn bà: Đàn ông không râu bất nghì/ Đàn bà không vú lấy gì nuôi con.
Nghì là gì? Theo từ điển, nghì tức là nghĩa, tình nghĩa. Bất nghì tức là bất nghĩa, sống bội bạc. Nghì cũng là dũng, là oai phong. Như vậy, không có râu tức là không còn ra cái thể thống đàn ông cả về hình dung lẫn tính cách. Như Mã Giám Sinh “mày râu nhẵn nhụi”khác với Từ Hải “râu hùm hàm én, mày ngài”.
Cùng suy nghĩ cho rằng “nghì” (trong “không râu bất nghì”) là dũng, là oai phong nên có tác giả cho rằng chữ “nghì” này là chữ “nghi” (儀) đọc chệch thành “nghì” cho xuôi “vận” của câu văn vần (thể lục bát). Chữ “nghi” đọc chệch âm là “nghì” này cũng có nhiều nghĩa. Nhưng dựa vào ý câu ca dao trên, thì chữ “nghi” ở đây là danh từ, chỉ dáng vẻ, dung mạo (như: uy nghi là dáng vẻ nghiêm trang oai vệ). Tác giả này kết luận: “Do vậy, nghĩa câu ca dao trên là: (Theo quan niệm người xưa) Người đàn ông không có râu, thì tướng mạo trông không uy nghi. Người đàn bà không có vú thì trông nhan sắc không được đẹp”.
Tuy nhiên, theo chúng tôi, nếu nghì chính gốc là nghi (dáng vẻ, dung mạo) thì trong câu ca dao trên cứ để nguyên là nghi chứ hà cớ gì phải “đọc chệch” thành nghì, bởi nghi vẫn “xuôi vận của câu văn vần (thể lục bát)”.
Tóm lại, “nghì” trong hai câu ca dao nói trên đều là do chữ “nghĩa” đọc chệch ra, về sau đứng riêng thành một danh từ có nghĩa là “tình nghĩa thủy chung”.
Nói thêm, một số tác giả đã “lạm dụng” từ “nghì” trong một thành ngữ Hán Việt là “bất khả tư nghị”, có nghĩa là không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được, vượt ngoài lý luận; câu này dùng để tả cái tuyệt đối, chỉ có ai đạt giác ngộ mới biết. Rất tiếc là đã có không ít người đã đọc nhầm câu triết lý uyên thâm Phật giáo này thành “bất khả tư nghì”.
Nguyễn Thị Thục Quyên
-Trai mà chi, gái mà chi; sinh ra có ngãi có nghì thì hơn:
+ Phản đối quan niệm trọng nam khinh nữ.
+Sinh con trai hay con gái không quan trọng, miễn là con cái hiếu nghĩa với cha mẹ.
Học tốt
Em là đứa con gái duy nhất trong gia đình, không biết vì không thể hay bố mẹ không muốn nhưng em là con gái và lại là con một. Chính vì thế mà bố em luôn mong muốn có một người con trai, em hiểu niềm khao khát có con trai của bố, em lớn lên thiếu tình thương, sự chăm sóc từ bố nhưng em vẫn cảm thấy hạnh phúc khi mình còn cả bố và mẹ và được lớn lên bên họ. Em chưa bao giờ trách móc vì điều đó. Nhưng khi em bắt đầu lớn, bắt đầu có ý thức em mới nhận ra rất nhiều điều "bất thường" trong cuộc sống gia đình mình. Không biết có phải vì mong muốn có con trai mà Bố em rất hay tìm và nhận những người con trai ngoài xã hội làm con nuôi.
Lý giải vì thèm có thằng cu nên em và mẹ mới đầu cũng hiểu và thông cảm được với suy nghĩ của bố. Nhưng với bố việc nhận con nuôi hình như chỉ là “trá hình” để che giấu cho những biểu hiện của một người đồng tính.
Bắt đầu năm bố 40 tuổi có nhận một anh con trai gần 30 tuổi làm con. Mãi về sau mẹ kể em mới biết nhận con chỉ là để lấy lí do cho có, chứ thực ra bố em yêu người này. Quả thực bố em rất chiều người này, đi du lịch ở đâu cũng đưa đi, suốt ngày rủ người này đến nhà ngủ cùng, một lần chính em bắt gặp thì thấy bố ôm người này thật chặt trên giường. Có lần đi du lịch cùng đoàn thì có một người trong đoàn về kể với mẹ em là người ta thấy khi ngủ hai ông này ôm nhau không rời. Mẹ em về góp ý với bố em thì bị bố em chửi cho thậm tệ, thậm chí dọa bỏ nhau. Gia đình em sóng gió từ đó. Thậm chí ông còn mê muội đến mức hứa sẽ cho anh kia một ngôi nhà nhưng chưa kịp thực hiện thì gia đình biết và phản đối dữ dội, biết không thể moi được tiền từ bố em nên anh kia giận bố em họ cãi nhau thậm tệ và từ đó không gặp nhau nữa.
Cuộc sống trôi đi đi vậy cứ ngỡ mọi chuyện sẽ rơi vào quên lãng nhưng không đến khi bố em 50 tuổi, mọi chuyện lặp lại. Bố em khăng khăng nhận một đứa con trai 18 tuổi làm con nuôi. Thật kỳ lạ chỉ là con nuôi mà bố coi hơn cả thần tương. Bố còn ghen tuông suốt ngày đi rình xem anh ta đi với đứa con gái nào không, có đánh nhau không, dẫn anh ta đi chơi khắp nơi mà quên luôn cả vợ con. Bố em còn cầu xin mẹ cho anh đi chơi với bố. Bố em còn viết thơ, tặng quà, quần áo giầy dép chẳng thiếu thứ gì. Mẹ em đến giờ không ai có thể hiểu được bà đã phải chịu đựng như thế nào trong suốt quãng thời gian qua, bà phản đối vì đã quá cay đắng sau vụ lần trước. Bố em điên tiết đập phá nhà cửa, chửi mắng quát nạt mẹ con em không ra gì, khăng khăng đòi chia tay. Bố cho rằng mẹ con em ích kỉ, nhỏ nhen không cho bố nhận con nuôi vì sợ bố đem tiền bạc đi cho người ngoài. Nhưng cuối cùng mọi chuyện cũng kết thúc khi đứa con nuôi đó cãi lại bố do thấy không lợi dụng ông thêm được chuyện tiền bạc.
Và lần này, mọi chuyện lại đến thật bất ngờ. Bố đã gần 60 tuổi, vẫn nhất quyết đòi nhận một anh nghệ sĩ nửa mùa làm con nuôi. Bố em ngày đêm mơ tưởng đến người ta, về nhà chỉ kể chuyện về tài năng của anh ta. Viết bao nhiêu bài thơ, rồi viết thư cho anh ta đến bao nhiêu trang. Mỗi khi anh ta làm gì làm bố buồn là bố lại thẫn thờ, không nói không rằng, như người mất hồn. Bố em nhắn tin với anh ta cả ngày, kể về anh ta đến hàng tiếng đồng hồ không chán. Anh ta ở thành phố khác nhưng bố em chỉ mong nghỉ hưu sớm để được chuyển đến đó sống gần anh ta. Thỉnh thoảng bố em lại lên nhà anh ta chơi và ngủ lại mặc dù anh ta có vợ con rồi. Và tất nhiên mẹ con em không đồng ý, bố em điên tiết đập tan điện thoại rồi chửi bới nhiếc móc đòi từ mặt mẹ con em. Mẹ con em rất đau đớn nhưng vẫn phải ngậm đắng nuốt cay chịu nhịn nhục khi thấy bố cứ si mê với anh chàng đó như vậy.
Mẹ em khăng khăng khẳng định bố em là người đồng tính nhưng thực sự em không biết có đúng không nữa. Bố mẹ em cũng ngủ riêng được khoảng 5 năm rồi. Bà em và họ hàng trong nhà đều bảo bố em là người đồng tính vì từ thời còn trẻ bố em đã đi với hết người con trai này đến người con trai nọ.
Mẹ thì cam đoan bố là người đồng tính thế nhưng em thì mơ hồ, phần vì cũng có học hàng và tìm hiểu trên Internet em thắc mắc rằng nếu bố đồng tính sao bố lại kết hôn với mẹ và sinh ra em, liệu bản chất bố có phải là đồng tính, hay chỉ vì khao khát có con trai qua mà tâm lý bố không ổn định nên có những hành vi như người đồng tính.
Cứ thế cuộc sống cuốn bố đi, bố chẳng là bố giống như ngày xưa em thấy nữa, bố cặp kè, hẹn hò, tình tứ với những người đàn ông bố nhận làm con nuôi. Em ước có một ngày bố trở lại là chính bố chứ không phải như bây giờ!
Mình chỉ làm được thế thôi câu này khó quá mong bạn thông cảm
Thưa____________, sau đây con đc nói về vấn nạn phân biệt nam,nữ.Ngày xưa thì người đàn bà đc coi là trụ cột gia đình,gọi là thị tộc mẫu hệ. Sau, người ta phát hiện ra nghề trồng lúa nước và phát minh ra kim loại sinh ra người đàn ông sẽ làm việc nặng hơn,vậy là thị tộc phụ hệ dần thay thế thị tộc mẫu hệ.Từ lúc ấy, ta coi người đàn ông là trụ cột gia đình. Sinh ra phân biệt nam nữ. Nhưng____________bt ko, thời nay, phụ nữ và đàn ông sẽ đc bình đẳng giới. Tức là người phụ nữ có thể làm việc của đàn ông, và ngược lại. Nam hay nữ đều ko quan trọng. Bởi thế người ta có câu:" trai mà chi, gái mà chi- sinh con có nghĩa có nghì thì hơn"
Nội dung các thành ngữ, tục ngữ:
a) Trai mà chi, gái mà chi
Sinh con có nghĩa có nghì là hơn.
→ Con trai, con gái đều quý, miễn có tình nghĩa hiếu thảo với cha mẹ.
b) Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô.
→ Có một con trai cũng xem là đã có con, nhưng có đến mười con gáithì vẫn xem như chưa có con.
c) Trai tài gái đảm.
→ Trai gái đều giỏi giang cả.
d) Trai thanh gái lịch.
→ Trai gái thanh nhã, lịch sự.