Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hà Nội ngày 02 tháng 1 năm 2021
Chị kính mến!
Hôm nay em tranh thủ viết thư thăm chị. Lời đầu thư em kính chúc chị gái của em luôn mạnh khỏe và luôn luôn giữ danh hiệu là sinh viên xuất sắc nhất trường Đại học.
Chị ơi!
Tết cổ truyền sắp đến rồi, chị nhỉ. Em nôn nao chờ đến ngày đó để cả nhà mình sum vầy và đặc biệt là chị em mình được ở bên nhau. Lúc đó chắc thích lắm, chị Lan nhỉ!
Chị xa nhớ!
Ở nhà bố mẹ vẫn mạnh khỏe và lúc nào cũng nhớ và nhắc chị. Em biết: bố mẹ yêu thương các con và tự hào về chị em chúng mình lắm. Cố lên chị nhé, chị em ta sẽ luôn làm cho bố mẹ vui lòng mà yên tâm công tác. Chị đồng ý đi! Còn bây giờ, em kể cho chị Lan nghe về kết quả học tập, rèn luyện của em trong học kì 1 vừa qua nhé.
Chị biết không? Lớp em có nhiều bạn học giỏi lắm! Cuối học kì 1, lớp 5A của em có 10 bạn được xếp loại học sinh giỏi. Em gái của chị: Lê Thị Hồng Huệ, được xếp hạng 3 trong 10 học sinh giỏi ấy đấy. Chị có vui cho em gái của chị không? Điểm trung bình các môn học của em là 9.0, chị ạ! Các thầy giáo, cô giáo dạy ở lớp khác đều dành cho lớp 5A chúng em nhiều lời khen ngợi. Chúng em thấy lớp mình phải cố gắng nhiều hơn.
Chị Lan của em!
Đầu năm học lớp 5, bố dẫn em đến trường, em thấy là lạ thế nào ấy. Thầy chủ nhiệm mới, phòng học mới, bàn ghế, chỗ ngồi học mới, lại có nhiều bạn mới nữa. Em cứ tự nhủ thầm: phải mau chóng hòa đồng với tập thể bạn bè và tiếp tục giữ vững danh hiệu học sinh giỏi như năm học vừa qua. Thế là em đã phấn đấu hết sức để thực hiện lời hứa đó. Em luôn lắng nghe lời giảng của thầy để hiểu bài tại lớp. Bài nào chưa hiểu thì em lại được thầy giảng cho hiểu hơn. Em trao đổi với các bạn trong lớp cho đến khi nắm chắc được bài đã học. Về nhà, giờ tự học, em luôn học thuộc các bài đã học ở lớp, giải hết các bài tập thầy đã giao cho. Những bài khó hoặc vướng mắc chỗ nào thì em lại được bố và mẹ giảng giải, chỉ dẫn thêm. Nhờ vậy, sức học của em vẫn tiến bộ như trước, bản thân em luôn phấn khởi học tập và bố mẹ vẫn yên tâm lo liệu cuộc sống cho gia đình. Em biết ơn công lao và tấm lòng của thầy cô giáo và cha mẹ thật nhiều. Kết quả học tập học kì 1 vừa qua của em chính là món quà em kính dâng lên thầy cô và cha mẹ. Chị Lan thấy em gái nhỏ của chị có đáng yêu không nào?
Thôi, em dừng bút nhé. Tết về, em còn kể cho chị nghe nhiều chuyện hay lắm nữa cơ. Em kính chúc sức khỏe của chị. Còn em thì lúc nào cũng lấy tấm gương học tập tốt, rèn luyện tốt của chị để làm gương cho mình đấy.
Em gái của chị
Lê Thị Hồng Huệ
Thời gian như một bản nhạc không lời lặng lẽ. Nó đến rồi đi để lại trong ta những kí ức, những kỉ niệm mãi không nguôi. Nó cũng để lại trong tôi một khoảng trống, một nỗi niềm mà chẳng ai có thể lấp đầy. Tôi vẫn còn nhớ như in kỉ niệm đó - kỉ niệm về một tiết học văn. Tôi như đang trong một giấc mơ trở về năm ấy- về tiết học đáng nhớ ấy. Cô giáo chầm chậm bước vào lớp với khuôn mặt tươi cười như hàng ngày, nhưng trong mắt cô thoáng một nỗi buồn “ Cô sao vậy nhỉ?”. Tôi tự hỏi, trong lòng thoáng chút lo lắng. Nụ cười của cô hôm nay thật khác lạ, vẫn là nụ cười đấy nhưng chất chứa hàng ngàn nỗi niềm khó tả. Cô nhìn quanh lớp rồi cất giọng “ Các em, cô có một chuyện rất muốn nói”. Tất cả lớp đều im lặng nhìn cô: “Đây sẽ là buổi học cuối cùng cô dạy các em. Cô sắp chuyển vào Miền Nam công tác. Cô mong giờ học này các em học thật tốt nhé!” Rất nhanh sau đó cô vào bài giảng. Cả lớp tôi sững sờ, mọi người bất ngờ tới nỗi chẳng nói thành lời.- Tại sao cô lại chuyển đi? Chắc tại lớp tôi hư làm cô buồn? Bao câu hỏi quay cuồng trong tâm trí tôi. Lòng tự nhủ lòng “ Mình phải thật ngoan trong ngày hôm nay, vì biết đâu sẽ chẳng còn ngày nào được nghe lại giọng giảng, nét chữ thân quen này nữa”. Điều đó thật đáng sợ !Trên bảng, từng nét chữ thân quen của cô hiện lên : “ Buổi học cuối cùng” của An- phông xơ Đô- đê. Lớp tôi, ai nấy đều im lặng. Giọng cô trầm trầm cất lên giữa khoảng không lặng thinh, đưa tất cả chúng tôi về với miền An – dát bình yên, tươi đẹp, về cậu bé Phrăng với những chiều đi chơi, thả diều, về người thầy đáng kính Ha – men với buổi học cuối cùng. Chúng tôi cứ thế lắng nghe, tự hỏi câu chuyện đó sao giống câu chuyện của chúng tôi đến vậy. Khi phân tích tâm trạng của cậu bé Phrăng, giọng cô trầm bổng như từng cung bậc cảm xúc của cậu bé vùng An – Dát này khiến tôi và tất cả lớp như muốn trào nước mắt. Rồi khi giảng đến lời nói của thầy Ha- men về tiếng nói dân tộc, giọng cô lại xúc động đến nghẹn ngào khiến chúng tôi càng thêm thấm thía về giá trị của tiếng mẹ đẻ. Những dòng chữ thân thuộc cô viết lên bảng kết hợp với lời giảng, lời bình thật hay và thấm thía. Được cô động viên khích lệ, cả lớp càng thêm hào hứng, hăng hái phát biểu, thảo luận xây dựng bài cứ ngỡ như cô sẽ chẳng bao giờ rời đi, sẽ vẫn ngày ngày được gặp cô và nghe lời cô giảng... Tiếng trống vang lên hết tiết. Cả lớp như bừng tỉnh. Mọi người nhốn nháo và ai nấy bật lên tiếng khóc. Cô gượng cười bảo: “ Cô rất vui khi đã được dạy lớp mình, hãy nhớ về cô với những hồi ức đẹp nhé”. Chỉ nghe đến thế thôi, cả lớp tôi đã oà khóc. Cô cứ thế mà đi sao, hệt như trong văn bản ấy sao?. Chúng tôi nhìn theo dáng cô khuất dần, lòng tự hỏi: Cô ơi! Biết bao giờ chúng em lại được gặp cô, được nghe cô giảng bài. Chúng em biết tuy đi xa cô vẫn luôn nhớ đến chúng em, đến tiết học này - một kỉ nệm giữa thầy và chúng em. Đối với chúng em đó sẽ là một tiết học đáng nhớ suốt cuộc đời.
Có lẽ mẹ sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được lá thư này. Bởi lẽ mẹ sẽ chẳng hiểu tại sao con viết thư này và viết gì trong đó khi mà con không mắc lỗi gì. Mẹ biết không?
Con muốn viết cho mẹ thật nhiều những bức thư yêu thương thay vì mẹ phải nhận những bức thư xin lỗi đều đặn của con. Chỉ tại con là một đứa ngang bướng và không biết cách biểu lộ tình cảm nên con khó có thể nói với mẹ những lời từ sâu thẳm lòng con. Vì vậy con chỉ có thể viết những dòng này để mẹ biết được con yêu mẹ đến nhường nào!
Mẹ ơi! Con nghĩ Đấng Tạo Hóa quá hào phòng với con, bởi Ngài đã cho con đến trong cuộc đời này, ban cho con vô số quà tặng. Nhưng với con Mẹ là quà tặng quí nhất không phải vì mẹ là một vị thánh hay một vĩ nhân mà chỉ đơn giản vì mẹ là MẸ của con.
Con biết Mẹ đã hy sinh cho chúng con quá nhiều: tuổi thanh xuân, sức khỏe, thời gian riêng của bản thân…có lẽ là cả cuộc đời này chúng con luôn được mẹ bao bọc che chở! Chúng con được sinh ra, kinh tế gia đình mình không khá giả chính vì thế mà mẹ luôn chắt chiu, dành dụm để lo tiền ăn học, thuốc men khi chúng con ốm đau. Dẫu cuộc sống có khó khăn nhưng chúng con luôn được sống trong tình thương yêu và mẹ luôn để chúng con được bằng các bạn cùng trang lứa. Con vẫn nhớ những khi chúng con bị ốm, không ngủ được và khóc vì đau thì mẹ lại thức trắng cả đêm để dỗ dành, tìm mọi cách cho chúng con ngủ. Con đi học, mẹ luôn lo lắng để chúng con khỏi thua bạn thua bè. Mẹ nói: “Các con thấy đó vì hồi trẻ mẹ không chịu cố gắng học hành cho tốt nên bây giờ mẹ phải làm công việc vất vả, các con phải chịu khó cố gắng nỗ lực học giỏi sau này con có cuộc sống tốt hơn, con có thể đi đến các nước trên thế giới, điều quan trọng hơn là con chứng minh được bản thân mình với mọi người”. Dù công việc bận rộn, vất vả là thế nhưng mẹ luôn theo sát chỉ bảo chúng con học hành. Rồi con cũng không phụ sự kỳ vọng của mẹ, ngày con nhận giải thưởng học sinh giỏi toán của tỉnh mẹ đã khóc vì sung sướng, tự hào.
Mẹ còn là người vị tha, con nói điều này không phải vì mẹ chưa bao giờ đánh chúng con. Mà vì mẹ luôn thông cảm và sẵn sàng tha thứ những lỗi lầm của chúng con. Bởi vậy từ khi còn bé mỗi lần bị điểm kém hay mắc phải lỗi gì thì mẹ là người đầu tiên con thổ lộ. Mẹ ơi! Con biết mẹ buồn vì con nhiều lắm! Bởi đôi lúc con chẳng vâng lời, còn cãi lời, thậm chí thờ ơ trước những lời khuyên của mẹ. Con xin lỗi mẹ dù là lời xin lỗi muộn màng nhưng con hứa sẽ không để mẹ phiền lòng nhiều vì con nữa.
Mẹ yêu dấu! Con viết những dòng này nhưng rất có thể con sẽ không bao giờ gởi đi! Thời gian sẽ dần qua đi, những dòng chữ này rồi cũng mờ nhạt theo năm tháng nhưng mẹ ơi tình yêu chúng con dành cho mẹ là mãi mãi. Mẹ hãy dành thời gian chăm sóc bản thân mình! Hãy cho chúng con cơ hội để đền đáp tình yêu của mẹ. Mẹ hứa phải sống thật lâu với chúng con mẹ nhé!
Con yêu và gửi tới mẹ ngàn nụ hôn!
Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài là một tác phẩm hay và đầy ý nghĩa. Nó khiến cho em xúc động không chỉ bởi vì tình cảm hồn nhiên và dễ thương của hai anh em Thành và Thủy mà còn bởi vì cuộc chia ly đột ngột giữa hai anh em, hai tâm hồn nhạy cảm và trong sáng.
Người ta thường nói búp bê thì không biết khóc bao giờ. Búp bê chỉ là một đồ vật vô tri vô giác mà thôi. Nhưng con người bằng xương bằng thịt thì khác. Họ có thể vui, buồn, giận dỗi và khóc khi mình gặp phải những biến cố hay mất mát nào đó trong đời, cũng có thể khóc khi vui sướng. Thành và Thủy cũng chính là những con người như vậy. Hai anh em không chỉ rất yêu thương nhau mà còn muốn ba mẹ hai em không chia tay để trong hai trái tim bé nhỏ ấy không biết bao lần thổn thức. Thành là một người anh trai yêu thương em gái hết mực, dù cho đồ chơi của chúng chẳng có gì nhiều nhưng anh vẫn dành hết đồ chơi cho đứa em gái ngây thơ của mình. Thủy tuy còn nhỏ và khá trẻ con, nhưng hành động “võ trang cho con Vệ Sĩ”, đem đặt đầu giường để gác đêm cho anh để anh không chiêm bao thấy ma nữa xuất phát từ tình anh em. Thủy không thể chịu đựng nổi khi thấy Thành đem chia hai con búp bê, con Vệ Sĩ và con Em nhỏ ra, em càng không thể cầm lòng khi em biết chỉ trong một thời gian ngắn ngủi thôi, em phải xa người anh trai mà em hết lòng tôn sùng và yêu mến. Hai anh em cũng chỉ là hai con búp bê có cảm xúc phải chia tay nhau khi còn quá nhỏ để luyến lưu một góc trời ký ức đầy dư âm và kỷ niệm. Hai em không phải là người quyết định cuộc chia tay ấy mà chính quyết định ly hôn của ba mẹ hai em đã khiến cho hai em phải xa nhau, xa những tháng ngày hạnh phúc và đầy những ký ức đẹp như cổ tích. Khi biết chuyện, cô và các bạn của Thủy đã rất đau lòng, càng đau lòng hơn khi phải đối mặt với một sự thật phũ phàng rằng từ nay Thủy sẽ không còn được đi học nữa. Sự thật vẫn là sự thật. Em chỉ ước một điều là cái tổ ấm nhỏ bé ấy sẽ không bị tan vỡ và nụ cười lại nở trên mối hai anh em tội nghiệp. Người lớn thì có bao giờ hiểu được con trẻ nghĩ gì khi tuy còn nhỏ mà chúng phải chứng kiến cảnh ba mẹ bỏ nhau và phải nói lời chia xa với những người mà mình yêu thương nhất. Hai con búp bê cũng phải chúng kiến cảnh tượng đau lòng đó. Em không biết là chúng có khóc không nếu chúng phải chia tay nhau sau một thời gian dài bên nhau, chơi đùa cùng hai con người đáng yêu và dễ thương như hai thiên thần. Có thể chúng sẽ không khóc đâu vì búp bê làm gì có nước mắt. Nhưng cuộc chia tay đã làm nhói đau Thành và Thủy, để lại trong tim hai em một vết thương rất lớn không gì hàn gắn nổi. Dù vậy thì cuộc sống vẫn tiếp tục trôi, “mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng um trùm lên cảnh vật”. Hai em có thể xa rời nhau, nhưng tôi tin chắc một điều là chúng vẫn luôn nhớ về nhau, nhớ khung trời tuổi thơ với những cảnh vật quen thuộc, mãi mãi không quên. Em thấy lòng mình đau đớn khi trong phút giây nói lời tạm biệt, Thủy bắt thành phải hứa là sẽ không bao giờ để hai con búp bê ngồi xa nhau, cũng giống như hai sinh linh ấy sẽ mãi dõi theo nhau trên mọi nẻo đường đời.
Câu chuyện là một bài học về tình anh em, để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó có thể phai mờ. Búp bê có lỗi gì mà phải chia tay? Búp bê vẫn muốn mình được hạnh phúc trong vòng tay đùm bọc, chở che của ba mẹ. Cuộc chia tay đau đớn và đầy cảm động của hai em bé trong truyện có lẽ sẽ nhắc nhở chúng ta rằng: Gia đình chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim mỗi người. Để bảo vệ và gìn giữ được hạnh phúc gia đình không có gì hơn là chúng ta phải đừng để những cuộc chia ly như thế diễn ra để con trẻ tự nhiên lại phải hứng chịu những mất mát không gì hàn gắn được.
Bài làm:
Gửi cha mẹ kính yêu của con!
Chắc cha mẹ sẽ rất ngạc nhiên khi đọc được được bức này của con. Con là con gái Út của cha mẹ đây ạ. Hôm nay, khi con sắp chuẩn bị bước vào kì thi tốt nghiệp THPT và bước vào ngôi trường Đại học mà con hằng mong ước. Con lại mong muốn viết bức thư này để cảm ơn công lao dưỡng dục của cha mẹ dành cho đứa con gái này.
Cha mẹ là người đã sinh con và dạy dỗ con trong suốt thời gian vừa qua. Con thầm cảm ơn cha mẹ vì điều đó. Từ hồi con còn bé, vì là đứa út trong gia đình, con được mẹ sinh muộn nên con yếu hơn các chị. Con hay bị ốm, mà mỗi ngày con ốm vậy, bố mẹ là người chăm sóc con. Con còn nhớ đôi bàn tay của bố sờ lên trán con xem con đã đỡ sốt chưa. Bố thay khăn để đắp lên trán con. Lúc đó, con hiểu được sự lo lắng của cha mẹ. Đến khi con bắt đầu đi học, bố lại đèo con trên chiếc xe đạp cũ. Cha mẹ dành cho con những bữa sáng ngon, có khi là chiếc bánh mỳ, bánh bao hay bánh chưng rán. Nhà mình hồi đó nghèo lắm những cha mẹ không bao giờ để chúng con bị thiệt thòi so với bạn bè. Chúng con được đến trường lớp với bạn bè được đi học đó là điều may mắn và hạnh phúc. Từ đó, con luôn tự hứa với bản thân mình phải học thật giỏi để sau này giúp đỡ cha mẹ.
Đến ngày hôm nay, cũng 12 năm con cắp sách đến trường. Con cũng chuẩn bị bước vào kì thi lớn của cuộc đời mình. Con muốn gửi đến cha mẹ tình cảm tốt đẹp nhất, sự thành kính nhất về công lao to lớn trời biển của cha mẹ. Con hứa rằng, con sẽ cố gắng đi hết chặng đường này và gặt hái được thành công để cha mẹ được tự hào về con. Sau này, con sẽ làm giáo viên để cha mẹ tự hào về đứa con này.
Thôi, con dừng bút tại đây. Cuối bức thư này, con chúc cha mẹ luôn luôn khỏe mạnh, sống thật lâu bên chúng con.
Con gái của cha mẹ:
...........................................
Nguồn: mạng =))))))
~Study well~ :)
Gửi bố mẹ kính yêu của con!
Để chứng tỏ con yêu bố mẹ nhiều hơn thì con đã viết bức thư này xin bố mẹ hãy dành chút thờigianđể đọc nó.
Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đăng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.
Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
Con mới hiểu rằng, suy cho đến kiệt cùng, bố và con là hai thế hệ. Hai thế hệ cách nhau thêm vài thế hệ nữa. Bố mải toan tính việc đời, con mê việc vui chơi ngông cuồng. Hai bố con mình cứ mải miết đi theo hai dòng chảy của thế hệ mình, bố mang trên vai một gánh vác trách nhiệm và bổn phận, còn con mang một phi thuyền mơ ước trên đôi tay và lúc nào con cũng ước mình có cánh để bay.
Cũng như con, không bao giờ con có thể hiểu những câu chuyện xưa cũ của bố bên ấm trà với mấy ông bạn già, con không hiểu những chuyến đi dài ngày trong những đợt nghỉ phép của bố có mạch tâm linh nào đưa lối. Tất cả…. thực lòng là con không hiểu và con không cố gắng cắt nghĩa mọi chuyện rõ ràng. Bởi vì bên cạnh con còn bao nhiêu điều nữa, có sức cám dỗ ghê gớm. Bởi vì con còn quá trẻ, con là đứa trẻ sinh ra giữa một bầu trời khoáng đạt, ngăn ngắt xanh.
Và tận khi ấy, con mới hiểu rằng, bố không chăm sóc con như những ông bố khác, bố không nuông chiều con như những ông bố khác, bố luôn đòi hỏi ở con một sự vâng lời hoàn thành niệm vụ một cách xuất sắc. Bố xù xì thô mộc. Bố không bao giờ biết nói những lời có cánh. Bởi vì bố là người lính. Bố chỉ biết nói như vậy.
Cũng phải cho đến tối nay, con mới dám thú nhận với mình rằng con ích kỉ và tình thương của bố mới khác thường làm sao. Ngoài kia phố xá đông vui. Trong này chỉ mình con câm lặng. Con nghĩ đến chuyến tàu sớm nhất vào ngày mai.
Và bố ơi, con chỉ xin bố một nụ cười già nua trên khuôn mặt, yên lặng khi con mở cánh cửa gỗ nhà mình, để con không phải vội vã âm thầm ra đi vào sớm hôm sau. Bởi vì lúc này đây, con hiểu vì sao mỗi người đều cần có một gia đình…
Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!
Gửi bố mẹ kính yêu của con!
Để chứng tỏ con yêu bố mẹ nhiều hơn thì con đã viết bức thư này xin bố mẹ hãy dành chút thờigianđể đọc nó.
Người mẹ mệt mỏi trở về từ cửa hàng sau một ngày làm việc dài đăng đẵng, kéo lê túi hàng trên sàn bếp. Đang chờ bà là đứa con trai tên David lên 8 tuổi, đang lo lắng kể lại những gì mà em nó đã làm ở nhà: “… lúc con đang chơi ngoài sân còn bố đang gọi điện thoại thì Tom lấy bút chì màu viết lên tường, lên chính tờ giấy dán tường mới mà mẹ dán trong phòng làm việc ấy! Con đã nói với nó là mẹ sẽ bực mình mà!”.
Người mẹ than thở rồi nhướng lông mày: “Bây giờ nó đâu?”. Thế rồi bà bỏ hết hàng ở đó, sải bước vào phòng của đứa con trai nhỏ, nơi nó đang trốn. Bà gọi cả tên họ của đứa bé, mà ở các nước phương Tây, khi gọi cả tên lẫn họ như thế này là thường thể hiện sự tức giận. Khi bà bước vào phòng, đứa bé run lên vì sợ, nó biết sắp có chuyện gì ghê gớm lắm. Trong 10 phút, người mẹ nguyền rủa con, là bà đã phải tiết kiệm thế nào và tờ giấy dán tường đắt ra sao! Sau khi rên rỉ về những việc phải làm để sửa lại tờ giấy, người mẹ kết tội đứa con là thiếu quan tâm đến người khác. Càng mắng mỏ con, bà càng thấy bực mình, cuối cùng bà ra khỏi phòng con, cảm thấy cáu đến phát điên!
Người mẹ chạy vào phòng làm việc để xác minh nỗi lo lắng của mình. Nhưng khi nhìn bức tường, đôi mắt bà tràn ngập nước mắt. Những gì bà đọc được như một mũi tên xuyên qua tâm hồn người mẹ. Dòng chữ viết: “Con yêu mẹ” được viền bằng một trái tim!
Con mới hiểu rằng, suy cho đến kiệt cùng, bố và con là hai thế hệ. Hai thế hệ cách nhau thêm vài thế hệ nữa. Bố mải toan tính việc đời, con mê việc vui chơi ngông cuồng. Hai bố con mình cứ mải miết đi theo hai dòng chảy của thế hệ mình, bố mang trên vai một gánh vác trách nhiệm và bổn phận, còn con mang một phi thuyền mơ ước trên đôi tay và lúc nào con cũng ước mình có cánh để bay.
Cũng như con, không bao giờ con có thể hiểu những câu chuyện xưa cũ của bố bên ấm trà với mấy ông bạn già, con không hiểu những chuyến đi dài ngày trong những đợt nghỉ phép của bố có mạch tâm linh nào đưa lối. Tất cả…. thực lòng là con không hiểu và con không cố gắng cắt nghĩa mọi chuyện rõ ràng. Bởi vì bên cạnh con còn bao nhiêu điều nữa, có sức cám dỗ ghê gớm. Bởi vì con còn quá trẻ, con là đứa trẻ sinh ra giữa một bầu trời khoáng đạt, ngăn ngắt xanh.
Và tận khi ấy, con mới hiểu rằng, bố không chăm sóc con như những ông bố khác, bố không nuông chiều con như những ông bố khác, bố luôn đòi hỏi ở con một sự vâng lời hoàn thành niệm vụ một cách xuất sắc. Bố xù xì thô mộc. Bố không bao giờ biết nói những lời có cánh. Bởi vì bố là người lính. Bố chỉ biết nói như vậy.
Cũng phải cho đến tối nay, con mới dám thú nhận với mình rằng con ích kỉ và tình thương của bố mới khác thường làm sao. Ngoài kia phố xá đông vui. Trong này chỉ mình con câm lặng. Con nghĩ đến chuyến tàu sớm nhất vào ngày mai.
Và bố ơi, con chỉ xin bố một nụ cười già nua trên khuôn mặt, yên lặng khi con mở cánh cửa gỗ nhà mình, để con không phải vội vã âm thầm ra đi vào sớm hôm sau. Bởi vì lúc này đây, con hiểu vì sao mỗi người đều cần có một gia đình…
Và giờ đây bao thời gian trôi qua, tờ giấy dán tường vẫn ở đó, y như lúc người mẹ nhìn thấy, với một cái khung ảnh rỗng treo để bao bọc lấy nó. Đó là một sự nhắc nhở đối với người mẹ, và với tất cả mọi người: Hãy bỏ một chút thời gian để đọc những dòng chữ viết trên tường!
Mẹ kính yêu của con!
Khi viết những dòng này gửi tới mẹ, con cảm thấy vô cùng xấu hổ, con thấy mình không xứng đáng gọi mẹ là mẹ và xưng con với mẹ.
Giờ đây, nghĩ đến mẹ, con thấy hiện lên hình ảnh mẹ chín tháng trời mang nặng con trong bụng. Rón rén từng bước đi, cẩn thận từng ngụm nước, kiêng khem từng món ăn, lo cho con từ khi con chưa có hình hài. Ngày con chào đời, mẹ đã phải chịu bao đau đớn, bao giày vò. Sau ngày rời bụng mẹ, con lại chẳng ngoan ngoãn, khỏe mạnh như những đứa trẻ khác mà ốm đau, bệnh tật thường xuyên. Bà nội từng kể cho con nghe một lần con ốm nặng, bác sĩ đã lắc đầu quay đi nhưng mẹ thì âm thầm ôm chặt con vào lòng khóc không thành tiếng. Mẹ kiên trì mời những người bác sĩ khác tới thăm bệnh cho con, nhẫn nại chăm sóc con, căng thẳng hồi hộp với từng nhịp thở, từng cái hắt hơi, từng cái ngáp vặt của con...
Mẹ đã vứt bỏ nhiều tháng ngày thanh thản, hạnh phúc và tưởng như sẵn sàng vứt bỏ mạng sống của mình thức khuya, đi lại... để cứu lấy mạng sống cho con. Mẹ ơi! Nếu trời Phật không thương con cho con làm con của mẹ thì có lẽ ngày ấy Người đã bắt con phải trở về. Nhưng có lẽ quá cảm động trước tình cảm của mẹ mà Người đã cho qua cơn hiểm nghèo. Mẹ đã làm được “điều kì diệu” mà nhiều người hàng xóm của chúng ta còn nhắc đến.
Ấy vậy mà đứa con ngu ngốc, dại dột của mẹ lại có lúc quên bẵng đi những ân tình, thiêng liêng của mẹ. Con thấy xấu hổ và nhục nhã khi nghĩ đến ngày cô giáo đến chơi mà con lại thiếu lễ độ với mẹ. Nhìn gương mặt mẹ thất thần, lạnh lẽo con thấy mình là kẻ tội đồ đáng nguyền rủa nhất trên đời. Con đã chà đạp lên tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý mà mẹ đã sẵn sàng hi sinh mạng sống để gây dựng.
Mẹ ơi! Con biết rằng lời con nói không thể rút lại, việc con làm không thể coi như chưa xảy ra, vết thương con gây ra trong tim mẹ không thể lấy nước mắt để xóa mờ... Nhưng con chỉ mong muốn một điều rằng mẹ không quá đau buồn về con thêm nữa vì rằng khi viết những dòng này, En-ri-cô của mẹ hiểu rằng nó chỉ còn một cách để chuộc tội với mẹ kính yêu. Con sẽ không bao giờ làm mẹ phải xấu hổ, thất vọng thêm một lần nào nữa.
Mẹ ạ, tội lỗi đã mắc phải khiến con hiểu rằng nếu con còn lặp lại nó thì con không còn xứng đáng là con của mẹ; không còn ghế ngồi, không còn giường nằm, không còn nơi đặt chân, không còn bát ăn cơm trong ngôi nhà của mẹ nữa. Con ngàn lần xin lỗi mẹ và mong mẹ rộng lượng tha lỗi cho con.
Đứa con đã biết lỗi của mẹ.
En-ri-cô
???...không hiểu đề lắm?tâm trạng khi có lỗi với mẹ được bố gửi riêng 1 bức thư?có dấu câu hay ngăn cách gì không em?
..Thanh Hóa......., ngày ...23.. tháng 1... năm .2022.....
Mẹ kính mến !
Con là : …Mie….. , con gái yêu của mẹ đây.
Mẹ dạo này có khỏe không?Ăn uống như thế nào? Có mệt quá không mẹ?. Con biết mẹ ở nơi tuyến đầu chống dịch cùng các cô chú bác sĩ chắc cũng mệt lắm rồi. Con cũng mong mau mau hết dịch để mẹ về với con. Hiện tại trường con do tình hình dịch bệnh căng thẳng nên cũng phải nghỉ học để học trưc tuyến tại nhà để đảm bảo an toàn cho cả học sinh và giáo viên .Về phần con thì con vẫn khỏe. Chỗ nhà mình bây giờ đang có dịch nên bị phong tỏa mà cũng sắp được giải thoát rồi mẹ ạ . Trường con đang học trực tuyến thì con thấy không có hiệu quả bằng học trên lớp nhưng con vẫn cố gắng học thật tốt. Con thi giữa kì năm nay được 10 đấy mẹ ạ. Có những bạn được 8,9 điểm nhưng các bạn vẫn rất vui.Mặc dù là hiện tại không được gặp mẹ, nói cho mẹ tất cả những gì xảy ra trong khi học trực tuyến nhưng con vẫn mong mẹ có thể về đây bên cạnh con thật sớm.Thôi thư con viết đã dài, con xin dừng bút. Mong mẹ sớm phản hồi
Con gái yêu của mẹ
……Mie…………..
Lưu ý : Chỗ in đậm bạn thay đi nhé!