Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát
Đứng bên tê đồng, ngó bên tê đồng , bát ngát mênh mông
Thân em như chẽn lúa đòng đòng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai
Bài ca dao trên khắc họa lại vẻ đẹp của người phụ nữ vào một buổi thăm đồng. Hình ảnh cô gái thăm đồng xuất hiện giữa khung cảnh mênh mông , bát ngát của cánh đồng lúa và hình ảnh ấy hiện lên với dáng điệu tre trung , xinh tươi , tràn đầy sức sống. Dù đứng ở vị trí nào để ngó cánh đồng thì nét đẹp của cô gái vẫn đậm đà và vô cùng kiều diễm.
Trước hình ảnh của cánh đồng thì hình ảnh của cô gái càng thêm nổi bật. Hình ảnh chẽn lúa đòng đòng đa
1. Những hình ảnh trên gợi cho em liên tưởng đến những bài ca dao đã học ( hoặc đã biết ) là:
- Bài 1 :
Cái cò lặn lội bờ ao
Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng ?
Chú tôi hay tửu hay tăm,
Hay nước chè đặc hay nằm ngủ trưa.
Ngày thì ước những ngày mưa,
Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.
- Bài 2 :
Số cô chẳng giàu thì nghèo
Ngày ba mươi Tết thịt treo trong nhà.
Số cô có mẹ có cha
Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.
Số cô có vợ có chồng,
Sinh con đầu lòng, chẳng gái thì trai.
- Bài 3 :
Con mèo mà trèo cây cau
Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà
Chú chuột đi chợ đàng xa
Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo !
2. Theo em , những bài ca dao đó thể hiện nội dung:
- Bài 1 : châm biếm những hạng người lười nhác, thích hưởng thụ, nghiện ngập trong xã hội.
- Bài 2 : cảnh tỉnh những người cả tin, mê muội vào những điều nhảm nhí, mất tiền một cách vô ích; phê phán tệ nạn mê tín dị đoan, những thầy bói lừa bịp, dốt nát.
- Bài 3 :
Đọc đi đọc lại mấy câu ca dao trên, rồi suy ngẫm ta thấy cổ nhân rất thâm thúy và hài hước. Với chỉ bốn câu ngắn ngủi, nhưng một hoạt cảnh đã được dựng lên: Góc sân, cây cau và con mèo đang trèo cây để tìm bắt chuột.
Ở quê, để tránh sự lụt lội hằng năm và để cho an toàn, những con chuột tinh khôn đã làm tổ trên tận ngọn cây cau cao vút. Điều này khiến cho mèo không phải thích viếng lúc nào cũng được. Trèo cao luôn là chuyện nhọc nhằn. Nhưng mèo đã trèo và đã đến. Than ôi, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì, vì sự trùng hợp tình cờ giữa sự viếng thăm và vắng mặt.
Sự "hỏi thăm chú chuột" của mèo là tiếng gầm gừ và động tác cào cấu hù dọa để làm lộ mặt đối phương. Tiếc thay, kẻ mạnh lần này đã bị thất bại trong kế hoạch săn mồi. Chúng ta hãy hình dung vẻ mặt ngơ ngác, tiếc nuối và hụt hẫng của con mèo sau khi vất vả trèo cao nhưng không tìm thấy mục tiêu. Sự vắng mặt của chuột cũng là vì kế sinh nhai mà thôi: Chú chuột đi chợ đàng xa/ Mua mắm, mua muối... Nhưng xét cho cùng thì chuột cũng sẽ bị vồ dưới nanh vuốt của mèo. Bởi từ xa xưa nó luôn là con vật để "giỗ cha con mèo".
Bạn ơi cho mình hỏi!
-Chỗ Bài 2 là Ảnh thầy bói, nhưng sao ở đây bạn trả lời mình nghĩ(ý kiến riêng) nó không đúng như trong ảnh?
gợi ý:
thể hiện sự tinh tế, con mắt tài ba
thể hiện lòng yêu quê hương đất nước, lòng tự hào về con người Việt Nam
đề cao truyền thống văn hóa lâu đời của nhân dân Việt Nam
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Câu ca dao được cha ông ta đúc kết từ hàng nghìn năm nay nhưng đến tận bây giờ, nó vẫn là bài ca hay nhất về công lao của cha mẹ dành cho con cái.Cha sinh mẹ dưỡng, nuôi nấng con nên người. Cha mẹ đã phải trải qua biết bao nhiêu khó khăn, vất vả để mang đến cho con tiếng cười, niềm hạnh phúc. Dân gian xưa đã lấy hình ảnh ngọn núi Thái Sơn để ví như công lao của người cha. Đây là một hình ảnh so sánh vừa chân thực, vừa cụ thể. Núi Thái Sơn là một trong những ngọn núi cao và hùng vĩ nhất Trung Quốc. Công lao nuôi dưỡng của người cha cũng vậy, không thể nào cân đong đo đếm dược. Trong quan niệm phong kiến xưa, người cha được coi là trụ cột của gia đình, là người lo toan gánh vác những công việc to lớn, nặng nhọc. Dân gian ta có câu: Con có cha như nhà có nóc. Nóc đối với ngôi nhà là vô cùng quan trọng, che mưa, gió, bão giúp cho ngôi nhà được chắc chắn. Ngôi nhà không có nóc cũng như những đứa trẻ bất hạnh mồ côi cha, không có một chỗ dựa tinh thần vững chắc. Có thể nói vai trò của người cha trong xã hội trọng nam khinh nữ xưa hay trong cuộc sống hiện đại ngày nay là vô cùng quan trọng.Công lao sinh dưỡng của mẹ cũng vô cùng to lớn: Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Cách so sánh này quả thực rất hay. Bởi lẽ nước trong nguồn không bao giờ chảy hết cũng như tình cảm mẹ dành cho con cũng không bao giờ vơi cạn. Mẹ mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày rồi cho con bú mớm, rồi nuôi dưỡng con nên người. Nước trong nguồn chảy ra cũng ngọt ngào, dịu mát như dòng sữa mẹ vậy. Dòng sữa trắng trong chứa đựng biết bao tình cảm, sự hi sinh mẹ dành cho con.Câu ca dao xưa nhưng vẫn luôn vang vọng trong suy nghĩ của rất nhiều thế hệ. Câu ca dao không chỉ ngợi ca tình cảm cha mẹ bao la, rộng lớn mà còn muốn nhắn nhủ người làm con phải giữ trọn bổn phận, giữ trọn chữ hiếu. Đối với riêng cá nhân tôi, trước hết là phải vâng lời cha mẹ, tu dưỡng đạo đức, học hành chăm chỉ để làm cho cha mẹ vui lòng.
Những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình, về công lao to lớn của cha mẹ rất hay và chứa nhiều cảm xúc. Công cha cực kì to lớn, được ông cha ta ví như ngọn núi cao ngất trời. Ngọn núi ngất trời là ngọn núi vô cùng hùng vĩ. Công cha cũng như vậy. Nó vô cùng cao cả và lớn lao. Ngiã mẹ thì mặn mà, dạt dào như nước ngoài biển Đông. Mẹ mang nặng đẻ đau, 9 tháng 10 ngày, rồi chăm sóc cho ta nên ta mới được như bây giờ. Tình cảm cao quý ấy dường như vô tận và ko có gì thay đổi được. Nhưng tình cảm mà ông bà dành cho ta cũng ko kém. Có ông bà thì mới có bố mẹ, có bố mẹ thì mới có chúng ta. Chính vì vậy, ta phải biết quý trọng ông bà và tình cảm ông bà dành cho ta. Một tình cảm vô cùng cao đẹp nữa là tình anh chị em trong 1 gđ. Khi có chuyện buồn, chuyện vui, ta có thể chia sẻ với anh hoặc chị. Nó có thể khiến tình cảm giữa anh chị em trở nên thân thiết, gắn bó hơn. Đó là tình cảm yêu thương, quý trong, chia sẽ với nhau giữa các anh chị em trong gđ mà chúng ta cần tôn trọng. Đối với tôi, tôi nhận thấy rằng, tình yêu thương giữa các thành viên trong gđ là vô cùng quan trọng. Đừng để nó bị tan vỡ hay tổn thương vì bất kì lí do nào mà hãy rèn rữa nó để nó càng phát triển và đó chính là thứ tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. Dù có ở đâu, đi đâu xa thì ta cũng sẽ ko bao giờ nhận được thứ tình cảm thiêng liêng như vậy.
(1) Biểu cảm về con người, biểu cảm trục tiếp
(2) Biểu cảm gián tiếp về loài hoa Hải Đường
- Biểu cảm trực tiếp: (1)
-Biểu cảm gián tiếp: (2)
So sánh:
+ Đoạn 1:
Bộc lộ tình cảm dành cho cô giáo trực tiếp = các từ ngữ
+ Đoạn 2:
Bộc lộ tình cảm yêu mến, trân trọng dành cho cây hoa hải đường thông qua miêu tả và tự sự → Biểu cảm gián tiếp
Chúc bạn học tốt!
Bạn tham khảo tại đây nhé:
Lại bảo t chơi xấu đi:)) Cũng hỏi còn bày đặt :))) Chép đi t ko chép