Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cây là chủ ngữ Đứng im lìm ......thăm quê mẹ là vị ngữ
từ ghép:sư tử,khỏi đau,vì đã,đối xử,ko tốt,với kiến,xin lỗi kiến,và từ đó,coi kiến,là bn thân nhất,trên đời
từ láy:hối hận,vội vàng
ko chắc nếu sai thì mk sory
Anh em tên là Minh Hiền.Năm nay 14 tuổi, học lớp 10, Trường THPT Tam Đảo . Anh em có dáng người cân đối, khuôn mặt nhỏ nhắn, mái tóc ngắn được cắt gọn gàng, làn da trắng. Tính tình anh rất vui vẻ, hòa đồng. anh em là người con hiếu thảo, biết vâng lời cha mẹ, là người anh biết yêu thương, nhường nhịn em. Anh luôn là học sinh giỏi nhất lớp, hay giúp đỡ mọi người.Nên được thầy cô, bạn bè quý mến.Em rất tự hào về anh .Em sẽ noi gương và học tập những phẩm chất tốt của anh mình.h
Hk tốt
Chị em tôi từ nhỏ đã rất thân thiết. Chị hơn tôi 5 tuổi, hiện tại đang là một cô nữ sinh duyên dáng. Chị có dáng người dong dỏng cao, mảnh khảnh như cây mai. Mái tóc chị đen láy, dài đến ngang lưng, trông xa như một làn suối nhỏ. Chị yêu mái tóc của mình lắm, chăm sóc nó rất kĩ. Từ mái tóc chị lúc nào cũng thoang thoảng một mùi hương dịu nhẹ của những loài thảo mộc như bồ kết, lá bưởi... Nước da chị trắng nõn nà làm cho không ít người phải ghen tị vì con gái nông thôn ít ai có làn da mịn màng như thế. Khuôn mặt chị đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng rằm, vầng trán cao lộ rõ vẻ thông minh. Nổi bật trên khuôn mặt thanh tú là đôi mắt bồ câu đen láy và đôi lông mày lá liễu. Người ta vẫn nói: đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn. Ẩn sau đôi mắt chị là cả một thế giới nội tâm vô cùng sống động, phong phú. Chị rất hay cười, mỗi lần chị cười lại để lộ ra chiếc răng khểnh thật đáng yêu.
HỌC TỐT
Hãy nêu những hiểu biết của em về nhà sàn của Bác Hồ
Các bạn ơi ,giúp mình với mai mình phải nộp rồi!
Ngày 15-10-1954, sau khi quân ta tiến vào giải phóng thủ đô được 5 ngày, Bác bí mật vào Hà Nội và tạm dừng chân ở nhà thương Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương quân đội 108). Lúc này việc chọn cho Bác một chỗ ở riêng được các đồng chí lãnh đạo đặt ra và sau nhiều lần trao đổi, Bộ Chính trị quyết định đưa Bác về ở và làm việc tại dinh toàn quyền cũ, ngôi nhà to đẹp nhất nước lúc bấy giờ.
Ngày 15-12-1954, nhân đến thăm bộ đội diễn tập duyệt binh để chuẩn bị tham gia đón Trung ương Đảng và Chính phủ về thủ đô, Bác cùng các đồng chí giúp việc ghé vào thăm nhà mới được phân. Ai cũng nghĩ ngôi nhà này thật sự xứng đáng với Bác. Nhưng bất ngờ đã xảy ra.
"Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại thì cái nhà nhỏ đó luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn. Một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao".
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng
Sau khi xem xét cả trong lẫn ngoài, Bác nói với các đồng chí đi cùng: "Ngôi nhà rất đẹp, không thua kém những công trình đẹp nhất ở thủ đô Paris.
Các chú cần có kế hoạch quét dọn, sửa chữa để dùng vào việc khác, như làm nơi vui chơi cho các cháu thiếu nhi chẳng hạn, còn Bác dứt khoát không ở đây". Sau khi xem xét một số ngôi nhà ở khu vực xung quanh, Bác quyết định chọn chỗ ở cho mình là ngôi nhà cấp 4 của người thợ điện.
Ngày 19-12-1954, nhân kỷ niệm 8 năm ngày Hà Nội nổ súng mở đầu kháng chiến toàn quốc, từ nhà thương Đồn Thủy Bác dọn đến nơi mới. Đây là căn nhà mái bằng, cách nhà sàn hiện nay khoảng 100m, bị bỏ không khá lâu, quanh nhà và lối đi cây và cỏ dại đã mọc đầy. Bộ phận văn phòng khẩn trương dọn dẹp, làm vệ sinh.
Chỉ một thời gian ngắn, cảnh vật xung quanh ngôi nhà đã thay đổi hẳn. Con đường vào nhà được rải sỏi. Bác cho trồng hàng dâm bụt 2 bên đường. Tuy nhiên, do nhà đổ mái bằng nên mùa hè rất nóng, còn mùa đông lạnh giá, ánh sáng mặt trời không đủ cho Bác làm việc. Khoảng hơn 3 giờ chiều đã phải thắp đèn.
Các đồng chí lãnh đạo mỗi lần đến làm việc rất băn khoăn về nơi ở và làm việc của Bác, nhiều lần đề nghị Bác chuyển nơi khác nhưng Bác vẫn giữ ý kiến của mình. Bác nói: "Hãy nhìn nhân dân sống như thế nào để sống cho phù hợp. Sống phù hợp với nhân dân mới hiểu được nhân dân".
Không làm quá to, không dùng gỗ tốt
Sau 4 năm ở tạm trong một ngôi nhà nhỏ của người thợ điện phục vụ cho phủ Toàn quyền Đông Dương cũ, tháng 5-1958, Bác Hồ chính thức chuyển sang ở ngôi nhà sàn bằng gỗ được xây dựng ở một góc vườn Phủ Chủ tịch. Người thiết kế ngôi nhà sàn là Kiến trúc sư Nguyễn Văn Ninh, nguyên là kiến trúc sư cung đình Huế, người đã thiết kế lễ đài Ba Đình để đón Bác Hồ, Đảng, Chính phủ về thủ đô ngày 1-1-1955.
Theo gợi ý của Bác, ngôi nhà được làm giống như nhà sàn Bác đã làm việc ở chiến khu Việt Bắc, nhỏ đủ ở 1 người, không làm quá to, không dùng gỗ tốt. Vì thế, căn nhà sàn được làm bằng gỗ thường, mái lợp ngói, nhìn ra hồ nước theo hướng Đông-Nam, với 3 phòng nhỏ.
Tầng dưới không vách chỉ treo mành tre cho thoáng mát, chính giữa phòng kê bộ bàn ghế lớn dùng làm nơi họp Bộ Chính trị, nơi Bác làm việc với các cán bộ đầu ngành hoặc tiếp đồng chí, bạn bè. Tầng trên có 2 phòng nhỏ: phòng ngủ và phòng làm việc, giá sách đặt ở giữa làm vách ngăn 2 phòng.
Kiến trúc sư Ninh kể lại: ''Một ngày đầu mùa hạ năm 1958, trong khi tôi đang phụ trách sửa ngôi nhà chính của Phủ Chủ tịch thì được giao thêm nhiệm vụ làm một ngôi nhà để Bác ở.
Tôi vừa mừng vừa lo và đề nghị được thăm chỗ ở cũ của Bác. Sau khi xem xét kỹ chỗ ngủ, chỗ làm việc của Bác, tôi nảy ra nhiều suy nghĩ. Cái lớn lao, cao cả của Bác không những toát ra qua sự nghiệp vĩ đại của Người mà còn toát ra qua những cái tưởng như rất bình thường, gần gũi trong sinh hoạt hàng ngày.
Đối với Bác không cần sự tô vẽ, vì mọi sự tô vẽ, trau truốt, đều trở nên thừa. Ý nghĩa ấy đã giúp tôi phác ra cái hướng chính của việc thiết kế ngôi nhà ở mới của Bác. Tuy vậy tôi vẫn chưa hết lo. Tôi muốn làm một ngôi nhà giản dị nhưng phải bảo đảm thoáng mát về mùa hè và ấm áp vào mùa đông để giữ gìn sức khỏe cho Bác. Nhưng tôi vẫn sợ bản thiết kế của tôi bị gạt bỏ, nếu nó tốn kém quá.
Nước chưa giàu, dân còn khổ, không nên tốn kém
Trong thời gian Bác đi công tác, tôi và đơn vị thi công bắt tay vào làm, với suy nghĩ ngôi nhà phải được cất xong trước ngày Bác về. Trước hôm Bác về, mọi việc đã đâu vào đấy. Nhìn ngôi nhà sàn 2 gian thoáng đãng, tầng dưới 4 phía để trống, tầng trên chia thành 2 phòng, 1 phòng Bác ở, 1 phòng Bác làm việc, xung quanh là hành lang rộng có mành che, chúng tôi vừa mừng vừa hồi hộp không biết có vừa lòng Bác không.
Như đọc được ý nghĩ của chúng tôi, Bác tổ chức liên hoan ngay tại gian dưới của ngôi nhà mới. Không khí buổi liên hoan vừa thiêng liêng vừa đầm ấm. Đó là hình ảnh một người cha hiền dịu trong gia đình và đàn con quây quần chung quanh. Bác giục chúng tôi ăn kẹo, uống nước. Sau khi phát huy hiệu của Bác cho từng anh em chúng tôi, Bác khen:
- Các chú làm như thế là nhanh, tốt, bảo đảm thời gian nhưng còn một khuyết điểm. Các chú có biết khuyết điểm gì không?
Chúng tôi nhìn nhau lo lắng. Tôi giơ tay xin Bác cho nói:
- Thưa Bác, so với ý Bác dặn có tốn kém hơn đôi chút ạ!
Bác cười, chòm râu bạc rung nhè nhẹ:
- Chú nói đúng.
- Thưa Bác, làm nhà để Bác ở chúng cháu ai cũng cố gắng làm tốt, làm đẹp. Trong phần việc của mình, mỗi người thêm thắt một ít nên cộng lại tốn kém chút ít, nhưng chúng cháu muốn Bác ở cái nhà đẹp hơn, tốt hơn thế này.
Bác hơi chơm chớp mắt rồi chỉ lên nhà:
- Nước ta chưa giàu, dân ta chưa còn khổ, chưa đủ nhà ở, Bác ở thế này là tốt lắm rồi, các chú không phải lo cho Bác.
Tất cả chúng tôi đều rưng rưng. Nói về chức vụ, Bác là lãnh đạo cao nhất. Nói về sự cống hiến, Bác là người cha già của nền độc lập Việt Nam. Vậy sao về mặt hưởng thụ, Bác chỉ chịu hưởng phần tối thiểu. Lúc nào Bác cũng nghĩ đến nước ta chưa giàu, dân ta còn khổ, nhân dân miền Nam chưa được giải phóng. Sau này, tôi còn được gặp Bác nhiều lần, có bận tôi được đi công tác xa với Bác.
Và mỗi lần gặp Bác tôi lại hiểu thêm nhiều chân lý sáng ngời. Ánh sáng của những chân lý ấy mãi mãi soi rọi bước đường đi lên của mỗi chúng ta. Là một người trong nghề kiến trúc, theo tôi, Bác là một nhà kiến trúc vĩ đại đã xây dựng nên Đảng, Nhà nước và sự nghiệp cách mạng cho dân tộc ta.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, nhà sàn Bác Hồ đã trở thành di sản văn hóa quý giá, biểu trưng sinh động cho phong cách sống của một con người vĩ đại: thanh tao, khiêm tốn, yêu lao động, không ham danh lợi, đạt đến độ mẫu mực, cảm hóa được tình cảm của con người''.
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi.Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
Buổi sáng trên cánh đồng quê em thật là đẹp.
Nhìn từ xa, cả cánh đồng vẫn còn chìm trong màn sương đêm yên tĩnh. Không khí trong lành mát rượi.Những giọt sương long lanh đọng trên lá lúa như những viên ngọc nhỏ bé tuyệt đẹp. Đằng đông, ông mặt trời thức dậy từ từ nhô lên sau luỹ tre làng. Vạn vật đều bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Trên ngọn cây cao gần đó, mấy chú chim hoạ mi hót líu lo, đón chào một ngày mới bắt đầu.
Từ xa , men theo con đường làng, lác đác một vài bác nông dân đi thăm đồng, vừa đi vừa trò chuyện . Thỉnh thoảng , các bác lại cúi xuống xem xét có vẻ rất vui. Nhìn những bông lúa trĩu nặng, đung đưa theo gió, em nghĩ chắc là mùa này lại được bội thu.
Nắng đã lên cao. Sương bắt đầu tan. Bầu trời mùa thu xanh trong và cao vút. Những đám mây trắng xoá tựa như bông, lặng lẽ trôi trên bầu trời rộng mênh mông. Toàn bộ cánh đồng được bao phủ bởi một màu vàng xuộm của lúa chín, lác đác một vài ruộng lúa cấy muộn vẫn còn màu xanh. Những bông lúa trĩu nặng hạt đều tăm tắp, chắc và mẩy uốn cong mềm mại, ngả vào nhau thì thầm trò chuyện. Mỗi khi có gió, những sóng lúa lại nhấp nhô, xô đuổi nhau chạy mãi vào bờ. Một mùi hương thơm dịu dàng, thoang thoảng bay xa, hoà lẫn trong không khí làm người ta có cảm giác mát mẻ , dễ chịu lạ thường.
Ông mặt trời đã lên cao. Nắng cũng đậm dần. Người trong làng bắt đầu đi chợ nhộn nhịp trên con đường xuyên qua cánh đồng. Các bà, các chị gánh ra chợ những mớ rau thơm, những bẹ cải sớm hay những bó huệ trắng muốt… Một không khí tươi vui hoà quyện lại tạo thành một bức tranh làng quê thanh bình, yên ả, sống động và đầy màu sắc.
Ngắm nhìn tất cả cảnh vật trên cánh đồng lúa quê mình, em thấy những hình ảnh ấy thân thương làm sao. Một tình yêu quê hương tha thiết dấy lên trong lòng em. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này lớn lên xây dựng quê hương thêm giàu đẹp.
-Động từ:''có''không chỉ giới thiệu dc về con sông mà còn thể hiện dc niềm tự hào của tác giả với con sông quê mình -Tính từ:''xanh biếc''thể hiện màu xanh đậm gợi làn nước trong,in ánh mặt trời -Ẩn dụ:''nước gương trong''khẳng định làn nước sông trong vắt như chiếc gương soi -Nhân hóa:''soi tóc những hàng tre''khẳng định hàng tre mềm mại in bóng xuống dưới mặt nước như mái tóc của người thiếu nữ -So sánh:''tâm hồn vs buổi trưa hè''thể hiện tinh cảm nồng nhiệt,sôi nổi,cháy bỏng của tác giả vs dòng sông -Từ láy:''lấp loáng''gợi cái nắng chói chang chiếu xuống dòng sông lúc ẩn,lúc hiện như dát bạc trong truyện cổ tích Đây là đáp án nhé!
Tác giả tả con sông quê hương qua hồi ức tuổi thơ.Con sông quê hương đã hiện về và được vẽ lên bằng sắc màu hiền diệu: hàng tre xanh in bóngdưới lòng sông. Trời mùa hè cao rộng; nắng gắt được dòng nước gương trong phản chiếu lấploáng. Tình cảm gắn bó, hòa quyện với con sông quê hương là tình cảm của tác giả khi xa quê.Vì vậy, qua miêu tả bằng so sánh, con sông quê miền Trung thân thương đã hiện lên rất đẹp,hiền hòa và nên thơ. Tình cảm về quê hương, về con sông rất chân thật và mãnh liệt, nó hòaquyện vào lòng sông, ôm ấp, bao trùm cả con sông. Đó là sự gắn bó không bao giờ phai mờ trong kí ức tác giả .
Ai ơi bưng bát cơm đầy,
Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần.
Ai đưa con sáo sang sông,
Để cho con sáo sổ lồng bay ra.
Anh về học lấy chữ hương,
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ.
Anh đi anh nhớ quê nhà,
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.
Nhớ ai dãi nắng dầm sương,
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Anh em nào phải người xa,
Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.
Yêu nhau như thể tay chân,
Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.
Anh đi anh nhớ non buồi
Nhớ sông Vị Thủy, nhớ người còn trinh
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu.
Ai về Hà Tĩnh thì về,
Mặc lụa chợ Hạ, uống chè hương sen.
Ai về Tuy Phước ăn nem,
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm.
Ai về đến huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa Thành Thục Vương.
Cổ Loa hình ốc khác thường,
Trải qua năm tháng, nẻo đường còn đây.
Anh hùng là anh hùng rơm,
Ta cho mồi lửa hết cơn anh hùng.
Ai về tôi gửi buồng cau,
Buồng trước kính mẹ, buồng sau kính thầy.
Ai về nhớ Vải Ninh Hòa,
Nhớ cau Hổ Bái, nhớ cà Đan Nê,
Nhớ dừa Quảng Hán, Lựu Khê,
Nhớ cơm chợ Bản, thịt dê Quán Lào.
Ai về Nhượng Bạn thì về,
Gạo nhiều, cá lắm, dễ bề làm ăn.
Anh ơi! Cố chí canh nông
Chín phần ta cũng dự trong tám phần
Hay gì để ruộng mà ngăn,
Làm ruộng lấy lúa,chăn tằm lấy tơ.
C
Cây cao thì gió càng lay ,
Càng cao danh vọng càng đầy gian nan.
Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra,
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
D
Dã tràng se cát biển đông,
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì.
Dù ai nói ngả nói nghiêng,
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Dạy con từ thuở còn thơ,
Dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về.
Dù em con bế con bồng,
Thi đua yêu nước quyết không lơ là.
Dù ai đi ngược về xuôi,
Cơm nắm lá cọ là người sông Thao.
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.
Dao cau rọc lá trầu vàng
Mắt anh anh liếc,mắt nàng nàng đưa.
Ai về đến huyện Sa Pa
Nhớ xem phong cảnh nóc nhà Đông Dương
Đ
Đi cho biết đó biết đây,
Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn.
Con gái nói có là không,
Nói yêu là ghét, nói buồn là vui.
Đàn ông đi biển có đôi,
Đàn bà đi biển mồ côi một mình.
Đời người có một gang tay,
Ai hay ngủ ngày còn có nửa gang.
Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi,
Mà chỉ khó vì lòng người ngại núi e sông.
Đa tình thì vướng nợ tình,
Trách người đã vậy, trách mình sao đây !
Đã cam quấn quít má đào,
Những mong chim nhạn mai trao chỉ hồng.
Đêm qua ra đứng bờ ao,
Trông cá, cá lặn, trông sao, sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ
Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai ?
Buồn trông chênh chếch sao Mai.
Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ?
Đôi ta bắt gặp nhau đây,
Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang.
Đôi ta như tượng mới tô,
Như chuông mới đúc, như chùa mới xây.
Đôi ta như lửa mới nhen,
Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu.
Đôi ta như rắn liu điu,
Nước chảy mặc nước, ta dìu lấy nhau.
Đôi ta như ruộng năm sào,
Cách bờ ở giữa làm sao cho liền?
Đôi ta như thể đồng tiền,
Đồng sấp, đồng ngửa, đồng nghiêng, đồng nằm.
Đôi ta như thể con bài,
Đã quyểt thì đánh, đừng nài thấp cao
Đôi ta như đá với dao,
Năng siếc, năng sắc, năng chào, năng quen.
Đôi ta như ngãi Phan Trần,
Khi xa ngàn dặm, khi gần bên đôi.
Đôi ta như rượu với nem,
Đang say ngây ngất, ai dèm chớ xa.
Đôi ta như lúa đòng đòng,
Đẹp duyên nhưng chẳng đẹp lòng mẹ cha
Đôi ta như chỉ xe ba,
Thầy mẹ xe ít, đôi ta xe nhiều.
Đêm nằm lưng chẳng tới giường,
Trông cho mau sáng ra đường gặp em.
Đi ngang thấy ngọn đèn chong chóng,
Thấy em nho nhỏ, muốn bồng mà ru.
Đường dài ngựa chạy biệt tăm,
Người thương có nghĩa trăm năm cũng về.
Đầu năm ăn quả thanh yên,
Cuối năm ăn bưởi cho nên đèo bòng.
Vì cam cho quýt đèo bòng,
Vì em nhan sắc cho lòng nhớ thương.
Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng:
Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng?
Trầu vàng nhá lẫn cau xanh,
Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời.
Đói lòng ăn nửa trái sim,
Uống lưng bát nước đi tìm người thương
Người thương, ơi hỡi, người thương,
Đi đâu mà để buồng hương lạnh lùng.
Đôi ta cùng bạn chăn trâu,
Cùng mặc áo vá nhuộm nâu một hang.
Bao giờ cho gạo bén sang,
Cho trăng bén gió, cho nàng bén anh.
Đường xa thì thật là xa,
Mượn mình làm mối cho ta một người.
Một người mười tám đôi mươi,
Một người vừa đẹp vừa tươi như mình.
Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà,
Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn,
Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.
Đêm qua vật đổi sao dời,
Tiếc công gắn bó nhỡ lời giao đoan.
Đêm qua trời sáng trăng rằm,
Anh đi qua cửa em nằm không yên.
Mê anh chẳng phải mê tiền,
Thấy anh lịch sự có duyên dịu dàng.
Thấy anh em những mơ màng,
Tưởng rằng đây đấy phượng hoàng kết đôi.
Thấy anh chưa kịp ngỏ lời,
Ai ngờ anh đã vội dời gót loan.
Thiếp tôi mê mẩn canh tàn,
Chiêm bao như thấy anh chàng ngồi bên.
Tỉnh ra lẳng lặng yên nhiên,
Tương tư bệnh phát liên miên cả ngày.
Nghĩ rằng duyên nợ từ đây,
Xin chàng hãy lại chơi đây chút nào.
Cho thiếp tỏ thiệt thấp cao!
Đợi chờ trúc ở với mai,
Đợi chờ anh ở với ai chưa chồng.
Đi qua nghiêng nón, cúi lưng,
Anh không chào, em không hỏi, vì chưng đông người.
Đôi ta thương mãi nhớ lâu,
Như sông nhớ nước, như nhành dâu nhớ tằm.
Đấy, đây xứng đáng cũng vừa,
Xin đừng kén chọn lọc lừa nơi nao.
Đu đủ tía, giềng giềng cũng tía,
Khoai lang ngâm, ngọn mía cũng giâm.
Củi kia chen lẫn với trầm,
Em giữ sao cho khỏi, kẻo lầm, bớ em!
Đi đâu bỏ nhện giăng mùng,
Bỏ đôi chiếu lạnh, bỏ phòng quạnh hiu!
Đại Hoàng phong cảnh hữu tình,
Của nhiều đất rộng gái xinh trai tài.
Đố ai lặn xuống vực sâu,
Mà đo miệng cá, uốn câu cho vừa.
Đố ai bắt chạch đằng đuôi,
Bắt chim đầu cánh, bắt người trong trăng.
Đố ai biết đá mấy hòn,
Tua rua mấy chiếc, trăng tròn mấy đêm.
Đố ai lượm đá quăng trời,
Đem gầu tát biển, ghẹo người trong trăng.
Đom đóm bay ra, trồng cà tra đỗ,
Tua rua bằng một, cất bát cơm chăm.
Tháng tư mua nứa đan thuyền,
Tháng năm tháng sáu gặt miền ruộng chiêm.
Đố ai tát bể Đông Khê,
Tát sông Bồ Đề, trăng tròn mấy đêm.
Đông Thành là mẹ là cha,
Đói cơm rách áo thì ra Đông Thành.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh,
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
Ai vô xứ Nghệ thì vô!
Đường lên Mường Lễ bao xa?
Trăm bảy mươi thác, trăm ba mươi ghềnh.
Đường lên xứ Lạng bao l
sai sửa
Tham khảo vài câu nhé bạn:
+ Thương thay cho gái quạt mồ
Ghét thay cho gái lấy vồ đập săng.
+ Thương thay cho phận con rùa
Ở đình đội hạc, ở chùa đội bia.
+ Thương thay con cuốc giữa trời
Dẫu kêu ra máu có người nào hay
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
~Std well~