K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 12 2016

Cuộc sống này thật đa dạng muôn màu, muôn vẻ với bao bất ngờ và cũng có lúc thật bay bổng như một câu chuyện cổ thần tiên. Và văn chương đã góp một phần không nhỏ vào cái thế giới phong phú, nhiều màu sắc này. Vì vậy mà “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”.
Đối với mỗi người văn chương có những ý nghĩa, cảm nhận khác nhau. Nhưng ai cũng hiểu rằng văn chương là một thứ trừu tượng, ta không thể nhìn thấy hay chạm vào nó mà chỉ có thể lắng nghe và cảm nhận thôi. Văn chương là nơi kết tụ cái tinh hoa của cuộc sống. Văn chương còn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng với đời sống con người. “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có” chính là công dụng của văn chương, Nghĩa là văn chương mở ra cho ta những “chân trời mới”, bồi đắp tình cảm tốt đẹp cho ta, làm giàu thêm cho thế giới tâm hồn ta. Và văn chương khai phá những tình cảm xưa nay ẩn sâu trong trái tim ta và bồi dưỡng những thứ tình cảm ấy thêm lớn hơn nữa.
Vì sao trong tác phẩm “Ý nghĩa văn chương”, nhà văn Hoài Thanh lại nói “Văn chương luyện những tình cảm ta sẵn có”. Vì văn chương dạy, giúp ta hiểu thêm được ý nghĩa, giá trị của tình cảm gia đình là to lớn, là quan trọng thế nào. Giúp cho mỗi lứa học sinh chúng ta thấm thía hơn công lao dưỡng dục của cha mẹ; sự vất vả, những giọt mồ hôi phải rơi xuống của cha mẹ để nuôi chúng ta lớn lên từng ngày. Qua câu ca dao ông cha ta nói ngày xưa: “ Công cha như núi Thái Sơn / Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”, ta đã thấy được tình cảm của cha mẹ dành cho chúng ta là vô bến bờ, cha mẹ luôn luôn yêu thương ta, che chở ta mãi mãi.
Và qua những dòng văn thơ, văn chương cũng cho chúng ta biết ông bà, những người tuy không sinh ra chúng ta nhưng ông bà đã cùng bố mẹ nuôi nấng, chăm sóc chúng ta nên người. Và nhờ ông bà thì mới có bố mẹ, để rồi có chúng ta ngày hôm nay. Từ đó mà ta nhận ra một điều rằng càng phải biết ơn, kính yêu ông bà hơn nữa. Và cũng từ câu ca dao xưa đã giúp ta hiểu được đạo lí ấy: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà / Bao nhiêu nuộc lát nhớ ông bà bấy nhiêu”.
Ông cha ta còn có câu: “ Anh em như thể tay chân / Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”, để từ đó mà ta biết được, hiểu rõ sự quí giá của tình anh em ruột thịt. Để từ đó ta biết được rằng anh em luôn sát cánh bên chúng ta, luôn bên ta những lúc khó khăn và cả những giây phút hạnh phúc. Hiểu giá trị tình anh em để ta hiểu được ta phải làm j` để cho tình anh em ruột thịt thêm khăng khít, bền chặt.
Văn chương cho ta biết giá trị tình cảm gia đình, và văn chương còn cho ta biết ý nghĩa của tình bạn bè, bằng hữu. Văn chương ngày nay đã có bao nhiêu những tác phẩm nói lên tình bạn thực sự, đẹp đẽ, tri kỉ. Dưới ngòi bút tinh tế của nhà thơ Nguyễn Khuyến trong văn bản “Bạn đến chơi nhà”, tình bạn đã hiện lên thật giản dị mà cũng thật cao thượng. Tình bạn là 1 thứ tất yếu, tình bạn không cần của cải vật chất. Bạn bè luôn hiểu ta nhất, luôn bên ta, biết ta cần gì,…Qua bài thơ “Bạn đến chơi nhà” mà ta thêm trân trọng tình cảm bạn bè dành cho nhau, một thứ tình cảm tồn tại mãi mãi…
Văn chương giúp ta thấm thía được tình cảm gia đình, thêm trân trọng tình bạn thiêng liêng và giờ văn chương đẩy mạnh tình yêu nước trong tim mỗi con người. Những lời văn sinh động, chất chứa đầy tình cảm thúc đẩy niểm tự hào của ta về quê hương đất nước: vẻ đẹp tiềm ẩn, cảnh sắc quê hương, truyền thống văn hóa đặc sắc, một lịch sử dựng nước và giữ nước hào hùng,… Qua những lời văn miêu tả tinh tế, chân thật trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” hay Mùa xuân của tôi”,… ai mà chẳng tự hào, ngượng mộ vẻ đẹp tự nhiên tiềm ẩn của quê hương Việt Nam ta. Còn qua hai tác phẩm “ Một thứ quà của lúa non: Cốm” và “ Ca Huế trên sông Hương”, một lần nữa ta lại thêm tự hào về nền văn hóa đặc sắc lâu đời của dân tộc ta. Đến khi đọc những tác phẩm “Lòng yêu nước của nhân ta”, “Nam quốc sơn hà”,… ta lại phải khâm phục sức kiên cường, không lùi bước chiến đấu của dân tộc ta, để lại một trang sử hào hùng.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có”. Đó là tác dụng tiếp theo của văn chương đem lại. “ Văn chương là bức tranh muôn màu của cuộc sống giúp cho ta hiểu thêm những sắc màu khác nhau của cuộc đời mà ta chưa từng trải qua”. Chắc bạn hẳn bạn còn nhớ văn bản “Tụng giá hoàn kinh sư” do Trần Quang Khải viết sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô năm 1285. “Tụng giá hoàn kinh sư” như một khúc khải hoàn ca đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm và trong lịch sử văn học Việt Nam. những dòng thơ chân thật, thúc đẩy tinh thần bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm trong mỗi người, gợi cho ta một hào khí chiến đấu oai hùng của cha ông.
Ngược lại với sự mạnh mẽ, khơi dậy tinh thần chiến đấu trong mỗi người, những lời tâm sự của người phụ nữ thời phong kiến đã chịu nhiều đau khổ, bất hạnh lúc bấy giờ lại làm ta cảm động; có một sự cảm thông, chia sẻ với thân phận thiệt thòi, khốn khổ của những người phụ nữ ấy. Những bài thơ “ Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn (bản dịch của Đoàn Thị Điểm),… đã gợi lên trong ta biết bao cảm xúc, những sự đồng cảm với nhân vật trữ tình, để rồi phê phán, lên án chế độ phong kiến xưa.
Trong những hoàn cảnh tuy ta có thể chưa bao giờ trải qua, những qua những lời văn giản dị mà chân thật thì ta cũng có thể hiểu được phần nào cảm xúc của những người rơi vào hoàn cảnh như vậy. Đầu năm lớp 7 này, ta đã được biết đến văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê”, một câu chuyện buồn mà mọi đứa trẻ đều không thể chịu đựng được, có thể đứng dậy một cách dễ dàng sau cú vấp này. Một tuổi thơ buồn bã sẽ kéo dài mãi trong tâm trí mỗi đứa trẻ đã phải trải qua sự chia li của gia đỉnh khi hôn nhân của bố mẹ bị đổ vỡ, mỗi người một nơi, anh chị em phải xa cách, thiếu đi tình cảm của cả bố và mẹ. Và từ đó ta vừa cảm thấy buồn thay cho những đứa trẻ vô tội, còn thơ dại kia mà đã phải chịu đựng nhiều như vậy, mà vừa chê chách những vị phụ huynh vô trách nhiệm với con cái như vậy.
Đọc lại những trang sử phong kiến xưa ,ta một lần nữa lại phải rơi nước mắt, cảm thương cho số phận những người nô lệ ngày ấy. Những gì họ phải trải qua chỉ là đau khổ, bị sai khiến, bóc lột,… không được hưởng những thành mình làm ra, có được một giây phút hạnh phúc,… Từ đó ta cũng phải cho đi một sự cảm thông, chia sẻ với họ, và lại lên án, chê trách chế độ phong kiến thối nát, tồi tàn.
Qua những dẫn chứng trên, ta thấy văn chương đã tạo ra những phép màu cho cuộc sống, tạo ra tình cảm giữa con người với con người. Văn chương đã bồi dương tâm hồn ta, mở rộng cánh cửa nhân ái của lòng ta, giúp ta hiểu thêm tình đời tình người. Văn chương khơi dậy lòng trắc ẩn trong mỗi người.
Văn chương thật quan trọng đối với cuộc sống. Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc đời thật của con người, giúp thế giới không còn vô tình, khô cằn vì thiếu đi tình thương giữa con người với nhau. Từ đó ta càng phải trân trọng từng dòng thơ, lời văn; yêu mến chúng; đọc nhiều hơn để tâm hồn ta thêm bay bổng, thêm nhiều những tình cảm từ văn chương ban tặng.

1 tháng 12 2021

vvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvvv

20 tháng 4 2020

Hình dung sự sống: tái hiện hiện thực

Sáng tạo sự sống: Nâng đỡ con người

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ1,PHẦN VĂN1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn...
Đọc tiếp

Em có 1 đề văn,nó cũng dài lắm,vì thế có 1 số câu khó hiểu thì mọi người giải dùm em vs ạ

1,PHẦN VĂN

1.kể tên và tóm tắt các truyện hiện đại kèm tên tác giả đã học và đọc thêm?nêu chủ đề của từng truyện?

2.nêu tên văn bản,tác giả,phương thức lập luận và luận điểm chính của các văn bản nghị luận đã học trong chương trình ngữ văn lớp 7?

3.trong văn bản Ý Nghĩa Văn Chương,Hoài Thanh viết:''Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có,luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có"Dựa vào kiến thức đã học,em hãy giải thích và tìm dẫn chứng để chứng minh nhận định đó

4.Phân tích rõ 2 hình ảnh tương phản trg truyện ngắn Sống Chết Mặc Bay của PDT?

5.vẽ BĐTD khái quát trình tự lập luận trg các văn bản nghị luận hiện đại đã học?

Phần văn chỉ đến đây thôi,còn phần tiếng việt nữa,em học k đạt môn văn lắm cho nên mới hỏi bucminh

2
27 tháng 7 2016

nhiều z

3 tháng 8 2016

em gái ạ chị đây đặc biệt ấn tượng vs họ của em rất hay. chị là đội tuyển văn nên mấy câu em hỏi dễ như trở bàn tay nhưng mà em gặp nhầm đối tượng ròi chị đặc biệt lười viết . nhưng có lẽ là hay đấy chúng ta làm bạn đi nhavui à mà chị còn đặc biệt vs avatar của em nữa đó rất đẹp mà chị lặn lên lặn xuống khong biết em đào đâu ra mà tfboys chụp và lúc nào . chị là cỏ giống em đó rất vui được làm quen

11 tháng 3 2018

  Mình đã từng làm qua bài này.Mình có dàn ý đây,bạn đọc nhé! 
MB:Văn chương là 1 điều vô cùng quan trọng của cuộc sống.Văn chương là tấm gương phản chiếu cuộc sống của chúng ta.Văn chương là nguồn gốc của tình cảm và lòng vị tha.Văn chương còn góp phần xây dựng cho con người những tình cảm tốt đẹp.Ý nghĩa này cũng đc nhà văn Hoài Thanh nói tới trong bài Ý nghĩa văn chương(hình như tên này do người soạn sách đặt) nằm trong tác phẩm :Thi nhân Việt Nam. 
TB:Thế nào là văn chương? 
-Văn là gì?Văn là vẻ đẹp 
-chương là gì?Chương là vẻ sáng 
Dẫn chứng:Lời của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương(Phan Kế Bính) 
-Nghĩa rộng:bao gồm cả văn học, sử học,triết học,... 
-Nghĩa hẹp:Vẻ đẹp của nghệ thuạtcủa câu thơ, câu văn,... 
*Nguồn gốc của văn chương: 
-Là lòng thương người 
-Thương cả muôn vật muôn loài 
-là hiện thực cuộc sống của chúng ta 
*Tác dụng của văn chương: 
(Đoạn :Văn chương là hình dung sự sống muôn hình vạn trạng...Văn chương còn tạo ra sự sống...Rộng rãi thêm trăm nghìn lần)(Đoạn này sgk lớp 7 có đó) 
-VĂn chương khơi dậy những xúc cảm cao thượng trong mỗi chúng ta 
-Văn chương làm đẹp, làm giàu cho cuộc sốngtinh thần nhân loại 
KB:Đặc sắc nghệ thuật trong văn bản Ý nghĩa văn chương chính là cách lập luận chặt chẽ, khoa học,kết hợp nhuần nhuyễn với xúc cảmn tinh tế của tác giả.Ta có thể thấy thái đọ và tình cảm của tác giả đc bộc lộ rõ trong bài văn này.Ông rất am hiểu văn chương và đã dùng lí lẽ để bày tỏ quan điểm của mình.Qua quá trình lập luận, phân tích, thái đọ của ổngtc sau như 1:Trân trọng và đề cao giá trị của văn chương.Tác giả khẳng định thế giới văn chương thậtkì diệu và rộng lớn, có sức hấp dẫn muôn đời đối với con người.Nếu như trên thế giới ko có văn chương thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt và bực bội đến như thế nào nữa.Gọn lại, văn chương là 1 yếu tố vô cùng quan trọng của cuộc sống. 
Chúc bạn làm bài đạt điểm cao!

16 tháng 10 2019

     “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng. Chẳng những thế, văn chương còn sáng tạo ra sự sống” (“Ý nghĩa văn chương”, Hoài Thanh). Khi viết những dòng này, hẳn nhà phê bình Hoài Thanh đang nhắc đến nhiệm vụ phản ánh sự sống và sáng tạo sự sống của văn chương. Đưa những cuộc đời thực, sự vật thực, hiện tượng thực lên trang viết, ấy là nhiệm vụ phản ánh sự sống của văn chương. Đời sống tình cảm gia đình, bạn bè, cô trò,… được thể hiện sinh động qua nhiều văn bản như “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan, “Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến. Hình ảnh quê hương đất nước lại được hiện lên qua nhiều văn bản như “Qua Đèo Ngang” của Bà Huyện Thanh Quan, ca dao về quê hương đất nước,… ở khía cạnh này, văn chương như Ban-dắc từng nói, đó là “Người thư kí trung thành” của thời đại, của đất nước. Nhưng văn chương còn mang một sức mạnh kì diệu khác, đó là sáng tạo ra sự sống. Văn chương với sự tưởng tượng phong phú, đa dạng, vượt thời gian, không gian, vượt ra ngoài nhận thức của con người đưa độc giả đến với thế giới mà loài người chưa biết đến, chưa từng có trên cuộc đời này. Đó là thế giới phù thủy đầy phép thuật trong “Harry Potter” của J.Rowling, đó là thế giới tương lai trong “Đôrêmon” của một họa sĩ Nhật Bản,… Tất cả những điều đó chẳng những đã khiến con người nhìn bản thân mình trung thực, khách quan hơn mà còn bộc lộ những ước mơ đẹp đẽ, cháy bỏng của con người trong hành trình khám phá và chinh phục sự sống.  

26 tháng 2 2019

Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương”, nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”. Thật vậy. Văn chương đưa ta đến những tình huống, những hoàn cảnh, những số phận ta chưa từng gặp trong đòi. Qua các nhân vật, các cảm xúc, thái độ... của nhân vật, văn chương gây ra cho ta những tình cảm, cảm xúc mới mẻ, tạo ra sự đồng cảm giữa bạn đọc và tác giả. Truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê” của tác giả Khánh Hoài làm rung động lòng trắc ẩn của mồi chúng ta trước số phận những đứa trẻ tội nghiệp có bố mẹ li dị nhau. Không chỉ thế, người đọc còn thấy đồng cảm với tâm trạng, cảm xúc của những đứa trẻ sắp phải lìa xa người thân. Điều đó cũng xảy ra khi ta đọc nhũng bài Ca dao than thân, “Sài Gòn tôi yêu”, “Xa ngắm thác núi Lư”... Nhò' đó, mỗi chúng ta rút ra cho mình một bài học, gây dựng cho mình một tình cảm đúng đắn đối với nhừng biếu hiện của cái đẹp, cái tốt cũng như cái xấu, cái ác trong cuộc đời này. Bên cạnh đó, văn chương còn “luyện” những tình cảm ta sẵn có. Từ thuở lọt lòng, ai ai cũng đã có những tình cảm nhất định đối với gia đình, bạn bè, thầy cô, quê hương... Văn chương thực hiện nhiệm vụ hình dung sự sống và sáng tạo sự sống chang những phản ánh đầy đủ về những tình cảm ấy mà còn làm đẹp hon, sâu sắc hơn những hiện thực vốn có tồn tại trong đời sống của con người. Nhò' vậy, chúng ta cảm nhận đầy đủ và sâu sắc hon những tình cảm của lòng mình. Đọc ca dao về tình cảm gia đình với những hình ảnh như “núi Thái Sơn, nước trong nguồn”, “Anh em như thể chân tay”... Đọc nhũng bài thơ như “Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh, những bài ca dao về quê hương đất nước... Ta thêm yêu, thêm trân trọng hạnh phúc gia đình mình đang có, thêm yêu quê hương đất nước tươi đẹp của mình... Chính những công dụng tuyệt vòi đó khiến văn chương trở thành một loại hình nghệ thuật không thể thiếu trong đời sống con người.

26 tháng 2 2019

Đi tìm ý nghĩa của văn chương, Hoài Thanh đã giải thích: Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là ở lòng thương người và rộng ra là thương cà muôn loài, muôn vật. Chính vì thế mà ông khẳng định: "Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có".
Trong những chức năng cùa văn chương, người ta chú ý nhất đến chức năng truyền cảm. Nghĩa là văn chương có khả năng gây dựng những cảm xúc cho ta. Chúng ta hãy nhớ lại câu chuyện “Ông lão đánh cá và con cá vàng”, một câu chuyện cổ tích đến từ nước Nga rất xa xôi và tất nhiên có khá nhiều tình tiết xa lạ đối với chúng ta về văn hóa và phong tục. Thế nhưng chúng ta vẫn xúc động trước lối sống đầy ân nghĩa của chú cá vàng và vẫn căm ghét trước sự tham lam của mụ vợ. Chúng ta thường nghe nói: lòng tham của con người là vô đáy. Nhưng có lẽ đối với nhiều người, phải đọc đến tác phẩm này, chúng ta mới lần lượt hình dung về sự vô đáy của lòng tham.
Chúng ta lại nhớ đến "Bài học đường đời đầu tiên" nhớ đến chú Dế Mèn vốn hay cà khịa, hung hăng và hống hách. Trò nghịch ngợm tinh quái của Mèn đã khiến chị Chốc trút cờn giận tày đình lên người Dế Choắt. Nỗi đau và sự ân hận của Dế Mèn vì thế mà cũng là một bài học lớn đối với mỗi chúng ta. Nó răn dạy chúng ta, nhắc nhở chúng ta hãy trận trọng trong mỗi lời ăn tiếng nói và trong mỗi hành động của mình.
Những bài học, những cảm xúc mà chúng ta vừa mới nêu ra, có thể với một số người, nó bắt đầu từ cuộc sống thế nhưng với rất nhiều người nó được "truyền sang” từ những tác phẩm văn chương. Vì thế mà dân gian ta mới có câu sách là người bạn lớn. Nó dạy ta những bài học nhân sinh và nghĩa lý ở đời.
Văn chương truyền cho ta niềm vui, nỗi buồn, truyền cho ta những cảm xúc và rung động. Không chỉ thế, văn chương còn tô thêm những tình cảm đã có trong tâm hồn của mỗi chúng ta. Thử hỏi trong chúng ta có ai lại không còn nhớ chút gì về ngày đầu tiên đi học. Với nhiều người có khi những ấn tượng ấy thậm chí vẫn còn sâu sắc lắm. Ấy thế mà tại sao khi đọc bài văn "Cổng trường mở ra" của tác giả Lý Lan chúng ta vẫn thấy xúc động, vẫn hay, vẫn thích đọc đi đọc lại nhiều lần? Câu trả lời có thể có nhiều cách để mà giải thích. Thế nhưng, sự lý giải dễ dàng và hợp tình lý nhất là bởi vì bài văn đã khơi đúng những cảm xúc của chúng ta. Có đọc bài văn, chúng ta mới thấy cái cảm xúc kia là sâu xa lý thú. Và cũng nhờ có đọc bài văn mà chúng ta lại càng khắc sâu hơn một ấn tượng đẹp đẽ về những năm tháng tuổi thơ.
Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. Cuộc sống là chất liệu của văn chương còn văn chương thì làm đẹp lòng người. Nhưng để lòng người càng thêm yêu thêm đẹp thì văn chương trước hết cũng phải đẹp, phải hay. Nghĩa là nó phải yêu thương đích thực và phải là sản phẩm của những tâm hồn biết yêu thương.

12 tháng 5 2020

*Khái quát:
– Suốt bốn ngàn năm lịch sử, dân tộc VN luôn phải chiến đấu quyết liệt để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Điều này như một sợi chỉ đỏ xuyên suốt các tác phẩm văn học lớn từ xưa tới nay.
– Ra đời vào những thời điểm trọng đại của đất nước, một số áng thơ văn được coi như những tuyên ngôn độc lập của dân tộc, mang dấu ấn của một thời, song giá trị của nó trường tồn cùng dân tộc. Lịch sử giữ nước và hào hùng của dân tộc ta ở thế kỉ XI, XV và XX đã được văn học nước nhà ghi lại qua một số tác phẩm bất hủ.
* Bàn luận:
Ở thế kỉ XI: Bài thơ “Thần” tương truyền của Lí Thường Kiệt:
– Chúng ta còn nhớ cách đây gần một thế kỉ, năm 1077, quân xâm lược nhà Tống đã binh hùng tướng mạnh, hùng hổ kéo sang xâm lược nước ta. Bọn chúng đã bị người anh hùng dân tộc Lí Thường Kiệt cùng quân dân ta chặn đánh quyết liệt. Cuộc hành quân tàn bạo của giặc Tống bị chặn đứng trên trận tuyến sông Như Nguyệt nổi tiếng trong lịch sử. Bài thơ “thần” đã ra đời trong hoàn cảnh chiến đấu ác liệt này. Bài thơ có nguyên tác chữ Hán: “Nam quốc sơn hà Nam đế cư …..Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
– Bằng một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, đanh thép, vị tổng tư lệnh quân đội nhân dân VN thời đó, tương truyền là tác giả bài thơ đã khẳng định chủ quyền độc lập bất khả xâm phạm của dân tộc. Mở đầu tác phẩm, tác giả đã khẳng định một cách sắt đá:
“ Nam quốc….thiên thư”
+ “Nam quốc sơn hà” là sông núi nước Nam; “Nam đế cư” là vua nước Nam. Điều đó đã trở thành bất di bất dịch. LTK nói đến vua nhưng chủ yếu là trong giai đoạn lịch sử này là quyền lợi của dân tộc và quyền lợi của giai cấp thống trị gắn bó chặt chẽ với nhau. Nước mất nhà tan, điều đó ai cũng hiểu. Vì thế, ở thời điểm ấy “Nam đế” không tách rời dân tộc mà biểu hiện cho sức mạnh vùng lên quyết bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ của dân tộc.
+ Một lần nữa tác giả nhấn mạnh điều mình vừa khẳng định, nước Nam là của vua Nam, của dân Nam và đã được “Tiệt nhiên định phận tại thiên thư”, có nghĩa là một sự quả quyết chắc chắn. Giai cấp thống trị xưa kia khi cần củng cố địa vị thống trị của mình thường dùng thần quyền để mê hoặc con người. Cho nên ngay cả khi giai cấp phong kiến hình thành, chính nó đã không ngừng gieo sâu vào tiềm thức của mọi người: vua là con trời, vua thay trời trị vì dân chúng, vua là người trung gian cầm cân nảy mực trong quan hệ giữa các thành viên trong xh pk. Vì thế, theo quan niệm của người xưa, trời là một lực lượng siêu nhuên có quyền uy tối cao, cứ sức mạnh vô địch; trời là sức mạnh, trời là chân lí. LTK đã rất khéo léo trong việc lấy uy quyền của trời để xác nhận một cách vững chắc chủ quyền độc lập của dân tộc. Thực chất là ông mượn tư tưởng phong kiến để biện hộ cho ý tưởng của mình. Trên cơ sở đó rõ ràng quyền lợi của dân tộc, của đất nước đã được đặt lên trên hết. Và nếu bóc đi cái vỏ thần linh mầu nhiệm ấy thì sự khẳng định của LTK là sự khẳng định của lí trí, của sức mạnh dân tộc, của sức mạnh chính nghĩa. Thần linh ở đây hiểu rộng ra chính là cha ông ta từng làm nên lịch sử giữ nước vẻ vang và giờ đây là linh hồn của đất nước tiếp sức cho con cháu bảo vệ vững chắc, toàn vẹn lãnh thổ của tổ quốc thân yêu.
– Xuất phát từ nhận thức đúng đắn, bài thơ là một bản anh hùng ca tràn đầy khí thế tiến công: “Như hà nghịch lỗ….bại hư”
+ Đứng trên lập trường của một dân tộc có chủ quyền, tác giả lên tiếng hỏi tội quân xâm lược và vạch trần tội ác của chúng Tác giả đang đứng ở tư thế của những người chiến thắng, tư thế của một dân tộc quật cường mà dồn kẻ thù vào chân tường của sự phi lí. Chúng là phi nghĩa, chúng đã làm trái lẽ trời; vậy trời sẽ không dung tha chúng, và sự thất bại cuối cùng của chúng là không tránh khỏi: “Nhữ đẳng hành khan….hư”- đó là số phận của kẻ xâm lược.
+ Kẻ thù sẽ bị tiêu diệt vì chúng đã tâm làm một việc phi nghĩa, xâm phạm đến một đất nước có chủ quyền.
=> Bài thơ vang lên tiếng nói của công lí, của chính nghĩa, tiếng nói tự lập tự cường hào hùng của dân tộc ta, nó là bản anh hùng ca bất diệt của non sông đất nước, nó toát lên khí phách quật cường của hào khí tiến công. Bài thơ xứng đáng là một nảm tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, đã chứng tỏ rằng một dân tộc dù nhỏ bé nhưng anh dũng, can trường và có một truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập thì luôn đủ sức mạnh chiến thắng kẻ thù to lớn, bất kể chúng từ phương nào tới.
Ở thế kỉ XV có: Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi:
– Tiếp nối truyền thống quý báu của dân tộc, ở thế kỉ XV, nhân dân ta đã tiếp tục vẽ nên những trang sử chói lọi trong sự nghiệp chiến đấu giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc. Trước đó ở thế kỉ XIII, quân dân nước Đại Việt đã ba lần đánh tan giặc Nguyên Mông. Đất nước hòa bình chưa được bao lâu thì giặc Minh tràn sang, gây cho dân ta bao đau thương tang tóc, Lê Lợi, Nguyễn Trãi đã đứng lên lãnh đạo toàn dân làm một cuộc khởi nghĩa ròng rã mười năm trời, và kết thúc thắng lợi vẻ vang. Cuộc khởi nghĩa ấy đã đi vào văn học qua Đại cáo bình Ngô tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc: “Như nước Đại Việt ta….cũng có”
– Niềm tự hào có được là do lịch sử hào hùng của dân tộc đã được xem như một cơ sở, một điểm tựa cho một quan niệm mới mẻ về dân tộc, về đất nước. Tác giả đã đặt dân tộc mình ngang hàng với các triều đại pk TQ, phủ nhận tham vọng của một nước lớn muốn thôn tính nước bé. Điều đó khẳng định lại dù thế nào chăng nữa, nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, ko một thế lực ngoại bang nào có thể chà đạp tác giả đã tố cáo tội ác tày trời của quân thù: “Nướng ….vạ”
– Trải qua thử thách gian lao, ông cha ta đã dạn dày, đã hiểu thế nào là thế đứng của một dân tộc có chính nghĩa. Vì thế mà trải qua những ngày nếm mật nằm gai, quân dân ta càng thêm đoàn kết sát cánh bên nhau vì sự nghiệp lớn lao: “Nhân dân bốn cõi….rượu ngọt ngào” NT đã cho thấy sức mạnh to lớn của toàn dân khi họ đoàn kết chiến đấu dưới ngọn cờ chính nghĩa dành độc lập, tự do. Hình ảnh nhân dân được nhắc đến với một tình cảm thiết tha trìu mến và trân trọng. Sự nghiệp chính nghĩa là của nhân dân, thuộc về nhân dân. Nhân dân là một lực lượng đông đảo, họ làm nên chiến thắng và làm nên lịch sử. Người cầm quân giỏi chính là người thấy sức mạnh vô địch ở nhân dân và biết tập hợp nhân dân để phát huy sức mạnh vĩ đại đó. So với Nam quốc sơn hà thì Đại cáo bình Ngô đã có một bước tiến vượt bậc. Tổ quốc, giang sơn ko chỉ còn bó hẹp trong khái niệm ông vua và ông trời mà đã bao hàm một nội dung rộng lớn hơn: Tổ quốc là nhân dân. Vì thế, ko cần viện dẫn thần linh, NT chinh phục lòng người bằng chính lịch sử và bằng chính chiến công trong hiện tại với một quan điểm nhân nghĩa đúng đắn: Đem đại nghĩa….cường bạo”- quan điểm vô cùng nhân đạo và cao thượng thể hiện ở thế đứng quật cường, thế đứng trên đầu thù của dân tộc ta. Hiếm có một đất nước nào, một dân tộc nào có được thế đứng hào hùng, oanh liệt. Phải chăng dân tộc VN, tuy kinh qua khói lửa của chiến tranh nhưng với bản chất nhân đạo, đã làm nên thế đứng tuyệt vời và “đại nghĩa”, “chí nhân” là bản chất trong đạo lí ứng xử của dân tộc.
=> Đại cáo bình Ngô là một áng thiên cổ hùng văn của thời đại, là kiệt tác của nền văn học nước nhà. Cùng với “Nam quốc sơn hà”, bài cáo đã toát lên tinh thần tự cường dân tộc, toát lên hào khí chống giặc giữ nước oai hùng. Bài Cái là sự kết tinh của tư tưởng, tình cảm và ý chí quyết chiến, quyết thắng của dân tộc ta của nhân dân ta trong một thời điểm lịch sử trọng đại và ngay nay những áng thơ văn bất hủ ấy đã và đang được các thế hệ phát huy cao độ trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc.
*Tiểu kết:
Lịch sử của dân tộc ta đã làm nên những trang sử hào hùng. Lịch sử đó đã phản ánh vào trong văn học thông qua những nhà văn, nhà thơ lớn và đồng thời cũng là những anh hùng của dân tộc, những tác phẩm ấy xứng đáng là những bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc, khẳng định chủ quyền của dân tộc, tính chất chính nghĩa của các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta trong thời đại phong kiến.
Ở thê kỉ XX có Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
– Trải qua hàng ngàn năm dưới chế độ phong kiến và gần một trăm năm rên
xiết dưới ách thống trị của thực dân Pháp, dân tộc ta vẫn làm nên những kì tích huy hoàng, vẫn “vươn lên như một thiên thần” (TH). Một dân tộc khao khát tự do, một dân tộc khao khát hòa bình và thân thiện, một dân tộc quyết đem xương máu của mình để giữ gìn và bảo vệ độc lập tự do, đương nhiên dân tộc đó phải được sống trong độc lập và hòa bình.. Chính vì vậy bằng cuộc cách mạng tháng Tám, dân tộc ta đã phá tan xiềng xích nô lệ bước sang cuộc đời mới. Cách mạng tháng Tám đã đem lại ấm no, hạnh phúc và đã đem lại hình thái xh mới tốt đẹp hơn những hình thái đã có trong lịch sử. Với cuộc cách mạng này, dân tộc ta đã thấy được con đường đi lên của chính mình, con đường thoát khỏi gông xiềng nô lệ. Ngày dành được chính quyền về tay nhân dân ta cũng là ngày đất nước bước sang một chính thể mới, chính thể dân chủ cộng hòa. Bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình là bản tuyên ngôn mở ra cho dân tộc ta một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên hòa bình và hạnh phúc.
– Bản tuyên ngôn mở đầu bằng việc trích dẫn lời bản tuyên ngôn của nước Mĩ và Pháp. Chứng tỏ dụng ý của Bác ko chỉ tuyên bố độc lập trước toàn thể dân tộc, toàn thể nhân dân thế giới mà tuyên bố cho những cường quốc đã từng dòm ngó xâm lược nước ta biết rằng: VN là một quốc gia độc lập, ko can thiệp vào bất kì nước nào, và cũng kiên quyết không cho phép bất kì nước nào xâm phạm đến chủ quyền dân tộc của mình. Đó là một quyết tâm thể hiện rõ ý chí kiên cường của dân tộc ta, ý chí ấy là sự tiếp nối truyền thống bất khuất, kiên cường của các thế hệ đi trước. Lập trường ấy rất rõ ràng và kiên định, ko có một thế lực nào có thể làm thay đổi: “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lời nói bất hủ ấy của Bác còn mãi vang vọng. Chính vì độc lập tự do mà dân tộc ta đã hi sinh xương máu để bảo vệ quyền tự do, độc lập một khi nó bị đe dọa.
– Bằng lời văn mạnh mẽ, hùng hồn, Bác đã tố cáo tội ác dã man của thực dân Pháp đặt ách cai trị của chúng lên đầu dân tộc VN. Bác vạch rõ, trong gần một thế kỉ qua thực dân Pháp là kẻ thù không đội trời chung của dân tộc VN. Chúng đã núp dưới chiêu bài “khai hóa” để rắp tâm lừa bịp, bóc lột dân tộc ta, và chính chúng là kẻ đã bán nước ta hai lần cho Nhật. Bác nhấn mạnh, nhân dân ta đã lấy lại nước ta từ tay Nhật chứ không phải từ Pháp và trên thực tế chúng ta đã giành được chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải phóng quân đội Nhật. Như vậy, nước VN được hưởng quyền độc lập là một điều hợp lí, hợp tình. “Nước VN là của người VN”. Điều đó đã là một chân lí; trước đó dân tộc ta đã khẳng định chân lí ấy một cách rõ ràng, chắc chắn, Hồ Chỉ tịch đã lên tiếng tuyên bố với thế giới rằng: “Nước VN có quyền hưởng tự do và độc lập và thực sự đã trở thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân tộc VN quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.
=> “Tuyên ngôn độc lập” của Hồ Chí Minh là một áng văn kiệt tác của nền văn học VN hiện đại. Nó tiếp nối truyền thống của cha ông trong việc lên tiếng khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm của đất nước và quyền được sống trong độc lập tự do của dân tộc. Ra đời vào những ngày đầu tiên sau cách mạng tháng Tám thành công, Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thực sự trở thành lời tuyên bố dõng dạc của dân tộc VN trước toàn thể thế giới: nước VN là một nước độc lập, dân tộc VN kiêu hãnh sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì nền độc lập của mình.
* Kết luận:
Ngày nay, chúng ta được sống trong một đất nước hòa bình, trong đó mọi người tự do phát huy cao độ mọi khả năng và trí tuệ của mình, nhưng không phải là đã vĩnh viễn thoát khỏi sự đe dọa của chiến tranh. Chúng ta có quyền tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc. Truyền thống đó đã cho chúng ta sức mạnh trong công cuộc xây dựng đất nước.


*Ryeo*

9 tháng 3 2021

Tham khảo nha em:

Ngay từ nhỏ, chúng ta đã được nghe ông bà kể chuyện cổ tích, nghe mẹ hát ru bằng những điệu dân ca ngọt ngào. Lớn lên, chúng ta được học những bài thơ, những chuyện ngắn, được đọc những cuốn tiểu thuyết dài...Cổ tích, ca dao, những bài thơ, những tác phẩm truyện ấy chính là những áng văn chương. Trong bài ý nghĩa văn chương, Hoài Thanh có viết: “ Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... Văn chương còn sáng tạo ra sự sống”. Vậy điều đó có nghĩa là thế nào? Điều đó được thể hiện qua những áng văn chương ra sao?
Nhà phê bình văn học Hoài Thanh đã bàn luận, đưa ra quan điểm của mình về ý nghĩa, chức năng, công dụng của văn chương. Trong câu nói đó có thể thấy hai nội dung.
Nói “văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng”, ta hiểu từ “hình dung” ở đay là một danh từ, nghĩa là hình ảnh, kết quả của sự phản ánh, sự miêu tả trong văn chương. Nhà văn lấy tư liệu từ cuộc sống, phản ánh vào trong tác phẩm một cách chân thật những gì diễn ra trong cuộc sống. Như vậy, văn chương có nhiệm vụ phản ánh đời sống phong phú và đa dạng của con người và xã hội. Nội dung văn chương cũng đa dạng, phong phú, sinh động như cuộc sống.
Qua văn chương, ta hiểu được cuộc sống. Qua những bài ca dao, những câu tục ngữ, những câu chuyện cổ tích, ta thấy rất rõ cuộc sống lao động vật vả, cực nhọc của người lao động ngày xưa và tâm hồn tuyệt đẹp của họ. Đọc câu thơ của Bác Hồ: Tiếng suối trong như tiếng hát xa/ trăng lồng cổ thủ bóng lồng hoa” (cảnh khuya), ta thấy câu thơ đã tái hiện bức tranh phong cảnh đêm trăng nơi núi rừng Việt Bắc sống động, gợi cảm, tuyệt đẹp. Hay đọc bài Sài Gòn tôi yêu của Minh Hương, ta thấy hiện ra cuộc sống muôn hình vạn trạng như Hoài Thanh đã nói mỗi nhà văn, nhà thơ là những người sáng tạo, tìm tòi và thể hiện cuộc sống theo một cách tự nhiên tuỳ thuộc vào vốn sống, tài năng và tâm hồn của họ mà tâm hồn của con người lại bao la vô tận cho nên “văn chương còn sáng tạo sự sống” điều ấy nghĩa là ? có thể hiểu là qua các áng văn chương, bằng trí tưởng tượng bay bổng, bằng khát vọng tốt lành, nhà văn dựng nên trong tác phẩm bức tranh đời sống mà có thể cuộc sống hiện tại không có hoặc chưa có, để mọi người phấn đấu xây dựng biến chúng thành hiện thực tốt đẹp trong tương lai. Qua việc ca ngợi mảnh đất và con người Sài Gòn trong Sài Gòn tôi yêu, nhà văn Minh Hương mong muốn mọi người đều yêu Sài Gòn như ông. Tình yêu sẽ thúc đẩy con người làm được nhiều điều tốt đẹp, yêu Sài Gòn mọi người sẽ góp phần tích cực giữ gìn và xây dựng một Sài Gòn đẹp hơn, đáng yêu hơn. Cũng như vậy, qua sự sáng tạo ra một thế giới loài vật trong tác phẩm Dế mèn phiêu lưu ký nhà văn Tô Hoài đã gửi gắm khát vọng về một thế giới đoàn kết hoà bình. Thế giới ấy chính là khát vọng của loài người, loài người đã và đang góp sức, chung tay để biến nó thành hiện thực. Đọc truyện chia tay của những con búp bê, của Khánh Hoài chúng ta thấy xót xa cho cảnh ngộ của hai em Thành và Thuỷ. Ta cũng ước mơ cho hạnh phúc của mỗi gia đình mãi mãi bền vững để tuổi thơ không phải chịu đựng nỗi đau của sự chia lìa. Trong văn chương tác giả gửi đến những thông điệp để nhắc nhở chúng ta yêu ghét, đúng đắn cộng hưởng niềm vui nỗi buồn mơ ước với nhà văn để quyết tâm làm những việc thiện điều có ích để cuộc sống tốt đẹp hơn, mới mẻ hơn. Sau những áng văn chương sự sống bao giờ cũng được nối dài, được phát triển trong tâm hồn ý trí khát vọng và hành động của bạn đọc. Đó chính là nhiệm vụ sáng tạo ra sự sống như Hoài Thanh quan niệm.
Bằng câu nói ngắn gọn, súc tích “Văn chương sẽ là hình dung của sự sống muôn hình vạn trạng... văn chương còn sáng tạo ra sự sống” Hoài Thanh đã giúp chúng ta hiểu rõ một trong những nhiệm vụ, ý nghĩa của văn chương. Nhờ đó chúng ta đọc văn, suy ngẫm về văn chương được sáng tạo và sâu sắc hơn.