
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.


Chọn lễ hội đua thuyền nhé.
Gợi ý cách làm.
Mở đoạn:
- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.
+ Nêu nguồn gốc trò chơi này ra đời.
+ ..
Thân đoạn:
- Giải thích cách chơi trò chơi này.
- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?
- Khung cảnh lúc trò chơi diễn ra như thế nào?. Con người ra sao?
+ Ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự hoặc xem rất hào hứng, ai ai cũng mặc đẹp đẽ.
+....
- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?
+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.
+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.
+ ........
- Em có thích trò chơi này không? Vì sao?
+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề.
(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ thành bài văn)
Bạn tham khảo theo dàn ý này nhé:
1. Mở bài
Nêu tên quy tắc, luật lệ của hoạt động/trò chơi: trò chơi kéo coNêu lí do của việc thuyết minh về quy tắc, luật lệ: để mọi người hiểu thêm về trò chơi dân gian này đồng thời là cách chơi để đảm bảo công bằng cho mọi người.2. Thân bài
- Giới thiệu vắn tắt mục đích, bối cảnh, không gian, thời gian, diễn ra hoạt động/trò chơi và sự cần thiết thực hiện hoạt động, trò chơi theo quy tắc:
- Trình bày các điều khoản, nội dung của quy tắc, luật lệ:
Trước khi thi đấu, các đội tham gia sẽ được hướng dẫn về cách thức thi đấu. Mỗi đội thường đại diện cho một đơn vị tập thể, thường sẽ có đồng phục riêng. Chơi cân sức là hai đội có người chơi toàn nam hoặc toàn nữ, có khi đan xen cả nam nữ. Trẻ em thi đấu với trẻ em, người lớn thi đấu với người lớn. Chơi không cân sức là hai đội chơi chấp nhau, số lượng không bằng nhau, tương quan lực lượng có sự chênh lệch.
Trước khi chơi, cần chuẩn bị một sợi dây dài, to, dẻo và chắc; giữa hai đội vẽ hai đường mức dài cách nhau 1m rồi đặt sợi dây nằm trên hai mức, cắt hai đường mức theo dạng dấu cộng và cho tâm điểm nằm giữa hai mức.
Khi trọng tài hô “bắt đầu” thì hai đội ra sức kéo để di chuyển tâm điểm về phía đội mình. Khán giả đến xem sẽ hô vang: “Cố lên” để cổ vũ cho đội kéo co của mình.Nếu có hai đội chơi, tâm điểm về phía đội nào, đội đó chiến thắng. Nếu có nhiều đội chơi, các đội còn lại thi đấu tương tự, đội thắng sẽ thi đấu với nhau để tranh giải nhất, nhì và ba.Một vài lưu ý đặc biệt (nếu có)
3. Kết bài
Khẳng định ý nghĩa của việc tuân thủ quy tắc, luật lệ: Trò chơi kéo co giúp rèn luyện sức khỏe, tinh thần đoàn kết cũng như giúp giải trí sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi. Đây quả là một trò chơi hữu ích.Đưa ra khuyến nghị với người đọc (nếu có).

Chọn trò chơi đua thuyền nhé!
Mở đoạn:
- Giới thiệu lễ hội đua thuyền.
+ Trò chơi đua thuyền có nguồn gốc từ rất lâu đời, có mặt trong văn hóa Hy Lạp cổ đại, nơi các cuộc đua thuyền được tổ chức. Từ đó, trò chơi đua thuyền lan rộng sang các quốc gia khác trên thế giới và trở thành một hoạt động thể thao giải trí phổ biến.
Thân đoạn:
- Giải thích cách chơi trò chơi này.
- Muốn chơi trò này cần bao nhiêu người, dùng những đồ gì?
+ cần ít nhất là 2 người chơi cùng trên một con thuyền hoặc đến 10 - 12 người. Chia thành 2 đội (hay nhiều đội) đua với nhau.
+ dùng thuyền nhỏ hoặc tàu nhựa, bè chèo hoặc máy chèo, và một vùng nước đủ rộng để diễn ra cuộc đua.
- Khung cảnh lúc trò chơi đua thuyền diễn ra như thế nào?. Con người khi đó ra sao?
+ Các đội đua sẽ xuất phát từ một điểm cố định và cố gắng đến đích nhanh nhất. Họ cần có sự khéo léo, sức mạnh và sự phối hợp đoàn kết tốt để điều khiển thuyền và vượt qua đội kia để về đích sớm nhất.
+ Khán giả: ồn ào, náo nhịp đông đúc người tham dự xem rất hào hứng, ai ai cũng ăn mặc đẹp đẽ vô cùng.
+....
- Ý nghĩa của trò chơi đua thuyền là gì?
+ tạo ra một môi trường thú vị và kích thích cho người chơi, đồng thời thể hiện sự phối hợp và tinh thần đồng đội trong việc điều khiển thuyền.
+ hoạt động thể dục ngoài trời giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sự rèn luyện cơ bắp và sự kiên nhẫn. Ngoài ra, đua thuyền cũng có thể được tổ chức như một sự kiện thể thao hoặc gây quỹ từ thiện.
+ thể hiện sự đồng lòng, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau giữa mọi người với nhau.
+ thể hiện ý chí thi đua trong lao động.
+ ........
- Em có thích trò chơ đua thuyền này không? Vì sao?
+ Em rất thích đua thuyền. Vì nó mang lại cho em cảm giác thoải mái, vui vẻ cùng với mọi người.
Kết đoạn:
- Tổng kết lại vấn đề.
(Tham khảo thêm trên mạng để đầy đủ nha:")

Trò chơi cướp cờ là một hoạt động tập thể vô cùng bổ ích và thú vị. Dưới đây là thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:
-
Mở bài:
- Trò chơi cướp cờ là một trong những trò chơi dân gian tiêu biểu của văn hóa Việt Nam.
- Cướp cờ thường diễn ra trong các buổi hội làng hoặc đơn giản là sau buổi chăn trâu, cắt cỏ của những cô bé, cậu bé ở vùng nông thôn.
- Ngày nay, cướp cờ vẫn được nhiều đối tượng yêu thích bởi sự huyên náo, vui tươi mà nó mang lại.
-
Thân bài:
-
Những quy tắc khi chơi:
- Số lượng người tham gia: Khoảng 8 đến 10 người.
- Độ tuổi: Trẻ em.
- Dụng cụ: Một lá cờ.
- Không gian diễn ra trò chơi: Phòng rộng rãi.
-
Miêu tả cách chơi và luật chơi:
- Chuẩn bị trước khi chơi:
- Tùy thuộc vào số lượng người chơi, chia đội chơi bằng nhau.
- Chia phần sân ra làm 2 phần bằng nhau và cắm cờ ở chính giữa. Sau đó, vẽ một vòng tròn quanh chỗ cắm cờ.
- Từ điểm cắm cờ kéo về hai bên khoảng 10 - 20m, kẻ vạch xuất phát.
- Chọn ra một người để làm quản trò.
- Bắt đầu chơi:
- Hai đội đứng sau vạch xuất phát. Sau đó, đếm theo số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5…
- Khi quản trò gọi đến số nào, người mang số tương ứng ở mỗi đội sẽ chạy lên cướp cờ.
- Bên nào cướp được cờ và chạy về vạch xuất phát mà không bị đối thủ vỗ vào người thì được tính 1 điểm. Nếu bị vỗ thì không được điểm nào.
- Sau khi xong một lượt, người cướp được cờ mang cờ trả lại vị trí cũ và tiếp tục chơi cho đến hết số lượt quy định.
- Kết thúc cuộc chơi, đội nào giành được nhiều cờ hoặc nhiều điểm hơn thì giành chiến thắng.
- Chuẩn bị trước khi chơi:
-
Tác dụng của trò chơi cướp cờ:
- Tăng khả năng vận động, khéo léo.
- Rèn luyện sự nhanh nhẹn.
- Tạo không khí sôi nổi, vui vẻ.
- Tăng thêm tinh thần đoàn kết.
-
-
Kết bài:
- Khẳng định ý nghĩa của trò chơi cướp cờ.
Trò chơi pháo đất là một trò chơi dân gian phổ biến, thường được chơi nhiều ở các vùng quê và thường diễn ra vào dịp lễ Tết. Dưới đây là một thuyết minh về quy tắc và luật lệ của trò chơi này:
Mở bài:
Thân bài: Miêu tả cách chơi và nêu các quy tắc cơ bản:
Luật chơi:
Kết bài:
Hy vọng bạn thấy thú vị khi tham gia trò chơi pháo đất! 🎆🎇
Việt Nam là một nước giàu truyền thống văn hóa với những giá trị đời sống tinh thần rất đa dạng phong phú. Trong đó, những trò chơi dân gian cũng được xem như là những nét đẹp văn hóa làm nên bản sắc cho dân tộc Việt Nam. Một trong những trò chơi thú vị và khá phổ biến là trò chơi pháo đất.
Pháo đất là một trong những trò chơi dân gian được các em nhỏ vùng nông thôn yêu thích và chơi nhiều, nhất là khi dịp lễ tết cận kề. Tương truyền trò chơi này được bắt nguồn từ sự kiện trận đánh Bạch Đằng, con voi của Trần Hưng Đạo đã bị sa lầy ở khúc sông Hóa (Thái Bình). Nhân dân vùng này đã dùng đất ném xuống để cho voi thoát lên. Từ đó để ghi nhớ về sự kiện này, nhân dân thường hay mở hội thi pháo đất và được giữ gìn cho đến ngày nay.
Độ tuổi để chơi trò chơi pháo đất thường là các bạn học tiểu học trở lên. Ở các lễ hội thì sẽ chọn các thanh niên trai tráng hoặc những người có nhiều kinh nghiệm trong nặn pháo đất để tham gia. Đây là trò chơi tập thể nên số lượng người chơi là không giới hạn, tuy nhiên khi tổ chức thành cuộc thi thì thường sẽ có nhiều đội chơi, mỗi đội có khoảng từ 10- 20 người chơi.
Về không gian tổ chức trò chơi, trò chơi pháo đất cần đến không gian rộng rãi, càng bằng phẳng càng tốt vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến âm thanh to nhỏ của pháo đất. Một số địa điểm thường chơi là sân kho, sân đình,... Pháo đất thường được làm từ đất có độ quánh cao như đất sét, đất thịt,...và có dạng như hình bầu dục có thành dày hơn đáy với kích thước linh hoạt phụ thuộc vào lượng đất mà người chơi kiếm được.
Tại các hội thi, pháo đất được làm ra rất to với cái tên là mâm pháo vì nó được tạo thành từ 20-50kg đất sét (hoặc đất thịt). Khi chơi cần nắm được kỹ thuật làm pháo đất. Điều quan trọng trong làm pháo đất là đòi hỏi sự tập trung cao độ, tỉ mỉ và cẩn trọng. Đất làm pháo chất lượng là đất sét màu xám chì, có độ dẻo cao, ít dính tay, chân. Sau khi đã có đất thô rồi, cần phơi khô rồi đập nhỏ rồi giã lá gáo, lọc lấy nước để nhào đất cho thật dẻo. Nước lá gáo được sử dụng để khử mùi tanh hôi và giúp màu đất đẹp hơn. Cuối cùng, đất sẽ được nhặt hết xơ, sạn, đưa qua vải lọc để loại tạp chất, cát sỏ. Quá trình lọc đất càng kỹ thì pháo làm càng đỡ có vết nứt và có độ mịn càng cao.
Để làm pháo đất nổ được to thì cũng đòi hỏi người chơi thuần thục kỹ năng úp pháo. Để pháo nổ được, người cầm pháo phải cho đáy pháo tiếp xúc với lòng bàn tay rồi úp mạnh xuống sân chơi sao cho vành pháo tiếp xúc đều với bề mặt sân chơi. Khi làm như vậy áp suất cao của không khí trong lòng pháo khi bị nén sẽ phá vỡ đáy của nó tạo thành tiếng nổ.
Sau khi hiệu lệnh bắt đầu, các đội thi sẽ trình diễn kỹ năng làm pháo của mình. Đầu tiên sẽ dùng ngón tay cái làm trụ, ngón giữa xoay rồi dùng tay còn lại vừa giữ vừa vuốt tạo thân pháo hình bầu dục, vừa vặn, vừa vuốt mép cho nhẵn, phẳng. Phần mẹ hoàn thành xong sẽ làm tiếp đến phần con và đòi hỏi kỹ thuật cao hơn. Dùng con trỏ làm cữ, tay kia vừa bấm đất để ra được ra hình con rắn. Phần này có hông pháo to và càng ra ngoài thì càng thon và nhỏ dần. Khi pháo được làm xong sẽ có hiệu lệnh và người được chọn quăng pháo vào vị trí. Có thể có thêm 2-3 người hộ tống đỡ pháo lên tay cho người quăng. Khi pháo rơi gây ra tiếng nổ và con pháo bung ra. Trọng tài sẽ đo độ dài của con pháo để quy ra điểm. Phần thưởng của trò chơi thường đơn giản và mang giá trị tinh thần nhiều hơn. Tuy nhiên người được giải cao sẽ được vang danh tên tuổi về kỹ năng làm pháo đất bởi khâu làm pháo đất đòi hỏi người làm phải thuần thục, tỉ mỉ, người quăng pháo phải quăng một cách thuần thục và chính xác.
Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi pháo đất nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.