Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Cấu tạo trong của tuỷ sống
Cắt ngang tủy sống, quan sát thấy có 3 phần: màng tuỷ sống bao bọc phía ngoài; phần chất xám và phần chất trắng; ở giữa có một lỗ nhỏ là ống tủy sống.
+ Màng tuỷ sống. Tuỷ sống được bao bọc trong 3 lớp màng: lớp màng cứng ở bên ngoài. Áp sát màng cứng là lớp màng nhện, mỏng đàn hồi. Màng cứng và màng nhện có chức năng bảo vệ. Bên trong cùng là lớp màng mạch (còn gọi là màng não - tuỷ) mềm, dính chặt vào tuỷ sống, có nhiệm vụ nuôi dưỡng mô tuỷ sống.
+ Chất xám. Nằm trong phần chất trắng, hình chữ H. Ở chính giữa có 1 ống rỗng (ống tủy sống) chứa dịch não tủy. Chất xám do thân và các tua ngắn của các tế bào thần kinh tủy sống tạo nên.
Chất xám mỗi bên chia thành sừng trước, sừng sau (ở đoạn ngực có thêm sừng bên). Sừng trước rộng, do thân các nơron vận động, kích thước lớn tạo nên. Sừng sau hẹp, do các nơron cảm giác, kích thước nhỏ tạo nên. Sừng bên do thân các nơron dinh dưỡng tạo thành.
Ngoài ra, tia chất xám còn ăn sâu vào phần chất trắng giữa sừng bên và sừng sau tạo thành lưới tủy.
Một số nơron thần kinh trong chất xám tụ tập lại thành nhân (còn gọi là nhân chất xám) và một số nơron nhỏ nằm rải rác tạo nên các nơron liên hợp làm nhiệm vụ liên lạc giữa nơron cảm giác và nơron vận động thuộc cùng một đốt tủy.
+ Chất trắng. Nằm bao quanh các chất xám, do các sợi trục của nơron tủy tạo nên, tạo thành các đường đi lên và đi xuống. Đường đi lên (đường hướng tâm) do các sợi trục của các nơron cảm giác tạo nên. Đường đi xuống (đường li tâm) do các sợi trục của nơron vận động tạo nên. Ngoài ra còn có các sợi trục của các nơron liên hợp tạo thành bó chất trắng nối các trung khu với nhau. Tất cả các sợi trục tạo thành chất trắng của tủy sống đều có bao miêlin bao bọc không liên tục.
Phần chất trắng ở mỗi bên tủy sống tạo thành 3 cột: trước, sau, bên. Mỗi cột có nhiều bó, trong đó có bó hướng tâm, li tâm, bó liên hợp.
Các bó hướng tâm: gồm bó tủy sau giữa (bó Burdach); bó tủy sau bên ( bó Goll); bó tủy - tiểu não sau (bó tiểu não thẳng); bó tủy - tiểu não trước (bó tiểu não bắt chéo) và bó tủy - thị (bó cung)
Các bó li tâm: gồm bó tháp thẳng, bó tháp chéo và các bó ngoại tháp (gồm bó đỏ - tủy; bó thị - tủy, bó tiền đình - tủy)
Các bó dẫn truyền riêng trong tuỷ là bó lưng, bó bên và bó bụng.
Chức năng tuỷ sống
Tuỷ sống tham gia và thực hiện 3 chức năng chủ yếu là: chức năng phản xạ, chức năng dẫn truyền và chức năng dinh dưỡng.
+ Chức năng phản xạ. Chức năng phản xạ của tuỷ sống do phần chất xám trong tuỷ sống đảm nhận. Đó là các loại phản xạ tự nhiên, được xem là những phản xạ bản năng để bảo vệ cơ thể. Có 3 loại nơ ron đảm nhận chức năng phản xạ là nơron cảm giác, nằm ở rễ sau, dẫn xung cảm giác vào chất xám. Nơron liên lạc dẫn xung thần kinh ra sừng trước. Nơ ron vận động, nằm ở rễ trước, dẫn truyền xung vận động đến cơ vân và các cơ quan thừa hành.
Tuỷ sống điều tiết mọi hoạt động như các hoạt động niệu - sinh dục, nhịp hô hấp, hoạt động tim mạch. Tuỷ sống là trung tâm cấp thấp của vận động cơ toàn thân. Tuỷ sống tham gia và thực hiện các phản xạ vận động phức tạp, đồng thời là nơi giao tiếp của các phản xạ vận động.
Các phản xạ tuỷ điển hình như:
- Phản xạ da. Xuất hiện khi kích thích lên da. Trung tâm của phản xạ da nằm ở đoạn tuỷ ngực 11, 12
- Phản xạ gân. Xuất hiện khi kích thích lên gân (ví dụ gõ lên gân bánh chè lúc ngồi trên ghế). Trung tâm của phản xạ này nằm ở đoạn tuỷ thắt lưng 2- 4
- Phản xạ trương lực cơ. Giúp cơ luôn ở trạng thái trương lực. Nếu cắt đứt dây thần kinh vận động đùi thì cơ đùi sẽ mất trương lực, cơ sẽ mềm nhũn.
+ Chức năng dẫn truyền. Chức năng dẫn truyền của tuỷ sống do phần chất trắng đảm nhận. Chất trắng của tuỷ sống là những đường dẫn truyền xung thần kinh từ thụ quan lên não và từ não qua tuỷ sống đến các cơ quan đáp ứng. Ngoài ra trong chất trắng của tuỷ sống còn có các đường dẫn truuyền ngắn nối các đốt tuỷ sống với nhau.
+ Chức năng dinh dưỡng. Chức năng dinh dưỡng được thực hiện bởi các nơron dinh dưỡng trong tuỷ sống chi phối và chịu sự điều khiển của một đoạn tuỷ (Ví dụ, phản xạ bàng quang, phản xạ hậu môn, phản xạ vận mạch, phản xạ tiết mồ hôi).
Như vậy, tuỷ sống là trung khu thần kinh cấp thấp dưới vỏ, điều khiển các phản xạ không điều kiện.
- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ trước và rễ sau.
+ Rễ sau dẫn xung thần kinh cảm giác.
+ Rễ trước dẫn xung thần kinh vận động.
Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất, nhân, ti thể, chất tế bào, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm và trung thể.
Cấu tạo tế bào gồm: Màng sinh chất, nhân, ti thể, chất tế bào, lưới nội chất, bộ máy Gôngi, ribôxôm và trung thể.
Chức năng của tế bào là cấu tạo nên cơ thể cụ thể từng bộ phận nè
* Mô liên kết:
Chức năng:- Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể. Mô liên kết có ở hầu hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, chúng gắn bó với nhau.
Cấu tạo:
+ Thành phần gian bào gồm phần lỏng gọi là dịch mô; phần đặc hơn, có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản
+ Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản
+ Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào
- Mô liên kết được gọi là loại mô giàu thành phần gian bào (được coi như môi trường bên trong cơ thể). Gồm ba loại lớn:
+ Mô liên kết chính thức, có mật độ mềm và có mặt ở khắp nơi trong cơ thể
+ Mô sun, chất căn bản có chứa cartilagein (chất sụn), có mật độ rắn vừa phải
+ Mô xương, chất căn bản có chứa ossein và muối canxi vì vậy mật độ rắn
- Mô xương và mô sụn là bộ khung của cơ thể
Bài tham khảo
* Mô liên kết:
- Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất trong cơ thể. Mô liên kết có ở hầu hết khắp các bộ phận của cơ thể, xen giữa các mô khác, chúng gắn bó với nhau. Mô liên kết có nguồn gốc từ lá thai giữa, tức là từ trung mô. Trong cơ thể có nhiều loại mô liên kết. Mỗi loại mô đều được hình thành bởi:
+ Thành phần gian bào gồm phần lỏng gọi là dịch mô; phần đặc hơn, có tính đặc của một hệ keo gọi là chất căn bản
+ Các sợi liên kết vùi trong chất căn bản
+ Các tế bào liên kết nằm rải rác trong thành phần gian bào
- Mô liên kết được gọi là loại mô giàu thành phần gian bào (được coi như môi trường bên trong cơ thể). Gồm ba loại lớn:
+ Mô liên kết chính thức, có mật độ mềm và có mặt ở khắp nơi trong cơ thể
+ Mô sun, chất căn bản có chứa cartilagein (chất sụn), có mật độ rắn vừa phải
+ Mô xương, chất căn bản có chứa ossein và muối canxi vì vậy mật độ rắn
- Mô xương và mô sụn là bộ khung của cơ thể.
Chúc bạn học tốt!
Qua 2 ảnh A và B của hình 27.2 thấy được ý thức trong tham gia giao thông của học sinh chưa được tốt. Ở hình A thì với một chiếc xe nhưng các bạn học sinh lại chở đến 4 người, điều này hoàn toàn sai với quy định an toàn giao thông. Ở hình B, các bạn học sinh chạy xe dàn hàng 4 hàng 5 trên đường lộ, chạy cập kè nói chuyện với nhau. Những việc làm trên không những sai với quy định an toàn giao thông mà còn có thể gây ra tai nạn giao thông.
Câu 1:
Thành phần của máu | Chức năng |
Hồng cầu | Vận chuyển O2 và CO2 trong hô hấp tế bào . |
Bạch cầu | Bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn đột nhập bằng cơ chế thực bào,tạo kháng thể,tiết protein đặc hiệu phá huỷ tế bào đã nhiễm bệnh. |
Tiểu cầu | Dễ bị phá huỷ để giải phóng 1 loại enzim gây đông máu. |
Huyết tương | Duy trì máu ở thể lỏng và vận chuyển các chất dinh dưỡng,chất thải,hoocmon,muối khoáng dưới dạng hoà tan. |
Câu 2:
-Cấu tạo của hệ tuần hoàn:
+ Dịch tuần hoàn.
+ Tim.
+ Mạch máu.
+ Các van.
- Chức năng của hệ tuần hoàn :
+Vận chuyển oxygen và chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể
+Mang các chất thải của quá trình trao đổi chất đến các cơ quan bài tiết
+Có vai trò trong hệ miễn dịch chống lại sự nhiễm khuẩn
+Vận chuyển hormone.
Câu 3:
- Sự thở (thông khí I phổi): Hít vào và thở ra làm cho khí trong phổi thường xuyên được đổi mới.
- Sự trao đổi khí ở phổi: Không khí ở ngoài vào phế nang (động tác hít vào) giàu khí ôxi (O2), nghèo cacbonic (CO2). Máu từ tim tới phế nang giàu cacbonic (CO2), nghèo ôxi (O2). Nên ôxi (O2) từ phế nang khuếch tán vào máu và cacbonic (CO2) từ máu khuếch tán vào phế nang.
- Sự trao đổi khí ở các tế bào: Máu từ phổi về tim giàu ôxi (02) sẽ theo các động mạch đến tế bào. Tại tế bào luôn diễn ra quá trình ôxi hóa các hợp chất hữu cơ để giải phóng năng lượng, đồng thời tạo ra sản phẩm phân huỷ là cacbonic (CO2), nên nông độ O2 luôn thâp hơn trong máu và nồng độ CO2 lại cao hơn trong máu. Do đó O2 từ máu được khuếch tán vào tế bào và CO2 từ tế bào khuếch tán vào máu.
Câu 4:
Các bước tiến hành hà hơi thổi ngạt:
- Bịt mũi nạn nhân bằng 2 ngón tay.
- Hít một hơi đầy ghé sát miệng nạn nhân thổi 1 hơi không để không khí lọt ra ngoài.
- Ngưng thổi rồi thổi tiếp.
- Cứ làm như vậy 12-20 lần/phút đến khi nạn nhân tự thở được.
Chúc bạn học tốt!
✳cấu tạo ngoài : màng tim , các mạch máu quanh tim , lớp dịch , tim hình chóp
✳ cấu tạo trong : - tim gồm có 4 ngăn : 2 tâm nhĩ ở trên , 2 tâm thất ở dưới
- độ dày thành cơ tâm thất lớn hơn thành cơ tâm nhĩ, thành cơ tâm thất trái dày nhất
- có vách ngăn chia tim thành 2 nửa : nửa trái và nửa phải
- có van tim giúp máu chảy theo 1 chiều
✱ tim có chức năng co bóp , đẩy máu đi và nhận máu về
✰tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi là do tim làm việc 0,4s và nghỉ ngơi 0,4s
Ví dụ về vai trò của hệ thần kinh trong điều khiển sự hoạt động của các cơ quan như sau:
Khi chạy, hệ vận động làm việc với cường độ lớn, lúc đó các hệ cơ quan khác cũng tăng cường hoạt động, nhịp tim tăng, mạch máu dãn, thở nhanh và sâu. mồ hôi tiết nhiều…. Điều đó chứng tỏ các hệ cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động dưới sự điều khiển của hệ thần kinh ..
Ví dụ: Mùa đông gió rét.
=> Xuất hiện xung phản xạ và phân tích hành động: mặc áo ấm tránh ra ngoài.
Biểu diễn như sau:
Thân nhiệt giảm do nhiệt độ môi trường giảm => xung phản xạ về TW thần kinh: Trời rét => TW thần kinh trả lời: Mặc áo ấm đi giày vớ và đóng cửa tránh gió lạnh tới tay chân => Tay lấy áo, chân chạy ra chỗ cửa sổ để đóng cửa sổ.
Cấu tạo:
+ Phần trung ương: não, tủy sống
+ Ngoại biên: dây thần kinh và hạch thần kinh
Chức năng:
+ Phân hệ thần kinh giao cảm và đối giao cảm có tác dụng đối lập nhau trong điều hòa hoạt động các cơ quan sinh dưỡng.
+ Nhờ tác dụng đối lập đó mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng!
Cấu tạo của hệ thần kinh sinh dưỡng
- Hệ thần kinh sinh dưỡng gồm:
+Phần trung ương: nằm trong não và tủy sống
+ Phần ngoại biên: các dây thần kinh và hạch thần kinh
Chức năng :
+ Chức năng của phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm đối lập nhau.
+ Nhờ tác dụng đối lập của hai phân hệ mà hệ thần kinh sinh dưỡng điều hòa được hoạt động của các cơ quan nội tạng (cơ trơn, cơ tim và các tuyến).