K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 10 2016

Một số biểu hiện thể hiện thiếu tôn sư trọng đạo của học sinh hiện nay

- Vô lễ với thầy cô. 

- Không biết nhận lỗi và sửa lỗi.

- Còn nói chuyện trong giờ học.

- Không học bài, làm bài tập, không vâng lời thầy cô. 

- Khi trước mặt thầy cô thì ngoan ngoãn, vâng dạ nghe theo nhưng khi không có thầy cô thì vô lễ, hỗn láo.

18 tháng 10 2016

nói dối thầy cô 

nó chuyện trong giờ học

không vâng lời thầy cô

6 tháng 11 2016

văn ghê

27 tháng 9 2016

xin lỗi mình ko rảnh

5 tháng 10 2016

mình nghĩ là câu (5)hihi

11 tháng 10 2016

Mình nghĩ là câu [2,4,5]

30 tháng 11 2016

Em đã làm gì để thể hiện tinh thần tôn sư trọng đạo?

-Hỏi thăm sức khỏe thầy cô giáo kể cả khi không còn học với thầy cô

-Nhân ngày 20/11 em sẽ tặng cho thầy cô những lời chúc và những món quà có ý nghĩa

-Em đã làm tốt trách nhiệm của 1 ng học sinh, học 5 điều Bác Hồ dạy để tỏ lòng biết ơn và kính trọng

-Khi thầy cô gặp những khó khăn trong cuộc sống, em đã giúp đỡ 1 phần nào đó để thầy cô bớt đi 1 gánh nặng

30 tháng 11 2016

đó là điều mk nên làm!!vui

5 tháng 10 2017

Tôn sư trọng đạo không chỉ còn là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nên nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

Nhân dân ta từng có những câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa rất sâu sắc về vấn đề Đạo và Thầy. Những câu nói ấy vừa tôn vinh người Thầy, vừa nhắc nhở con người phải biết sống cho phải đạo làm người. Thầy là người vạch đường chỉ lối cho mối người “Không thầy đố mày làm nên”. Vì thế vị trí của người thầy được đặt ngang hàng với vị trí của cha mẹ, “Công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy”. Chúng ta vẫn luôn tự nhắc mình: “Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.

Người làm thầy trong bất cứ xã hội nào luôn được xã họi tôn trọng “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Bởi vậy, “tôn sư trọng đạo” không còn là một vấn đề quan niệm sống hay quan niệm về cách cư xử mà đã trở thành một phạm trù đạo đức. Thời xưa Platôn, Aritxtôt, Khổng Tử… từ người thầy đã trở thành những bậc thánh trong lòng học trò. Ngày nay, người thầy tuy không có vị trí tuyệt đối như thế song thầy vẫn là người được xã hội tôn trọng và “nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Dù ở phương Đông hay phương Tây, dù mối quan hệ thầy trò có bình đẳng đến đâu, gần gũi đến đâu thì danh giới thầy trò, vị trí đáng kính của người thầy vẫn không hề bị mai một.

Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay đã có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những học sinh chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những học sinh đó.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của loài người. Nếu trẻ em là tờ giấy trắng thì người cầm cây bút viết lên những tờ giấy trắng ấy những tráng thẳng hàng, rõ nét, rõ chữ nhất chính là thầy cô giáo. Tôn trọng những người giữ vai trò truyền đạt tri thức nhân ***** thế hệ sau là biểu hiện của tình yêu tri thức, của lòng ham học hỏi, của ý chí và khát vọng vươn lên cuộc sống tốt đẹp hơn. Vì thế “tôn sư” không chỉ là vấn đề tôn trọng, kính yêu người làm nghề dạy học mà còn là biểu hiện của tình yêu tri thức, biểu hiện của văn minh, tiến bộ. “Đạo” cũng không chỉ dừng lại ở đạo làm trò, ở những hình thức, thái độ ứng xử với người thầy mà còn là cả vấn đề đạo đức xã hội. Đó là đạo làm người, là đạo học ở đời. Trọng đạo là coi trọng sự hiểu biết, coi trọng tinh thần ham học hỏi, đề cao truyền thống ham học.

Tôn sư trọng đạo là một truyền thống đạo đức vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Đứng trước những hiện tượng đáng suy nghĩ hiện nay về vấn đề đạo đức học đường, chúng ta cần phải có những hoạt động cần thiết để nhắc nhở mỗi người nhìn lại thái độ và cách ứng xử của mình đối với những người làm thầy trong xã hội này. Tôn sư trọng đạo cần phải được quan tâm hơn nữa.

Để xã hội ngày càng văn minh con người ngày càng phải chú ý đến chuyện học hành, tiếp thu tri thức. Vì thế, vai trò của người thầy trong xã hội hiện đại đã thay đổi, từ người truyền đạt tri thức đã chuyển thành người dẫn dắt học sinh tìm ra con đường đến với tri thức. Vai trò của người thầy ít nhiều thay đổi nhưng vị trí của người thầy thì không hề suy giảm. Thầy vẫn là thầy và ngày càng quan trọng hơn. Vì vậy, dù xã hội có đi đến đâu, xã hội ấy vẫn có những người muốn học và vẫn có những người thực hiện nhiệm vụ dạy bảo người đi sau. Trong cuộc sống ngày nay, khi mà vấn đề học hành ngày càng phức tạp và sự xuống cấp về đạo đức xã hội đang khiến nhiều người có lương tâm trách nhiệm phải quan tâm suy nghĩa thì vấn đề “tôn sư trọng đạo” càng phải tiếp tục được kế thừa và phát huy hơn nữa.

5 tháng 10 2017

Trên thực tế, vấn đề “tôn sư trọng đạo” ngày nay có nhiều điều đáng phải bàn. Các thầy cô giáo dù phải đứng trước bao nhiêu khó khăn của cuộc sống vẫn đang ngày đêm lo lắng, nghiền ngẫm để truyền thụ cho học sinh những tri thức quý giá nhất. Còn học sinh, bên cạnh những em chăm chỉ ngoan ngoãn, thực hiện đúng đạo làm trò, kính yêu và tôn trọng thầy cô giáo, đã có không ít bạn chót quên đi đạo nghĩa thầy trò. Những học sinh ấy đã vô tình hoặc cố ý vi phạm đạo làm trò, làm đau lòng các thầy cô giáo. Đã có những câu chuyện đau lòng mà chúng ta không muốn nhắc đến như hiện tượng học trò xúc phạm thầy cô giáo, vô lễ với những người đang ngày đêm dạy bảo mình những điều hay lẽ phải, truyền đạt cho mình những tinh hoa tri thức nhân loại. Xã hội đã, đang và sẽ tiếp tục lên án những sự suy đồi của chuẩn mực đó.

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn được tiếp nối, phát huy. Nhà nước, xã hội luôn quan tâm đến giáo dục và đời sống vật chất, tinh thần của người thầy. Giáo dục được coi là quốc sách: Tăng ngân sách giáo dục, tăng lương giáo viên và tích cực tu bổ, xây dựng hệ thống trường lớp. Các gia đình cũng luôn chú trọng đến việc học hành của con em mình. Không khí dân chủ giúp mối quan hệ thầy - trò gần gũi, chan hòa hơn, tạo điều kiện để thầy giúp trò phát huy vai trò chủ động trong học tập. Ở cấp học nào, tiếng nói của thầy giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành, phát triển nhân cách của mỗi con người. Nhiều khi, học trò có thể tâm sự, chia sẻ với thầy, có nhiều điều không nói được với cha mẹ và người thân. Phụ huynh học sinh tin cậy gửi gắm con em cho nhà trường và thầy cô...

Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều hiện tượng tiêu cực đang tác động không tốt đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương nhận được chưa đảm bảo cho người thầy một mức sống trung bình. Thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm thêm để kiếm sống - vừa mất đi thời gian, sức lực lẽ ra phải dành cho việc giảng dạy, vừa làm suy giảm hình ảnh người thầy. Đây đó, cũng có những giáo viên không đứng vững trước “cơn bão thị trường” đã làm giảm sút sự trân trọng của xã hội đối với người thầy... Thầy Văn Như Cương - Hiệu trưởng Trường PTTH Dân lập Lương Thế Vinh khi chúc mừng các học trò thi đỗ đạt đã có mấy lời “cảm tác” đáng để suy ngẫm: “Các em vào đại học, thầy vui... Ít em mong muốn vào sư phạm - Ai sẽ thay thầy lúc mấy mươi?”.

Mặt khác, sự quan tâm của nhiều phụ huynh và học sinh còn mang tính thực dụng cũng làm giảm nhiệt tâm của không ít thầy, cô. Không hiếm học trò chăm chỉ đến thăm, tặng quà thầy, cô trong ngày lễ nhưng lại chểnh mảng, lười biếng trong giờ học. Có những học trò ra trường, khi thành đạt không hề nhớ đến người thầy đã tận tụy dạy dỗ mình. Có lẽ, họ không biết rằng, chỉ một lời thăm hỏi qua điện thoại cũng khiến thầy, cô hạnh phúc và yêu nghề hơn. Thậm chí, có cả những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm nặng nề đến thân thể và nhân phẩm của thầy, cô giáo... Đó là những biểu hiện hoàn toàn xa lạ đối với nếp sống, nếp văn hóa truyền thống của người Việt Nam.

20 tháng 12 2016

Có thể hiểu rằng, “tôn sư” là lòng tôn kính, thương mến của người học trò đối với thầy; “trọng đạo” là đề cao, xem trọng đạo lý. Tinh thần “Tôn sư trọng đạo” có từ rất lâu, đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị, vua là trên hết, và người thầy xếp sau vua nhưng trước cha mẹ. Chúng ta thường nghe nói “Quân- Sư- Phụ” là thế. Những câu tục ngữ, ca dao truyền miệng từ xưa đến nay mà mọi người đều thấy quen thuộc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Không thầy đố mày làm nên”,Trọng thầy mới được làm thầy” , “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”, cũng thể hiện được truyền thống “Tôn sư trọng đạo”.

23 tháng 12 2016

-Dối với cá nhân;

Tôn trong và làm theo lời dạy bảo của thầy cô sẽ giúp ta tiến bộ , trở nên người có ích cho gia đình và xã hội.

-Đối với xã hội;

Tôn sư trọng đạo giúp các thầy cô giáo hoàn thành tốt trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của mình là đao nên những lớp ngưới lao động trẻ tuổi , đóng gop cho sự tiến bộ của xã hội

-Tôn sư trọng đạo là truyền thống quý báu của dân tộc ta cần giữ gìn và phát huy.

28 tháng 8 2016

Diễn viên phim High School Love On đúng ko?Cx xinh mà!!!!!!hihi

29 tháng 8 2016

bn theo dõi mk đi,rùi tụi mk sẽ nhắn tin vào nick bn

 

2 tháng 1 2017

happy new yearhaha

2 tháng 1 2017

happy new yearok

22 tháng 10 2016

đẹp thật

22 tháng 10 2016

sinh nhật U à

5 tháng 10 2016

Hôm nay e đi học thấy 1 em bé bán vé số. Nhìn em tầm 6 tuổi - đnag ở tuổi ăn tuổi lớn ấy vậy mà em gầy . Đôi tay rét cong vì trời đông rét giá, đôi môi em tím bầm run lên từng tiếng:

-chị ơi giúp em với. Em lạnh lắm!

Trong người tôi lúc bấy giờ chả còn thứ gì có thể cho em. Tiền cũng không có đồng nào. Nhưng tôi mới nhớ ra là sáng mẹ có để trong balo tôi 1 hộp xôi nếp mẹ làm. Nghĩ vậy, tôi nói:

- chị không thể cho em  thứ gì có giá trị nhưng chị có thứ này. Chắc nó sẽ giúp em cảm thấy khá hơn.

Nói rồi, tôi vội kéo khóa căp, đưa cho cô bé ấy hộp xôi của mẹ. 

-Chị cho em cái này được chứ?? cô bé??

-Dạ em cảm ơn chị..

Cô bé đón lấy món quà nhỏ nhoi của tôi bằng tất cả tấm lòng trân thành. Tinh... Tinh..Tinh... tiếng chuông cổng trường học rung lên báo hiệu giờ vào lớp sắp tới. Toi vội chào cô bé và cất bước tới trường và tôi cảm thấy mình rất vui và thấy mình đã lớn vì  có 1 hành động thể hiện sự đoàn kết tương trợ mà cô giáo tôi từng dạy.

19 tháng 10 2019

có một bạn trong lớp em bị ốm và nghỉ học . hôm ấy em đã giúp bạn chép bài và hướng dẫn bạn ấy làm bài .bạn ấy đã rất cảm kích cũng như từ đó em và bạn trở thành bạn bạn thân thiết . đó là những điều tốt đẹp sau khi làm những điều tốt đẹp cho những người quanh ta