K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 9 2019

thứ nhất :sai chính tả tự sự ko phải tự xự

thứ 2 nhân vật trong văn tự sự?ko có phạm vi để khoanh vùng => ko làm đc

thứ3 sự việc trong văn tự sự ? ok nhé

Sáu yếu tố cụ thể cần thiết của văn tự sự

-  Ai làm? (nhân vật): 

-  Xảy ra ở đâu?: 

-  Xảy ra lúc nào

-  Nguyên nhân:

-  Diễn biến: 

-   Kết quả: 

12 tháng 9 2019

nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và được thể hiện trong văn bản. nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện trong văn bản. Nhân vât phụ giúp nhân vật chính hoạt động.

sự việc trnog văn tự sự được trình bày 1 cách cụ thể: sự việc xảy ra trong thời gian , địa điểm cụ thể , do nhân vật thực hiện , có nguyên nhân , diễn biến , kết quả .....

      + mai mình cũng kiểm tra Ngữ Văn 15 phút.

14 tháng 9 2016
Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.
15 tháng 9 2016

muộn rồi bạn ạ minh làm xong lâu rồi

2 tháng 5 2016

\(\frac{X}{Y}=HUMAN\)hiha

2 tháng 5 2016

Đừng bận tâm câu trả lời đó của tớ! Chẳng qua là có một sự nhầm lẫn nhỏ nhoi ở đây!!!thanghoa

4 tháng 12 2019

Sau khi học truyện Em bé thông minh,em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện.Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi,con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạng và nhanh trí.Em không hề rụt rè,nhút nhát như những đứa bé khác cùng tuổi mà dám đối thoại với viên quan và cả nhà vua.Em bé đã giải được những câu đố oái oăm ,hóc búa đầy bất ngờ của viên quan,nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục.Câu đố :xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng,đại thần,nhà thông thái đều lắc đầu bó tay nhưng em bé thì vừa chơi vừa hát câu giải đố một cánh dễ dàng.Em mong mọi trẻ em đều thông minh,nhanh nhẹn như em bé.Chúc you học tốt

4 tháng 12 2019

Cảm ơn bạn nha mặc dù mình biết bạn chép trên " Học 24.vn " ahihi !

29 tháng 8 2019

Bn ơi trong này ngt toàn cóp mạng thôi

Ko có ai rảnh mà tự viết đâu

P/S:Bn nên lên mạng tra thì hơn

Bài làm

~ Tham khảo ~

Là một cái bánh chưng ngày tết, tôi không thể nào quên được cái nguồn gốc, cái xuất thân của mình. Vào thời Vua Hùng, khi ông Lang Liêu vẫn là hoàng tử, ông ấy luôn chăm ngoan, lễ phép, nghe lời vua cha mẫu hậu và thương yêu anh em. Khi đã về già, vì chưa biết trọn ai nối ngôi, Vua Hùng bèn liều thử tài các con trai của mình, ngài bảo các con làm lễ vật kính biếu ngày đại thọ sắp tới của ngài, ai hợp ý thì ngài sẽ truyền ngôi. Các hoàng tử lập tức đi tìm lễ vật quý hiếm để cống nạp, từ trai biển đến rắn biển, từ tôm hùm đến thịt voi,... Nhưng chỉ riêng ông Lang Liêu là khôn biết làm gì, tôi được mộ vị thần gửi cho Lang Liêu qua một giấc mộng, và từ đó, tôi được bản tay khéo léo cả ông làm ra. Khi biết được truyện là có một món ăn dân dã, gần gũi, Vua Hùng rất mừng và nếm thử và quyết định trao ngai vàng cho Lang Liêu. Cái ngày Lang Liêu lên ngôi cũng chính là ngày mà những cái bánh chưng như tôi và anh em bánh giày của tôi ra đời và ngày nay ở những ngày lễ tết, tôi và bánh giầy là những vật không thể thiếu.

# Học tốt #

4 tháng 9 2016
SỰ VIỆC VÀ NHÂN VẬT TRONG VĂN TỰ SỰ
 
 

I. KIẾN THỨC CƠ BẢN

Sự việc và nhân vật là hai yếu tố then chốt của tự sự. Các yếu tố này có quan hệ qua lại với nhau và với các yếu tố khác của văn bản tự sự như chủ đề, thời gian, không gian, v.v...
1. Sự việc trong văn tự sự
Nói đến tự sự không thể không nói đến sự việc. Để tổ chức tự sự, người ta phải bắt đầu từ khâu lựa chọn sự việc để "kể", rồi thiết lập liên kết giữa các sự việc theo dụng ý của mình, hướng tới nội dung nhất quán nào đấy (tức là thể hiện chủ đề). Như vậy, tự sự không có nghĩa chỉ là "kể", liệt kê các sự việc mà quan trọng là phải tạo cho câu chuyện ý nghĩa thông qua cách kể.
a) Xem xét hệ thống các sự kiện chính trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
(1) Vua Hùng kén rể;
(2) Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn;
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể;
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ;
(5) Thuỷ Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh;
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua, đành rút quân về;
(7) Hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
- Trong các sự việc trên, có thể bỏ đi sự việc nào không? Vì sao?
- Có thể đảo trật tự (từ 1 đến 7) của các sự việc trên được không? Vì sao?
- Hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc. Mối quan hệ giữa chúng?
Gợi ý: Các sự việc trong văn tự sự phải được sắp xếp, tổ chức đảm bảo tính liên tục của mạch phát triển câu chuyện. Bảy sự việc trên là các sự việc chính của câu chuyện, bỏ đi sự việc nào cũng đều ảnh hưởng đến tính liên tục, mạch liên kết các sự việc của câu chuyện và truyện sẽ mất đi những ý nghĩa tương ứng. Chẳng hạn, nếu bỏ đi sự việc (7), sẽ  không thấy được ý nghĩa giải thích hiện tượng lũ lụt khi nhận thức về tự nhiên của nhân dân ta còn ở trình độ thấp.
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được. Bởi vì, chúng được xuất hiện trong câu chuyện theo mối liên hệ nhân quả, trước sau liên tục, sự việc sau sẽ không được giải thích nếu không có sự việc trước.
Sự việc (1), (2) là sự việc khởi đầu. Sự việc (3), (4) là sự việc phát triển. Sự việc (5)  là sự việc cao trào. Sự việc (6), (7) là sự việc kết thúc. Mối liên hệ giữa các sự việc là mối liên hệ nhân quả. Sự việc khởi đầu dẫn đến sự việc phát triển, sự việc phát triển dẫn đến cao trào và kết thúc.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh:
- Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
- Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
- Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
- Diễn biến: Vua Hùng kén rể - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cầu hôn - Vua Hùng ra điều kiện - Sơn Tinh đến trước, lấy được Mị Nương - Thuỷ Tinh nổi giận - Sơn Tinh và Thuỷ Tinh giao chiến - Thuỷ Tinh thua - hằng năm Thuỷ Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh.
- Nguyên nhân: việc xảy ra do Thuỷ Tinh tức giận khi không lấy được Mị Nương.
- Kết thúc: Thuỷ Tinh thua nhưng vẫn không quên thù hận, hằng năm vẫn gây bão lụt đánh Sơn Tinh.
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh. Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thuỷ Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thuỷ Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt. Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây luỹ đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thuỷ Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,... cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng. Sơn Tinh thắng, Thuỷ Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
2. Nhân vật trong văn tự sự
a) Nhân vật trong văn tự sự là kẻ thực hiện các sự việc và là kẻ được thể hiện, được biểu dương hay bị lên án trong văn bản. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
b) Có thể chia nhân vật trong văn tự sự thành nhân vật chính và nhân vật phụ. Nhân vật chính là nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản. Nhân vật phụ thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, chủ yếu nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện. Chẳng hạn, trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, nhân vật chính là Vua Hùng, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, các nhân vật phụ như  Lạc hầu, Mị Nương.
c) Nhân vật trong văn tự sự được thể hiện ra ở các mặt như tên gọi, lai lịch, hình dáng, tính nết, việc làm,...
Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó. Ví dụ: Sơn Tinh - thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thuỷ Tinh - thần nước (thuỷ: nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng - thứ mười tám; Sơn Tinh - ở vùng núi Tản Viên,...; Lạc Long Quân - ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ - ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,... Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân - mình rồng, Thánh Gióng - "Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.". Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: "tính nết hiền dịu"), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,... Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thuỷ Tinh,... Nói chung, tuỳ theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hoà.

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

1. Chỉ ra những việc mà các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đã làm:
- Vua Hùng: kén rể, thử tài, thách cưới
- Mị Nương: không
- Sơn Tinh: đem đầy đủ lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ chống trả Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: mang lễ vật đến sau, đem quân đuổi theo cướp Mị Nương, gọi gió làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh, hằng năm làm mưa gió, bão lụt trả thù.
a. Vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong truyện bộc lộ rõ qua việc làm, từ việc làm của các nhân vật trên, hãy rút ra nhận xét về vai trò, ý nghĩa của chúng trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Gợi ý: Qua việc làm có thể xác định vai trò chính hay phụ của các nhân vật (xem mục (b) phần (2): nhân vật trong văn tự sự). Ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm tuỳ thuộc vào sự thể hiện tư tưởng chủ đề của nó trong tác phẩm ấy. Chẳng hạn: nhân vật Sơn Tinh, qua việc làm, thể hiện mong ước chế ngự thiên tai của người Việt cổ khi đánh thắng Thuỷ Tinh.
b. Các sự việc chính, thể hiện chủ đề của tác phẩm tự sự, thường gắn với những nhân vật chính. Tóm tắt văn bản tự sự, do vậy, nhất thiết phải chú trọng đến các sự việc do các nhân vật chính làm, hoặc liên quan trực tiếp đến các nhân vật này. Tóm tắt truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh theo sự việc gắn với các nhân vật chính có thể dựa vào 7 sự việc đã nêu ở phần trước, diễn đạt bằng lời văn của mình.
c. Nhan đề cũng là một bộ phận quan trọng, thể hiện khái quát chủ đề của tác phẩm. Nhan đề hay là nhan đề vừa phản ánh được chủ đề trung tâm của văn bản, vừa phải ngắn gọn, súc tích. Gọi tên văn bản theo tên nhân vật chính là cách thường gặp, nhất là trong các truyện kể dân gian. Trong các tên gọi Vua Hùng kén rểTruyện vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ TinhBài ca chiến công của Sơn TinhSơn Tinh, Thuỷ Tinh thì tên gọi thứ tư là hợp lí nhất. Gọi là Vua Hùng kén rể thì chưa thể hiện được chủ đề của truyện. Gọi là Truyện Vua Hùng, Mị Nương, Sơn Tinh và Thuỷ Tinh thì vừa dài dòng, lại vừa không cho thấy được sự chú ý tới vai trò khác nhau giữa nhân vật chính và nhân vật phụ. Gọi là Bài ca chiến công của Sơn Tinh thì lại không thể hiện được rõ đối kháng giữa hai nhân vật chính là Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
2. Cho nhan đề truyện: Một lần không vâng lời. Em hãy tưởng tượng để kể một câu chuyện theo nhan đề ấy.
Gợi ý: Cho nhan đề tức là ta đã biết định hướng về chủ đề của câu chuyện mà ta sắp kể. Với bất kì câu chuyện với nhan đề gì, theo chủ đề nào thì trước khi kể nhất thiết cũng phải chuẩn bị theo các thao tác như sau:
- Tưởng tượng ra sự việc chính sẽ kể;
- Diễn biến chính của câu chuyện dự định kể ra sao (khởi đầu, phát triển, cao trào, kết thúc);
- Nhân vật của câu chuyện là ai (tên gọi, lai lịch, tính nết, việc làm,...): nhân vật chính, nhân vật phụ (nếu có).
- Câu chuyện mà mình sắp kể nhằm mục đích gì? Kể để thể hiện nội dung tư tưởng gì? Hướng tới ý nghĩa nào?
4 tháng 9 2016

bạn lấy ở đâu vậy, chỉ mình với

30 tháng 7 2017

Mối quan hệ giữa nhân vật, sự kiện, chủ đề:

   - Nhân vật với hành động, suy nghĩ, sự tương tác lẫn nhau sẽ nêu bật được chủ đề.

   - Chủ đề là vấn đề cốt lõi được biểu hiện thông qua nhân vật, sự kiện.

   - Sự kiện sắp xếp theo trình tự, nối kết các nhân vật với nhau, thể hiện chủ đề của tác phẩm.