K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 11 2018

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề

II. Thân bài
1. Giải thích về tình yêu quê hương đất nước.

  • Tình yêu quê hương đất nước là tình yêu của mỗi chúng ta đối với quê hương, đất nước, là hành động, là không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước.
  • Lòng yêu nước là một tình cảm thiêng liêng, cao quý của mỗi người dành cho đất nước của mình.

2. Biểu hiện của tình yêu quê hương đất nước
a. Thời kì chiến tranh

  • Các chiến sĩ đã không ngại gian khổ hiểm nguy đã cầm sung di chống giặc và giành lại độc lập cho đất nước
  • Những người ở hậu phương không ngừng tăng gia sản xuất để cung cấp lương thực thực phẩm cho tuyền tiến
  • Trong thời kì chiến tranh thì tình yêu quê hương đất nước vô cùng mãnh liệt
  • “Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh” hay “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”
  • Các tấm gương hi sinh anh dũng cho độc lập dân tộc: Võ Thị Sáu, Kim Đồng, Nguyễn Văn Thạc…

b. Thời kì hòa bình hiện nay

  • Mọi người dân đang cố gắng xây dựng đất nước hướng tới Xã hội chủ nghĩa
  • Hoàn thành tốt côn việc của bản thân góp phần xây dựng đất nước

3. Vai trò của lòng yêu quê hương đất nước

  • Là chỗ dựa tinh thần cho con người: như cảm hứng sang tác nghê thuật, con người luôn hướng về cội nguồn,…
  • Là động lực giúp con người sống có trách nhiệm hơn với gia đình, quê hương, đất nước, cộng,…

4. Trách nhiệm của chúng ta với quê hương đất nước

  • Không ngừng nỗ lực học tập, rèn luyện, trau dồi đạo đức để trở thành con người đủ sức, đủ tài để xây dựng quê hương đất nước.
  • Nghiêm túc, tự giác chấp hành các chính sách pháp luật của nhà nước, các nội quy, quy định của nhà trường, cơ quan công tác…
  • Lao động tích cực làm giàu một cách chính đáng
  • Bảo vệ môi trường, bảo vệ động vật…
  • Dũng cảm đấu tranh chống lại cái ác, cái xấu.


III. Kết bài

  • Khẳng định tình yêu quê hương đất nước
  • Kêu gọi mọi người chung tay xây dựng quê hương đất nước
  • Ý thức bản thân
  •  
16 tháng 9 2018

Bài này lấy từ trên internet, bạn tham khảo nhé.

Dàn ý:

Mở bài:

Khẳng định con người bắt nguồn từ thế giới tự nhiên và sống gắn bó, tác động đến thiên nhiên, môi trường. Con người không thể tách rời khỏi môi trường sống nhưng lại có những tác động tiêu cực đến môi trường. Nhất là khi dân số càng đông, xã hội càng phát triển thì môi trường lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Chúng ta muốn sự sống tồn tại lâu dài thì phải ý thức rằng: bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chúng ta.

Thân bài:

  • Giải thích: môi trường là gì: môi trường là những yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người, ở đây chúng ta đang nói đến môi trường tự nhiên bao gồm các yếu tố: không khí, nước, đất đai, thảm động, thực vật..
  • Vai trò của môi trường sống đối với con người:

– Con người sống được là nhờ vào khí oxy trong không khí và sử dụng những khí khác để phục vụ cho đời sống.

– Đất đai là nơi chúng ta sinh sống, xây nhà, đi lại,  trồng trọt, chăn nuôi, là người mẹ vĩ đại bao đời nuôi lớn con người.

– Thảm động thực vật là thức ăn, là mái nhà che chắn con người, đặc biệt vai trò của rừng đối với đời sống: rừng cung cấp gỗ, dược liệu, động vật quý hiếm, là lá phổi lọc khí, rừng che chắn bão, giữ đất, làm mạch nước ngầm…

– Nguồn nước: con người không thể sống thiếu nước, nước uống, nước sinh hoạt , tưới tiêu…

=> Tóm lại: nhân tố nào của môi trường đều gắn bó mật thiết và không thể thiếu đối với đời sống.

  • Phản đề: nêu thực trạng môi trường ngày càng bị phá hủy và tác hại của nó:

– Chứng minh không khí bị ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe con người:

+ Nguyên nhân: khói bụi nhà máy, đốt rác thải sinh hoạt, khói bụi phương tiện giao thông, đốt rừng..

+ Tác hại: con người hít phải khí độc gây ngộ độc, dị ứng, bệnh ngoài da, lâu dần gây ung thư vòm họng…

– Chứng minh đất đai bị ô nhiễm

+ Nguyên nhân: Mất rừng, đất bị xói mòn, đồi trọc, xử lý rác thải không hợp lí, chôn rác thải xuống đất, sử dụng phân thuốc độc hại trong trồng trọt..

+ Tác hại: Nông nghiệp khó khăn, cây cối khó sinh trưởng

– Chứng minh rừng và các loài động vật đang dần cạn kiệt

+ Nguyên nhân: con người thực dụng nghĩ đến lợi ích trước mắt phá rừng làm nương, khu công nghiệp, khai thác gỗ trái phép, bắt động vật quý hiếm…

+ Tác hại: Biến đổi khí hậu khu vực, gây thiên tai, bão lụt nguy hiểm, sinh vật khác mất nơi ở dần bị khai thác và tiệt chủng.

– Chứng minh nguồn nước bị ô nhiễm:

+ Nguyên nhân: nước thải các nhà máy chưa qua xử lý, nước thải sinh hoạt, chất hóa học…

+ Tác hại: cạn kiệt nguồn nước ngầm, nước ao hồ, nước biển bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe con người, làm các loài động vật dưới nước chết…

  • Biện pháp bảo vệ môi trường trước nguy cơ bị xâm hại:

– Về phía chính quyền địa phương: xử phạt nặng với hành vi xấu, tăng cường bảo vệ môi trường nhất là bảo vệ rừng

– Về phía mỗi người: ý thức bảo vệ chung, trồng cây, lên án những hành vi xấu, tuyên truyền vai trò của môi trường sống…

– Liên hệ đến việc làm bảo vệ môi trường ở địa phương hoặc trường lớp của em

Kết bài:

Rút ra bài học cho bản thân và kêu gọi các bạn có những hành động thiết thực ngay hôm nay.

Đoạn văn:

Trường ta lâu nay chưa được sạch mà cũng không được đẹp. Xung quanh trường, đặc biệt là sau các lớp học luôn có rác vứt bừa bãi. Nhà vệ sinh luôn trong tình trạng ô nhiễm, nhiều bạn không dám vào đó. Sân trường thiếu cây xanh nên không có bóng mát để các bạn chơi đùa. Vườn hoa không được tưới nước đầy đủ nên bị héo đi nhiều. Sân trường có nhiều lá cây nhung không được quét dọn. Lớp chúng  ta phải cùng với các tập thể khác khắc phục tình trạng này. Trước tiên là tham gia ngày chủ nhật xanh để dọn vệ sinh chung quanh trường học. Đề nghị trường phát động phong trào giữ gìn nhà vệ sinh sạch sẽ. Phân công các lớp chăm sóc bồn hoa và trồng thêm cây xanh ở những nơi còn thiếu. Hàng tháng cần phải tổ chức một cuộc tổng vệ sinh trường học với sự tham gia của học sinh toàn trường.

Bài văn:

Suốt chiếu dài Tổ quốc không đâu là không có rừng. Rừng có ở khắp nơi trên mảnh đất hình chữ S này cho thấy tầm quan trọng to lớn của rừng đến nhường nào. Bảo vệ rừng là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

Rừng vô cùng quan trọng đối với đời sống con người. Rừng được chia làm hai loại : rừng nguyên sinh và rừng nhân tạo. Rừng nguyên sinh là do thiên nhiên tạo ra còn rừng nhân tạo là rừng được hình thành nên bởi con người.Cỏ cây, hoa lá, động vật hoang dã… đều là các yếu tố hình thành nên rừng. Rừng có mối liên quan mật thiết đến đời sống con người, rừng là lá phổi xanh của Trái Đất, lá máy lọc khí khổng lồ của con người. Chính vì điều đó, rừng là một yếu tố thiên nhiên hữu dụng và lợi ích.

Rừng đem lại bao lợi ích cho con người. Ô xi chúng ta hít vào hang ngày một phần là từ rừng. Cây cối trong rừng ban ngày quang hợp, lấy khí CO2 và hải ra khí O2 cho con người hô hấp. Rừng còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp trong nước và xuất khẩu, cho cuộc sống hang ngày. Rừng chè, rừng cà phê,… cho con người nguyên liệu để tiêu dung trong nước cũng như xuất khẩu ra toàn thế giới. Rừng tre, rừng trúc cống hiến than mình cho con người làm cơm lam, làm đôi đũa,… Vai trò to lớn hơn cả của rừng là ngăn chặn lũ lụt, bảo vệ cuộc sống của con người. Có biết bao nhiêu trận lũ đã giảm bớt được sức tàn phá khi vào tới khu vực dân sinh là nhờ có rừng. Những cánh rừng phòng hộ đầu nguồn luôn ngày đêm đứng vững trên mảnh đất để bảo vệ cuộc sống của người dân trong phố. Có cây, có rừng nên đất mới không bị sói lở. Nếu không có sự xuất hiện của rừng thì bao nhiêu người dân đã bị chết vì đất lở. Những khu rừng ngập mặn đóng vai trò chắn sống từ ngoài biển khơi, ngăn chặn dòng nước mặn từ biển đổ vào thành phố.

Rừng không những đóng vai trò to lớn trong hiện tại mà trước kia, rừng cũng là mồ chôn quân giặc. Những anh lính bộ đội cụ Hồ cần đến rừng để làm nơi ẩn náu, phục vụ kháng chiến. Có biết bao nhiêu nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ lấy rừng làm đề tài cho tác phẩm của mình. Ca khúc “Nhạc rừng” mang đậm nét thoáng đạt của rừng, bài thơ “Rừng Việt Bắc” đã nâng cao ý nghĩa của rừng trong kháng chiến,… và bao nhiêu tác phẩm thơ văn khác nữa.

Hiện nay, nhiều khu rừng ở Viêt Nam đang đi xuống một cách trầm trọng. Người dân thì cử thẳng tay chặt phá rừng mà không nghĩ đến tương lai sau này. Rừng đầu nguôn thì bị xóa sổ. Chính vì rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ bị xóa sổ mà gây ra biết bao nhiêu trận lũ quét. Việc khai thác rừng trái phép đã trở thành chuyện thường tình ở khắp mọi nơi, khắp mọi khu rừng trên đất nước. Hiện tượng lâm tặc hoành hành ngày càng nhiều ở các cánh rừng. Cứ vào mùa hanh khô, chì cần đốt một cái cây trong rừng cũng có thể gây cháy toàn bộ khu rừng. Người dân đốt phá rừng không có kế hoạch, không chịu trồng lại rừng. Chặt hết rừng này thì vẫn còn rừng khác, có lẽ, người dân nào cũng nghĩ như vậy. Sâu trong rừng là một mỏ khoáng sản khổng lồ, chính vì điều đó mà long tham của con người mới nổi lên, con người mới đi khai thác khoáng sản trái phép. Chỉ vì mục đích bảo vệ rừng mà nhiều nhân viên làm ở khu quản lí lâm nghiệp đã phải hi sinh cả tính mạng của mình. Lâm tặc chỉ yêu mỗi tiền của, coi tính mạng con người như cỏ rác, thẳng tay mà giết người để bịt đầu mối. Không những chặt cây lấy gỗ, người dân còn săn bắt động vật hoang dã để thu nguồn lợi nhuận trái phép.

Chính vì việc phá hoại rừng của người dân mà đã để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng. Cuộc sống của người dân vùng miền Trung Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung đang phải gánh chịu những cơn bão, những cơn song thần vào sâu trong đất liền là do không có rừng chắn. Hàng năm, có biết bao nhiêu trận lũ đổ về đất liền, cứ thế mà “tự nhiên xông thẳng” vào khu vực dân sinh vì không có rừng che chở. Bao nhiêu người thiệt mạng, mất nhà cửa vì lũ lụt. Qủa thật là “gậy ông đập lưng ông”, chính người dân chặt phá rừng cho nên bây giờ có lũ, lấy đâu ra rừng mà chắn nước lũ. Có những nơi thì đất trống đồi trọc, đất cứ thế mà trơ ra, chả có cây cối gì vì do bị khai thác bừa bãi. Động vật do bị săn bắn quá nhiều nên nhiều loài đang được ghi tên trong sách đỏ vì mang nguy cơ tuyệt chủng, loài ít, loài nhiều gây mất cân bằng sinh thái.Loài này tuyệt chủng thì còn loài kia, cứ thế mà chẳng mấy chốc trên Trái Đất này sẽ chẳng còn sự sống của muông thú. Nhiều khu vực hạ tầng cơ sở đã bị phá hủy.

Ở miền Trung, hiện tượng sa mạc hóa đã xuất hiện và đe dọa người dân ở nơi đây. “Hiệu ứng nhà kính”, biến đổi khí hậu toàn cầu là do không có rừng điều hòa khí hậu, lọc không khí. Môi trường không khí đã bị ô nhiễm mà rừng thì không còn thì việc nhiệt độ Trái Đất tăng cao là vô cùng dễ dàng. Một số khu rừng nguyên sinh, thắng cảnh đã mất sạch. Để ngăn chặn việc lâm tặc hoành hành, nhà nước đã phải bỏ ra hang chục tỷ đồng để khắc phục sự cố này. Không có rừng, nước mưa từ trên trời cứ xối xuống đất, làm đất đai cứ thế mà sạt lở. Các khu rừng ngập mặn bị phá hủy, đi liền với nó là lượng nước mặn từ biển tràn ngập khắp các đồng ruộng làm thu hẹp diện tích canh tác. Mất rừng cho nên một số thú dữ đã tấn công cuộc sống của con người. Động vật mất nơi ở là rừng cho nên nó đành phải di cư, đến phá hoạt cuộc sống của con người. Tự dưng tự bịa, đang ngồi trong nhà thì voi trong rừng kéo đến, đạp phá nhà cửa thì chẳng có một ai chịu đựng nổi. Và mối lo ngại lớn nhất của con người đang tiến dần đến, đó là lượng ô xi giảm. Ô xi giảm thì coi như Trái Đất này sẽ trở về thời nguyên thủy, không có sự sống.

Để ngăn chặn việc số lượng rừng đang ngày một giảm, nhà nước, chính quyền địa phương hay mỗi cá nhân nên có những biện pháp nhất định. Tốt nhất là không nên chặt phá rừng, còn nếu có phá rừng thì nên có ý thức trông lại. Những loài động vật trong rừng đang kêu cứu, cần sự giúp đỡ của con người đó. Hãy đừng bắn giết chúng nữa, đã là rừng thì phải có động thực vật, nếu chúng ta giết động vật thì còn gọi gì là rừng nữa. Hiện nay, nhiều quan chức cấp cao cũng đã huy động lực lưỡng tổ chức tuyên truyền cho con em kiến thức về rừng. Chương trình ti vi, các cuộc vận động,… đều đã được mở ra để con người có ý thức bảo vệ rừng hơn. Các cô, các chú kiểm lâm cũng đã bỏ ra hết sức mình để bảo vệ rừng, ngăn chặn lâm tặc.

Rừng có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống con người. Vì vậy, mỗi con người chúng, hãy góp một chút ít sức lực của mình để bảo vệ rừng, cũng như là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.

16 tháng 9 2018

khôngggggggggggggggggggggg

27 tháng 4 2020

1 . Khái niệm

Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

2. Đặc điểm của văn nghị luận:

          - Luận điểm: là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm trong bài văn nghị luận. Một bài văn thường có các luận điểm: luận điểm chính, luận điểm xuất phát, luận điểm khai triển, luận điểm kết luận.

          - Luận cứ: là những lí lẽ và dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Luân điểm là kết luận của những lí lẽ và dẫn chứng đó.

                   Luận cứ trả lời các câu hỏi: Vì sao phải nêu luận điểm? Nêu ra để làm gì? Luận điểm ấy có đáng tin cậy không?

3. Cấu trúc :

- Mở bài (đặt vấn đề): Giới thiệu vấn đề, tầm quan trọng của vấn đề, nêu được luận điểm cơ bản cần giải quyết.

- Thân bài ( giải quyết vấn đề): Triển khai các luận điểm, dùng lí lẽ dẫn chứng lập luận để thuyết phục người nghe theo quan điểm đã trình bày.

- Kết bài ( kết thúc vấn đề): Khẳng định tầm quan trọng, ý nghĩa của vấn đề đã nêu.

4. Các phương pháp lập luận :

- Phương pháp chứng minh: mục đích làm sáng tỏ vấn đề, dùng lí lẽ và dẫn chứng để khẳng định tính đúng đắn của vấn đề.

- Phương pháp giải thích: chỉ ra nguyên nhân, lí do, quy luật của sự việc hiện tượng được nêu trong luận điểm. Trong văn nghị luận, giải thích là làm sáng tỏ một từ, một câu, một nhận định.

- Phương pháp phân tích: là cách lập luận trình bày từng bộ phận, phương diện của một vấn đề nhằm chỉ ra nội dung của sự vật, hiện tượng. Để phân tích nội dung của một sự vật, hiện tượng, người ta có thể vận dụng các biện pháp nêu giả thiết, so sánh đối chiếu,… và cả phép lập luận giải thích, chứng minh.

- Phương pháp tổng hợp: là phép lập luận rút ra cái chung từ những điều đã phân tích. Lập luận tổng hợp thường đặt ở cuối đoạn hay cuối bài, phần kết luận của một phần hoặc toàn bộ văn bản.

27 tháng 4 2020

Về nội dung: Phải làm rõ được sự viêc, hiện tượng chứa vấn đề; phân tích mặt sai đúng, mặt lợi hại của nó; chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ ý kiến, nhận định của người viết. ... Về hình thức: Bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, phép lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

...... ngày ........ tháng ......... năm .......

Bạn ........... thân mến!

Chắc bạn rất ngạc nhiên khi nhận được bức thư này vì bạn chưa biết mình một người Việt Nam, nhưng mình lại biết bạn qua xem chương trình truyền hình về nước Nga. Chính vì thế mà mình muốn viết thư làm quen với bạn.

Mình tự giới thiệu nhé: Mình tên là Nguyễn Trần Phương Nhi, học lớp 3A trường Tiểu học vạn Thắng 2 ở Vạn Ninh - Khánh Hòa, nước Việt Nam. Mình viết thư này để mong bạn cho mình biết về bạn: bạn năm học lớp mấy? Học giỏi môn nào? Thích chơi môn gì? Gia đình bạn ra sao?... Mình còn muốn biết thêm về đất nước, về cuộc sống của người dân Nga... Được như thế, mình và bạn trên thế giới sẽ được cùng chung sống hạnh phúc trong ngôi nhà chung: Trái đất này là của chúng mình ...

Chúc bạn luôn học giỏi và tràn đầy sức khỏe nhớ viết thư cho mình nhé!

Người bạn Việt Nam.

........tự điền 

~ Cảnh khuya ~

Bài làm

+ Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

- Nêu cảm nghic về tác phẩm

+ Thân bài

- " Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa."

   Trong đêm khuya thanh vắng, dường như tất cả các âm thanh khác đều lặng chìm đi để bật lên tiếng suối róc rách, văng vẳng như một tiếng hát trong trẻo, du dương. Tiếng suối làm cho không gian vỗn tĩnh lặng lại càng thêm tĩnh lặng. Nhịp thơ ¾ ngắt ở từ trong sau đó là nốt lặng giống như thời gian suy ngẫm, liên tưởng để rồi đi đến hình ảnh so sánh thật đẹp:

" Tiếng suối trong như tiếng hát xa."

   Ánh trăng bao phủ lên mặt đất, trùm lên tán cây cổ thụ. Ánh trăng chiếu vào cành lá, lấp lánh ánh sáng huyền ảo. Bóng trăng và bóng cây quấn quýt, lồng vào từng khóm hoa rồi in lên mặt đất đẫm sương:

" Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa ".

   Khung cảnh thiên nhiên có xa, có gần. Xa là tiếng suối, gần là bóng trăng, bóng cây, bóng hoa hòa quyện, lung linh. Sắc màu của bức tranh chỉ có trắng và đen. Màu trắng bạc của ánh trăng, màu đen sẫm của tàn cây, bóng cây, bóng lá. Nhưng duwois gam màu tưởng chừng lạnh lẽo ấy lại ẩn chứa một sức sống âm thầm, rạo rực của thiên nhiên. Hòa với âm thanh của tiếng suối có ánh trăng rời rợi, có bóng cổ thụ, bóng hoa... Tất cả giao hòa nhịp nhàng, tạo nên tinh điệu êm đềm, dẫn dắt hồn người vào cõi mộng.

   Nếu ở hai câu đầu là cảnh đẹp đêm trăng nơi rừng sâu thì hai câu sau là tâm trạng của Bác trước thời cuộc:

" Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,

  Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà."

   Trước vẻ đẹp kì diệu của thiên nhiên, Bác đã sung sướng thốt lên lời ca ngợi: cảnh khuya như vẽ. Cái hồn của tạo vật đã tác động mạnh đến trái tim nghệ sĩ nhạy cảm của Bác và là nguyên nhân khiến cho người chưa ngủ. Ngủ làm sao được trước đêm lành trăng đẹp như đêm nay?! Thao thức là hệ quả tất yếu của nỗi trăn trở, xao xuyến không nguôi trong tâm hồn Bác trước cái đẹp.

   Còn lí do nữa không thể không nói đến. Bác viết thật giản dị: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

   Vậy là đã rõ. Ở câu thơ trên, Bác chưa ngủ vì tâm hồn nghệ sĩ xao xuyến trước cảnh đẹp. Vòn ở câu dưới, Bac chưa ngủ vì nghĩ đến trác nhiệm nặng nề của một lãnh tụ cách mạng đang Hai vai gánh vác việc sơn hà.

   Trong bất cứ thời điểm nào, hoàn cảnh nào. Bác cũng luôn canh cánh bên lòng nỗi niềm dân, nước. Nỗi niềm ấy hội tụ mọi suy nghĩ, tình cảm và hành động của Người. Tuy Bác lặng lẽ ngắm cảnh thiên nhiên và phát hiện ra những nét đẹp tuyệt vời nhưng tâm hồn Bác vẫn hướng tới nước nhà. Đang từ trạng thái say mê chuyển sang lo lắng, tưởng chừng như phi loogic nhưng thục ra điều này lại gắn bó khăng khít với nhau. Cảnh gợi tình và tình không bó hẹp trong phạm vi cá nhân mà mở rộng tới tình dân, tình nước, bởi Bác đang ở cương vị một lãnh tụ Cách mạng với trách nhiệm vô cùng to lớn, nặng nề.

   Bác không giấu nỗi lo mà nói đến nó rất tự nhiên. Ánh trăng vằng vặc và Tiếng suối trong như tiếng hát xa không làm quên đi nỗi đau nô lệ của nhân dân và trách nhiệm đem lại độc lập cho đất nước của Bác. Ngược lại, chính cảnh thiên nhiên đẹp đẽ đầy sức sống đã khơi dậy mạnh mẽ quyết tâm cứu nước cứu dân của Bác. Non sông đất nước đẹp như gấm như hoa này không thể nào rơi vào tay quân xâm lược. Câu thơ cuối cùng chất chứa cảm xúc thật miên mông, sâu sắc. Hồn người lắng sâu vào hồn cảnh vật và cái sâu lắng của cảnh vật tôn thêm nét sâu lắng của hồn người.

* Kết bài

- Cảm nghĩ về tác phẩm

#  Chúc bạn học tốt #

1 tháng 4 2018

Nhắc đến M. Gorki ta không chỉ nhắc đến sự vĩ đại của một nhà văn hiện thực xã hội Chủ nghĩa mà còn nhớ đến một tấm gương sáng chói trong việc tự học thành tài. Trên con đường tự học đầy gian khổ của nhà văn, sách là người bạn lớn thân thiết và gắn bó. Nhà văn từng nói: "Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới". Câu nói vô cùng giản dị mà chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.

Sách là kiến thức của con người đã được tích luỹ, chọn lọc, tổng hợp, là kho tàng vô tận chứa biết bao nhiêu điều có ích. Sách là những suy nghĩ, những ước mơ, hoài bão, những tình cảm mà con người muốn được cùng chia sẻ. Sách thật sự kỳ diệu và từ xa xưa, con người đã biết đến sự kỳ diệu đó.

Khi nền văn hoá chưa tiến bộ, máy in chưa ra đời, thậm chí cả giấy bút cũng chưa có, con người đã nghĩ ra một điều gì đó tương tự như "sách". Người Ai Cập cổ đại cũng dùng đất sét để ghi những lưu trữ cần thiết. Người Trung Quốc thì dùng mực viết lên các thẻ tre. Người Pháp thì lại dùng các tấm da dê... Đó chính là những hình thức đầu tiên của sách. Người ta đã nhận thấy tầm quan trọng của sách, họ cần sách để giữ lại những kinh nghiệm sống, những câu chuyện lịch sử... để truyền lại cho đời sau.

Ngày nay, khi nghề in đã vô cùng phát triển, hàng ngàn cuốn sách ra đời nhưng con người vẫn không mất đi hứng thú khi lật lại những trang sách cổ. Họ tìm tòi ý nghĩa của các hình vẽ, các loại chữ cổ để biết được thêm về đời sống ngày xưa. Bây giờ, ngôn ngữ của các nước khác nhau đều được mọi người biết đến, yêu thích và học hỏi; thì các cuốn sách lại càng được quý trọng. Không phải vì ngẫu nhiên mà một quyển sách lại được dịch ra nhiều thứ tiếng, đó là để mọi người hiểu nhau hơn, biết đến các tập tục, các kinh nghiệm... của nước bạn. Dường như sách đã vượt qua mọi không gian, mọi thời gian gắn kết mọi người với nhau.

Sách đã mở ra trước mắt ta một chân trời mới! Thật vậy, khi đọc những cuốn sách khoa học thì ta mới biết được ngoài trái đất thân yêu của chúng ta là một vũ trụ bao la rộng lớn. Những công nghệ khoa học hiện đại ở các nước tiên tiến cũng đều được viết vào sách, không chỉ có sách khoa học mà còn rất nhiều thể loại sách nữa như: sách văn học, sách xã hội, sách kinh tế, sách lịch sử... Chúng giúp ta trả lời các câu hỏi: Đỉnh núi nào cao nhất trên thế giới? Tại sao người Ai Cập biết ướp xác? Có phải từ mặt trăng ta có thể nhìn thấy Vạn lý trường thành hay không? Hay như trái đất có hình gì? Tại sao bóng đèn lại phát sáng?... Sách xã hội giúp ta hiểu biết được phong tục tập quán, dân số và rất nhiều điều kì lạ của một đất nước rất nhỏ bé hay cả một châu lục nào đó. Còn sách văn học thì làm chúng ta tìm lại chính mình, biết được những suy nghĩ riêng của mình. Qua những trang sách văn học, ta cảm nhận được một thứ tình cảm đẹp trong sáng và cả những nỗi khổ, hạnh phúc của những con người trong những hoàn cảnh khác nhau. Sách văn học luôn luôn biến đổi một cách kỳ ảo, dẫn con người từ tác phẩm này sang tác phẩm khác, giúp con người hiểu thêm về nhau, về hoàn cảnh, tập tục của nhau. Họ cùng chia sẻ những tình cảm vui buồn. Con người tìm được sự đồng cầm sâu sắc trong mỗi trang sách, quan trọng hơn nữa họ có thế tìm thấy chính mình ẩn đâu đây trong những áng văn thơ bất tận. Con người chợt thấy mình lãng mạn hơn, hay hiện thực hơn.

Trên thực tế, có những trang sách được cả triệu triệu người biết đến. Đó là những trang sách của Galilê giúp con người hiểu biết thêm về trái đất. Sách của Đácuyn càng làm rõ hơn về các loài sinh vật, sách của Êđixơn nói vể các hiện tượng vậy lý, về bóng đèn, đầu xe hoả... mà sau này ứng dụng rất nhiều trong thực tế. Sách của Mác, Lênin đã giúp cho con người nhận thức được tầm quan trọng của tự do, đã phần nào đóng góp trong những cuộc cách mạng nổ ra giành lại hòa bình dân tộc. Ta đọc thơ V. Hugô, Lý Bạch. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du... để biết được cuộc sống xưa kia và tâm tư tình cảm của tác giả. Đọc truyện cổ Grim, truyện cổ tích Anđécxen, truyện ngụ ngôn La Phôngten để thấy được cách suy nghĩ của con người đổng thời rút ra bài học quý giá.

Học sinh ngày nay, bạn đồng hành đi học là sách vật lý, sách văn học, sách toán, sách kỹ thuật... đủ để cho thấy sách không thể thiếu trong đời sống. Sách cho con người tri thức, sách là hành trang cho con người bước vào đời. Có sách vật lý thì học sinh mới biết đến Galilê, Ampe, biết được vận tốc, gia tốc, có sách địa lý mới biết được các nước trên thế giới. Có sách lịch sử mới biết được nguồn gốc con người... Niềm vui khi được đi học của mỗi học sinh đã cho thấy sách đã mở rộng những chân trời mới mà ai cũng muốn được khám phá.

Sách là ước mơ, là khát vọng của con người. Sách đã trả lời biết bao nhiêu câu hỏi: Ta là ai? Ta là gì? Ta có quan hệ gì với hàng triệu con người khác? Ta ước mơ gì? Ta có khát vọng gì? Sách nói lên mơ ước của con người, giúp người đọc hiểu được cái sai, cái đúng, biết được đâu là hạnh phúc, đâu là bất hạnh, chỉ dạy cho con người cách sống sao cho có nghĩa, dạy cho con người mơ ước đến những điều tốt đẹp hơn cho mình và cho cả cộng đồng.

Vậy là những cuốn sách đã rất có ích cho con người. Và điều mà M. Gorki muốn gửi gắm qua câu nói đó là hãy không ngừng đọc sách vì sách là kho báu vô cùng kỳ diệu của con người.

Trước khi đọc một cuôn sách ta phải quý trọng, nâng niu từng trang sách. Từ một cuốn sách bị quăn mép cho đến cả một tủ sách không bị quăn một cuốn nào đều là thái độ cùa người đọc với cuốn sách. Một con người mà không đọc sách hay không ham mê đọc sách là một điều không thể được, có những người biết đọc, biết viết thì lại không hề có hứng thú với những cuốn sách, còn những con người không biết đọc, biết viết thì lại nâng niu từng trang sách mà họ mơ ước sẽ đọc được. Đọc sách thì cũng phải biết tập trung, đừng đọc khi đầu còn đang suy nghĩ vẩn vơ về những thứ khác. Phải tập trung thì ta mới hiểu một cuốn sách. Đọc sách thì phải biết hành động theo sách chứ chỉ đọc thì hàng trăm, hàng nghìn cuốn cũng đều trở nên vô dụng. Ta thấy rằng đọc sách là một cách tự bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần cho mọi người. Nhưng cũng cần lưu ý đến cách chọn sách. Phải chọn những cuốn sách tốt, sách hay, chớ nên đọc những cuốn sách xấu.

Thế nào là sách tốt? Đó là một cuốn sách có thể giúp con người hiểu biết thật đúng đắn về cuộc sống để chúng ta hiểu biết mà có thái độ yêu ghét đúng đắn. Những cuốn sách đó phải khiến con người gần lại với nhau hơn. Chúng ươm mầm cho những tài năng tương lai. Chúng nuôi dưỡng, khích lệ những khát vọng vô cùng cao thượng. Sách còn khiến cho tâm hồn con người ngày càng phong phú và trong sáng như bầu trời xanh ngắt không gợn mây. Đó mới là sách tốt.

Còn sách xấu? Những cuốn sách này đã đưa ra những lời lẽ xảo trá để con người không thể biết được cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Chúng đề cao dân tộc này nhưng lại bôi nhọ các dân tộc khác. Đó còn là những cuốn sách phản động, gây chia rẽ nội bộ trong một đất nước, một tập thể lớn. Như hồi kháng chiến chống Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Để lừa bịp dân chúng, những tên trùm đế quốc đã tung ra rất nhiều cuốn sách phản động gây mất lòng tin trong xã hội. Thừa cơ đó chúng có thể đục nước béo cò, bắt được những cán bộ cách mạng của ta. Vì vậy khi đọc những cuốn sách này, con người ta không hề tăng thêm sự hiểu biết mà chỉ tăng thêm lòng ghen ghét, đố kị lẫn nhau. Tâm hồn người đọc sẽ bị hoen ố bởi những điều độc hại được viết ra trong những cuốn sách này.

Sách là kiến thức, đọc sách là một cách bồi dưỡng kiến thức, một thú vui tinh thần, một việc mà ta nên làm. Nhưng không phải sách nào cũng đọc được, ta phải biết chọn sách cho phù hợp với mình, phải biết chọn sách tốt để đọc. Nếu chọn đúng loại sách, sách sẽ đem lại những điều ta cần biết, cần học hỏi, giúp ta sống đẹp hơn. Đọc sách là để rút ra những kinh nghiệm. Ngoài biết cách chọn sách, ta còn phải biết cách đọc. Vậy đọc như thế nào cho đúng? Đọc mà khòng biết vận dụng thì cũng chẳng có ích gì. Vì thế không chỉ đọc, ta còn phải biết ứng dụng những điều đó vào cuộc sống hàng ngày. Như thế đọc sách mới có ý nghĩa.

Lênin nói: "Không có sách thì không có tri thức, không có tri thức thì không có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản". Sách đã trở thành vô cùng quan trọng đối với con người. Không có sách thì con người sẽ không có kiến thức, văn minh nhân loại sẽ lụi tàn. Sách có giá trị to lớn và gắn liền với sự phát triển của đời sống hàng ngày.

1 tháng 4 2018

Không chép mạng nha !

11 tháng 12 2019

mở sách giải ra là có trang140

11 tháng 12 2019

                                                       Bài Làm

MB: 

- Hồ Chí Minh là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Người ko chỉ đc (được) bt (biết) đến là nhà chính trị tài ba mà còn là 1 nhà văn ,nhà thơ vs (với) sư nghiệp đồ sộ. vs lòg yêu nc sâu sắc ,,yêu thiên nhiên đậm đà, những t/phẩm của Bác thường rất hay & thường về cảnh trăng.Trong đó ,em thk nhất là bài " Rằm Tháng Giêng "

TB:

- 2 câu thơ đầu

+ Khung cảnh bầu trời cao rộng

+ ko gian xa rộng

- Cách mtả: từ gần đến xatừ thấp lên cao

\(\Rightarrow\) Vẻ đẹp sưc sống của Mùa Xuân tràn ngập đất trời thơ 

- Tâm hồn của Bác hòa quyện vs cảnh thiên nhiên nên thơ & hữu tình của đêm trăngQua đó cho thấy t/yêu thiên nhiên , sự cảm nhận tinh tế , sâu sắc.

-2 câu thơ cuối:

+ Đây là những h/ảnh rất thơ mộng, lãng mạng & tươi sống cho thấy công việc của người "Bàn việc quân" đó là công việc cách mạng cứu nc cứu dân

-Trong khi làm côg vc trọng đại như thế  Bác vẫn thả hồn mk vào thiên nhiên cho thấy trạng thái lạc quan , ung dung tự tin của Bác vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Đó là nghệ thuật ẩn dụ.

KB (mk chỉ bt làm z thôi )

:)))

13 tháng 11 2019

DÀN Ý:
I. Mở bài: giới thiệu bài thơ Rằm tháng giêng

Ví dụ:
Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Bác không chỉ được biết đến với vai trò là một vị chính trị tai ba mà Bác còn là một nhà thơ với lòng yêu nước sâu sắc, yêu thiên nhiên đậm đà. Một bài thơ thể hiện niềm yêu thiên nhiên khôn xiết của Bác là bài thơ Rằm tháng giêng.

Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,
Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên;
Yên ba thâm xứ đàm quân sự,
Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.

II. Thân bài: nêu cảm nghĩ về bài thơ Rằm tháng giêng
1. Hai câu thơ đầu (Kim dạ nguyên tiêu nguyệt chính viên,Xuân giang xuân thuỷ tiếp xuân thiên)

  • Không gian của Rằm tháng giêng cao rộng, tràn đầy sức sống mùa xuân
  • Tâm hồn Bác hòa quyện với cảnh thiên nhiên nên thơ và hữu tình của đêm trăng rằm
  • Tình yêu thiên nhiên, đất nước nồng nàn

2. Hai câu thơ cuối(Yên ba thâm xứ đàm quân sự,Dạ bán quy lai nguyệt mãn thuyền.)

  • Một hình ảnh rất thơ mộng, lãng mạn, tươi sáng
  • Phong thái rất lạc quan, ung dung của Bác và lòng tin vào tương lai tươi sáng của Bac
  • Nghệ thuật ẩn dụ đặc sắc

III. Kết bài: nêu ý kiến của em về bài thơ Rằm tháng giêng
Ví dụ:
Qua bài thơ ta có thể thấy được tâm hồn yêu thiên nhiên và lòng yêu nước sâu sắc của Bác được thể hiện rõ nét qua bài thơ. Qua đó ta cũng thấy được một tinh thần bất khuất, quật cường của một người chiến sĩ.
Trên đây là Hướng dẫn lập dàn ý đề bài “Cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm tháng giêng” chi tiết và ngắn gọn nhất dành cho bạn. hi vọng qua bài lập dàn ý bạn đã có được những sự tham khảo để làm văn tốt hơn. Chúc các bạn thành công, học tập tốt.

  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

D[sửa]

  • Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

  • Dù ai buôn bán gần xa,

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Đ[sửa]

  • Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

  • Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

  • Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say

G[sửa]

  • Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

K[sửa]

  • Khen ai khéo như họa đồ,

Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm

L[sửa]

  • Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

  • Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

  • Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

M[sửa]

  • Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử hinh

Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu

Bao giờ nguyệt xế, trăng lu tinh

Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.

  • Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...

  • Muối khô ở Gảnh mặn nồng thom

Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.

N[sửa]

  • Nam Kì sáu tỉnh em ơi,

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

  • Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

  • Ngày xuân cái én xôn xao,

Con công cái bán ra vào chùa Hương

Chim đón lối, vượn đưa đường,

Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.

  • Ngọ Môn năm cửa chín lầu,

Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.

  • Những người mà xấu như ma,

Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.

  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng

O - Ô - Ơ[sửa]

  • Ở đâu năm cửa, nàng ơi!

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Ở đâu là chín tầng mây?

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?

Chùa nào mà lại có hang?

Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?

Ai mà xin lấy túi đồng?

Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?

Nước nào dệt gấm thêu hoa?

Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?

Kìa ai đội đá vá trời?

Kìa ai trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?

Xin em giảng rõ từng nơi từng người.

Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

Trên trời có chín từng mây,

Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.

Chùa Hương Tích mà lại ở hang;

Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?

Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,

Trên trời lại có con sông Ngân Hà.

Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;

Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!

Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;

Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,

Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người

Q[sửa]

  • Quảng Nam có núi Ngũ Hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

  • Quảng Nam nổi tiếng bòn bon

Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành

Chín mùi da vẫn còn tươi

Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.

R[sửa]

  • Rau đắng nấu với cá trê

Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!

  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

S[sửa]

  • Sông Tô nước chảy quanh co,

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

Buồn tình vừa lúc phân chia,

Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.

  • Sông Đồng Nai nước trong lại mát

Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi

Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý

Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.

T[sửa]

  • Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

  • Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai

Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

  • Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi

Buồn tình gá nghĩa mà chơi

Hay là anh quyết ở đời với em?

Em nào có dối lòng em

Họa chi vô đới em chăng được nhờ?

U[sửa]

  • U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.

  • Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

V[sửa]

  • Vịt nằm bờ mía rỉa lông

Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên

X[sửa]

  • Xem kìa Yên Thành như kia,

Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.

Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,

Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.

Cổng chợ có miếu vua cha

Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...

Y[sửa]

  • Yên Bình với bóng tre xanh

Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.

4 tháng 9 2019
  • Cần Thơ là tỉnh,

Cao Lãnh là quê,

Anh đi lục tỉnh bốn bề,

Mải đi buôn bán chẳng về thăm em.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Xà No,

Anh có thương em, xin sắm một con đò, Để em qua lại mua cò gởi thơ.

  • Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Điền,

Anh có thương em, cho bạc cho tiền,

Đừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê.

  • Con trai trong Quảng ra thi,

Thấy con gái Huế chân đi không đành.

  • Cúc mọc bờ ao kêu bằng cúc thủy,

Chợ Sài Gòn xa, chợ Mỹ cũng xa.

Viết thư thăm hết mọi nhà,

Trước thăm phụ mẫu sau là thăm em.

  • Chỉ điều xe tám, đậu tư,

Anh đi Gia Định thư từ cho em.

  • Chị Hươu đi chợ Đồng Nai

Bước qua Bến Nghé ngồi nhai thịt bò.

  • Chợ Sài Gòn cẩn đá

Chợ Rạch Giá cẩn xi măng

Giã em xứ sở vuông tròn

Anh về xứ sở không còn ra vô.

D[sửa]

  • Dù ai đi ngược về xuôi,

Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.

  • Dù ai buôn bán gần xa,

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Đ[sửa]

  • Đường vô xứ Huế quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.

  • Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa

Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh.

  • Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát,

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, bát ngát mênh mông. Thân em như chẽn lúa đòng đòng, Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.

  • Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm,

Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say

G[sửa]

  • Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mù khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ.

K[sửa]

  • Khen ai khéo như họa đồ,

Trước sông Nhị Thủy, sau hồ Hoàn Gươm

L[sửa]

  • Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,

Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.

Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,

Một ngàn hai tám, tiếng rày nổi vang.

Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,

Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.

Anh em Mười Chức công khùng,

Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan...

  • Lênh đênh ba mũi thuyền kề,

Thuyền ra Kẻ Chợ, thuyền về sông Dâu.

  • Làng tôi có lũy tre xanh,

Có sông Tô Lịch uốn quanh xóm làng.

Bên bờ vải nhãn hai hàng,

Dưới sông cá lội từng đàn tung tăng.

M[sửa]

  • Mẹ bồng con ra ngồi ái Tử hinh

Gái trông chồng đứng núi Vọng Phu

Bao giờ nguyệt xế, trăng lu tinh

Nghe con chim kêu mùa hạ, biết mấy thu gặp chàng.

  • Muốn ăn bánh ít lá gai

Lấy chồng Bình Định cho dài đường đi...

  • Muối khô ở Gảnh mặn nồng thom

Giồng Trôm, Phong Nẫm dưa đồng giăng giăng.

N[sửa]

  • Nam Kì sáu tỉnh em ơi,

Cửu Long chín ngọn cùng khơi một nguồn.

Sông Hương nước chảy trong luôn,

Núi Ngự danh tiếng cả muôn dặm ngoài.

  • Nhà Bè nước chảy chia hai,

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về.

  • Ngày xuân cái én xôn xao,

Con công cái bán ra vào chùa Hương

Chim đón lối, vượn đưa đường,

Nam mô đức Phật bốn phương chùa này.

  • Ngọ Môn năm cửa chín lầu,

Cột cờ ba bậc, Phú Văn Lâu hai tầng.

  • Những người mà xấu như ma,

Uống nước chùa Hà lại đẹp như tiên.

  • Nhiễu điều phủ lấy giá gương,

Người trong một nước phải thương nhau cùng

O - Ô - Ơ[sửa]

  • Ở đâu năm cửa, nàng ơi!

Sông nào sáu khúc nước chảy xuôi một dòng?

Sông nào bên đục bên trong?

Núi nào thắt cổ bồng mà có thánh sinh?

Đền nào thiêng nhất xứ Thanh?

Ở đâu mà lại có thành tiên xây?

Ở đâu là chín tầng mây?

Ở đâu lắm nước, ở đâu nhiều vàng?

Chùa nào mà lại có hang?

Ở đâu lắm gỗ thời nàng biết không?

Ai mà xin lấy túi đồng?

Ở đâu lại có con sông Ngân Hà?

Nước nào dệt gấm thêu hoa?

Ai mà sinh ra cửa, sinh nhà, nàng ơi?

Kìa ai đội đá vá trời?

Kìa ai trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời?

Xin em giảng rõ từng nơi từng người.

Thành Hà nội năm cửa, chàng ơi!

Sông Lục Đầu sáu khúc nước chảy xuôi một dòng.

Nước sông Thương bên đục bên trong,

Núi đức thánh Tản thắt cổ bồng mà lại có thánh sinh.

Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh,

Ở trên tỉnh Lạng, có thành tiên xây.

Trên trời có chín từng mây,

Dưới sông lắm nước, núi nay lắm vàng.

Chùa Hương Tích mà lại ở hang;

Trên rừng lắm gỗ thời chàng biết không?

Ông Nguyễn Minh Không xin được túi đồng,

Trên trời lại có con sông Ngân Hà.

Nước Tàu dệt gấm thêu hoa;

Ông Hữu Sào sinh ra cửa, ra nhà, chồng ơi!

Bà Nữ-Oa đội đá vá trời;

Vua Đại Vũ trị thủy cho đời bình yên

Anh hỏi em trong bấy nhiêu lời,

Em xin giảng rõ từng nơi nhiều người

Q[sửa]

  • Quảng Nam có núi Ngũ Hành,

Có sông Chợ Củi, có thành Đồng Dương.

  • Quảng Nam nổi tiếng bòn bon

Chả viên Bình Định vừa ngon vừa lành

Chín mùi da vẫn còn tươi

Mùi thơm cơm nếp, vị thanh đường phèn.

R[sửa]

  • Rau đắng nấu với cá trê

Ai đến đất Mũi thì "mê" không về!

  • Rủ nhau xem cảnh Kiếm Hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiêng, Tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này?

S[sửa]

  • Sông Tô nước chảy quanh co,

Cầu Đông sương sớm, quán Giò trăng khuya.

Buồn tình vừa lúc phân chia,

Tiếng ai như đã bên kia hẹn hò.

  • Sông Đồng Nai nước trong lại mát

Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi

Gái Hiệp Hòa xinh như hoa thiên lý

Trai Hiệp Hòa chí khí hiên ngang.

T[sửa]

  • Trên trời có đám mây xanh

Ở giữa mây trắng, chung quanh mây vàng

Ước gì anh lấy được nàng

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

Xây dọc rồi lại xây ngang

Xây hồ bán nguyệt cho nàng rửa chân.

  • Tiếng đồn chợ xổm nhiều khoai

Đất đỏ nhiều bắp, La Hai nhiều đường.

  • Trầu Bà Điểm xẻ ra nửa lá

Thuốc Gò Vấp hút đã một hơi

Buồn tình gá nghĩa mà chơi

Hay là anh quyết ở đời với em?

Em nào có dối lòng em

Họa chi vô đới em chăng được nhờ?

U[sửa]

  • U Minh, Rạch Giá thị hóa Sơn Trường

Dưới sông sấu lội, trên rừng cọp đua.

  • Ước gì anh lấy được nàng,

Để anh mua gạch Bát Tràng về xây

V[sửa]

  • Vịt nằm bờ mía rỉa lông

Thấy cảnh thương chồng đi núi Hà Tiên

X[sửa]

  • Xem kìa Yên Thành như kia,

Giếng sâu chín trượng, nước thì trong xanh.

Đầu chợ Bưởi điếm cầm canh,

Người đi kẻ lại như tranh họa đồ.

Cổng chợ có miếu vua cha

Đường cái chính xứ lên chùa Thiên Niên...

Y[sửa]

  • Yên Bình với bóng tre xanh

Tre tỏa bóng mát cho em vui đùa.

Xem thêm[sửa]

  • Ca dao Việt Nam châm biếm, hài hước
  • Ca dao Việt Nam về chống áp bức phong kiến và chống thực dân, đế quốc
  • Ca dao Việt Nam về quan hệ xã hội
  • Ca dao Việt Nam về tình cảm gia đình
  • Ca dao Việt Nam về tình yêu
23 tháng 4 2020

1

trong đời  sống : 

-Giải thích giúp ta  hiểu những điều  chưa biết trong mọi lĩnh vực

-Muốn giải thích được thì cần phải có các tri thức khoa học ; chuẩn xác về nhiều lĩnh vực trong cuộc sống

Trong văn nghị luận :

- Giải thích làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng ; đạo lí ; phẩm chất ; quan hệ ;... cần được giải thích

-Nhằm nâng cao nhận thức ; trí tuệ ; bồi dưỡng tư tưởng tình cảm cho con người

2. Có 4 bước làm một bài văn lập luận giải thích:

B1:Tìm hiểu đề ; tìm ý

B2:lập dàn bài

B3:viết bài

B4:đọc lại và sửa chữa

3.  Hãy nêu dàn ý chung để làm một đề văn lập luận giải thích. 

MB:-Nêu luận điểm cần giải thích

     - Trích dẫn câu tục ngữ ; ca dao ; châm ngôn ;... ( nếu có)

TB: giải thích nghĩa của câu ca dao ; châm ngôn (nếu có) theo trình tự sau :

nghĩa của từ nghĩa cụm từ nghĩa của cả câu => nghĩa bóng => nghĩa sâu

-Nêu lí lẽ chứng minh luận điểm

-Nêu dẫn chứng chứng minh luận điểm 

Lưu ý : dẫn chứng không được lấn lướt  luận điểm

KB: Khẳng định lại luận điểm , rút ra bài học cho bản thân

23 tháng 4 2020

II bài tập : 

bài 1 :

Vấn đề được giải thích : Lòng nhân đạo

phương pháp giải thích:

+ Nêu định nghĩa 

+Nêu các biểu hiện

+So sánh ; đối chiếu với các hiện tượng ; vấn đề khác

+ Chỉ ra nguyên nhân ; mặt lợi ; ý nghĩa ; cách noi theo