Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Đã chín lần tôi được dự lễ khai giảng năm học mới, vậy mà trước lễ khai giảng năm nay – năm thứ mười, tôi vẫn không khỏi hồi hộp và lo lắng. Bố mẹ cũng phải ngạc nhiên về sự hồi hộp của tôi, về một đứa vốn nghịch ngợm và mạnh bạo như tôi mà cũng bồn chồn như thế. Không nôn nao sao được khi niềm mong ước và mục tiêu phấn đấu của tôi đã trở thành hiện thực. Với tôi, ngôi trường mới xa lạ đấy nhưng cũng quen thuộc như một cố nhân.
Suốt bốn năm học Trung học cơ sở, ngày nào đi học tôi cũng đi qua ngôi trường ấy. Đã nhiều lần tôi dừng lại để nhìn vào, để mong ước và để quyết tâm. Từ ngoài cổng, tôi nhận thấy sự đổi thay sắc lá của những hàng cây to thẳng tắp trong sân trường. Ngôi trường cũng duyên dáng hơn cùng với sự đổi thay của dòng sông Hưng Long quen thuộc, nơi mà tất cả lũ trẻ chúng tôi chẳng lạ lẫm gì. Đặc biệt truyền thống học tập của nhà trường là điều cuốn hút đối với chúng tôi. Tôi mơ ước, rồi kiêu hãnh, tự hào khi được trở thành một phần thân yêu của ngôi trường ấy.
Lòng tôi vẫn hồi hộp không yên. Những môn học sẽ khó hơn, có nhiều quy định mới của nhà trường mà tôi sẽ phải nghiêm túc thực hiện. Các thầy cô thì có khi tôi đã quen gương mặt nhưng chưa được trực tiếp học bao giờ, bởi thế mà chắc có nhiều điều lạ lắm! Và lại thêm bạn bè nữa chứ. Có một số bạn học cùng lớp 9 với tôi nhưng còn biết bao nhiêu là bạn mới. Có chơi vui như lớp cũ của mình không? Có đoàn kết và thân thiện?… Lại nữa, ai cũng bảo học Trung học phổ thông là quan trọng. Nó bước đệm để bắt đầu định hướng cho tương lai. Thế đấy, đầu óc tôi cứ hoa lên bao nhiêu ý nghĩ. Những ý nghĩ làm tôi phấp phỏng không yên. Tôi mang theo tất cả những cảm xúc tự hào, hãnh diện, hồi hộp, băn khoăn ấy đến trường trong buổi lễ khai giảng đầu tiên.
Buổi lễ hôm ấy ngắn ngọn mà sâu sắc. Tôi đặc biệt ấn tượng với bài diễn văn của thầy Hiệu trưởng. Tôi lắng nghe và ngấm trọn những lời của thầy về trách nhiệm của mỗi học sinh khi được học tập ở một ngôi trường giàu truyền thống. Tôi xúc động và bâng khuâng man mác khi nghe một học sinh lớp mới phát biểu những cảm xúc đầu tiên.
Buổi lễ tan, chúng tôi học ngay những bài học mới. Đúng như chúng tôi cảm nhận, kiến thức mới, lạ và khá khó. Thế nhưng sự trầm lắng chỉ thấy ở lớp tôi trong buổi học đầu tiên. Những ngày sau đó, quen bạn, quen thầy, chúng tôi tự nhiên đã sôi nổi hẳn lên. Lớp học háo hức và thân thuộc chẳng khác gì khi đang học trong lớp chín.
Cuối tuần, chúng tôi bắt đầu tham gia lao động. Phải góp một cái gì đó cho ngôi trường mới, ta mới thêm quý thêm yêu. Ngày lao động tuần đầu tiên thật là thích thú. Sân trường có nhiều cây to nên có bao nhiêu lá rụng. Hôm trước trời lại mới mưa nên lá rụng càng nhiều. Lá ướt lẹp chẹp. Cả lớp mang chổi đi mà không dùng được bèn cứ thế thi nhau nhặt lá bằng tay! Có cậu con trai hí hửng mang đến tặng cô bạn gái chiếc lá vàng thật đẹp, cô bạn xúc động cảm ơn, chẳng ngờ đằng sau mặt lá có chú sâu đang ngoan ngoãn ẩn mình. Đám con gái kêu ré lên sợ hãi, còn bọn con trai ha hả cười đắc chí, rồi lại xin lỗi, lại bắt đền bằng những chiếc kẹo thủ sẵn từ ở nhà đi! Giờ lao động vì thế mà chẳng thấy mệt nhọc, chỉ thấy vui nhộn, chỉ nghe thấy tiếng cười. Đám con trai mới lớn thích “làm anh” thiên hạ nên chỉ cần một giọng con gái thỏ thẻ “anh ơi” là cả Thế Anh, Tuấn Anh, Hải Anh, Ngọc Anh đều quay lại và xoắn xuýt. Tôi cũng hân hạnh được tặng một cái tên mới “Diệp còi”! Những trận cười giòn giã bật ra. Cả lớp vui và thân thiện, gắn bó như một gia đình nhanh không kể nổi.
Những hồi hộp, lo lắng, băn khoăn, lạ lẫm nhanh chóng bị khoả lấp đi. Không khí học tập của lớp tôi ngày càng tốt. Một cách rất tự nhiên và rất âm thầm, tôi và cậu bạn “hàng xóm” ngồi bên bắt đầu “đua sức” trong học tập. Đứa nào cũng cố gắng tìm ra lời giải nhanh nhất, làm bài tập đầy đủ và chính xác nhất để đến lớp trao đổi cho nhau và lại học thêm ở bạn một điều mới lạ.
Tuổi mười sáu chóng buồn và cũng nhanh vui. Mới học cùng nhau tôi cũng chưa thật hiểu hết về hoàn cảnh và tính cách của từng người trong lớp. Nhưng tôi tin, thời gian sẽ giúp cả lớp tôi ngày một gắn bó hơn và học tập cùng sẽ tiến bộ hơn. Những ngày đầu bỡ ngỡ bước vào Trường trung học phổ thông của tôi là như thế. Đối với tôi, nó sẽ là những ngày đáng nhớ, là những kỷ niệm ngọt ngào không thể nào quên.
1) Mở bài: Khái quát về khung cảnh ngày khai trường - ngày đầu bước chân vào trường cấp 3!
2) Thân bài:
a) Cảm xúc khi làm lễ khi giảng
- Bạn mới chung lớp và hình ảnh của các bạn cùng trường, nhất là những bạn khoá đầu như mình!
(kết hợp tự sự, tả cảnh và khắc hoạ hình ảnh)
b) Miêu tả sơ lược không khí lớp học ngày đầu tiên.
- Thầy cô như thế nào?
- Tâm trạng, cảm giác của bạn khi học những tiết học đầu tiên (kiến thức, môi trường học tập và phương pháp học của cấp 3...)
- Có thể sơ lược về không khi lúc tan lớp.
3) Kết bài: Khái quát tâm trạng trong ngày đầu học cấp 3! Nêu cảm nghĩ về mái trường mới này!
Giới thiệu nghề thủ công truyền thống của nước ta: trồng lúa, nuôi tằm, làm gốm, thêu, dệt, may…
Lựa chọn nghề làm gốm để thuyết minh:
- Lịch sử hình thành
+ Thời nhà Lý, ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều, Đào Trí Tiến, Lưu Phương Tú được cử đi sứ Bắc Tống
Sau chuyến đi sứ, ba ông thăm, học được một số kỹ thuật đem về truyền bá, cho dân chúng
+ Nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống (trước năm 1127)
- Qúa trình sản xuất gốm
Đất sét được lấy từ trong làng, được đem về ngâm trong bể chứa nước ( “bể đánh” và “bể lắng” dùng ngâm đất sét khô vào khoảng 3- 4 tháng)
+ Sau khi loại bỏ được tạp chất, đất được đưa sang “bể phơi” trong thời gian 3- 4 ngày, rồi được chuyển qua “bể ủ”
- Bước hai: nặn cốt, sửa hàng, phơi khô sản phẩm
Bước ba: quét men, vẽ hình ảnh, trong đó vẻ đẹp của gốm phụ thuộc vào lớp men (men rạn, men thô, men chảy, men trơn, men lam)
Công đoạn cuối cùng cho gốm vào lò: lò bầu, lò éch, lò hình hộp và lò ga
Hình thành thương hiệu
Có nhiều làng nghề gốm tạo ra những sản phẩm đẹp, nổi tiếng được mang đi xuất khẩu thị trường nước ngoài
Triết gia người Pháp René Descartes đã từng có câu: “Đọc sách hay cũng giống như trò chuyện với các bộ óc tuyệt vời nhất của những thế kỷ đã trôi qua.”. Đúng thế, sách đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của mỗi chúng ta, đặc biệt là học sinh. Tuy nhiên có một bộ phận không ít các bạn chưa ý thức được tầm quan trọng và thiếu tích cực trong việc đọc sách.
Sách ghi chép lại những kiến thức của nhân loại tích lũy tích lũy hàng ngàn năm nay. Hình thức ban đầu của sách là những hình khắc và kí tự lên vách đá, thẻ tre, vải, cuối cùng là viết hoặc in lên trang giấy và đóng thành tập. Còn đọc sách là cách tiếp thu ngôn ngữ, giao tiếp và chia sẻ thông tin và ý tưởng.
Vì thế, có thể khẳng định tầm quan trọng lợi ích của sách và việc đọc sách là vô cùng to lớn đặc biệt là với thế hệ học sinh. Nhà mĩ học, lý luận văn học nổi tiếng Trung Quốc Chu Quang Tiềm đã nói: “Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là cột mốc trên con đường tiến hóa học thuật của nhân loại.”. Sách là nguồn tri thức bất tận. Mỗi cuốn sách với những chủ đề lĩnh vực khác nhau nhưng đều cùng mục đích hướng tới cho bạn đọc những giá trị mới. Sách không chỉ lưu giữ nguồn tri thức khổng lồ mà còn truyền tải những thông điệp nhân văn, hướng con người đến chân thiện mỹ. Mỗi người đọc sách là một người văn minh, cả xã hội đọc sách để nâng cao nhận thức, góp phần xây dựng đất nước ngày càng văn minh và tốt đẹp hơn.
Thế nhưng, hiện nay, đọc sách gần như là một khái niệm xa xỉ với giới trẻ. Không ngại chi 63 nghìn tỷ đồng uống rượu bia mỗi năm, nhưng người Việt Nam lại chỉ dám bỏ 2 nghìn tỷ đồng mua sách,không bằng số lẻ. Đặc biệt là ở học sinh. Một số bạn thì chưa có thói quen đọc sách, số khác lại đọc theo phong trào, không thực chất. Hay có nhiều bạn thường xuyên đọc các loại truyện tranh có nội dung vô bổ trong khi lại ít tìm đến các loại sách khoa học. Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều học sinh còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách.
Có không ít ví dụ về việc học sinh đang ngày càng quay lưng lại với sách. Ở chương trình “Đường lên đỉnh Olympia”, có câu hỏi: Tác giả Bỉ Vỏ là ai? Thì các học sinh dự thi cũng không trả lời được. Hay khi ta lướt qua con phố sách Đinh Lễ, Nguyễn Xí (Hà Nội) có thể thấy hàng loạt các tác giả như Tào Đình, Tiên Chanh, Cỏ Mạn, Trang Trang… được các bạn trẻ săn đón khi sách của họ được xuất bản. Trong khi đó, rất hiếm người để tâm tới: “Thép đã tôi thế đấy”, “Những người khốn khổ”, “Nhà thờ Đức Bà Paris”... từng là sách “gối đầu giường” của nhiều thế hệ.
Điều đó đã dẫn tới những hậu quả đáng buồn. Đó là khiến cho các em không có vốn hiểu biết và kiến thức cần thiết, rất dễ sa vào những con đường tối tăm, dốt nát, tù tội. Không có sách, thì ta trở nên tầm thường, lạc hậu, kiến thức nông cạn và không thể theo kịp với những sự thay đổi tiên tiến của thế giới. Hơn thế nữa, không đọc sách còn làm cho tâm hồn học sinh khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Học sinh ngày càng trở nên cộc cằn, ăn nói tục tĩu, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn.
Vậy nguyên do là đâu? Trước tiên đó là do sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông, văn hóa đọc đã bị lấn át bởi sự lôi cuốn của việc sử dụng mạng internet và các phương tiện nghe, nhìn. Hiện nay có rất nhiều kênh thông tin để giải trí, báo điện tử ra đời nhiều, mạng xã hội đã thu hút giới trẻ nên một bộ phận học sinh quen dần với thói quen đọc tin tức trên mạng. Thứ hai nữa đó là gia đình, nhà trường, xã hội còn chưa chú trọng khuyến khích học sinh đọc sách. Phụ huynh vì bận rộn với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Còn với xã hội, nước ta hiện nay có rất nhiều cao ốc, trung tâm thương mại, nhà hàng, phòng gym... nhưng hiếm thấy các thư viện công cộng. Ngoài ra, việc kiểm soát của các cơ quan chức năng chưa thật sự chặt chẽ và nghiêm khắc khiến cho sách giả, sách kém chất lượng tràn lan trên thị trường làm mất niềm tin ở người đọc. Cuối cùng, đó là các nhà xuất bản chạy theo lợi nhuận, không chịu đầu tư vào chất lượng và số đầu sách mới. Trên kệ sách hầu như chỉ thấy các tác phẩm quen thuộc được chỉnh sửa bìa sách cho khác đi mà ít thấy những tác phẩm mới có giá trị, thực sự mang lại lợi ích cho người đọc.
Từ những thực tế đáng buồn ấy, chúng ta cần có những biện pháp hành động thiết thực. Với mỗi học sinh thì nên tạo lập thói quen tích cực đọc sách, tìm hiểu về sách. Khuyến khích bạn bè, người thân cùng đọc sách. Đối với gia đình, nhà trường, xã hội, cần dành nhiều sự quan tâm đối với việc bồi dưỡng tâm hồn và trí tuệ các em bằng những quyển sách hay, có nội dung trong sáng, lành mạnh. Để tạo văn hóa đọc, cha mẹ biết định hướng cho con cái mình ngoài việc học tập tốt, tham gia tích cực các hoạt động xã hội thì cần hướng dẫn con đọc gì, xem gì, nghe gì. Còn nhà trường cần có các hoạt động thuyết trình về sách, tổ chức ngày hội đọc sách, câu lạc bộ về sách hay khuyến khích tặng thưởng những em có thành tích tốt là các cuốn sách bổ ích. Bên cạnh đó nhà nước nên khuyến khích và tổ chức đọc sách trong trường học và ngoài xã hội, tạo được phong trào đọc sách trong toàn dân. Các cơ quan chức năng kiểm soát chặt chẽ việc xuất bản và lưu hành các ấn phẩm sách, đảm bảo chất lượng, phục vụ tốt cho nhu cầu của người đọc hiện nay.
Nhà văn người Mỹ Henry David Thoreau đã nói: “Sách là nguồn của cải quý báu của thế giới và là di sản xứng đáng của các thế hệ và các quốc gia.”. Đúng vậy, sách chẳng những mang lại sự hiểu biết cho con người mà còn giúp bản thân chúng ta thư giãn và tìm kiếm những phút giây được phiêu lưu vào thế giới kì diệu muôn màu đầy hấp dẫn của cuộc sống. Vì lẽ đó, mọi người, đặc biệt là học sinh hiện nay hãy đọc sách tích cực hơn bởi đó chính là khoản đầu tư có lãi nhất của cuộc đời người.
Cảm nghĩ của em khi đọc tình huống trên là em cảm thấy rất thương bạn nhỏ.Chắc là do nhà bạn ấy khó khăn quá nên bạn mới theo mẹ đi kiếm chỗ ở thì được 1 người dân thương tình cho ở tạm.Em cũng băn khoăn không biết bố và người thân của bạn đâu mà để cho mẹ với con như vậy.Nhưng dù sao bạn ấy cũng đã có 1 căn nhà để ở qua ngày rồi.Em mong bạn và mẹ của bạn ấy có thể tìm một 1 nhà mói mẻ để xây dựng lại cuộc sống.
LÀM :
Trong cuộc sống mỗi người đều có hoàn cảnh khác nhau . Người thì có nhà ở, có gia đình,có đc hạnh phúc và giàu sang nhưng cũng có những người ko có một ngôi nhà để ở hay ko có một gia đình đầm ấm ,ko đc giàu sang như những người khác. Cuộc sống luôn cho ta những thử thách, nghịch cảnh. Ai biết vượt qua sẽ tồn tại; ai biến khó khăn thành cơ hội sẽ là người chiến thắng......ko bt ns j nữa
Làm thế này thôi chứ bt sai ben bét r ==
Ý KIẾN ĐỀ BẠN RA :
ns thật tình huống bn đưa ra nó có vấn đề hay sao ấy >< như cái này :
- " Dạ... Thưa cô.... Em.... Gia đình em không có nhà để sống. Gia đình em là ở đợ cho người ta. Gia đình em cũng chỉ có hai mẹ con em, người chủ thương nên đã cho mẹ con em làm ở đợ và cho sống tại nhà của người ta. "
câu này : làm ở đợ và cho sống thấy nó hơi thừa bạn ạ >< cả câu gạch đen đó nữa ><
mk thừa nhận mk ko làm đc bài bn làm ra ... nhưng cũng muốn góp chút ý kiến vào đề bn ... nếu bn thấy khó chịu hay j j đó thì xl trước :(
*Ryeo*