Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

- Tác hại do đế quôc Mỹ gây ra:
+ làm hàng ngàn người thiệt mạng
+ khiến nhiều người bị mắc chất độc màu da cam
+khiến nền kinh tế nước ta thiệt hại nặng nề
+ tàn phá môi trường ghê ghớm
- Tác hại của bọn khủng bố:
+làm nhiều người tử vong
+nền chính trị của xã hội mất ổn định
+thiệt hại lớn về cơ sở và vật chất
+làm tổn thương sâu sắc tinh thần người dân

Ðoạn văn trên đây trích trong Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV hào hùng như một "Ðại cáo" của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ 20. Trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam đã từng có nhiều thách thức ghê gớm: Một nghìn năm Bắc thuộc; một nghìn năm bảo vệ nền độc lập chống lại các cuộc xâm lăng của các triều đình phong kiến phương Bắc, đặc biệt là ba lần chống quân Mông Nguyên là đội quân xâm lược mạnh nhất thế giới hồi thế kỷ XIII; gần một trăm năm chống ách thống trị thực dân kiểu cũ và chiến tranh xâm lược của đế quốc Pháp; hai mươi mốt năm chống ách thống trị thực dân kiểu mới và chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Các cuộc thách thức đều lâu dài, ác liệt. Nhưng cuộc kháng chiến chống Mỹ là thách thức lớn nhất, ác liệt nhất đối với dân tộc ta. Nhân dân ta đã phải đương đầu với đế quốc hùng mạnh nhất, giàu có nhất, tàn bạo, nham hiểm, hiếu chiến nhất. Cuộc chiến tranh kéo dài qua năm đời tổng thống Mỹ với một tương quan lực lượng chênh lệch nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta về phương thức sản xuất cũng như về tiềm lực kinh tế, quân sự. Ðế quốc Mỹ đã huy động vào cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam một khối lượng bom đạn, vật chất kỹ thuật chưa từng có trên một địa bàn tương đối hẹp; đã sử dụng mọi loại vũ khí hiện đại nhất trừ bom nguyên tử; đã đưa số quân Mỹ vào miền nam lúc cao nhất lên tới hơn nửa triệu quân cùng với một lực lượng lớn hải quân, không quân chiến lược, chiến thuật, 7 vạn rưỡi quân các nước theo Mỹ và hơn một triệu quân ngụy, đó là một quân số kỷ lục cho một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới. Mỹ đã thi thố mọi chiến lược, chiến thuật chính trị, quân sự, ngoại giao, đã dùng những thủ đoạn chiến tranh tàn bạo nhất: Bao vây phong tỏa, khủng bố toàn diện, tàn phá kinh tế, tiêu diệt con người, phá hủy môi trường bằng chất độc mầu da cam, để lại hậu quả nặng nề cho nhiều thế hệ người Việt Nam và cả cựu binh Mỹ. Nhà Trắng và Lầu Năm góc đã xuất các chiến lược gia, các tướng lĩnh bậc nhất để đấu trí với ta. Việt Nam trở thành tiêu điểm của cuộc đấu tranh quyết liệt giữa cách mạng và phản cách mạng trên thế giới, là nơi đọ sức điển hình giữa tiến bộ và phản động, giữa chính nghĩa và phi nghĩa trong cuộc đấu tranh của nhân loại vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Trước thách thức to lớn ấy, khác với những ngày đầu kháng chiến chống Pháp, dân tộc ta bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ trong điều kiện mới. Quân và dân ta trong cả nước đã trải qua thử thách trong chiến đấu và đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Chúng ta đã có miền bắc được giải phóng, nối liền với các nước xã hội chủ nghĩa anh em và được xây dựng ngày càng vững mạnh, trở thành hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền nam. Quân đội ta bước đầu được xây dựng chính quy, hiện đại; huấn luyện các đơn vị bộ đội tập kết để trở lại chiến trường, xây dựng nhiều binh đoàn chủ lực mạnh để chi viện cho miền nam. Bác Hồ đã sớm nhìn thấy âm mưu đen tối của Mỹ. Từ 1950, Bác đã chỉ ra sự dính líu và can thiệp của Mỹ vào chiến tranh Ðông Dương. Ðể tranh thủ hòa bình, Bác đã 11 lần gửi thư cho Tổng thống Mỹ Tru-man. Trên chiến trường Ðiện Biên Phủ còn chưa tan mùi thuốc súng, cán bộ, chiến sĩ ta nhận được thư Bác khen, cuối thư Bác dặn: "Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu". Bác đã nhìn xa, thấy trước. Khi tôi từ Ðiện Biên Phủ về căn cứ địa Việt Bắc, đến chào Bác, Bác nói: "Chúc chú thắng lợi trở về! Chúng ta còn phải đánh Mỹ!". Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 6 (7-1954) họp trước khi Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết mấy ngày, Ðảng ta đã xác định: "Ðế quốc Mỹ là kẻ thù chính của nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới và hiện đang trở thành kẻ thù chính trực tiếp của nhân dân Ðông Dương". Bác Hồ và Ðảng ta đã xác định đúng đắn đường lối cách mạng trong giai đoạn mới: Tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền nhằm mục tiêu chung là chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền nam, bảo vệ miền bắc, thống nhất Tổ quốc; đã chỉ rõ mối quan hệ chiến lược giữa hai miền: Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền bắc là để tạo sức mạnh giải phóng miền nam, đẩy mạnh đấu tranh cách mạng ở miền nam là để giải phóng miền nam và bảo vệ miền bắc; miền bắc có tác dụng quyết định nhất, miền nam có tác dụng quyết định trực tiếp đối với sự nghiệp hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ trong cả nước. Ðó cũng là mối quan hệ khăng khít, ruột thịt giữa hậu phương lớn và tiền tuyến lớn, huy động sức mạnh của toàn dân để chiến thắng kẻ thù hung bạo. Ðó cũng là biểu thị ý chí: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Ðảng ta đã kết hợp đúng đắn sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, kết hợp nghĩa vụ dân tộc với nghĩa vụ quốc tế, tăng cường đoàn kết liên minh chiến đấu giữa nhân dân ba nước Ðông Dương, tăng cường đoàn kết giữa cách mạng Việt Nam với các trào lưu cách mạng trên thế giới, đoàn kết chặt chẽ với Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa anh em, trên cơ sở đó hình thành và phát triển một mặt trận hết sức rộng lớn của nhân loại yêu chuộng hòa bình và công lý trên thế giới kể cả nhân dân Mỹ đoàn kết với Việt Nam chống chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ. Bác Hồ và Ðảng ta đã xây dựng thành công cho toàn quân, toàn dân ta từ nam chí bắc tinh thần "quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược". Tinh thần quật cường bất khuất, quyết chiến quyết thắng mọi kẻ thù xâm lược vốn là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Trong Cách mạng Tháng Tám 1945, tinh thần ấy biểu hiện: "Ðem sức ta mà giải phóng cho ta". "Thời cơ thuận lợi đã tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập". Trong kháng chiến chống Pháp tinh thần ấy là: "Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ". Trong kháng chiến chống Mỹ, Bác Hồ đã triệu tập Hội nghị Chính trị đặc biệt, đây là "Hội nghị Diên Hồng" thời đại Hồ Chí Minh, biểu thị quyết tâm của toàn dân chống Mỹ, cứu nước. Quyết tâm đã xác định thì khó khăn mấy cũng kiên định quyết tâm. Khi Mỹ ồ ạt đưa quân vào miền nam, dùng không quân và hải quân đánh phá miền bắc, Bác Hồ đã khẳng định: "Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập tự do!" ... "Hễ còn một tên xâm lược trên đất nước ta, thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu, quét sạch nó đi". Ðây là lời "Hịch" thiêng liêng chống Mỹ, cứu nước. Quyết tâm đánh Mỹ, thắng Mỹ của Bác Hồ và của Ðảng ta đã trở thành quyết tâm chiến đấu của toàn dân ta từ nam chí bắc. Tất nhiên không phải chỉ có quyết tâm cao là có thể thắng Mỹ, nhưng trước hết phải dám đánh Mỹ thì mới tìm ra cách thắng Mỹ. Quyết đánh và biết đánh, anh dũng và thông minh, chủ nghĩa anh hùng cách mạng và năng lực sáng tạo, đó là bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam vượt mọi thách thức. Biết đánh là cả một quá trình sáng tạo, sáng tạo của lãnh đạo và sáng tạo của quần chúng trên cơ sở nắm vững quy luật cách mạng, quy luật chiến tranh cách mạng, quan điểm thực tiễn, biết địch biết ta, đánh giá đúng chỗ mạnh của địch để khắc phục, phát hiện đúng chỗ yếu của địch để khoét sâu, biết tập trung giáng đòn quyết định làm chuyển biến cục diện chiến tranh, giành thắng lợi từng bước, tiến tới thắng lợi cuối cùng. Cao trào Ðồng Khởi là một sáng tạo lớn. Trên tinh thần "Ðề cương cách mạng miền Nam" của đồng chí Lê Duẩn, đặc biệt là Nghị quyết 15 của Trung ương, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Xứ ủy, sau này là Trung ương Cục do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Bí thư và các Khu ủy, Tỉnh ủy, đồng bào miền nam vượt qua đau thương của một thời kỳ đen tối, vùng lên khởi nghĩa từng phần làm tan rã bộ máy kìm kẹp của ngụy quyền ở cơ sở, giành lại phần lớn nông thôn, đẩy mạnh hoạt động ở đô thị. "Ðội quân tóc dài" là một biểu hiện sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ của phụ nữ miền nam. Với Ðồng Khởi, cách mạng miền nam đã chuyển sang thế tiến công. Mặt trận Dân tộc giải phóng và Quân giải phóng miền nam ra đời đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ về thế và lực của cách mạng. Hình thức thống trị thực dân kiểu mới bằng bộ máy chính quyền tay sai độc tài không còn hiệu lực, Mỹ vội vàng chuyển sang dùng "chiến tranh đặc biệt" một hình thức đối phó nằm trong chiến lược "phản ứng linh hoạt" mà đế quốc Mỹ dùng để chống lại các trào lưu cách mạng trên thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Ðánh bại "chiến tranh đặc biệt" là cả một quá trình sáng tạo đưa cách mạng miền nam từ khởi nghĩa từng phần phát triển lên chiến tranh cách mạng. Nắm vững quy luật của đấu tranh vũ trang, của chiến tranh cách mạng, với phương châm "2 chân, 3 mũi, 3 vùng" tổng kết từ thực tiễn, quân và dân miền nam đã phát huy sức mạnh của chiến tranh nhân dân, bẻ gẫy các cuộc càn quét của quân ngụy, phá rã hệ thống "ấp chiến lược" mà ngụy quyền coi là quốc sách đẩy mạnh đấu tranh chính trị và binh vận ở cả nông thôn và thành thị. Ðấu tranh vũ trang từng bước phát triển. Chiến thắng Ấp Bắc báo hiệu khả năng đánh thắng các chiến thuật mới của quân đội ngụy, mở ra phong trào "thi đua Ấp Bắc" của quân và dân miền nam. Các chiến dịch tiến công đầu tiên: Bình Giã, Ba Gia, Ðồng Xoài, tiêu diệt từng tiểu đoàn đến chiến đoàn quân ngụy đánh dấu sự phá sản của chiến lược "chiến tranh đặc biệt". Mỹ buộc phải chuyển sang chiến lược "chiến tranh cục bộ". Mỹ coi Việt Nam là trọng điểm của phong trào giải phóng dân tộc cần tiêu diệt để ngăn chặn các dân tộc trên thế giới vùng lên và chủ nghĩa cộng sản tràn xuống Ðông-Nam Á. Mỹ đã tiến hành "chiến tranh cục bộ" đưa quân viễn chinh Mỹ vào tr... ![]() 22 tháng 12 2023
đồng ý vì chiến tranh có qua nhiều người hi sinh và tốn rất nhiều chi phí để phục vụ chiến tranh thế nên chiến tranh trở nên phi nghĩa
![]() 14 tháng 3 2022
REFER Có khoảng 30%phụ nữ từng là nạn nhân. Suy nghĩ:Đây là một con số liệu mà đối với em là rất nhiều,trong tương lai con số này có thể sẽ tiếp tục gia tăng vậy nên phụ nữ phải hết sức cảnh giác với các hành vi này.Nhà nước cũng nên có những biện pháp cụ thể để thực trạng này không tiếp tục xảy ra.
UT
14 tháng 3 2022
Tham khảo nhé! Có khoảng 30%phụ nữ từng là nạn nhân. Suy nghĩ: Đây là một con số liệu mà đối với em là rất nhiều,trong tương lai con số này có thể sẽ tiếp tục gia tăng vậy nên phụ nữ phải hết sức cảnh giác với các hành vi này.Nhà nước cũng nên có những biện pháp cụ thể để thực trạng này không tiếp tục xảy ra. ![]() 3 tháng 2 2021
Em muốn gửi đến thông điệp rằng" Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương" vậy nên dù có khác nhau về ngôn ngữ,về màu da nhưng trái tim như vẫn hòa chung một nhịp,cùng chung một ước mơ về sự hòa bình.Em muốn thế giới này sẽ luôn ngập tràn trong tiếng cười và những ước mơ hồn nhiên và trong sáng của các lớp trẻ,muốn thế giới mãi được hòa bình người dân các nước không kể trai,gái,bất kể tín ngưỡng,ngôn ngữ,...Dù có khác nhau đi chăng nữa nhưng phải cùng nhau chung tay xây dựng một thế giới văn minh mà ở nơi đó sẽ không có nạn phân biệt chủng tộc,phân biệt giàu nghèo. ![]()
TS
30 tháng 10 2017
Em thấy suy nghĩ của ông A hoàn toàn sai. Vì ông đã có một quan niệm hoàn toàn sai lầm là người Mĩ xâm chiếm Việt Nam nên không cho sinh viên Mĩ ở trọ. Mĩ xâm chiếm Việt Nam nhưng chưa chắc ai cũng ác cả. Và bây giờ, trong tình hình kinh tế phát triển, nước ta đã hội nhập và giao lưu với nhiều nước (trong đó có Mĩ) nên chúng ta phải làm thế nào để thể hiện được tinh thần hiếu khách của dân tộc Việt Nam ta. Làm đại thôi. Chúc bạn kiểm tra tốt! |
Em có suy nghĩ là :
−−Hàng nghìn người đã ngã xuống vì chiến tranh, họ là những con người không tên không tuổi.Có những con người may mắn sống sót nhưng vẫn để lại nhiều di chứng: các thương binh, các bệnh nhân chất độc màu da cam. Để lại những nỗi đau ở bên trong: những dư chấn thời hậu chiến: ám ảnh về cái chết, nỗi đau mất mát người thân, gia đình bị li tán , đó là một nỗi khổ tột cùng của dân tộc Việt Nam ta.
Việc Mĩ gây chiến ở Việt Nam là một hành động hết sức ô nhục. Khi một đế quốc lớn lại đi xâm chiếm các nước nhỏ hơn. Càng thảm hại hơn khi Mĩ lại để thua trong nhiều lần đối đầu với quân đội Việt Nam. Rõ ràng chính sách lực lượng quân đội Mĩ có to lớn thế nào cũng không thể làm lây động đôi chân vững vàng của các người lính và con tim luôn hướng về độc lập, tự do của đất nước.
Mình tự làm theo suy nghĩ nha hi vọng góp ý cho bài làm của bạn