Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
thay đổi cách giáo dục cổ điển, tập trung thực hành nhiều hơn lý thuyết, đổi mới cả nội dung giảng dạy để phù hợp với Thế giới, xây dựng 1 ngân quỹ dành riêng cho việc đào tạo người giỏi, gửi người sang những cường quốc về kh-kt để học tập những cái hay cái giỏi, cái mới của người ta... có chính sách đãi ngộ nhân tài, tạo mọi điều kiện để họ phát triển trong nước, tránh tình trạng chảy máu chất xám... Và nhất là đừng có thái độ "mèo khen mèo dài đuôi", tất cả những công nghệ mà VN đang tự tung hô trong nước thực ra nước ngoài đã có từ lâu, quân đội VN chế tạo robot bắn súng, robot chữa cháy tự động đã la rần trời trong khi nước ngoài người ta đã có những con robot tự động, thám hiểm tận đẩu tận đâu ngoài vũ trụ...
- Học hỏi tìm tòi, nghiên cứu về kinh tế xã hội của đất nước.
- Tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật tiên tiến của thế giới.
- Chọn lọc và áp dụng những khoa học kĩ thuật phù hợp với hoàn cảnh đất nước mình.
- Luôn đưa ra những phát minh mới, để ngày càng đổi mới kinh tế đất nước theo hướng tốt đẹp hơn.
Ảnh hưởng:
- Về kinh tế:
+ Nền kinh tế của I-xra-en gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế vì chi phí cao cho các cuộc chiến tranh, xung đột với các nước A-rập trong đó có Pa-le-xtin.
+ Nền kinh tế của Pa-le-xtin kém phát triển, liên tục bị khủng hoảng 60% dân số sống nghèo khó, Liên hợp quốc thường xuyên phải trợ giúp
- Về xã hội:
+ Mâu thuẫn giữa người Do thái với người Pa-le-xtin và mâu thuẫn giữa đạo Hồi với đạo Do thái ngày càng tăng…
+ Tình trạng bất ổn về chính trị giữa hai quốc gia này.
* Để cùng phát triển hai nước cần phải:
- Công nhận và tôn trọng chủ quyền của nhau.
- Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ
- Bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội.
Ảnh hưởng:
- Về kinh tế:
+ Nền kinh tế của I-xra-en gặp nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế vì chi phí cao cho các cuộc chiến tranh, xung đột với các nước A-rập trong đó có Pa-le-xtin.
+ Nền kinh tế của Pa-le-xtin kém phát triển, liên tục bị khủng hoảng 60% dân số sống nghèo khó, Liên hợp quốc thường xuyên phải trợ giúp
- Về xã hội:
+ Mâu thuẫn giữa người Do thái với người Pa-le-xtin và mâu thuẫn giữa đạo Hồi với đạo Do thái ngày càng tăng…
+ Tình trạng bất ổn về chính trị giữa hai quốc gia này.
* Để cùng phát triển hai nước cần phải:
- Công nhận và tôn trọng chủ quyền của nhau.
- Xóa bỏ tình trạng đói nghèo, tăng cường dân chủ
- Bình đẳng trong phát triển kinh tế - xã hội.
a. Khái niệm.
- Là loại hình kinh tế hoạt động dựa trên tri thức, kỹ thuật và công nghệ cao.
b. Đặc điểm.
- Cơ cấu kinh tế: Dịch vụ là chủ yếu trong đó các ngành nghề cần nhiều tri thức (Ngân hàng, tài chính, bảo hiểm…) chiếm ưu thế tuyệt đối.
- Công nghệ chủ yếu để thúc đẩy phát triển: Công nghệ cao, điện tử hóa, tin học hóa, siêu xa lộ thông tin…
- Cơ cấu lao động: Công nhân tri thức là chủ yếu.
- Tỉ lệ đóng góp của khoa học – Công nghệ trong tăng trưởng kinh tế cao.
- Giáo dục có tầm quan trọng rất lớn..
- Công nghệ thông tin và truyền thông có vai trò quyết định.
c. Điều kiện phát triển.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh cho việc nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ.
- Tăng cường xây dựng các trung tâm nghiên cứu, trường Đại học…Chú ý phát triển các trung tâm công nghệ cao, các công viên khoa học, đầu tư lớn cho việc nghiên cứu và phát triển khoa học.
- Chú trọng phát triển công nghệ thông tin.
- Coi trọng việc phát triển giáo dục – đào tạo, cần có chiến lược ưu tiên phát triển GD - ĐT, đặc biệt là phát triển nhân tài.
d. Điều kiện thuận lợi gì để tiếp cận nền kinh tế tri thức.
- Đường lối chính sách của Đảng về phát triển GD - ĐT, khoa học và công nghệ.
- Tiềm năng về trí tuệ và tri thức con người Việt Nam lớn, lao động trẻ, dồi dào, năng động, sáng tạo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngày càng vững mạnh.
- Vị trí địa lí thuận lợi cho việc mở cửa tiếp cận giao lưu hội nhập.
e. Phương hướng phát triển nền kinh tế tri thức Việt Nam trong tương lai.
- Đẩy mạnh GD – ĐT, xây dựng đội ngũ tri thức.
- Đổi mới tư duy trong quản lí và thực hiện, ứng dụng linh hoạt và phù hợp với hoàn cảnh của đất nước.
- Có chính sách thỏa đáng để tạo nguồn nhân lực và khai thác có hiệu quả nguồn nhân lực mới như GD, thông tin, tri thức.
- Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ thông tin, công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học.
- Chủ động tiếp cận nền kinh tế tri thức của thế giới
- Các nước Đông Nam Á là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên, nhưng việc khai thác tài nguyên thiên nhiên ở đây ở đây chưa hợp lí và còn nhiều bất cập như : việc khai thác khoáng sản chủ yếu để xuất khẩu thu ngoại tệ song do trình độ còn hạn chế nên gây ra sự lãng phí tài nguyên, công nghệ khai thác còn lạc hậu và ý thức kém gây ô nhiễm môi trường. Việc
phá rừng ở nhiều nước để lấy gỗ xuất khẩu, làm nương rẫy,... đã làm chất lượng và diện tích rừng nhiều nơi suy giảm. Các nước Đông Nam Á đều giáp biển, việc khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ làm hủy diệt nhiều loại sinh vật, phá rừng ngập mặn để nuôi trồng thủy hải sản làm hủy hoại môi trường sinh thái.
- Chính sách sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường :
+ Khai thác tài nguyên rừng đi đôi việc trồng rừng và tu bổ rừng. Cần đầu tư các phương tiện hiện đại trong việc khai thác tài nguyên khoáng sản nhằm sử dụng tiết kiệm nguồn tài nguyên này và hạn chế ô nhiễm môi trường.
+ Tăng cường đầu tư phương tiện để đánh bắt xa bờ. Cấm đánh bắt bằng những phương tiện có tính hủy diệt, đánh bắt cá trong mùa sinh sản,..
+ Trồng rừng ngập mặn để bảo vệ môi trường sinh thái ven biển.
+ Tuyên truyền về ý thức bảo vệ môi trường đến mọi tầng lớp dân cư trong xã hội.
trình bày những thách thức đối với ASEAN,Việt Nam đã có những chính sách gì để vượt qua thử thách đó
Sự lựa chọn Bali làm địa điểm tổ chức Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 là chủ ý của nước chủ nhà Indoensia muốn thể hiện là chính phủ đã kiểm soát tình hình, tìm cách xua tan lo ngại của bên ngoài về khủng bố và mất an ninh, ổn định, ly khai và xung đột sắc tộc ở đất nước này. Nhưng còn đối với Hiệp hội ASEAN, sự lựa chọn đó cũng có ý nghĩa khá sâu sa. Năm 1976, tại đây đã diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần đầu tiên và đã thông qua Hiệp ước thân thiện và hợp tác, còn được gọi là Hiệp ước Bali – cơ sở pháp lý cơ bản nhất cho sự tham gia của các quốc gia vào Hiệp hội và sự gắn kết, hợp tác trong Hiệp hội. Khi đó, ASEAN chưa bao hàm tất cả các quốc gia trong khu vực như hiện nay và chưa có mối quan hệ với các đối tác đối thoại như hiện nay. Năm nay, ASEAN trở lại Bali với vị thế khác, bản chất khác và cả định hướng chính sách khác. Điều đó là cần thiết vì từ bấy đến nay đã có nhiều thay đổi sâu sắc trên thế giới, ở khu vực và trong các nước thành viên. ASEAN hiện tại lại phải đối phó với nhiều thách thức mới. Hội nghị cấp cao này phải trả lời nhiều câu hỏi có tầm quan trọng quyết định tới tương lai của ASEAN. Thách thức lớn nhất của ASEAN là tìm lại vai trò và ảnh hưởng của một tổ chức khu vực đối với khu vực và đối với từng thành viên mà nó đã từng có nhưng bị mai một đi trong thời gian gần đây bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vấn đề đặt ra hiện nay đối với ASEAN là vừa phấn đấu để trở nên có ích hơn đối với tất cả các thành viên, vừa mở rộng hợp tác với bên ngoài. Cái khó đối với ASEAN trong việc xử lý vấn đề này là phi kết hợp giữa duy trì các nguyên tắc hoạt động vốn đã trở thành bản sắc và cội nguồn sức mạnh của ASEAN một thời với việc tranh thủ đối tác bên ngoài, tạo thế và tạo giá trong hợp tác với các đối tác bên ngoài. Thách thức lớn đối với ASEAN hiện nay là một số nước thành viên gặp phải khó khăn nội bộ đã gây ảnh hưởng đến tốc độ liên kết và mức độ hợp tác trong Hiệp hội. Sự ưu tiên đối nội khác nhau ở các thành viên dẫn đến việc không ít dự án và chương trình hợp tác và liên kết đã được thông qua, nhưng lại bị trì trệ trong triển khai thực hiện và không ít nước thành viên đã tìm kiếm những lối đường đi riêng rẽ có lợi cho chính mình nhiều hơn có lợi cho Hiệp hội. Hay nói cách khác, chưa khi nào mà sự gắn kết nội bộ, đoàn kết và đồng thuận trong Hiệp hội lại bị đe doạ như hiện tại. Thách thức lớn đối với ASEAN cũng còn đến từ chính các đối tác đối thoại của ASEAN. Nó đặt ASEAN trước sự cần thiết phải vừa tăng cường sự hợp tác này, mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực, nhưng đồng thời phải giữ vai trò chủ động thì mới có thể tranh thủ được cái thuận và hạn chế được tác động bất lợi đối với ASEAN cũng như đối với một số thành viên. Chính sách hai mặt của các đối tác này đối với ASEAN luôn bao hàm ý đồ gây phân rẽ trong nội bộ ASEAN, hoặc ít nhất giữa một số thành viên nhất định, để từ đó tạo dựng vai trò và ảnh hưởng. Thách thức lớn đối với ASEAN còn là những thách thức đến từ môi trường chính trị và an ninh thế giới. Khủng bố, toàn cầu hoá và những nguy cơ an ninh phi truyền thống đòi hỏi ASEAN phi có cách tiếp cận mới trong việc gắn sự phát triển năng động và lâu bền của Hiệp hội với việc quan tâm giải quyết những nguy cơ mới đó. Đã đến lực ASEAN không chỉ phải thể hiện có tác dụng thiết thực đối với các thành viên của nó, mà còn phải đóng vai trò xứng đáng trong mọi mặt đời sống của khu vực và thế giới. Trở lại Bali vì thế cũng còn là cơ hội để ASEAN tạo ra bước chuyển biến quyết định trong việc đối phó với những thách thức lớn ấy. Người ta có thể nhận biết qua chương trình nghị sự của Hội nghị cấp cao này ý định gắn kết việc thúc đẩy các chưng trình hợp tác đã được nhất trí, những quyết định đã được thông qua với việc thực hiện hoặc bàn luận về những ý tưởng mới như khu vực mậu dịch tự do với các đối tác đối thoại, Cộng đồng Kinh tế ASEAN hay Cộng đồng an ninh ASEAN.... Đưng nhiên, một Hội nghị cấp cao không đủ để gii quyết tất cả các vấn đề của ASEAN, không đủ để giúp ASEAN vượt qua tất cả các thách thức lớn đang đặt ra, nhưng ít ra thì cũng có thể tạo dựng được sự khởi đầu, khởi động một cuộc lên đường mới của ASEAN.
vào đây thử nhé: Những thách thức đối với ASEAN - Việt Báo Việt Nam
tik mk nhé