K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 12 2019

Từ ngàn năm nay hình ảnh "Cây đa- giếng nước- sân đình" đã sớm đi sâu vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Bộ ba "Cây đa- giếng nước- sân đình" gắn bó thủy chung son sắc như người bạn tâm giao với cư dân miền nông nghiệp lúa nước. Có thể nói ở đâu có "cây đa" là có "giếng nước" hoặc "sân đình" và ở đó có sự giao lưu, sinh hoạt, trao đổi hay nói khác hơn là ở đâu có con người sinh sống thì ở nơi đó có sự hiện hữu của bộ ba biểu tượng này.

28 tháng 12 2019

Từ ngàn năm nay hình ảnh "Cây đa- giếng nước- sân đình" đã sớm đi sâu vào đời sống văn hóa của người Việt Nam. Bộ ba "Cây đa- giếng nước- sân đình" gắn bó thủy chung son sắc như người bạn tâm giao với cư dân miền nông nghiệp lúa nước. Có thể nói ở đâu có "cây đa" là có "giếng nước" hoặc "sân đình" và ở đó có sự giao lưu, sinh hoạt, trao đổi hay nói khác hơn là ở đâu có con người sinh sống thì ở nơi đó có sự hiện hữu của bộ ba biểu tượng này. Ca dao việt nam có câu: "Cây đa cũ bến đò xưa, bộ hành có nghĩa nắng mưa cũng chờ", "Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu say đà thêm say" hay " Dời chân bước xuống lễ đình, họa chăng có gặp bạn tình hay không",... nhưng vì sao và do đâu mà nó gắn kết với đời sống của người dân đến vậy? Phải chăng ở đây có cái gì đó gắn kết con người lại với nhau để từ đó chúng ta lại có một cái nhìn mới hơn và toàn diện hơn về những hình ảnh biểu trưng này?

Xét trên mối quan hệ duy vật biện chứng thì "Cây đa- giếng nước- sân đình" chỉ đơn thuần là ba hình ảnh, ba đối tượng đơn lẻ khác nhau, không có vai trò hay tác động gì bổ trợ cho nhau cả. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết mang một nội dung ý nghĩa riêng biệt: Cây đa có tác dụng cho bóng mát và bầu không khí trong lành; giếng nước cung cấp nước sạch đảm nhiệm vai trò phục vụ đời sống nhân dân; sân đình là nơi sinh hoạt văn hóa, lễ nghi, thờ tự tính ngưỡng của người dân. Rõ ràng trong mối quan hệ trên "Cây đa- giếng nước- sân đình" đơn tuyến với nhau về mọi bình diện, mọi khía cạnh.

Nhưng nếu xét trên bình diện văn hóa thì đây là một hệ thống hình ảnh mang ý nghĩa biểu trưng có tính khái quát cao. Trong văn chương trung đại Trung Quốc và ngay cả trong văn chương đương đại nước nhà khi đề cặp đến sự chia tay cách biệt thì ta liền nghĩ ngay đến “liễu”, đến “Chương Đài”, khi đề cặp đến thư sinh, sĩ tử thì ta sẽ nghĩ ngay đến cửa Khổng sân trình, khi nói về tình yêu thì cũng chỉ đơn thuần là “lá thắm chỉ hồng”, “tin hồng”, “bóng nhạn”,… nói cho cùng thì đó cũng chỉ là những hình ảnh ước lệ tượng trưng cho một quan niệm nghệ thuật được viết theo lối thi vị hóa. Những hình ảnh đó bị thu hẹp và bó buộc trong phạm vi nhỏ của số ít những người có học thức. Và nó sẽ trở nên xa lạ, cầu kỳ với số đông quần chúng không am hiểu về những hình ảnh chi tiết nghệ thuật mỹ lệ này. Nhưng trong văn học dân gian truyền thống của ta thì lại khác, khi nói đến những vấn đề trên thì bộ ba hình ảnh “cây đa-giếng nước- sân đình” lại thường xuyên phối hợp và quán xuyên lẫn nhau. Cũng như, khi đề cặp đến chia tay thì ca dao ta có “trăm năm đành lỗi hẹn thề, cây đa bến cũ con đò khác đưa” hay “Cây đa trốc gốc trôi rồi, đò đưa bến khác em ngồi đợi ai”. Khi đề cắp đến anh học trò nghèo, đến thư sinh thì ca dao dân gian cũng có “Dời chân bước xuống lễ đình, họa may có gặp bạn tình hay không”, “Trèo lên quán dốc cây đa, gặp chị bán rượu la đà say sưa” và khi đề cặp đến tình yêu, về hôn nhân thì “Chừng nào cho mõ xa đìn, /hạc xa hương án chung tình mới xa”, “Chim ham trái chín ăn xa, buồn tình nhớ lại gốc đa muốn về” hay “Cây đa rụng lá đầy đình, bao nhiêu lá rụng tương mình thương mình bấy nhiêu” . Cuộc đời này là muôn vàn những khó khăn và vất vả nó buộc con người phải kiên cường mà vượt qua, phải kiên nhẫn mà chịu đựng và cũng phải mạnh dạn mà đấu tranh, văn học dân gian không những giúp ta ý thức được điều đó mà nó còn giúp ta nhận biết được đâu là điều hay lẻ phải. Đồng thời thông qua bộ ba này, ta còn thấy được ca dao dân ca còn còn dạy con người cách đối nhân xử thế, lẽ sống ở đời “Ở cho phải phải phân phân, cây đa cậy thần, thần cậy cây đa”, “Chanh chua anh để giặc quần, người chua anh để làm thần gốc đa”… khi đề cặp đến vấn đề này thật là thiếu xót nếu ta không nhắc đến hình ảnh chú Cuội và gốc cây đa. Đây như là một hình ảnh đặc thù cho nền văn học đương đại Việt Nam. Nó ăn sâu vào tâm thức và đời sống của đông đảo người dân từ thành thị cho đến nông thôn, từ đồng sâu cho đến hải đảo. Tính quy phạm và lan tỏa của hình ảnh “Cây đa- giếng nước- sân đình” không được quy định chặt chẽ và nghiêm ngặc như các hình ảnh trong thơ Đường, trong văn chương trung đại nhưng nó lại đảm đương một xứ mệnh lịch sử vô cùng quan trọng và to lớn. Đó chính là duy trì một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc văn hoá dân tộc.

Ngày nay cây đa còn là biểu trưng cao quý cho một giai đoạn của đời người đó chính là hình ảnh “Cây cao bóng cả” trong các chương trình dành cho người cao tuổi; cây đa còn biểu trưng cho sự đoàn kết, tập hợp mọi người. Trong đời sống cộng đồng làng xã của các ngôi làng Việt hiện nay thì giếng nước lại là một nơi sinh hoạt cộng đồng lí tưởng, ở đây cứ vào mỗi sáng, mỗi chiều thì các anh các chị lại thông thả ghánh từng ghánh nước ngọt lịm đem về để chuẩn bị cho buổi cơm với mùi hương gạo mới. Và cuối cùng là hình ảnh con đò, con đò trong văn hóa Việt Nam là một hình ảnh đậm nét suy tư triết lí, nó khiến ta liên tưởng đến hình ảnh người mẹ, người thầy phải tần tảo vất vả để nuôi dưỡng đàn con thân yêu. Xin mượn câu thơ trong bài vọng cổ “Cánh cò” của tác giả Huỳnh Long để thay cho lời kết của bài viết này:

“Dòng sông bến nước con đò,

Vầng trăng còn đó cánh cò còn bay.”

24 tháng 5 2020

Help me

4 tháng 7 2017

Có 3 tôn giáo chính là Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo thấm sâu vào tư tưởng, bản sắc văn hóa dân tộc

Để tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc, người Việt cần xác nhận tư tưởng tôn giáp:

    + Phật giáo không được tiếp nhận ở góc độ trí tuệ hay cầu giải thoát

    + Nho giáo không được tiếp nhận ở nghi lễ tủn mủn, giáo điều hà khắc

- Người Việt tiếp nhận tôn giáo tạo ra cuộc sống thiết thực, bình ổn, lành mạnh với những vẻ đẹp hài hòa, thanh lịch của những người sống nghĩa tình

12 tháng 10 2024

Tác giả đã phân tích đặc điểm của vốn văn hóa dân tộc trên cơ sở những phương diện như sau:

- Tôn giáo: Tôn giáo hay triết học ở nước ta đều không phát triển bởi người Việt không cuồng tín tôn giáo mà cũng chẳng say mê triết học.

- Khoa học, kĩ thuật, giả khoa học, tất cả đều chưa phát triển đến độ trở thành truyền thống.

- Âm nhạc, hội họa, kiến trúc, thơ ca – nghệ thuật cũng không phát triển đến tuyệt kĩ. Người ta yêu nghệ thuật, dễ dàng làm được dăm ba câu thơ nhưng ít người gắn bó, kiếm tiền được từ nghề này...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/soan-van-12-nhin-ve-von-van-hoa-dan-toc

4 tháng 11 2018

Ý nghĩa biểu tượng của hình tượng con tàu, địa danh Tây Bắc:

- Là khát vọng, ước mơ tới những vùng đất xa xôi rộng lớn của đất nước

- Tâm hồn nhà thơ rộng mở với ngọn nguồn sáng tạo nghệ thuật

Tây Bắc nghĩa thực chỉ miền đất vùng cao phía tây bắc đất nước, đây còn là:

- Biểu tượng cho những miền đất xa xôi của đất nước, nơi có cuộc sống gian lao nhưng nặng nghĩa tình

- Tây Bắc là Tổ Quốc, ghi dấu kỉ niệm thời kháng chiến

- Tiếng hát con tàu là tiếng hát của tâm hồn nhà thơ, hăm hở, sôi nổi của tuổi trẻ trong hành trình đến Tây Bắc

- Bốn câu đề từ: cuộc hóa thân kì diệu trong tâm hồn nhà thờ, nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa thi nhân với đất nước và cuộc đời

2 tháng 6 2017
Bài làm
“ Tôn sự trọng đạo”,một truyền thống quý báu của dân tộc ta từ bao đời nay.Quả thật vậy,truyền thống đó dần trỡ thành một phẫm chất tối thiểu nhất mà mỗi người trong chúng ta cần phãi có.
Ông cha ta ngày xưa dạy chúng ta câu tôn sư trọng đạo nhầm nhắc nhỡ chúng ta phãi biết tôn trọng kình yêu những người đã dạy dỗ mình,không chỉ là người thầy mà còn là những bậc cha me,những người đã dạy chúng ta,dù ít dù nhiều chúng ta vẫn phãi giữ đúng tinh thần đó,như người xưa có câu: “Nhất tự vi sư,bán tự vi sư”.Từ khi còn trong nôi ai cũng được nghe lời ru: “ Muốn sang thì bắc cầu kiều.muốn con hay chữ phãi yêu lấy thầy” và càng ngày càng ngày lời ru đó cầng thấm nhuần sâu vào tâm trí của mỗi chúng ta rằng vai trò vị trí của người thầy rất quan trọng: “ Không thầy đố mày làm nên”.Qua đó cho ta thấy rằng người thầy dạy dỗ ta cũng có thễ ví như là những bậc sinh thành,vần được nhớ ơn,công lao dạy dỗ chúng ta,bỡi vì lẽ đó nhân gian có câu: “ Mùng một tết cha,mùng hai tết mẹ,mùng ba tết thầy”.Vậy đối với đầng sinh thành ra chúng mình,mình đã kính trọng,thương yêu biết bao nhiêu thì đối với những người đã dạy dỗ chúng ta,chúng ta cũng phãi có thái độ như vậy.
Mối quan hệ thầy trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xữ của cũa dân tộc Việt Nam.Tinh thần tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề về đạo đức mà còn là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp,vô cùng quý giá mà chúng ta cần phãi gìn giữ.Cũng như dân tộc ta có những ngày nhớ ơn cha mẹ,thì ta cũng có ngày nhớ ơn người thầy,đó là ngày hai mươi tháng mười một,ngày nhà giáo Việt Nam,là dịp đễ chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và sự kính yêu của mình bằng những lời cãm ơn,những món là nhõ bé chứa đựng tình cãm của chúng ta dành cho thấy cho cô.Tuy trong xã hội hiện nay,người thầy không còn ỡ một vị trí cao tuyệt đối nữa như xưa nữa,nhưng họ vẫn là những người được xã hội tôn trọng vì nghề dạy học được là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,những người thầy người cô bõ biết bao công sức,tấm huyết cho những em học trò tựa nhưng đàn con nhỏ yếu dấu ruột thịt của mìnhcho dù trên lưng họ đang mang những gánh nặng,những lo toan mưu sinh trong cuộc sống,họ vãn dành thời gian,nghiền ngẫm nhưng bài dạy,làm giáo án,suy nghĩ phương thức giãng dạy như thế nào đễ học trò có thê nắm bắt tất cã bài học.Là bổn phận học sinh,chúng ta cần phãi giữ đúng tinh thần tôn sự trọng đạo
Cho đến bây giờ,truyền thống tôn sư trọng đạo vẫn còn giữ nguyên đươc giá trị của nó,còn rất nhiều học trò ngoan ngoãn học tập,chú ý lắng nghe những gì thầy cô giãng,giữ đúng đạo làm trò,luôn lễ phép không làm uỗng công sức của người thầy.Như gương ông Phạm Sư Mạnh,một người học trò giỏi của thầy Chu Văn An,cho dù đã đỗ đạt làm quan to chức lớn,địa vị xã hội lớn hơn thầy mình rất nhiều nhưng ông vẫn rất lễ phép với thầy,khi về thăm thầy,ông cho lính ngựa đứng ngoài đầu ngõ,ông đi bộ vào nhà thầy và quỳ xuống lạy thầy.Thật là một tầm gương sáng để chúng ta noi theo.Nhưng bên cạnh đó,vẫn còn rất nhiều không làm tròn bổn phận học sinh,tỏ ra coi thường công sức của người thầy miệt mài ngày đêm để có được bài giảng cho mình,xúc phạm thầy cô và làm thầy cô buồn long.Thật đáng chê trách!
Vì vậy những ai đang là học sinh đang ngồi trên ghê nhà trường ,hãy thể hiện tinh thần tôn sự trọng đạo nhiều hơn nữa,cố gắng làm thây cô vui lòng.Còn đối với những ai từng làm thầy cô buồn long,hãy cố gắng sửa sai bằng việc học thật tốt,để không phụ lòng thầy cô.
Hãy giữ nét đẹp truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc,hãy biết ơn những người đã dạy cho ta nhưng bài học hay,cũng như những bậc cha mẹ nuôi nấng cho chúng ta ăn học nên người.Người thầy người cô luôn là một tấm gương đề chúng ta học hỏi,noi theo.Đồng thời là những người bỏ biết bao công sức để truyền đạt kiến thức cho ta mà không hề than trách như lời một bài hát:
“ Khi thầy viết bảng
Bụi phấn rơi rơi
Có hạt bụi nào
Rơi trên bục giảng
Có hạt bụi nào
Vương trên tóc thầy”.
2 tháng 6 2017
Khổng Tử, bậc thầy vĩ đại, hơn 2500 năm trước sáng lập ra học thuyết Nho giáo chứa đựng tư tưởng giáo dục sâu sắc. Ông nói: “Tam nhân đồng hành, tất hữu ngã sư yên” - tức “Trong ba người cùng đi, ắt có người là thầy của ta ở đó”.
Suốt nghìn năm phong kiến, giáo dục Việt Nam trên đại thể được coi là nền giáo dục Nho giáo. Giá trị nhân bản tốt đẹp của nền giáo dục này thể hiện rất rõ ở “hằng số văn hóa” thầy - trò. Xưa đến nay, nhân vật quan trọng nhất của trường học là người thầy. Truyền thống ngàn đời trong thế ứng xử của người Việt được cô lại và đúc kết bằng bốn chữ: “Tôn sư trọng đạo”.

Câu nói: “Không thầy đố mày làm nên”, “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” là những lời cửa miệng của người Việt nhắc nhở nhau mỗi khi đề cập tới vai trò của người thầy. Ở dân tộc Việt Nam, “tôn sư trọng đạo” thấm sâu trong tâm thức mỗi người dân. Để tỏ lòng tôn kính với thầy, người Việt có quan niệm: “Sống tết, chết giỗ”. Chính vì thế mà dưới thời phong kiến, người thầy được xếp thứ hai sau vua, theo cách gọi: Quân - Sư - Phụ (Vua – thầy - cha).

Thế ứng xử dân chủ linh hoạt của người Việt Nam rất đề cao vai trò của thầy trong sự nghiệp dạy và học. Vậy mới có câu: “Trò hơn thầy đức nước càng dày”, “học thầy không tầy học bạn” - ý nói bạn cũng có thể là thầy.

Ngày trước, thời phong kiến, không phải ai cũng có tiền đi học. Nhiều gia đình nghèo khó con em không thể đến trường. Tuy nhiên, cơ hội theo học vẫn có. Họ chỉ cần theo những phép tắc nhất định - những phép tắc biểu hiện đậm nét của sự tôn sư trọng đạo mà không quá câu nệ vào vật chất.

Chẳng hạn, trước khi cho con đến theo học, cha mẹ sắm một mâm lễ bái lạy tổ tiên, mong con học hành sáng dạ, đỗ đạt. Sau đó, gia đình có một “lễ mọn”, mang tính chất “lòng thành” dâng lên thầy. Tỏ lòng thành kính “tôn sư trọng đạo”, nhiều gia đình còn gửi gắm con mình theo học và ở luôn bên nhà thầy. Một năm chỉ về thăm nhà vài lần. Thỉnh thoảng, gia đình trò lại gửi biếu thầy ít gạo nếp, hoặc mớ rau, con cá như một thông điệp bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới công lao to lớn của thầy.

Thời gian ở nhà thầy, học trò không chỉ học chữ nghĩa mà quan trọng phải tu dưỡng bản thân, rèn nhân cách sống. Có thể nói, đạo trò xưa không chỉ rất khiêm nhường, tôn kính người thầy của mình, mà còn có trách nhiệm, nghĩa vụ rất lớn lao. Khi ra đường, gặp thầy phải ngả mũ nón và vòng tay chào; lúc thầy già yếu, các đồng môn phải lo sắm cỗ thọ đường (áo quan)...

Phải thừa nhận nền giáo dục phong kiến có nhiều điểm còn hạn chế, nhưng do lấy tư tưởng đạo đức của Nho giáo làm nền tảng cơ bản nên đã tạo ra một lớp học trò trọng nhân nghĩa và sống có đạo lý, rất “tôn sư trọng đạo”.

“Tôn sư trọng đạo” còn thể hiện ở việc kính thầy. Kính thầy là một phong tục có giá trị nhân văn sâu sắc. Kính thầy thường vào dịp đầu xuân - Tết nguyên đán. Học trò xa gần náo nức rủ nhau tới chúc tết, thăm hỏi sức khỏe gia đình thầy. Dân gian có câu: “Mồng một tết cha, mồng hai tết mẹ, mồng ba tết thầy” cũng vì lẽ đó.

Mối quan hệ thầy - trò tượng trưng cho nét đẹp văn hóa ứng xử của nhân dân Việt Nam. Người thầy như điểm sáng trí tuệ sưởi ấm tâm hồn học trò. Tìm trong lịch sử dân tộc ta có biết bao bậc thầy vĩ đại, cả đời tận trung vì dân vì nước. Cuộc sống của họ thanh bần mà được người đời ca tụng, lưu danh muôn thuở.

Vậy mới có một thầy Chu Văn An (1370), sẵn sàng từ bỏ áo mũ, quan tước, dâng sớ lên triều đình xin chém đầu 7 kẻ quyền thần. Một thầy Đồ Chiểu mù hai mắt nhưng cả đời kiên trung, không chịu khuất phục trước sức mạnh xâm lược của ngoại bang...

Ý thức “tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta thật đa dạng, chứa đựng tính nhân bản tình người. Minh chứng cho điều này, chúng ta ngược thời gian trở về các làng nghề truyền thống. Nhiều phường nghề, phố nghề ở Thăng Long được bắt đầu từ một số thợ thủ công trong các làng nghề ở nông thôn. Họ di cư lên đô thị lập thương điếm, cửa hiệu làm ăn, dần dà hình thành nên những phường nghề, phố nghề nơi kinh thành.

Tuy sống và làm việc tại thành thị, nhưng họ vẫn có quan hệ mật thiết với quê hương. Ngày giỗ tổ, không ước hẹn nhưng tất cả cùng đồng tâm tụ họp về chốn cũ quê xưa để tưởng nhớ tới vị thầy đã truyền nghề cho họ. Trong sâu thẳm tâm thức mỗi người, đó là việc làm ghi lòng tạc dạ công ơn của lớp hậu sinh tới bậc tiền bối - người thầy sáng lập ra nghề và truyền lại cho hậu thế.

Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách nhằm ưu tiên cho phát triển giáo dục, coi trọng giáo dục là quốc sách hàng đầu. Cho phép đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Chủ trương đưa đất nước phát triển tiến lên bằng nền kinh tế tri thức. Nền giáo dục của Nhà nước ta đã chọn lấy ngày 20 tháng 11 hằng năm làm ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây có thể xem như là một biểu tượng đẹp cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc Việt Nam .
23 tháng 2 2017

Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài văn khóc tế các nghĩa sĩ tử trận, xây dựng hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất, ghi dấu mốc lịch sử bi thương mà hào hùng của dân tộc

   + Nghệ thuật bài văn tế: viết theo lối cổ nhưng giàu cảm xúc nhà thơ, đủ để lay động triệu trái tim

- Thanh niên ngày nay cần nuôi dưỡng lòng yêu nước, tinh thần tự tôn dân tộc. Phải học tập để đáp ứng những yêu cầu cần thiết của xã hội trong thời kì mới