K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

em thấy phần đó chưa?

17 tháng 4

Câu 1. (0,5 điểm) Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

Văn bản trên thuộc kiểu văn bản thông tin (hay còn gọi là văn bản thuyết minh – cung cấp thông tin).

Câu 2. (0,5 điểm) Xác định đề tài chính của văn bản.

Đề tài chính của văn bản là:

Tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam năm 2023 và sự cần thiết của việc xây dựng văn hóa giao thông an toàn, có trách nhiệm.

Văn bản tập trung phản ánh thực trạng tai nạn giao thông thông qua số liệu cụ thể, chỉ ra nguyên nhân chủ yếu đến từ ý thức người tham gia giao thông, từ đó nhấn mạnh việc mỗi người cần nâng cao trách nhiệm và xây dựng văn hóa giao thông văn minh.

Câu 3. (1,0 điểm) Nêu nội dung bao quát của văn bản.

Văn bản phản ánh thực trạng tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Việt Nam trong năm 2023, với rất nhiều vụ tai nạn và người bị thương vong. Văn bản cũng chỉ ra rằng, phần lớn những tai nạn này xảy ra do mọi người chưa có ý thức tốt khi tham gia giao thông. Cuối cùng, văn bản nhấn mạnh rằng mỗi người cần phải có trách nhiệm hơn và xây dựng

một cách ứng xử văn minh, an toàn khi đi trên đường để giảm bớt tai nạn.

Câu 4. (1,0 điểm) Phân tích mối liên hệ giữa hành vi cá nhân và hậu quả tai nạn giao thông.

- Có mối liên hệ trực tiếp và chặt chẽ giữa hành vi cá nhân và hậu quả tai nạn giao thông.

-  Khi người tham gia giao thông có những hành vi thiếu ý thức như không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, sử dụng rượu bia khi lái xe, họ đang vi phạm luật lệ giao thông và tự đặt mình cũng như người khác vào tình huống nguy hiểm.

- Chính những hành vi này là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn, gây ra thương vong lớn, như thống kê cho thấy có hơn 6.000 người tử vong trong năm 2023.

- Do đó, mỗi cá nhân cần nâng cao ý thức, tuân thủ quy định để góp phần bảo vệ bản thân, cộng đồng và giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra.

Câu 5. (1,0 điểm) Anh/chị rút ra bài học gì từ thông điệp mà văn bản muốn truyền tải?

Từ thông điệp của văn bản, em rút ra bài học rằng:

-  Mỗi người cần nâng cao ý thức và trách nhiệm khi tham gia giao thông. Việc tuân thủ luật lệ, không vi phạm như vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm hay sử dụng rượu bia sẽ giúp đảm bảo an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

- Xây dựng văn hóa giao thông không phải là điều xa vời, mà bắt đầu từ những hành động nhỏ, thiết thực hằng ngày. Đây không chỉ là nghĩa vụ mà còn là cách thể hiện lối sống văn minh, tôn trọng tính mạng con người.

Câu 6. (2,0 điểm) Anh/chị có đồng tình với quan điểm “văn hóa giao thông bắt đầu từ mỗi người”? Vì sao?

* Em hoàn toàn đồng tình với quan điểm “văn hóa giao thông bắt đầu từ mỗi người”. Vì:

- Hành động cá nhân tạo nên thói quen chung: Văn hóa giao thông không phải là một thứ gì đó lớn lao mà bắt đầu từ những hành động nhỏ nhất của mỗi người. Việc một người dừng đèn đỏ đúng luật, đi đúng làn đường, hay nhường nhịn người khác khi tham gia giao thông sẽ tạo ra một thói quen tốt. Nếu nhiều người cùng thực hiện những hành động này, nó sẽ dần hình thành nên một nền văn hóa giao thông văn minh.

- Ý thức cá nhân quyết định sự an toàn: Mỗi người tự ý thức được sự nguy hiểm của việc vi phạm luật giao thông và có trách nhiệm với sự an toàn của bản thân và những người xung quanh thì sẽ hành động cẩn trọng hơn. Khi mỗi người đều có ý thức tốt, tai nạn giao thông sẽ giảm đi đáng kể, mang lại sự an toàn cho tất cả mọi người.

- Lan tỏa hành vi tích cực: Một người có văn hóa giao thông tốt có thể trở thành tấm gương và lan tỏa những hành vi tích cực đến những người khác. Ví dụ, một bạn luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện sẽ nhắc nhở những người xung quanh về tầm quan trọng của việc này. Dần dần, những hành vi tốt sẽ được nhân rộng và trở thành một phần của văn hóa giao thông chung.

II. Viết

                   “Cha ơi bóng cả cây cao

          Che chở con những ngọt ngào yêu thương…”

    Tình cha con – mối quan hệ tưởng như trầm lặng, ít khi bộc lộ nhưng lại sâu lắng và bền chặt – luôn là một đề tài thiêng liêng, xúc động trong văn học dân tộc. Giữa những tháng năm kháng chiến gian khổ, tình cảm ấy không hề phai nhạt mà trái lại, càng thấm đẫm yêu thương trong chia ly, mất mát. Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm tiêu biểu viết về tình cha con đầy xúc động trong hoàn cảnh chiến tranh. Không ồn ào hay bi lụy, câu chuyện giản dị ấy đã chạm đến trái tim người đọc bằng sự chân thật, mộc mạc và cảm động đến nghẹn ngào – như chính tình cảm mà người cha trong truyện dành cho đứa con bé bỏng sau nhiều năm xa cách.

     “Chiếc lược ngà” được Nguyễn Quang Sáng sáng tác năm 1966, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra ác liệt. Truyện kể về cuộc hội ngộ ngắn ngủi giữa ông Sáu – một người chiến sĩ – và con gái mình là bé Thu sau tám năm xa cách. Bé Thu không nhận ra cha vì vết thẹo trên mặt ông, chỉ đến lúc chia tay, tình cảm mới bùng vỡ. Sau khi trở lại chiến khu, ông Sáu làm cho con chiếc lược ngà như một cách gửi gắm tình yêu thương. Đau đớn thay, ông hy sinh khi chưa kịp trao món quà cho con. Chiếc lược sau đó được người đồng đội thân thiết mang về, như một biểu tượng bất diệt của tình cha con giữa bom đạn chiến tranh.

      Ngay từ khi trở về làng thăm con, ông Sáu đã mang một niềm khao khát mãnh liệt là được gặp, được ôm con gái bé bỏng sau tám năm trời xa cách. Tuy nhiên, giây phút đầu tiên ấy lại khiến ông đau lòng khi bé Thu lạnh lùng, lảng tránh và gọi ông là “người lạ”. Thái độ ấy như nhát dao cứa vào trái tim người cha – một người lính từng đối mặt với kẻ thù nhưng lại không thể chịu nổi sự từ chối của con gái.

  Dù buồn và tổn thương, ông Sáu vẫn kiên nhẫn, nhẹ nhàng tìm cách gần gũi con. Khi bị con từ chối một cách quyết liệt, ông lỡ tay đánh con rồi hối hận đến mức cả đêm không ngủ được. Chi tiết này cho thấy ông Sáu là một người cha sống rất nội tâm, giàu yêu thương và luôn tự trách mình khi làm con đau.

Đặc biệt, sau giây phút bé Thu bộc lộ tình cảm thật với cha bằng cái ôm chặt, tiếng gọi “ba” nghẹn ngào lúc chia tay, ông Sáu ra đi mà mang theo một niềm an ủi, hạnh phúc trong tâm hồn. Chính vì vậy, trong những ngày ở chiến khu, ông dồn hết tâm sức làm chiếc lược ngà – một món quà giản dị mà chứa đầy tình cảm cha con. Ông nâng niu chiếc lược như báu vật, “lúc rỗi ông lấy cây lược ra ngắm nghía rồi chải lên tóc mình cho đỡ nhớ con”, như thể đang chạm vào con gái bằng cả trái tim.

Khi ông hy sinh, chiếc lược vẫn còn được ông giữ bên mình – điều đó cho thấy tình cha con đã trở thành điều thiêng liêng nhất trong cuộc đời người lính. Chiếc lược trở thành biểu tượng bất tử của tình yêu thương không bao giờ mất, ngay cả khi sự sống đã khép lại.

Bé Thu là một nhân vật đặc sắc, thể hiện tính cách trẻ em rất chân thật và nhất quán. Trong suốt những ngày đầu gặp lại ông Sáu, Thu phản ứng lạnh lùng, xa lánh, không gọi ông là “ba”, bởi trong tâm trí non nớt của em, “ba” là người trong tấm ảnh không có vết thẹo trên mặt. Em không chấp nhận sự khác biệt đó, thậm chí phản ứng quyết liệt đến mức bướng bỉnh, cứng đầu. Tuy nhiên, đó không phải là thái độ vô lễ mà là phản ứng tâm lý tự nhiên của một đứa trẻ luôn hướng về hình ảnh thiêng liêng của người cha.

Chỉ đến khi ông Sáu sắp rời đi, tiếng gọi “ba” bật ra từ trong tiềm thức và tình cảm bị dồn nén bấy lâu vỡ òa. Thu khóc nức nở, ôm chặt cha, níu kéo không rời. Chính chi tiết ấy khiến người đọc xúc động: tình cảm cha con không mất đi, chỉ là chưa được đánh thức. Sau đó, Thu xin nội lên Sài Gòn học để tìm cách vào chiến khu thăm cha – điều đó cho thấy em là một đứa trẻ giàu tình cảm, mạnh mẽ, quyết đoán và sâu sắc.

Nguyễn Quang Sáng đã vận dụng thành công nhiều thủ pháp nghệ thuật để truyền tải nội dung một cách chân thực, sâu sắc và lay động lòng người. Ngôi kể thứ nhất giàu cảm xúc ,tác phẩm được kể qua lời của người bạn chiến đấu của ông Sáu – một nhân vật xưng “tôi”. Lối kể này vừa tạo cảm giác chân thực, khách quan, vừa giúp truyền tải tình cảm một cách tế nhị, tự nhiên. Người kể không trực tiếp tham gia vào sự việc chính, nhưng lại chứng kiến toàn bộ câu chuyện, nên góc nhìn rất phù hợp để dẫn dắt cảm xúc người đọc. Tác giả rất tinh tế khi khắc họa nội tâm nhân vật, đặc biệt là ông Sáu và bé Thu. Bé Thu là một nhân vật trẻ em được xây dựng có cá tính rõ ràng, hành động và cảm xúc nhất quán, hợp lý với tâm lý trẻ thơ. Trong khi đó, ông Sáu là hình ảnh điển hình của người lính giàu tình cảm, sống nội tâm sâu sắc, yêu thương con tha thiết.

Chiếc lược ngà không chỉ là một món quà, mà là biểu tượng của tình cha con sâu nặng, thủy chung. Đây là hình ảnh giàu tính biểu tượng, kết tinh tình yêu thương, sự mong mỏi, hy sinh của người cha dành cho con. Tác phẩm sử dụng ngôn ngữ đời thường, gần gũi, đúng với hoàn cảnh sống và tính cách nhân vật. Đặc biệt, cách dùng từ, cách gọi (như “ba”, “nội”, “cây lược”, “gọi một tiếng ba đi con…”) mang đậm phong vị miền Nam và tạo nên sự chân thật, cảm động. T ình huống "bé Thu không nhận cha – rồi lại bùng nổ tình cảm đúng lúc chia tay" là một cao trào xúc động, giúp truyện có chiều sâu tâm lý và gây ấn tượng mạnh. Cái chết của ông Sáu càng làm nổi bật giá trị thiêng liêng của chiếc lược ngà và khiến truyện để lại dư âm lâu dài.

     “Chiếc lược ngà” không chỉ là một câu chuyện cảm động về tình cha con, mà còn là bản ghi chép chân thực về những con người bình dị trong chiến tranh – những người sống, chiến đấu và yêu thương bằng cả trái tim. Trong sự khốc liệt của bom đạn, những tình cảm thiêng liêng vẫn âm thầm nảy nở và tỏa sáng. Qua tác phẩm, Nguyễn Quang Sáng không chỉ lên án sự tàn nhẫn của chiến tranh, mà còn ngợi ca vẻ đẹp nhân văn vĩnh hằng – nơi tình người luôn vượt lên tất cả. Tác phẩm là lời nhắc nhở nhẹ nhàng nhưng sâu sắc về giá trị của tình thân trong mỗi chúng ta, ở bất kỳ thời đại nào.

Mở SGK 11 tập 2 trang 109. Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây. Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học     MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN I. KỊCH 1. Khái lược về kịch - Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:…………. -...
Đọc tiếp

Mở SGK 11 tập 2 trang 109.

Đọc bài và hoàn thành việc ghi bài vào vở theo trình tự dưới đây.

Chú ý nghiên bài và điền các nội dung vào phần … và trả lời các câu hỏi để hoàn thành kiến thức bài học

 

 

MỘT SỐ THỂ LOẠI VĂN HỌC: KỊCH, NGHỊ LUẬN

I. KỊCH

1. Khái lược về kịch

- Khái niệm: Kịch là ………………………. Lấy ví dụ:………….

- Đặc trưng của kịch:

+ Đối tượng phản ánh:………………

+ Hành động kịch:………………

+ Nhân vật kịch:………………..

+ Cốt truyện kịch: ………………….

+ Ngôn ngữ kịch:…………..

- Phân loại kịch:

+ Theo nội dung, ý nghĩa:…………

+ Theo hình thức ngôn ngữ diễn đạt:………….

3. Yêu cầu đọc kịch bản văn học

(Tóm tắt ngắn gọn các yêu cầu vào vở )

II. Văn nghị luận

1. Khái lược về văn nghị luậ.

- Khái niệm: Nghị luận là………………. Ví dụ:

- Phân loại:

+ Theo thời gian:…………………..

+ Theo đối tượng và vấn đề nghị luận:…………………….

2. Yêu cầu đọc văn nghị luận: (Tóm tắt ngắn gọn vào vở)

III. Luyện tập

Phân tích xung đột kịch trong đoạn trích Tình yêu và thù hận (trích Romeo và Juliet- Sechxpia) bằng việc trả lời câu hỏi sau:

- Tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét bị ngăn trở bởi điều gì?

- Tìm những biểu hiện cho thấy cả Rô-mê-ô và Giu-li-ét đều băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tình yêu của mình trước những thử thách không dễ vượt qua.

- Những suy nghĩ của các nhân vật đã thôi thúc họ hành động như thế nào? - Những suy nghĩ và hành động của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?

 

13
2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

2 tháng 3 2022

loading...  loading...  

11 tháng 11 2017

Nội dung đúng. Cuộc đời ông là những thăng trầm trong sự nghiệp. Ông được thăng thưởng quan tước nhiều lần vì những thành tích, chiến công trong quân sự và kinh tế. Nhưng cũng nhiều lần bị giáng phạt, có lần còn bị giáng xuống làm lính thú.

Đáp án cần chọn là: A

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1 2024

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Công nghệ AI đang đóng một vai trò quan trọng của thế giới hiện nay, nó ngày càng được cải tiến và phát triển rộng rãi. AI được ứng dụng ở mọi lĩnh vực với nhiều kỹ năng khác nhau như nhận diện mặt và giọng nói. Ngoài ra đối với các phương tiện giao thông hiện nay, Al được lắp đặt trên các xe ô tô tự lái giúp giảm rất nhiều những chi phí, an toàn môi trường và giảm thiểu tai nạn. Chính những bước tiến thần kỳ đó đã giúp cho công nghệ AI ngày càng đóng góp vai trò to lớn đối với nhân loại.

1 tháng 8 2016

Văn học hiện đại Việt Nam có rất nhièu bài thơ viêt về Bác Hồ kính yêu, trong đó bài thơ Đêm nay Bác không ngủ của nhà thơ Minh Huệ đã gây xúc động cho bao người đọc. Bài thơ đã đọng lại cho tôi niềm kính yêu Bác vô hạn.
Hình tượng Bác Hồ trong bài văn thật thiêng liêng, cao cả. Bác lo cho việc nước việc quân. Bác không ngần ngại hy sinh gian khổ để trực tiếp chỉ huy chiến dịch. Bác đã thức suốt đêm trầm ngâm, đăm chiêu, lặng lẽ,... trong lúc mọi người đang say giấc ngủ. Bác thức vì thương chiến sĩ trong khói lửa chiến tranh, thương đoàn dân công đang ngủ ngoài rừng ướt lạnh. Hình tượng Bác - hình tượng người cha của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam thật giàu lòng nhân ái. Bác xem từng chiến sĩ như những đứa con thân yêu của mình: Bác đốt lửa sưởi ấm cho anh chiến sĩ, Bác rón rén đi dém chăn cho từng người, từng người một. Bác đã đót ngọn lửa yêu thương từ nơi trái tim mình để truyền hơi ấm cho con cháu. Người lính nào cuãng được Bác chăm lo, chia phần yêu thương, một tình yêu thương đằm thắm, dịu dàng tựa như lòng mẹ đối với những đứa con thơ. Tình thương của Bác đã làm cho bao người hạnh phúc. Sự chăm chút của Bác đã làm anh đội viên mơ màng trong giây phút thần tiên, cảm xúc dâng lên dạt dào trong lòng, anh cảm thấy tự hào, sung sướng, thấy mình được truyền thêm tự tin sức mạnh để đi tới ngày mai. Người chiến sĩ cảm thấy Bác thật vĩ đại, tìh yêu thương của Bác thật bao la, sâu thẳm, Bác lo cho mọi người còn hơn Bác lo cho chính mình. Bác là một vị lãnh tụcua3 đất nước với bao nỗi lo toa, lại là tuổi đã cao nhưng Bác vẫn tham gia chiến dịch. Đáng lẽ Bác phải ngủ sớm để còn lo cho công việc ngày mai. Vậy mà Bác không ngủ, thức suốt đêm chăm sóc, lo lắng cho người khác.
Bác đã làm cho người chiếc sĩ xúc động
Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn lại càng thương
Càng nhìn Bác, người chiến sĩ còn khám phá ở Bác bao điều kì diệu. Ánh lửa rừng Bác nhóm lên để sưởi ấm cho anh chiến sĩ đã sáng rực lên lòng nhân ái của Bác. Cử chỉ của 
Bài 1
Bác thật gần gũi, thiêng liêng chẳng khác nào tình cha con ruột thịt. Tầm vóc lớn lao của lãnh tụ đã vượt ra ngoài trí tưởng tượng của anh chiến sĩ. Bác không chỉ lo cho những người chiến sĩ ở trong lều mà còn bồn chồn lo lắng cho đoàn dân công đang ở ngoài rừng ướt lạnh. Dù đã ba lần người đội viên thiết tha mời bác ngủ nhưng Bác vẫn thức . Bác còn động viên anh chiến sĩ
Chú cư việc ngủ ngon
Ngày mai đi đánh giặc
Việc làm cao đẹp của Bác đã làm cho an đội viên cảm phục. Hiểu được tấm lòng của Bác, anh tràn ngập niềm vui sướng. Anh muốn chia sẻ nỗi lo toan của Bác nên đã thức luôn cùng Bác.
Tình cảm của Bác đối với đồng bào và các anh chị chiến sĩ đã đạt lên tới đỉnh cao. Tình cảm ấy cũng được đáp lại bằng tình yêu. Người chiến sĩ xem Bác như người cha ruột thịt của mình. Đây là bức tranh hài hòa về tình yêu giữa lãnh tụ và quần chúng, giữa người chiến sĩ và lãnh tụ.
Hình tượng của Bác trong bài thơ Đêm nay Bác không ngủ ta tưởng chừng đó chỉ là một hình tượng văn học, nhưng nó lại là một hình tượng thật, một sự kiện có thật trong lịch sử. Hình tượng của Bác đã làm trái tim muôn triệu con người rung động. Tấm guơng đạo đức của Bác luôn soi sáng cho muôn đời, soi sáng cho bao thế hệ.

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta...
Đọc tiếp

 Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã nhận xét xác đáng trong Tục ngữ, ca dao, Dân ca Việt Nam: ''Trong ca dao dân ca Việt Nam có rất nhiều bài nói tới con cò. Những câu ca dao hay của ta và có lẽ cũng rất cổ của ta hầu hết mở đầu bằng con cò: 'con cò bay lả bay la, con cò bay bổng bay cao, con cò lặn lội, con cò trắng bạch như vôi, con cò vàng, con cò kỳ, con cò quăm...' tại sao trong khi hát, người ta lại hay nói nhiều tới loại chim ấy mà không nói tới loại chim khác? Trong các loài chim kiếm ăn ở đông ruộng chỉ có con cò thường gần người nông dân hơn cả''.( đoạn 1)

Tác giả nhà văn hiện đại biện minh cho nhận xét của mình rằng con trâu là bạn thân của dân quê nhưng dù sao hình ảnh con trâu vẵn gắn liền với thực tế nặng nề, khó nhọc nên lúc có nhu cầu thư giãn, bay bổng, người ta luôn nghĩ tới con cò.(đoạn 2)

Còn một lý do khác mà Vũ Ngọc Phan không nói tới, đó là con cò gắn liền với người mẹ quê.Chính lời ru đã nhập tâm vào mỗi chúng ta bóng dáng mẹ hiền qua hình ảnh con cò ...''(đoạn 3)

Đọc văn bản trên và trả lời câu hỏi :

1) cho biết nội dung chính của đoạn văn trên

2) Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã cho biết những lí do nào mà hình ảnh con cò gắn bó nhiều với ca dao dân ca Việt Nam

3) Ở đoạn (1), tác giả đã sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào? Nó có tác dụng gì?

4) Ở đoạn (2), tác giả đã sử dụng thao tác lập luận gì? Nó có ý nghĩa như thế nào?

5)chép 4 bài ca dao có hình ảnh con cò

 ai có lòng tốt giúp mình đi

 
5
26 tháng 9 2016

Nội dung chính: Đoạn 1: Nói về hình ảnh thông qua con cò, và các loài chim để thể hiện phẩm chất con người.

Đoạn 2: Nói về con trâu hình ảnh thân thuộc với con người Việt

Đoạn 3: Lời ru của người mẹ, hình ảnh quê mẹ

Tất cả 3 đoạn đề hướng tới 1 ý chính đó là hình ảnh thể hiện qua các câu ca dao, tục ngữ thông qua hình ảnh đó ta thấy được nét đẹp bên trong từng câu nói.

 

 

26 tháng 9 2016

khocroi

 

 

1 tháng 2 2024

Đoạn văn tham khảo
Với tấm lòng đồng cảm sâu sắc dành cho thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyễn Du đã viết nên Truyện Kiều và Độc Tiểu Thanh kí, mà ở đó, người đọc thấy được rất nhiều điểm chung, đặc biệt là hai câu “Đau đớn thay phận đàn bà/Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” trong Truyện Kiều và “Cổ kim hận sự thiên an vấn,/Phong vận kì oan ngã tự cư” trong Độc Tiểu Thanh kí. Trong Truyện Kiều, hai câu thơ trên là lời cảm thán của Kiều (cũng chính là Nguyễn Du) về kiếp người hồng nhan bạc mệnh của Đạm Tiên - một kỹ nữ trong tác phẩm. Còn ở Độc Tiểu Thanh kí, toàn bài là lời cảm than, thương xót của Nguyễn Du gửi đến nàng Tiểu Thanh - một cô gái tài sắc vẹn toàn nhưng cũng chịu chung số phận mệnh bạc. Điểm chung của hai câu thơ của hai bài đều là lời than thở, cảm thông, thương xót cho số phận bất hạnh như một định mệnh của những người phụ nữ tài hoa nhưng chung số phận của xã hội thời xưa. Họ đều đa tài, giỏi giang, xinh đẹp. Những người toàn vẹn như vậy xứng đáng có được cuộc sống hoàn hào, hạnh phúc. Nhưng dường như những điều bất hạnh luôn tìm đến họ, cướp mất hạnh phúc nhân gian của họ. Thánh thần hay ông Trời - những đấng tạo hóa luôn đẩy họ đến nghiệt ngã, khiến họ chỉ có thể than thân trách phận và chấp nhận số phận. Nguyễn Du tìm thấy ở họ những đau khổ chung, để cảm nhận và thương xót, và cũng để soi chiếu chính mình. Phải chăng số phận của mình cũng sẽ là như vậy? Chịu những khổ đau và ra đi, và bị quên lãng? Đó là nỗi niềm, trăn trở của Nguyễn Du về thời thế và cuộc đời, với những con người “tri âm tri kỉ”, đồng bệnh tương liên, dù chẳng bao giờ có thể gặp được nhau.

Yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta có từ ngàn đời nay. Dân tộc ta luôn gìn giữ và phát huy truyền thống đó. Vậy ta hiểu tình yêu thương là gì? Tình yêu thương được biểu hiện ở sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia và gắn bó giữa con người với con người, từ suy nghĩ và còn thể hiện qua cả hành động tương thân tương ái, giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Tình yêu thương được thể hiện ở tấm lòng biết sẻ chia, gắn bó giữa người với người: giọt nước mắt nóng hổi lăn trên gò má khi xem một bộ phim khiến ta xúc động, có khi đó là nỗi niềm trắc ẩn trước số phận bất hạnh của những cảnh đời éo le, một ánh mắt trìu mến cảm thông, một cái nắm tay siết chặt tình bạn bè hay những hành động cử chỉ giản đơn hơn. Bản thân là học sinh chúng ta hãy thể hiện tình yêu thương từ những việc làm nhỏ nhất, hãy dắt tay một em nhỏ, một cụ già qua đường, động viên các bạn khi gặp những khó khăn, dành phần tiền ăn sáng của mình tạo quỹ thập đỏ trong nhà trường, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh gia đình khó khăn biết vượt khó học giỏi… Mỗi khi làm việc đó ta sẽ thấy vui hơn, hạnh phúc hơn và thấy tâm hồn mình cao đẹp hơn được mọi người tin yêu và kính trọng. Tuy nhiên, nếu thiếu tình yêu thương cuộc sống con người sẽ trở nên trống rỗng, cằn cỗi, tâm hồn con người bị xơ cứng, ích kỷ, hẹp hòi, đó là những con người cả đời chỉ lo đến quyền lợi cá nhân, thờ ơ vô cảm trước nỗi đau bất hạnh của người khác, đó là biểu hiện của lối sống ích kỷ, hẹp hòi đi ngược với đạo lý ”thương người như thể thương thân” họ đáng bị xã hội lên án. Và chúng ta đừng bao giờ như họ, hãy yêu thương chân thành không vụ lợi, thậm chí ngay cả bản thân phải sống trong hoàn cảnh bất hạnh, nghèo khổ cũng cần phải yêu thương người khác. Như vậy, tình yêu thương là một tình cảm cao đẹp, là đạo lý làm người mang lại hạnh phúc cho bản thân và những người xung quanh. Vì thế chúng ta - tuổi trẻ hôm nay hãy mở rộng cánh cửa trái tim mang ngọn lửa yêu thương đến với mọi người để cuộc sống này trở nên tốt đẹp hơn.

 

THAM KHẢO:

Tình yêu thương đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống, đã có người nói rằng “nơi lạnh giá nhất không phải là Bắc Cực, mà là nơi thiếu vắng tình yêu thương”. Tình yêu thương đó là sự đồng cảm lòng nhân ái của con người đối với những số phận bất hạnh. Vậy tại sao con người sống để yêu thương? tình yêu thương là nền tảng vững chắc để xây dựng một xã hội văn minh, phát triển, tình yêu thương sưởi ấm cho những trái tim nguội lạnh bị vùi dập bởi đau khổ. Con người cần phải biết yêu thương, đồng cảm sẻ chia với những số phận bất hạnh để xây dựng được những mối quan hệ tốt đẹp trong cuộc sống. Hãy để tình yêu thương lan tỏa gắn kết hàng triệu trái tim với nhau để cuộc sống chỉ có yêu thương mà không có những hận thù, đau khổ. Trong cuộc sống có rất nhiều người chọn cho mình cách thể hiện tình yêu thương đồng loại, bằng cách làm từ thiện. Nhờ những quỹ từ thiện mà nhiều trẻ em vùng sâu vùng xa được đi học được ăn uống đầy đủ, nhiều hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ, khích lệ động viên để vươn lên trong cuộc sống. Tuy nhiên không phải ai cũng tin vào điều có thật, con người sống để yêu thương nhiều người ích kỷ không biết quan tâm đến mọi người xung quanh, không biết sẻ chia với những số phận bất hạnh, nhiều người lợi dụng tình thương để tạo nên danh tiếng của mình, bên cạnh đó một số người luôn ỷ lại dựa dẫm vào lòng tốt của người khác. Mỗi người trong chúng ta hãy biết phê phán những con người có những hành động, lối sống sai trái trên biết quan tâm sẻ chia với mọi người xung quanh để cuộc sống tốt đẹp hơn.

~HT~

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1 2024

Lưu ý những điều sau:

- Xác định được đặc điểm nổi bật của một tác phẩm văn học (nội dung, vị trí…).

- Tìm hiểu rõ thể loại. 

- Lắng nghe và ghi chép nội dung thuyết trình.

- Trình bày và trao đổi ý kiến nếu chưa hiểu hoặc bổ sung.