Dung dịch axit loãng H 2 S O...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

10 tháng 12 2019

Chọn B

Cu là kim loại đứng sau H trong dãy điện hóa nên không phản ứng được với dd H 2 S O 4 loãng, do vậy không sinh ra được khí H 2

  1. Dòng chứa tất cả các axit là dòng D.
  2. Tên các axit đó là 
  • \(H_3BO_3\) - Axit boric
  • \(H_2SO_4\) - Axit sunfuric
  • \(H_2SO_3\) - Axit sunfurơ
  • \(HCl\) - Axit clohydric
  • \(HNO_3\) - Axit nitric

Vừa qua nó bị lỗi dòng, cô gửi lại nhé:

Dòng chứa tất cả các chất axit là dòng D.

\(H_3BO_3-\text{Axit boric}\)

\(H_2SO_4-\text{Axit sunfuric}\)

\(H_2SO_3-\text{Axit sunfurơ}\)

\(HCl-\text{Axit clohiđric}\)

\(HNO_3-\text{Axit nitric}\)

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em. Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn. 1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải: - Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi. - Đối với dạng bài tách chất (hoặc...
Đọc tiếp

THÔNG BÁO VỀ CUỘC THI HÓA HỌC

Hiện nay thì vòng 1 của cuộc thi hóa học đã chính thức khép lại. Cô cảm ơn vì sự tham gia nhiệt tình của các em.

Sau đây cô sẽ có một số nhận xét chung về bài làm của các bạn.

1. Một số lỗi sai khi làm bài thường gặp phải:

- Khi viết PTHH thì cần nêu điều kiện phản ứng, kí hiệu cho các chất kết tủa, bay hơi.

- Đối với dạng bài tách chất (hoặc nhận biết) có thể viết bằng lời hoặc biểu diễn bằng sơ đồ. Sau đó cần viết các PTHH của các phản ứng đã diễn ra.

- Đối với dạng toán CO2 tác dụng với kim loại kiềm thì thường xẩy ra 2 trường hợp. Trường hợp tạo 1 muối và trường hợp tạo cả 2 muối.

- Khi giải các bài toán hóa học các em cần để ý xem chất bào phản ứng hết, chất nào còn dư. Đối với các bài 5 và 6 rất nhiều bạn đã không để ý đến việc axit còn dư lại. Vì vậy dẫn đến việc tính toán sai kết quả.

2. Lỗi trình bày:

Lỗi này chỉ xẩy ra với các bạn đăng file ảnh. Đối với các bạn vẫn có dự định viết tay và up ảnh lên thì cô sẽ nhắc nhở các bạn một số điểm như sau

- Ảnh cần phải có độ nét, dễ quan sát.

- Không nên chụp ảnh quá sát bài viết vì khi đăng lên có thể bị mất chữ.

- Xoay ảnh lại đúng chiều trước khi up.

- Sắp xếp thứ tự các ảnh hợp lí.

Mong rằng các bạn sẽ rút kinh nghiệm để tiếp tục tham gia vòng 2 tốt hơn.

Dưới đây là đáp án của vòng 1. Những bạn có cách giải khác với đáp án, nếu đúng vẫn được chấm điểm tối đa. Đối với các bài tính toán %, những bạn nào làm tròn số đều được tính là kết quả đúng. Nếu bạn nào còn thắc mắc thì có thể inbox với cô, cô sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn.

ĐÁP ÁN VÒNG 1

1. (1,5đ) Thực hiện dãy chuyển hóa sau, viết PTHH ( ghi rõ điều kiện phản ứng nếu có):

MnO2 → Cl2 → HCl → CuCl­2 → Cu(OH)2 → CuO → Cu → CuSO4

(1) MnO2 + 4HCl đặc → MnCl2 + Cl↑ + 2H2O (ĐK: to)

(2) Cl2 + H2 → 2HCl↑ (ĐK: to)

(3) 2HCl + CuO → CuCl2 + H2O (ĐK: to)

(4) CuCl2 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + 2NaCl

(5) Cu(OH)2 → CuO + H2O (ĐK: to)

(6) CuO + CO → Cu + CO2↑ (ĐK: to)

(7) Cu + 2H2SO4 đặc, nóng → CuSO4 + SO2↑ H2O

2. (1,5đ) Trình bày phương pháp tách từng chất ra khỏi hỗn hợp muối sau: NaCl, MgCl2, BaCl2.

- Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp thì MgCl2 phản ứng tạo thành kết tủa Mg(OH)2 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với axit HCl thì thu được MgCl2.

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

Mg(OH)­2 + 2HCl MgCl2 + H2O

- Dung dịch sau phản ứng gồm NaCl, BaCl2, NaOH. Cho dung dịch Na2CO3 dư vào hỗn hơp thì thu được kết tủa BaCO3 tách ra khỏi dung dịch. Lọc thu lấy kết tủa. Cho kết tủa tác dụng với HCl thì thu được BaCl2.

BaCl2 + Na2CO3 BaCO3↓ + 2NaCl

BaCO3 + 2HCl BaCl2 + H2O + CO2

- Dung dịch sau phản ứng gồm các chất NaCl, Na2CO3, NaOH. Cho axit HCl vào thì thu được NaCl.

NaOH + HCl NaCl + H2O

Na2CO3 +2HCl → 2NaCl + CO2↑ + H2O

3.(1đ) Nêu hiện tượng xảy ra khi cho dung dịch Ba(HSO4)2 vào bình đựng dung dịch Na2CO3, giải thích hiện tượng và viết phương trình phản ứng minh họa.

- Hiện tượng: Xuất hiện đồng thời kết tủa trắng và bọt khí.

- PTHH: Ba(HSO4)2 + Na2CO3 → BaSO4↓ + Na2SO4 + CO2↑ + H2O

- Giải thích: Do HSO4- phân li tạo thành H+ và SO42-. H+ tác dụng với gốc CO32- thì giải phóng khí CO2; SO42- tác dụng với Ba2+ thì tạo kết tủa trắng BaSO4.

HSO4- → H+ + SO42-

2H+ + CO32- → CO2↑ + H2O

Ba2+ + SO42- → BaSO4

(Giải thích đơn giản hơn: Do HSO4- là một axit mạnh nên khi tác dụng với muối cacbonat thì giải phóng khí CO2. Do trong dung dịch có gốc sunfat và bari nên sẽ tạo kết tủa BaSO4.)

4.(2đ) Có 12 lít hỗn hợp khí gồm N2 và CO2, dẫn từ từ hỗn hợp trên vào 200 ml dung dịch Ca(OH)2 1,5M. Kết thúc phản ứng thu được 20 gam kết tủa. Tính % về thể tích của khí CO2 có trong hỗn hợp khí ban đầu.

nCa(OH)2=0,3 mol.

TH1: Ca(OH)2 dư: muối tạo thành là CaCO3.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,2..........0,2...............0,2

VCO2 = 4,48 lít , VN2=7,52 lít

%VCO2=37,33 %; %VN2=62,67%

TH2: Ca(OH)2 phản ứng hết: muối tạo thành gồm CaCO3 và Ca(HCO3)2.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

0,2..........0,2...............0,2

2CO2 + Ca(OH)2 + H2O → Ca(HCO3)2

0,2.............0,1.............................0,1

nCO2 = 0,4 mol

VCO2 =8,96 lít ; VN2=3,04 lít

%VCO2=74,67%; VN2=25,33%.

5.(2đ) Hòa tan hoàn toàn 24 gam hỗn hợp A gồm MgO và Fe2O3 trong 1,2 lít dung dịch HCl 1M (lấy dư 20% so với lượng phản ứng).

a) Tính phần trăm khối lượng mỗi oxit.

b) Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần dung để kết tủa hết các muối chứa trong dung dịch trên.

a.

Gọi số mol của MgO và Fe2O3 lần lượt là x và y.

MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O

x.............2x............x

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

y..............6y............2y

Ta có hệ

40x + 160y =24

2x + 6y + 0,2.(2x+6y) =1,2

x = 0,2 mol; y = 0,1 mol

%mMgO = 33,33% ; %mFe2O3 = 66,67%

b.

nHCldư = 0,2mol

HCl + NaOH → NaCl + H2O

0,2.........0,2

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2↓ + 2NaCl

0,2..............0,4

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl

0,2..........0,6

nNaOH = 1,2 mol

VNaOH = 0,6 lít

6.(2đ) Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 kim loại là Fe và Al (tỉ lệ mol 2:3) bằng lượng axit H2SO4 đặc, nóng (dư 10% so với lượng phản ứng) thì thấy thoát ra V1 lít khí SO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất và thu được dung dịch Y. Biết rằng dung dịch Y có thể hòa tan tối đa 9,9 gam Mg.

a) Tính giá trị m, V1.

b) Cho dung dịch Y tác dụng với V2 lít Ba(OH)2 0,1M. Tính giá trị V2 để thu được khối lượng kết tủa là cực đại. Khối lượng kết tủa cực đại bằng bao nhiêu?

a.

nMg = 0,4125 mol

Gọi số mol Al lần lượt là x; mol Fe là y.

2Al + 6H2SO4 đặc, nóng → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

x.............3x.............................0,5x..........1,5x

2Fe + 6H2SO4 đặc, nóng → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

y.............3y.............................0,5y............1,5y

Số mol H2SO4 phản ứng là 3(x+y)

Số mol H2SO4 dư là 10%.3(x+y)=0,3(x+y)

Mg + 2H2SO4 đặc, nóng → MgSO4 + SO2↑ + 2H2O

0,15(x+y)...0,3(x+y)

3Mg + Fe2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Fe↓

1,5y.........0,5y

3Mg + Al2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Al↓

1,5x..........0,5x

Ta có hệ

1,5x + 1,5y + 0,15(x+y)=0,4125

x/y=3/2

x=0,15 mol; y=0,1 mol

m=9,65 gam; V1=8,4 lít

b.

H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4↓ + H2O

0,075.......0,075............0,075

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Al(OH)3

...0,075............0,225.............0,225.............0,15

Fe2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4↓ + 2Fe(OH)3

....0,05...............0,15............ 0,15............... 0,1

nBa(OH)2 = 0,45 mol

V2 = 0,45/0,1=4,5 lít

mkettua = mBaSO4 + mFe(OH)3 + mAl(OH)3 = 0,45.233 + 0,1.107 + 0,15.78

mkettua = 127,25 gam

THE END.

17
26 tháng 7 2017

Em thưa cô. Em nghĩ đề bài bài 6 có vấn đề ạ! Đề hỏi lượng NaOH cần dùng để kết tủa hết lượng muối! Nhưng cô lại giải tính cả H2SO4. Nên em mới làm sai ạ!

26 tháng 7 2017

Đây ạ! Là muối Bài 56. Ôn tập cuối năm

26 tháng 10 2016

fe+h2so4-> feso4+h2

nfe= nh2= 2,24/22,4= 0,1

=>m= mcu=10-0,1*56=4,4g

2 tháng 11 2018

Thành phần chính của thuốc muối là natri hiđrôcacbonat, CTHH: NaHCO3. Trong dạ dày thường chứa dung dịch axit. Người bị đau dạ dày là người có nồng độ dung dịch axit HCl cao làm dạ dày bị bào mòn. NaHCO3 dùng để làm thuốc trị đau dạ dày vì nó làm giảm hàm lượng dung dịch HCl có trong dạ dày nhờ có phản ứng hóa học.

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

2 tháng 11 2018

Thành phần chính của thuốc muối nabica là natri hidrocacbonat (NaHCO3).

Cơ chế hoạt động của thuốc: Trong dạ dày có 1 lượng axit HCl giúp hòa tan các loại muối khó tan trong quá trình ăn uống. Khi axit dạ dày tăng cao, nếu uống thuốc muối nabica thì NaHCO3 trong thuốc muối tác dụng với axit HCl trong dạ dày theo phương trình hóa học:

NaHCO3 + HCl \(\rightarrow\) NaCl + CO2\(\uparrow\) + H2O.

Lượng axit thừa trong dạ dày đã tác dụng với NaHCO3 có trong thuốc muối nabica, do vậy không còn, nhờ vậy người bị ợ chua, thừa axit không còn bị như vậy nữa.

24 tháng 7 2018

a) phân loại :

* oxit axit :

+ CO : cacbon monooxit

+ CO2 : cacbon đioxit ( cacbonic)

+ N2O5: đinito pentaoxit

+NO2: nito đioxit

+ SO3: lưu huỳnh trioxit

+ P2O5: điphotpho pentaoxit

* oxit bazo ::

+ FeO : sắt (II) oxit

+BaO : bari oxit

+Al2O3: nhôm oxit

+ Fe3O4: oxit sắt từ

24 tháng 7 2018

b) những chất phản ứng được với nước là

+ CO2

pt : CO2 + H2O -> H2CO3

+N2O5

Pt : N2O5 + H2O -> 2HNO3

+ NO2

pt: NO2 + H2O -> HNO3

+ SO3

Pt : SO3 + H2O -> H2SO4

+ P2O5

pt : P2O5 + 3H2O -> 2H3PO4

+ BaO

pt : BaO + H2O -> Ba(OH)2

9 tháng 1 2022

a) 

\(Fe+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2\)

\(Mg+2HCl\rightarrow MgCl_2+H_2\)

\(Zn+2HCl\rightarrow ZnCl_2+H_2\)

\(2Al+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2\)

b)

\(CuO+2HCl\rightarrow CuCl_2+H_2O\)

\(FeO+2HCl\rightarrow FeCl_2+H_2O\)

\(Fe_2O_3+6HCl\rightarrow2AlCl_3+3H_2O\)

c) \(KOH+HCl\rightarrow KCl+H_2O\)

\(Fe\left(OH\right)_2+2HCl\rightarrow FeCl_2+2H_2O\)

\(Fe\left(OH\right)_3+3HCl\rightarrow FeCl_3+3H_2O\)

d) 

\(NaOH+HCl\rightarrow NaCl+H_2O\)

\(AgNO_3+HCl\rightarrow AgCl+HNO3\)

\(CaCO_3+2HCl\rightarrow CaCl_2+CO_2+H_2O\)

\(NaHCO_3+HCl\rightarrow NaCl+H_2O+CO_2\)

6 tháng 9 2016

ai trả lời chi tiết giúp mình vs

Câu 112: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần. A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe Câu 113: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4? A. Fe; B. Zn; C. Cu; D. Mg Câu11 4: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp...
Đọc tiếp

Câu 112: Dãy các kim loại nào sau đây được sắp xếp đúng theo chiều hoạt động hóa học tăng dần.

A. K, Mg, Cu, Al, Zn, Fe. B. Fe, Cu, K, Mg, Al, Zn

C. Cu, Fe, Zn, Al, Mg, K D. Zn, K, Mg, Cu, Al, Fe

Câu 113: Dung dịch ZnSO4 có lẫn tạp chất là CuSO4. Dùng kim loại nào sau đây để làm sạch dung dịch ZnSO4?

A. Fe; B. Zn; C. Cu; D. Mg

Câu11 4: Có dung dịch muối AlCl3 lẫn tạp chất là CuCl2. Có thể dùng chất nào sau đây để là sạch muối nhôm?

A. AgNO3; B. HCl; C. Mg; D. Al; E. Zn

Câu 115: Con dao làm bằng thép không rỉ nếu:

A. Sau khi dùng rửa sạch lau khô B. Cắt chanh rồi không rửa

C. Ngâm trong nước tự nhiên, nước máy lâu ngày D. Ngâm trong nước muối một thời gian

Câu 116: Cho 0,84g Fe vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng ta thu được muối clorua và khí H2, biết hiệu suất phản ứng là 85%. Thể tích H2 thu được (đktc) là:

A. 0,15lít C. 0,2856 lít B. 0,1256 lít D. 0,2936 lít

Câu 117: Có 4 ống nghiệm riêng biệt không có nhãn, đựng các dung dịch: FeSO4, Fe2(SO4)3, CuCl2, Al2(SO4)3. Bạn cho kim loại nào sau đây để phân biệt các chất trên:

A. Cu; B. Zn; C. Na; D.Pb; E.Al

Câu 118: Hòa tan 4,05g nhôm (Al) bằng 200 ml dung dịch H2SO4 1M. Biết hiệu suất của phản ứng 75%. Thể tích H2 thu được (đktc) là:

A. 4,48 lít; B. 5,04 lít; C. 3,36 lít; D. 4,04 lít; E. 6,72 lít.

Câu 119: Cho các cặp chất sau:

A. Fe + HCl; B. Zn + CuSO4; C. Ag + HCl: D. Cu + FeSO4

E. Cu + AgNO3; F. Pb + ZnSO4

Những cặp chất xảy ra phản ứng là:

a) A, C và D; b) C, E, F và D; c) A, E và B; d) A, B, C, D, E và F

Câu 120: Một bạn học sinh đã đổ nhầm dung dịch FeSO4 vào lọ chứa sẵn dung dịch kẽm sun phát (ZnSO4). Để thu được dung dịch duy nhất muối kẽm sun phát, theo em dùng kim loại nào?.

A. Cu; B. Fe; C. Zn; D. Al; E. Ag

1

112. C

113. B

114. D

115. A

116. C

117. C

118. C

119. C

120. C

Bài 1: Cho 14 gam bột Fe vào 400ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,125M. Khuấy nhẹ, cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị m:Bài 2: Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M, sau khi  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Giá trị của m là:Bài 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 6,4...
Đọc tiếp

Bài 1: Cho 14 gam bột Fe vào 400ml dung dịch X gồm AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,125M. Khuấy nhẹ, cho đến khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và m gam chất rắn không tan. Tính giá trị m:

Bài 2: Cho m gam bột Mg vào 500 ml dung dịch hỗn hợp AgNO3 0,2M và Cu(NO3)2 0,3M, sau khi  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 17,2 gam chất rắn B và dung dịch C. Giá trị của m là:

Bài 3: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350 ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu m gam chất rắn. Giá trị của m là bao nhiêu?

Bài 4: Cho m gam hỗn hợp bột gồm Zn và Fe vào lượng dư dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng kết thúc, lọc bỏ phần dung dịch thu m gam bột rắn. Thành phần % của Zn trong hỗn hợp đầu.

Bài 5: Cho 1,36g hỗn hợp gồm Fe và Mg vào 400ml dung dịch CuSO4. Sau khi phản ứng xong thu được 1,84g rắn B và dung dịch C. Thêm NaOH dư vào dung dịch C thì thu được kết tủa. Nung kết tủa ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 1,2g chất rắn D. Tính % mỗi kim loại trong A và nồng độ mol dung dịch CuSO4 đã dùng.

Bài 6: Cho hỗn hợp 1,2 mol Mg và x mol Zn vào dung dịch chứa 2 mol Cu2+ và 1 mol Ag+ đến khi các  phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được một dung dịch chứa 3 ion kim loại. Xác định giá trị của x thỏa mãn:

A. 1,8                              B. 1,5                                C. 1,2                        D. 2,0

9
10 tháng 6 2016

Bài 1 :

nFe = 0,25 mol; nAgNO3 = 0,2 mol; nCu(NO3)2 = 0,05 mol.

Giữa Ag+ và Cu2+ thì Ag+ có tính oxi hóa mạnh hơn Cu2+, nên Ag+ tham gia phản ứng với Fe trước, sau khi Ag+ tham gia phản ứng hết nếu còn dư Fe thì Cu2+  mới tiếp tục tham gia.

                     Fe                       + 2Ag+                       →                      Fe2+                        + 2Ag                              (VII)

nFe = 0,25 mol; nAg+ = 0,2 mol → Fe dư sau phản ứng (VII)

                       Fe                            + 2Ag+                     →                       Fe2+                             +2Ag

                  0,1 (mol)                    0,2 (mol)                                            0,1 (mol)                         0,2 (mol)

Sau phản ứng (VII) ta có:  nFe còn = 0,25 – 0,1 = 0,15 mol, Ag tạo thành = 0,2 mol.

                         Fe                         + Cu2+                        →                        Fe2+                               + Cu                       (VIII)

nFe = 0,15 mol; nCu2+ = 0,05 mol → Fe vẫn còn dư sau phản ứng (VIII)

                         Fe                         + Cu2+                        →                        Fe2+                              + Cu

                     0,05 (mol)              0,05 (mol)                                              0,05 (mol)                     0,05 (mol)

Vậy, sau phản ứng (VII) và (VIII), chất rắn thu được gồm nAg = 0,2 mol; nCu = 0,05 mol và nFe dư = 0,25 – (0,1 + 0,05) = 0,1 mol.

Nên ta có giá trị của m = mAg + mCu + mFe dư

                                       = 0,2.108 + 0,05.64 + 0,1.56 = 30,4 gam.

10 tháng 6 2016

Bài 2 :

Nhận xét :

- Mg sẽ tác dụng với AgNO3 trước, sau khi AgNO3 hết thì Mg mới phản ứng với Cu(NO3)2.

- Vì chưa biết khối lượng Mg tham gia là bao nhiêu, nên bài toán này ta phải chia ra các trường hợp:

             + Mg tham gia vừa đủ với AgNO3, Cu(NO3)2 chưa tham gia, chất rắn thu được là Ag tính được giá trị m1.

             + AgNO3, Cu(NO3)2 tham gia hết, Mg phản ứng vừa đủ, chất rắn tham gia gồm Ag, Cu có giá trị là m2.

            Nếu khối lượng chất rắn trong 2 trường hợp nằm trong khoảng m1< 17,2 < m2 (từ dữ kiện đề bài, tính toán giá trị m1, m2) có nghĩa là Ag+ tham gia phản ứng hết, Cu2+ tham gia một phần. 

      Đáp số : m = 3,6gam.

29 tháng 6 2016

Phần 2: do tác dụng với NaOH dư sinh ra H2 => Al dư 
n H2 = 0,84 / 22,4 = 0,0375 

Al + NaOH + H2O = NaAlO2 + 3/2 H2 
0,025.................................... 

=> n Al dư = 0,025 

Phần 1: n H2 = 3,08 / 22,4 = 0,1375 

Al + 3H2SO4 = Al2(SO4)3 + 3H2 
0,025_________________0,075 

Fe + H2SO4 = FeSO4 + H2 
0,0625..........................0,0625 

* n Al2O3 = n Fe = 0,0625 => n Al phản ứng = 0,125 

=> n Al = 0,125 + 0,025 = 0,15 => m Al = 4,05 (g) 

* n Fe2O3 = n Fe/2 = 0,03125 => m Fe2O3 = 5 (g) 

=> m hh = 2(m Fe + m Al) = 2(5 + 4,05) = 18,1 (g)

13 tháng 1 2019

\(2Al+Fe_2O_3\rightarrow2Fe+Al_2O_3\)

Vậy chất rắn Y là \(Al_2O_3\) ;Fe và Al dư

Phần 1 \(Fe+H_2SO_4\rightarrow FeSO_4+H_2\uparrow\) (1)

\(2Al+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2\uparrow\) (2)

\(Al_2O_3+3H_2SO_4\rightarrow Al_2\left(SO_4\right)_3+3H_2O\) (3)

\(n_{H_2}=0,1375\left(mol\right)\)

Phần 2 \(Al_2O_3+2NaOH\rightarrow2NaAlO_2+H_2O\) (4)

\(2Al+2H_2O+2NaOH\rightarrow2NaAlO_2+H_2\uparrow\) (5)

\(n_{H_2}=\dfrac{0,84}{22,4}=0,0375\left(mol\right)\)

Theo (5) \(n_{Al}=0,025\left(mol\right)\)

Theo (2) và (1) \(n_{H_2}=0,1\left(mol\right)\Rightarrow n_{Fe}=0,1\left(mol\right)\)

\(\Rightarrow\)\(\sum n_{Fe}=0,1\left(mol\right)\rightarrow m_{Fe_2O_3}=0,1\times160=16\left(g\right)\)

\(\sum n_{Al}=\left(0,2+0,05\right)\times27=6,75\left(g\right)\)

Vậy \(m=16+6,75=22,75\left(g\right)\)