K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

Nhận thức của cha mẹ về chăm sóc, nuôi dạy và bảo vệ trẻ em đã từng bước được nâng lên. Tuy vậy, qua sự phản ánh của báo chí và qua các kết quả khảo sát, điều tra thì có thể nói hiện nay tình trạng trẻ em thiếu sự quan tâm, bị xúc phạm, xâm hại, trừng phạt, bạo lực, bóc lột… hiện vẫn đang ở mức cao và càng ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Điều đáng lo lắng là những hiện tượng này diễn ra không chỉ trong môi trường xã hội mà còn ở ngay trong chính gia đình của các em. Nói cách khác, trẻ em chưa được bảo vệ, chưa được an toàn ngay trong nhà mình, quyền của trẻ em chưa được chính các bậc cha mẹ thực hiện nghiêm túc và đầy đủ. Tất nhiên, khi trẻ em bị mất an toàn (cả về thể xác, cả về tinh thần) ngay trong nhà mình thì lỗi trước tiên phải thuộc về cha mẹ và các thành viên khác trong gia đình. Có thể kể ra đây một số nguyên nhân chính dẫn đến sự hạn chế trong ý thức của gia đình đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
Thứ nhất, đó là do một số quan niệm mang nặng tư tưởng phong kiến còn khá phổ biến như: coi con cái là “sở hữu” của cha mẹ, cha mẹ yêu cầu gì, ép buộc gì con cái cũng phải răm rắp theo, không được bày tỏ ý kiến; quan niệm dạy con là việc riêng của từng gia đình, không ai bên ngoài có quyền góp ý hay can thiệp; nhiều gia đình áp dụng phương pháp “yêu cho roi cho vọt” đối với con; hà khắc với trẻ em gái vì cho rằng “con gái là con người ta”… Chính vì những quan niệm bảo thủ, phong kiến nặng nề này mà trong không ít gia đình, trẻ em đã phải chịu đựng bạo hành về thể xác và tinh thần; ý kiến của các em không được cha mẹ tôn trọng, danh dự bị xúc phạm… Hậu quả là không ít em đã có những hành động dại dột, rất thương tâm; nhiều em bỏ nhà đi lang thang, rơi vào cạm bẫy của các tệ nạn xã hội. Nói cách khác là những em này đã bị chính cha mẹ mình đẩy vào nhóm có nguy cơ trở thành trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

2 tháng 10 2019

Tham khảo :

Dựa vào văn bản tuyên bố thế giới về sự sống còn quền được bảo vệ và phát triển trẻ em Viết các đoạn văn trả lời choi các câu hỏi sau
a) Hiện nay trẻ em đang đứng trước những nguy cơ, thách thức và cả những cơ hội như thế nào ?

=> 1. Về mặt xã hội: Trẻ em sống trong một thế giới mất an toàn cả ở thành thị và nông thôn. Trẻ em sống trong hoàn cảnh khó khăn và rủi ro: Nhiều trẻ em phải chứng kiến bạo lục gia đình đặc biệt là trẻ em gái ở nông thôn và bạo lực học đường với trẻ em ở thành phố.Đó là những vấn đề gây nhức nhối và thách thức trong xã hội Việt nam hiện nay. Ở thành thị các nguy cơ tai nạn giao thông, các tệ nạn xã hội như nghiện hút, tiêm chích… Thiếu sân chơi lành mạnh và môi trường sống ô nhiễm. Sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội, sự chênh lệch lớn về đẳng cấp đã gây áp lực lớn lên trẻ em và chính không giải quyết được vấn đề nên trẻ em buông xuôi, phó mặc hay lao vào thế giới ảo của các trò Games Online. Trẻ em nông thôn thiếu thốn mọi bề: Thiếu kiến thức xã hội, không được dùng nước sạch, môi trường vệ sinh kém, chất lượng giác dục và y tế kém, đói nghèo đẩy các em ra khỏi gia đình và trường học, thiếu sân chơi lành mạnh, thiếu sự quan tâm sâu sát của các cấp chính quyền, cơ quan chức năng và gia đình, thiếu tư vấn và định hướng nghề nghiệp…

2. Các cơ quan chức năng: Buông lỏng quản lý, thiếu trách nhiệm, không dành sự quan tâm đúng mực cho trẻ em. Những người tâm huyết muốn mang lại những điều tốt lành nhất cho các em thì không có tiếng nói, không có cơ hội được cống hiến. Lạ thay chính quyền sử dụng lực lượng ra tù để dẹp trật tự ngoài chợ, bệnh viện hay những nơi công cộng khác.

3. Nhà trường: Thiếu trường lớp, thiếu các phòng chức năng dành cho trẻ em. Thiếu thầy cô tận tụy, tâm huyết với nghề. Nhiều thầy cô giảng trên lớp chỉ là hình thức, nạn dạy thêm tràn lan nên các em không có thời gian chơi và nhiều em phải chịu áp lực bị phân biệt đối xử do tài chính của gia đình không được dồi dào nên không thể tham gia các lớp học thêm. Các em phải chịu nhiều thiệt thòi do nền giáo dục áp đặt. Các em phải chấp hành bài vở theo đúng ba-rem, học hành theo kiểu sao chép nguyên vẹn: Văn phải học thuộc, toán phải làm đúng hướng dẫn…Chính nền giáo dục áp đặt đã làm học sinh không năng động, không sáng tạo và gây nhiều bức xúc cho trẻ bởi các cách giải sáng tạo không được thầy cô quan tâm và ghi nhận. Quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội không được sâu sắc. Sự phân bổ học sinh của các trường không đồng đều, nơi quá đông, nơi quá vắng đã gây tâm lý không tốt cho trẻ em.

4. Gia đình: Ở thành phố nhiều gia đình có điều kiện kinh tế nên đầu tư tràn lan. Các phụ huynh quá kỳ vọng vào con em mình nên gây áp lực không nhỏ cho trẻ em. Có học sinh phải học gia sư nhiều ca trong ngày nên không có thời gian chơi và làm trẻ em quá mệt mỏi. Trẻ em trở nên thụ động và chỉ biết làm theo người lớn sắp đặt như một cái máy. Trẻ em không có quyền được nói lên mong muốn của mình nên đã có rất nhiều bạn trẻ bị trầm cảm hay trở nên thô thiển, cộc cằn, đánh bạn gây bạo lực học đường. Ăn uống thì bị ép uổng, thừa chất dẫn đến tình trạng trẻ em dậy thì sớm và đó là tiềm ẩn của nhiều loại bệnh tật. Trong khi đó thì trẻ em nông thôn thiếu thốn trăm bề. Uống sữa là chuyện quá xa xỉ với trẻ nhỏ, ăn uống đủ dinh dưỡng là chuyện chỉ biết cho vui, đi học thì sách vở không đầy đủ, con học lớp mấy bố mẹ cũng không biết… Cuộc sống quá chênh lệch khiến các em chán nản, buồn bã… và rồi các em lao vào chơi Games hay những ước mơ phi thực tế. Ở thành phố do thị hiếu chạy theo đồng tiền các phụ huynh không dành thời gian cho con cái, phó mặc các em với người giúp việc, gia sư và nhà trường và rồi bù đắp cho các em bằng tiền và vật chất đắt tiền… Suy nghĩ lệch lạc của người lớn chính là nỗi buồn lớn cho trẻ em và cũng gây nhiều thiệt thòi cho trẻ. Một số trẻ em tiêu tiền vô tội vạ và có nhiều em đã mắc phải các tệ nạn chết người. Trẻ em sống ích kỷ, coi thường kẻ nghèo, lý tưởng hóa cuộc sống và khi không đáp ứng được như ý thì đánh nhau gây bạo lực… Nhiều bố mẹ trẻ làm ra tiền nên coi thường các bậc tiền bối, không coi trọng nề nếp gia phong và truyền thống gia đình khiến trẻ em rơi vào những tình huống khó phân tích.

5. Bản thân trẻ: Ngày nay một phần lớn trẻ, kể cả ở thành thị và nông thôn đã bị ảnh hưởng lớn do suy nghĩ không đúng của người lớn nên trẻ sống thiếu lý tưởng. Trẻ em nghĩ quá nhiều đến hưởng thụ mà không quan tâm đến cống hiến. Trẻ không quan tâm đến người khác. Học sinh học hành đối phó thiếu động cơ trong học tập hay thiếu ý thức nên không phát huy được thế mạnh của bản thân. Một số học sinh có tiền lôi kéo các bạn khác gây bè phái, mất đoàn kết. Nhiều em không quan tâm đến các hoạt động gia đình, lười biếng…

b) nhiệm vụ chúng ta để đấu tranh cho quyền sống về sự phát triển trẻ em là gì ?

=> Nuôi và giáo dục trẻ trước khi trẻ đủ 18 tuổi

2 tháng 7 2016

Mk nhầm . Đây mới đúng

Bối cảnh quốc tế hiện nay có những điều kiện thuận lợi cơ bản để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Những điều kiện thuận lợi này được chỉ ra trong phần Cơ hội, cụ thể là:

- Mối liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia: công ước về quyền trẻ em;

-  Sự hợp tác và đoàn kết quốc tế mở ra những khả năng giải quyết những vấn đề về phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường, ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em.

2 tháng 7 2016

Việc bảo vệ chăm sóc trẻ em trong bối cảnh thế giới hiện nay có nhiều  điều kiện thuận lợi:

- Sự liên kết giữa các nước có thể tạo ra đủ phương tiện và kiến thức để bảo vệ và chăm lo cho trẻ em

- Công ươcs về quyền của trẻ em ra đời đã tạo ra một cơ hội mới để cho quyền và phúc lợi trẻ em được thực sự tôn trọng ở khắp nơi trên thế giới

- Những cải thiện gần đây của bầu không khí chính trị quốc tế cũng tạo điều kiẹn dễ dàng cho việc thực hiện nhiệm vụ đó 

THAM KHẢO:

Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

~HT~

 Chăm sóc bảo vệ trẻ em là một trong những vấn đề cấp bách. Chăm sóc trẻ em được tiến hành trên cả 2 mặt: Vật chất và tinh thần. Gia đình với khả năng cao nhất của mình cung cấp cho trẻ em những điều kiện tốt nhất để phát triển về thể chất. Trong điều kiện hiện nay, kinh tế gia đình về cơ bản đã được nâng lên với mức ổn định, vì vậy các bậc cha mẹ cần dành cho trẻ không chỉ về điều kiện vật chất mà cần chú trọng chăm sóc về mặt trí tuệ. Trẻ em không phân biệt trai hay gái được tạo điều kiện học tập phát triển theo khả năng của mình. Để tạo môi trường chăm sóc thuận lợi, cha mẹ cần tạo một bầu không khí yêu thương, đoàn kết, gắn bó quan tâm giữa các thành viên gia đình, cho dù cuộc sống còn nhiều vất vả, nhưng khi có trẻ em trong gia đình thì các thành viên phải cố gắng bỏ qua những mâu thuẫn, xích mích để cho trẻ em luôn luôn có cảm tưởng rằng ngôi nhà của mình chính là tổ ấm. Với những trẻ em có thiên hướng xuất hiện một số năng khiếu, cha mẹ phải biết phát hiện, khuyến khích tạo mọi điều kiện để ươm mầm tài năng. Việc chăm sóc phát triển trí tuệ cho trẻ em có quan hệ chặt chẽ với việc giáo dục, xã hội hoá trẻ em. Quan điểm giáo dục hiện nay coi gia đình là một trong ba môi trường giáo dục trẻ em quan trọng. Gia đình là trường học đầu tiên và suốt đời của mỗi con người. Bởi gia đình có trách nhiệm thực hiện chức năng giáo dục thông qua 3 giai đoạn phát triển của trẻ em: từ 1-3 tuổi, từ 3-6 tuổi và từ 6-18 tuổi. Cả ba giai đoạn trên, trẻ em được giáo dục, dạy dỗ của gia đình lớn lên chịu ảnh hưởng các chuẩn mực trong gia đình và dần dần tiếp cận các chuẩn mực ngoài xã hội.

16 tháng 9 2016

Nghị luận

19 tháng 10 2016

Cuộc sống được nâng lên, miếng cơm manh áo không còn quá chật vật, người ta có điều kiện hơn để chăm sóc trẻ em, trước hết là con em mình, sau đến mọi trẻ em trong xã hội. Người Việt chăm lo cho mình một thì chăm lo cho con cái ba bốn. Chăm cho các em được sống trong hòa bình, được lớn lên bình yên, đời sống vật chất, đời sống tinh thần ngày một tốt hơn.Trẻ em như búp trên cành, Bác Hồ dạy như vậy. Búp non là phần dễ b***** tổn thương nhất nhưng cũng là phần sáng đẹp nhất, giàu sức sống nhất. Cây có xanh tươi, có thân cành vạm vỡ cũng nhờ từ búp.
Chính vì thế mà từ trong đạo lý truyền thống đến các chủ trương, chính sách cụ thể, chúng ta luôn dành cho trẻ em mọi ưu tiên, mọi sự che chở, bảo vệ cao nhất. Nước ta không chỉ tham gia các công ước quốc tế mà còn có một bộ luật riêng và hàng chục điều trong các luật khác nhằm chăm sóc, giáo dục và bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Khi đất nước còn chiến tranh, còn thiếu cơm rách áo, chúng ta đề cao gương phụ nữ ”ba đảm đang” tay cày tay súng; trẻ em chăm học chăm làm. Ngày nay, người phụ nữ đang được khuyến khích và tạo điều kiện để trở về với thiên chức chăm lo hạnh phúc gia đình, nuôi dạy con cái là chính đồng thời với lao động và tham gia hoạt động xã hội. Trẻ em ngày nay chăm làm là phụ, chính là học hành, vui chơi ngoan ngoãn. Không chỉ Nhà nước đã chi những khoản tiền rất lớn để chăm sóc, giáo dục trẻ em từ khi còn trong bào thai cho đến khi trưởng thành mà việc chăm sóc, giáo dục trẻ em còn là một phong trào xã hội rộng lớn mang lại hiệu quả thiết thực và vô cùng quan trọng. Hàng năm, nhân dân đã chi hàng nghìn tỷ đồng vào việc dạy dỗ, bảo vệ sức khỏe cho con em. Các đoàn thể xã hội, cơ quan, xí nghiệp, các nhà hảo tâm đã góp hàng triệu mét vuông đất xây trường, nơi vui chơi cho các em và nhiều trăm tỷ đồng lập quĩ khuyến học, quĩ học bổng, các giải thưởng cho những ý tưởng sáng tạo, giúp đỡ trẻ em nghèo vượt khó. Quan trọng hơn cả tiền bạc là công lao dạy dỗ, rèn luyện đạo đức, văn hóa, sức khỏe ...cho các em của hàng triệu con người vì thế hệ tương lai, vì tiền đồ giống nòi, dân tộc. Những cố gắng bền bỉ và vô cùng lớn lao ấy đã mang lại những thành tựu đáng tự hào, Việt Nam được Liên hợp quốc và nhiều tổ chức quốc tế khác đánh giá là một trong những quốc gia thành công trong việc giảm tỷ lệ đói nghèo, giảm suy dinh dưỡng, có tiến bộ trong nâng cao sức khỏe sơ sinh, phổ cập giáo dục, bảo vệ quyền trẻ em... 

Nhưng không vì niềm vui trước những thành tựu mà quên những yếu kém, thách thức trong vấn đề chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Bao trùm lên tất cả là chừng nào chúng ta còn là một nước nghèo thì trẻ em Việt Nam chưa thể coi là đã hoàn toàn sung sướng và quá trình thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu còn rất lâu dài, gian khổ. Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, không ít những yếu kém, bất cập do chủ quan. Thật đau lòng khi còn nhiều nguy cơ như trẻ em chưa được chăm sóc sức khỏe tốt; trẻ em b***** bóc lột và lạm dụng kể cả lạm dụng tình dục; trẻ em lang thang, nghiện hút, hư hỏng vì b***** bạo hành, ngược đãi và những bất hạnh khác; trẻ em b***** tha hóa đạo đức vì các nguyên nhân xã hội... còn cao, có những nguy cơ đang trong xu hướng tăng lên

Chỗ nào không hiểu thì bạn hỏi lại mk nha! Đây là bài tham khảo ! Chúc bạn học tốt!