K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2020

- Những đặc điểm bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân là:

+ Cột sống cong hình chữ S (cong ở 4 chỗ)

+ Xương bàn chân hình vòm

+ Lồng ngực: Phát triển rộng sang hai bên

+ Xương chậu: Rộng

+ Xương gót: Lớn, phát triển về phía sau.

~~~Learn Well Nguyen Nguyen Ngoc~~~
2 tháng 2 2020

Cảm ơn bạn nha!

Nhưng mình cần gấp đáp án của câu hỏi: "vì sao hệ cơxương của con người lại tiến hóa theo hướng thích nghi với tư thế đi thẳng bằng hai chân, hoạt động vận động và lao động khéo léo?" chứ không phải "đặc điểm nào của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân"

Mình đang cần gấp câu trả lời, nếu bạn biết thêm gì thì giúp mình nha! (ỤxỤ)

6 tháng 11 2016

+ Người có cột sống dọc(chứ không phải là thẳng) hình chữ S, cong ở 4 chỗ, làm cho trọng lực dồn hết về hai chân, nên có thể đứng thẳng.
+ Người có lồng ngực rộng ra hai bên, vì đứng thẳng thì hai tay được thả lỏng, không bị gò bó như khi di chuyển bằng tứ chi, nên nó nở rộng ra hai bên.
+ Xương đùi của người lớn, khỏe hơn xương tay, vì xương chân phải lớn khỏe để nâng đỡ trọng lượng của cả cơ thể.
+ Xương chậu lớn, vì xương chậu là nơi gắn xương đùi nên, trước khi trọng lượng ồn vào xương đùi thì xương chậu "lãnh hết " trọng lượng của cơ thể, nên xương chậu lớn.
+ Xương bàn chân hình vòm để giữ thăng bằng cho cơ thể trong trạng thái đứng thẳng người.
+Xương gót chân phát triển và lớn cũng góp phần nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng.

1 tháng 11 2017

+ Bộ xương và hệ cơ ở người có đặc điểm tiến hóa thích nghi với tư thế đứng thẳng, lao động:

- Hộp sọ lớn hơn chứa não phát triển

- Tỉ lệ xương sọ và xương mặt lớn

- Lồi cằm phát triển, xương hàm nhỏ hơn, diện khớp giữa xương sọ và cột sống lùi về phía trước: giữ cho đầu ở vị trí đứng thẳng trong tư thế đứng

- Xương chậu rộng

- Cột sống cong ở 4 chỗ đảm bảo cho trọng tâm cơ thể rơi vào hai chân trong tư thế đứng thẳng, lồng ngực rộng về hai bên

- Xương chi phân hóa: tay có khớp linh hoạt hơn chân, vận động của tay tự do hơn, thuận lợi cho lao động. Chân có xương lớn, khớp chắc chắn, xương gót phát triển, các xương bàn chân và xương ngón chân khớp với nhau tạo thành vòm để vừa có thể đứng và đi lại chác chắn trên đôi chân, vừa có thể di chuyên linh hoạt.
+ Để chống cong vẹo cột sống trong lao động, học tập cần chú ý:

- Khi mang vác vật nặng, không nên vượt quá sức chịu đựng, không mang vác vế một bên liên tục trong thời gian dài mà phải đổi bên. Nếu có thể thì phân chia làm 2 nửa để 2 tay cùng xách cho cân.

- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngấn, không cúi gò lưng, không nghiêng vẹo.

15 tháng 12 2017

Theo mình thì,bộ xương và hệ cơ có dd:cột sống cong ở 4 chỗ,lồng ngực nở rộng sag 2 bên,xương chậu lớn,xương bàn chân hình vòm,xuong gót chân lớn,cơ tay phân hóa,cơ cử động ngón cái linh hoạt

8 tháng 10 2017

1 - Hộp sọ phát triển

- Lồng ngực nở rộng sang hai bên.

- Cột sống cong ở 4 chổ

- Xương chậu nở, xương đùi lớn.

- Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.

- Bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triễn.

- Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.

- Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.

9 tháng 10 2017

-Những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và lao động:

+Hộp sọ phát triển.
+Lồng ngực nở rộng sang hai bên.
+Cột sống cong hình chữ S, cong ở 4 chổ.
+Xương chậu nở, xương đùi lớn.
+Cơ mông, cơ đùi, cơ bắp chân phát triển.
+Bàn chân hình vòm, xương gót chân phát triễn.
+Chi trên có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với các ngón còn lại.
+Cơ vận động cánh tay, cẳng tay, bàn tay và đặc biệt cơ vận động ngón cái phát triển.

-A=F.s

-Ta có: 1Kg=10N=>10Kg=100N.

=>F=100 (N) và s=20.

-Tính: A=F.s.

A=100.20.

A=2000 (Jun).

=>A=2000 (Jun) hay công của cơ là 2000 (Jun).

4 tháng 11 2021

Tham khảo :

Những đặc điếm cùa bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân:

+ Cột sống cong hình chữ S (cong ở 4 chỗ);

+ Xương bàn chân hình vòm

+ Lồng ngực: phát triển rộng sang hai bên

+ Xương chậu: rộng

+ Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân): lớn, phát triển về phía sau.

Tham khảo :

Những đặc điếm cùa bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng 2 chân:

+ Cột sống cong hình chữ S (cong ở 4 chỗ);

+ Xương bàn chân hình vòm

+ Lồng ngực: phát triển rộng sang hai bên

+ Xương chậu: rộng

+ Xương gót (thuộc nhóm xương cổ chân): lớn, phát triển về phía sau.

  
24 tháng 11 2021

Tham khảo

Bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân do:

- Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên.

- Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

- Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển.

24 tháng 11 2021

TK*

Đặc điểm của bộ xương người thích nghi với tư thế đứng thẳng và đi bằng hai chân là : - Cột sống cong ở 4 chỗ, xương chậu nở, lồng ngực nở sang hai bên. - Xương tay có các khớp linh hoạt, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại. - Xương chân lớn, bàn chân hình vòm, xương gót phát triển

15 tháng 10 2017

Bài 1:

Cột sống cong ở 4 chỗ tạo hai hình chữ S nối tiếp nhau giúp cơ thể có tư thế đứng thẳng. Lồng ngực dẹp theo chiều trước sau và nở sang hai bên. Đặc biệt là sự phân hoá xương chi trên và xương chi dưới. ở người tay ngắn hơn chân còn ở vượn ngược lại tay dai hơn chân. ở người khớp vai linh động, xương cổ tay nhỏ, khớp cổ tay cấu tạo kiểu bầu dục, các khớp bàn tay ngón tay linh động ngón cái có khả năng đối diện với các ngón còn lại. Khớp chậu đùi có hố khớp sâu đảm bảo sự vững chắc, các khớp cổ chân bàn chân khá chặt chẽ. Xương chậu nở rộng, xương đùi lớn giúp nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Xương bàn chân, xương ngón ngắn, bàn chân hình vòm có tác dụng phân tán lực của cơ thể khi đứng cũng như di chuyển. Xương gót lớn phát triển về phía sau.
15 tháng 10 2017

Bài 2:

- Sự thực bào (bạch cầu trung tính & bạch cầu mônô)

- Tiết kháng thể (tế bào Limphô B)

- Phá huỷ tế bào nhiễm bệnh (tế bào Limphô T hay tế bào T độc)

4 tháng 11 2016

1. chất cốt giao bị giảm đi nên dộ giẻo của xương cũng giảm

15 tháng 11 2016

1. bởi vì mỗi lứa tuổi khác nhau, xương lại có cấu tạo về thành phần khác nhau. ở người già, lượng cốt giao trong xương giảm trong khi muối canxi lại nhiều, nên xương giòn, dễ gẫy , khó lành hơn. còn ở lứa tuổi thanh thiếu niên, lượng cốt giao nhiều, nên xương đàn hồi, dẻo dai, chắc khỏe hơn.

 

Các hình thức vận động hằng ngày như lao động chân tay, hoạt động thể thao, đi bộ, tập dưỡng sinh,... đều nhờ đến sự hoạt động của cơ. Các tế bào cơ co rút theo nhiều kiểu khác nhau: loại co chậm thường lâu mỏi, còn loại co nhanh thì nhanh mỏi, có loại ở trạng thái trung giang với hai loại trên. Khi một người thường xuyên luyện tập những môn thể dục, thể thao nhất định sẽ làm...
Đọc tiếp

Các hình thức vận động hằng ngày như lao động chân tay, hoạt động thể thao, đi bộ, tập dưỡng sinh,... đều nhờ đến sự hoạt động của cơ. Các tế bào cơ co rút theo nhiều kiểu khác nhau: loại co chậm thường lâu mỏi, còn loại co nhanh thì nhanh mỏi, có loại ở trạng thái trung giang với hai loại trên. Khi một người thường xuyên luyện tập những môn thể dục, thể thao nhất định sẽ làm thay đổi tỉ lệ các loại tế bào co rút nhanh hay chậm để phù hợp với mức độ nặng hay nhẹ mà người đó luyện tập. Hơn thế nữa, sự luyện tập thường xuyên còn làm thay đổi hình dạng cơ và dẫn tới thay đổi hình dạng cơ thể.

1. Hãy nêu ra nguyên nhân mỏi cơ?

2. Hãy nêu biện pháp làm giảm mỏi cơ?

BẠN NÀO HỌC GIỎI GIÚP MÌNH NHA, MAI MÌNH HỌC RỒI! khocroi

5
15 tháng 9 2017

Nguyên nhân: Lượng oxi cung cấp cho cơ thiếu, năng lượng cung cấp cho cơ ít, axit lactic tích tụ đầu độc cơ.

Biện pháp : Hít thở sâu, xoa bóp cơ, uống nước đường, hoạt động hợp lí.

15 tháng 9 2017

Bạn tham khảo nhé!!!hihi

29 tháng 12 2017

- Nhiệt độ cơ thể người khỏe mạnh thì khi trài nóng và khi trời lạnh là bao nhiêu và thay đổi như thể nào?
Nhiệt độ ở cơ thể người khỏe mạnh khi trời nóng và khi trời lạnh là 37°C.
+ Khi trời lạnh: nhiệt tỏa ra mạnh làm cơ thể mất nhiệt nên mao mạch ở da co lại làm giảm lượng máu qua da giúp giảm bớt sự mất nhiệt (đây là phản xạ).
+ Khi trời nóng: cơ thể tăng tỏa nhiệt bằng phản xạ dãn mao mạch => tăng lượng máu qua da (nóng => đỏ mặt).
• Nếu nhiệt độ môi trường xấp xỉ bằng hoặc cao hơn nhiệt độ cơ thể thì sự tỏa nhiệt trực tiếp không được thực hiện mà cơ thể thực hiện cơ chế tiết mồ hôi, mồ hôi bay hơi sẽ lấy đi một lượng nhiệt của cơ thể (để một lít nước bay hơi cần 540 Kcal).

29 tháng 12 2017

- Người ta đo thân nhiệt như thế nào và để làm gì?
Người ta đo thân nhiệt bằng nhiệt kế, để theo dõi nhiệt độ cơ thể => xác định cơ thể bình thường hay bị bệnh.

- Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Vậy nhiệt do hoạt động của cơ thể đã đi đâu và để làm gì?
Mọi hoạt động của cơ thể đều sinh nhiệt. Nhiệt do hoạt động của cơ thể sinh ra đã tỏa ra môi trường ngoài qua da, hô hấp, bài tiết, để bảo đảm thân nhiệt ổn định.

- Khi lao động nặng, cơ thể có những phương thức tỏa nhiệt nào?
Khí lao động nặng, cơ thể tỏa nhiệt qua hơi nước ở hoạt động hô hấp và tỏa nhiệt qua da, qua sự bốc hơi của mồ hôi, vì vậy người lao động thì hô hấp mạnh và đổ mồ hôi.