Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Sự khác nhau giữa núi và đồi:
Núi | Đồi | |
Quá trình hình thành | Núi được tạo thành từ quá trình kiến tạo địa chất cách đây hàng triệu năm về trước | Được hình thành qua quá trình phong hóa, bóc mòn từ núi |
Dạng địa hình | Nhô cao rõ rệt so với mặt bằng xung quanh | Là dạng địa hình nhô cao nhưng không quá 200m so với vùng đất xung quanh |
So với mực nước biển | Từ 500 mét trở lên | Không quá 200m |
Hình dạng núi | Có đỉnh nhọn, sườn dốc | Đỉnh tròn, sườn thoải |
Sự khác nhau giữa cao nguyên và đồng bằng:
* Giống: Bề mặt tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng
* Khác:
– Đồng bằng: là dạng địa hình thấp. Độ cao tuyệt đối thường dưới 200m, nhưng cũng có những bình nguyên cao gần 500m. Có hai loại bình nguyên là: bình nguyên do băng hà bào mòn và bình nguyên bồi tụ(do phù sa các con sông bồi tụ). Giá trị kinh tế : thuận lợi tưới tiêu, gieo trồng các loại cây lương thực.
– Cao nguyên: Có sườn dốc. Độ cao tuyệt đối từ 500m trở lên. Giá trị kinh tế : thuận lợi trồng cây công nghiệp và chăn nuôi gia súc. Kinh tế chậm phát triển hơn bình nguyên.
* Khí quyển gồm 3 tầng: tầng đối lưu, tầng bình lưu, các tầng cao của khí quyển (tầng giữa, tầng nhiệt, tầng khuếch tán)
* Đặc điểm chính của tầng đối lưu và tầng bình lưu:
– Tầng đối lưu: nhiệt độ giảm theo độ cao (trung bình cử lên cao 100 m, nhiệt độ lại giảm 0,6 C), không khí luôn luôn chuyển động theo chiều thẳng đứng. Tầng đối lưu là nơi sinh ra các hiện tượng thời tiết như mây, mua, sấm sét,…
– Tầng bình lưu: nhiệt độ tăng theo độ cao, không khí luôn luôn chuyển động ngang. Lớp ôzôn trong tầng này giúp hấp thụ phần lớn bức xạ cực tím, bảo vệ sự sống trên Trái Đất.
– Các tầng cao khác: càng lên cao không khí càng loãng.
bầu khí quyển gồm ba tần : tần đối lưu, tần bình lưu, các tần cao khí quyển
-Gây thiệt hại nghiêm trọng về người và của
-Tàn phá các công trình nhà cửa
-Kích động lở đất, sóng thần
1. Một số biểu hiện của biến đổi khí hậu
- Sự nóng lên của Trái Đất.
- Mực nước biển dâng do băng tan ở hai cực.
- Sự gia tăng các thiên tai, thời tiết cực đoan (bão, lốc, mưa lớn, hạn hán, nắng nóng,...).
2. Một số biện pháp để sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng
- Tắt điện khi không sử dụng, tận dụng ánh sáng tự nhiên.
- Sử dụng các thiết bị điện (bóng đèn, điều hòa, nồi cơm điện,…) tiết kiệm điện.
- Rút tất cả các phích cắm khi không sử dụng.
- Sử dụng các dạng năng lượng sạch: Mặt Trời, gió, thủy triều,…
3. Một số biện pháp để giảm nhẹ biến đổi khí hậu
- Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng.
- Sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đi bộ, xe đạp.
- Hạn chế dùng núi nilon, tái chế các sản phẩm nhựa.
- Tích cực trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...
4. Một số giải pháp cụ thể để phòng tránh bão
- Thường xuyên tuyên truyền, thông báo tới người dân về tình hình của bão.
- Cập nhật thông tin về bão, lũ nhanh nhất, kịp thời trên truyền thông.
- Chủ động thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp - lâm - thủy trước khi bão.
- Di chuyển tàu thuyền vào bờ sớm nhất, dự trữ thức ăn, nước uống.
- Không ra ngoài khi có mưa to, gió mạnh để tránh bị cây ngã đổ đè lên người,…
Ví dụ về tác động của thiên nhiên tới sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp hoặc dịch vụ):
Các hoạt động sản xuất của con người đều chịu tác động của thiên nhiên. Điều kiện tự nhiên có thể tạo thuận lợi hay gây khó khăn cho hoạt động sản xuất. Với sự biến đổI khí hậu, thiên nhiên ngày càng gây nhiều trở ngại cho sản xuất của con người.
Đối với sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp là ngành sản xuất chịu tác động rõ rệt nhất của hoàn cảnh tự nhiên vì cây trồng và vật nuôi (đối tượng của sản xuất nông nghiệp) chỉ có thể tồn tại và phát triển bình thường khi có nhiệt độ, nước, ánh sáng, không khí,… phù hợp.
Đối với sản xuất công nghiệp:
Tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là khoáng sản) là nguồn cung cấp nhiên liệu, năng lượng, nguyên liệu để các ngành công nghiệp hoạt động.
Đối với giao thông vận tải và du lịch:
Địa hình đồng bằng thuận lợi để phát triển giao thông đường bộ hơn địa hình đồi núi. Nơi nhiều sông hồ thuận lợi cho phát triển giao thông đường thuỷ. Nơi có khi hậu ôn hoà, nhiều phong cảnh đẹp thuận lợi cho ngành du lịch.
Hình 5 mô tả hai địa mảng xô vào nhau dẫn đến các lớp đất đá bị dồn ép và uốn lên tạo thành núi. Quá trình này diễn ra chậm chạp nên ngày nay nhiều dãy núi trên Trái Đất vẫn tiếp tục được nâng cao như dãy Hi-ma-lay-a, dãy An-đét,…
- Đời sống vật chất của người Việt cổ:
+ Nguồn lương thực: gạo nếp, gạo tẻ, rau, muối, mắm cá…
+ Cư dân chủ yếu ở nhà sàn được dựng bằng tre, nứa, lá, gỗ…
+ Phương tiện đi lại trên sông chủ yếu là thuyền.
+ Người Việt cổ ngày thường để tóc ngang vai, búi tó hoặc tết tóc kiểu đuôi sam. Nam đóng khố, cởi trần, đi chân đất, nữ mặc váy, mặc yếm.
+ Vào dịp lễ hội, người Việt cổ có thể đội thêm mũ lông chim, đeo trang sức )vòng tay, hạt chuỗi, khuyên tai…).
- Cao nguyên: CN. Cô-lô-ra-đô, CN. Mông Cổ, CN, Pa-ta-gô-ni,...
- Đồng bằng: ĐB. A-ma-dôn, ĐB. Bắc Âu, ĐB. Đông Âu, ĐB. Tây Xi-bia, ĐB. Ấn Hằng, ĐB. Hoa Bắc,...
+ Đá mẹ:
– Cung cấp các khoáng chất cho đất.
– Ảnh hưởng đến tính chất lí hoá và màu sắc của đất.
+ Khí hậu:
– Ảnh hưởng đến sự phá huỷ đá.
– Tăng độ ẩm trong đất.
– Ảnh hưởng gián tiếp thông qua thực vật.
+ Sinh vật:
– Cung cấp chất hữu cơ cho đất.
– Thực vật: hạn chế xói mòn.
– Vị sinh vật: phân huỷ xác động, thực vật.
– Động vật sống trong đất: làm đất tơi xốp.
+ Địa hình:
– Độ cao: càng lên cao tầng đất càng mỏng.
– Độ dốc: nơi bằng phẳng tầng đất dày hơn nơi dốc.
+ Thời gian:
– Biểu thị tác động tổng hợp của các nhân tố.
– Thời gian hình thành đất lâu hơn, tầng đất dày hơn.