K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2019

Gợi ý làm bài:
- Em thuộc dân tộc Kinh
- Dân tộc Kinh đứng thứ nhất về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
- Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc Kinh: Ở các vùng đô thị, đồng bằng nông thôn trên cả nước
- Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc Kinh:
+ Thờ cúng tổ tiên; theo đạo Mẫu, đạo Phật, đạo Thiên Chúa. Chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, đạo Lão.
+ Có tục ăn trầu cau, hút thuốc lào, thuốc lá, nước chè, ăn cơm tẻ.
+ Làng được trồng tre bao bọc xung quanh. Ðình làng là nơi hội họp, thờ cúng chung. Sống ở nhà đất.
+ Trong gia đình, người chồng (cha) là chủ, con cái theo họ cha. Con trưởng lo thờ phụng ông bà, cha mẹ đã khuất. Mỗi dòng họ có nhà thờ họ, trưởng họ quán xuyến việc chung.
+ Trang phục cổ truyền dân tộc của người Kinh ở Bắc Bộ: Nam mặc bộ bà ba màu nâu, nữ là áo tứ thân, yếm, quần cũng màu nâu. Ở đồng bằng Nam Bộ, cả nam và nữ đều mặc bộ bà ba đen. Trang phục ngày nay của dân tộc Kinh được Âu hoá.

- Em thuộc dân tộc Kinh, là dân tộc đông dân nhất trong cộng đồng Việt Nam.

- Dân tộc Kinh có rất nhiều nét văn hóa đa dạng và độc đáo

+ Như là dân tộc có truyền thống đoàn kết, gắn bó, phát huy truyền thống lâu dài của cha ông, cần cù, sáng tạo những giá trị đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Còn có đời sống tín ngưỡng, tâm linh như thờ cúng ông bà, tổ tiên, những người có công với đất nước, đó là đạo lý uống nước nhớ nguồn.

+ Ngoài ra dân tộc Kinh chịu ảnh hưởng của đạo Khổng, một bộ phận theo đạo Thiên Chúa, Tin Lành, một bộ phận theo đạo Phật. Mỗi dân tộc có tiếng nói, phong tục tập quán riêng.

+ Về tiếng nói, dân tộc Kinh thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường.

+ Còn có các phong tục tập quán mang nét chung là có liên quan đến chu kỳ một đời người như: Phong tục sinh đẻ, nuôi con, cưới xin, làm nhà, tang lễ và trong lao động sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh dành độc lập.

+ Kiến trúc về nhà cửa truyền thống, kiểu dáng trang phục, họa tiết, trang sức,...của mỗi dân tộc cũng rất đặc sắc và phong phú, biểu hiện quan niệm về vũ trụ, về thiên nhiên và con người, về tập quán và quan niệm cuộc sống của mỗi dân tộc.

+ Dân tộc kinh từ vùng xuôi lên xây dựng vùng kinh tế mới, cư trú xen kẽ với các dân tộc thiểu số, nhà ở mang nét kiến trúc nhà nông thôn đồng bằng Bắc bộ.

+ Cuối cùng dân tộc Kinh còn có nét văn hóa về trang phục như áo dài, áo bà ba.....

9 tháng 2 2017

- Ví du: Em thuộc dân tộc Kinh.

- Dân tộc Kinh đứng đầu về số dân trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

- Địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc em là đồng bằng, trung du và ven biển.

- Một sô nét văn hoá tiêu tiểu ở nhà trệt, canh tác lúa nước, ăm cơm bằng đũa, nhiều công trình kiến trúc có giá trị (chùa chiền, lăm tẩm, đền đài...).

                     Môn Địa 9 nha mn1. Nước ta có kết cấu dân số trẻ , thể hiện như thế nào ?2. Trung du và miền núi phía bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc nào 3. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ( năm 1999 ) dân tộc (kinh) có số dân đông nhất chiếm khoản bao nhiêu % ?4. Người Kinh (Việt) có địa bàn cư trú ở đâu ?5. Số dân nước ta đến năm 2019 ?6. Hoạt động kinh tế...
Đọc tiếp

                     Môn Địa 9 nha mn
1. Nước ta có kết cấu dân số trẻ , thể hiện như thế nào ?
2. Trung du và miền núi phía bắc là địa bàn cư trú của các dân tộc nào 
3. Trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam ( năm 1999 ) dân tộc (kinh) có số dân đông nhất chiếm khoản bao nhiêu % ?
4. Người Kinh (Việt) có địa bàn cư trú ở đâu ?
5. Số dân nước ta đến năm 2019 ?
6. Hoạt động kinh tế chủ yếu ở dân cư nông thôn ? 
7, Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số nước ta giảm nhưng quy mô dân số vẫn tăng là do nguyên nhân nào ?
8 Vùng kinh nào không giáp biển ? 
9 Công cuộc đổi mới kinh tế nước ta được bắt đầu từ năm nào ?
10 Trong các nhân tố kinh tế - xã hội , nhân tố nào có vai trò quan trọng nhất đối với sự phát triển nông nghiệp ? 
11 Ý nào KHÔNG thuộc mặt mạnh của nguồn lao động nước ta ?

1
19 tháng 10 2021

ai chỉ e với huhu

 

8 tháng 9 2021

TP HCM có các dân tộc nào cùng sinh sống?

Hiện nay, TPHCM có 52 dân tộc cùng sinh sống, với gần nửa triệu đồng bào các dân tộc thiểu số đang sống và làm việc tại 24 quận, huyện. Trong đó  ba dân tộc chiếm số đông và hình thành các cộng đồng người dân tộc là Hoa, Khmer và Chăm.

Nêu những truyền thống văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đó mà em biết?

Người Chăm hay người Champa (Chăm Pa) (tiếng Chăm: Urang Campa), còn gọi là người Chàmngười Chiêmngười Chiêm Thànhngười Hời...,[4] hiện cư ngụ chủ yếu tại Campuchia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Hoa Kỳ. Người Chăm thuộc nhóm chủng tộc Austronesia (người Nam Đảo) có nguồn gốc Đông Nam Á. Trước thế kỷ thứ VII, có một vương quốc tên Lâm Ấp của người Chăm, tồn tại từ năm Sơ Bình thứ 3 nhà Hán (192) đến năm Đại Nghiệp thứ 1 nhà Tùy (605). Sau năm 605, Lâm Ấp có nhiều thay đổi, đặc biệt là liên tục xây tháp Ân giáo và dựng bia tiếng Phạn, lịch sử bắt đầu được rõ ràng. Các tên gọi khác nhau của vương quốc này theo văn bia tiếng Phạn và tiếng Chăm cổ là Campapura, CampanagaraNagara CampaNagar Cam. Còn sử sách Trung Quốc gọi là Lâm Ấp quốcHoàn Vương Quốc và Chiêm Thành quốc. Vương quốc này bắt đầu suy tàn từ đầu thế kỷ XV sau cuộc can thiệp do quân đội nhà Minh trong thời vua Vĩnh Lạc Đế đối với ba triều đại: nhà Hậu Trần (Đại Việt), nhà Hồ (Đại Ngu) và triều đại Vijaya (Chiêm Thành).

10 tháng 9 2021

Tham Khảo

Câu1

 

- Nước ta có 54 dân tộc, trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm 86,2%, các dân tộc ít người chiếm 13,8%.

- Nét văn hóa của các dân tộc thể hiện ở: ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…

Ví dụ:

+  Ngôn ngữ: Tiếng Việt (tiếng phổ thông của người Kinh), tiếng Tày (dân tộc Tày), tiếng Thái  (dân tộc Thái), tiếng Khơme (dân tộc Khơme)….

+ Trang phục: người Kinh có áo dài và nón lá; người HơMông có váy xòe thổ cẩm, con trai dân tộc Êđê đóng khố…

+ Tục cưới hỏi: người Kinh - có lễ dặm ngõ, ăn hỏi và rước dâu; dân tộc ít người có tục bắt vợ.

+ Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch

+ Lễ Tết cơm mới của người Ê Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.

Câu 2

Tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta không đồng đều :

 - Dân tộc Kinh phân bố trải trải đều khắp cả nước từ đồng bằng , ven biển , trung du .

 - Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở miền núi và trung du .

    + Trung du và miền núi Bắc Bộ có trên 30 dân tộc sinh sống .

    + Khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên có trên 20 dân tộc ít người sinh sống .

    + Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có các dân tốc Chăm , Khơ- mẹ xem kẽ người Kinh sinh sống .

    + Ngoài ra người Hoa sống ở đô thị ( TPHCM ) và một số dân tộc ít người ở miền núi phía Bắc đến Tây Nguyên sinh sống .

Câu 3   Bn có thể tự lm

1 tháng 3 2016

-Nước ta có 54 dân tộc. Dân tộc Việt (kinh) chiếm 86,2%, dân tộc ít người chiếm 13,8%

-Mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, quần cư, phong tục, tập quán…. Làm cho nền văn hoá Việt Nam thêm phong phú giàu bản sắc.

-Trong cộng đồng các dân tộc nước ta, dân tộc Kinh (Việt) có số dân đông dân, chiếm tỉ lệ 86,2% dân số cả nước. Đây là dân tộc có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước, trong các nghề thủ công tinh xảo và có truyền thống về nghề biển v.v người Việt sống chủ yếu trong các ngành nông nghiệp, dịch vụ, khoa  học kỹ thuật.

Ví dụ : Học sinh tự cho ví dụ đúng (về tiếng nói, trang phục, lễ hội…)

 

15 tháng 3 2022

Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:

+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).

+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).

+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).

+ Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên).

20 tháng 5 2018

Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:

+ Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).

+ Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).

+ Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).

+ Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên)


26 tháng 8 2018

Một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người:

  • Hàng thổ cẩm của các dân tộc Mông, Thái, Dao,… (Tây Bắc).
  • Hàng tơ lụa của dân tộc Chăm (An Giang).
  • Đồ gốm của dân tộc Chăm (Ninh Thuận).
  • Cồng , chiêng của các dân tộc Ba – na, Ê – đê, Gia – rai (Tây Nguyên).