Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Trả lời:
Thời kì 1995 — 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ khá cao, gấp 2,6 lần so với năm 1995, trong khi cả nước đạt (2,5 lần).
Trả lời:
Thời kì 1995 — 2002, giá trị sản xuất công nghiệp của Duyên hải Nam Trung Bộ tăng 2,6 lần. Nhịp độ tăng chênh lệch không lớn so với nhịp độ tăng trưởng của cả nước (2,5 lần).
-Các cây trồng và vật nuôi chính ở châu Âu: lúa mì, ngô, nho, cam, chanh, củ cải đường; bò, lợn.
- Sự phân bố của các cây trồng và vật nuôi đó:
+ Vùng trồng nho và cam, chanh: tập trung chủ yếu ở vùng ven biển quanh Địa Trung Hải.
+ Vùng trồng lúa mì: tập trung chủ yếu ở Trung Âu.
+ Vùng trồng ngô: tập trung chủ yếu ở Nam Âu.
+ Vùng chăn nuôi bò, lợn: tập trung chủ yếu ở đồng bằng phía bắc của Tây và Trung Âu.
a) Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm của nước ta qua các năm
b) Nhận xét
Thời kì 1990 – 2002, số lượng đàn gia súc, gia cầm của nước ta đều tăng nhưng tốc độ tăng khác nhau.
+ Đàn lợn có tốc độ tăng nhanh nhất (tăng hơn 2,2 lần), kế đó là đàn gia cầm (tăng hơn 2 lần).
+ Đàn bò tăng khá (tăng hơn 1,7 lần), đàn trâu không tăng.
Giải thích:
+ Đàn gia súc, gia cầm tăng do:
– Mức sống nhân dân được cải thiện nên nhu cầu về thực phẩm động vật tăng.
– Nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi được nâng cao.
– Chính sách khuyến khích phát triển chăn nuôi của Nhà nước.
+ Tốc độ tăng khác nhau do nhu cầu thị trường, điều kiện phát triển và hiệu quả của chăn nuôi.
* Đàn lợn và đàn gia cầm có tốc độ tăng nhanh hơn đàn trâu, bò do:
– Thịt lợn, trứng và thịt gia cầm là các loại thực phẩm truyền thống và phổ biến của dân cư nước ta.
– Nhờ những thành tựu của ngành sản xuất lương thực, nên nguồn thức ăn cho đàn lợn và đàn gia cầm được đảm bảo tốt hơn.
* Trâu không tăng: vì trâu được nuôi chủ yếu để lấy sức kéo, việc đẩy mạnh cơ giới hóa nông nghiệp đã ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn trâu.
Bạn hướng dẫn cho mình cách tính để vẽ biểu đồ trên được không ?
- Mật độ dân số cao so với cả nước: 407/ 233 (người km2), đứng hàng thứ 3 sau đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên tương đương cả nước: 1,4/ 1,4 (%) và thu nhập ,đầu người bình quân trên tháng là: 342.100 đồng/ 295.000 đồng, chỉ ở mức trung bình.
- Tỉ lệ hộ nghèo thấp hơn so với cả nước (10,2%/ 13,3%).
- Đời sống nông thôn với nền nông nghiệp phát triển nên dân sống ở thành thị ít: 17,1%/ 23,6%.
- Tỉ lệ người lớn biết chữ còn thấp hơn so với cả nước: 88,1%/ 90,3%; điều này nói lên mặt bằng dân trí của vùng chưa cao.
- Tuổi thọ trung bình tương đối đồng đều với cả nước: 71,1/ 70,9 (năm).
- Tình hình phân bố cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ:
+ Cao su: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
+ Cà phê: Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Hồ tiêu: : Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu.
+ Điều: Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai
- Cây cao su được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ , vì Đông Nam Bộ có một số lợi thế đặc biệt:
+ Đất xám, đất đỏ badan có diện tích rộng, địa hình đồi lượn sóng
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm. Với chế độ gió ôn hòa rất phù hợp với trồng cây cao su (cây cao su không ưa gió mạnh).
- Cây cao su được trồng ở Đông Nam Bộ từ đầu thế kỉ trước; người dân có kinh nghiệm trồng và lấy mủ cao su đúng kĩ thuật
- Có nhiều cơ sở chế biến
- Thị trường tiêu thụ cao su rộng lớn và ổn định, đặc biệt thị trường Trung Quốc, Bắc Mĩ, EU.