K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Nhận xét:

+ Trong giai đoạn 2000 - 2020, số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên ở các nước Đông Nam Á còn thấp hơn so với các nước phát triển, tuy nhiên, tình trạng này đang dần được cải thiện. Ví dụ như: ở Lào: từ 3,9 năm (2000) đã tăng lên 5,4 năm vào năm 2020; ở Việt Nam từ 5,6 năm (200)) tăng lên 8,4 năm vào năm 2020,…

+ Số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên có sự chênh lệch giữa các nước trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó: Xin-ga-po và Bru-nây là 2 quốc gia có số năm đi học trung bình của người từ 25 tuổi trở lên cao nhất; thấp nhất là Lào và Mi-an-ma.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam

- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:

+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...

+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...

+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...

+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...

+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.

 

+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…

+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…

Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên của châu Phi đều cao hơn rất nhiều so với nhóm các nước phát triển và thế giới, cao hơn nhóm các nước đang phát triển; nhưng tuổi thọ trung bình thấp hơn nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.

6 tháng 6 2017

Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên đều cao hơn rất nhiều so với nhóm các nước phát triển và thế giới, cao hơn nhóm các nước đang phát triển; nhưng tuổi thọ trung bình thấp hơn nhóm nước phát triển, nhóm nước đang phát triển và thế giới.

7 tháng 6 2017

– Có sự thay đổi đáng kể từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.
– Sự chuyển dịch có tốc độ khác nhau (dẫn chứng).
– Việt Nam có sự chuyển dịch rõ nhất ở cả 3 khu vực.

7 tháng 6 2017

- Nhìn chung, có sự chuyển dịch đáng kể từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và khu vực dịch vụ.

- Mỗi nước trong khu vực có tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế khác nhau.

- Việt Nam là quốc gia khá tiêu biểu về sự chuyển dịch cơ cấu GDP vì thể hiện rõ rệt nhất tốc độ chuyển dịch trong cả khu vực kinh tế.

Một số nước có tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng của thế giới: An-giê-ri, Ga-na, Công-gồ.

Riêng Nam Phi có tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của thế giới.

=> Nhìn chung trong giai đoạn từ năm 1985 đến năm 2004, một số nước châu Phi có tốc độ tăng GDP tương đối cao.

6 tháng 6 2017

Một số nước có tốc độ tăng GDP cao hơn tốc độ tăng của thế giới: An-giê-ri, Nam Phi, Công-gồ. Riêng Ga-na, tốc độ tăng chậm hơn tốc độ tăng của thế giới. Nhìn chung, một số nước châu Phi có tốc độ tăng GDP khá cao.

1 tháng 4 2017

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển giai đoạn 1990 - 2004

b) Nhận xét: Tổng nợ nước ngoài của nhóm nước đang phát triển tăng nhanh, từ 1990 đến 2004 tăng lên gấp 2 lần.


1 tháng 4 2017

a)Vẽ biểu đồ.

b)Nhận xét : Từ năm 1995 đến năm 2005, sản lượng lương thực nhìn chung tăng, nhưng không ổn định, tăng liên tục ở giai đoạn 1998 – 2002.



1 tháng 4 2017

Biểu đồ :

undefined

b)Nhận xét : Từ năm 1995 đến năm 2005, sản lượng lương thực nhìn chung tăng, nhưng không ổn định, tăng liên tục ở giai đoạn 1998 – 2002.

Các nước phát triển có chỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.

+ Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76; các nước đang phát triển: 65.

+ Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.

6 tháng 6 2017

Các nước phát triển có chỉ số HDI thường cao trên 0,7, tuổi thọ trung bình của dân số cao; các nước đang phát triển có chỉ số HDI thấp dưới 0,7, tuổi thọ trung bình thấp.

+ Tuổi thọ trung bình (năm 2005): thế giới: 67, các nước phát triển: 76; các nước đang phát triển: 65.

+ Chỉ số HDI (năm 2003): thế giới: 0,741; các nước phát triển: 0,855; các nước đang phát triển: 0,694.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

- Các biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế:

+ Sự chuyển dịch hàng hóa, dịch vụ, công nghệ, vốn, lao động… giữa các quốc gia ngày càng dễ dàng, phạm vi mở rộng.

+ Các hợp tác song phương, đa phương trở nên phổ biến, nhiều hiệp định được kí kết.

+ Các công ty xuyên quốc gia ngày càng mở rộng phạm vi hoạt động.

+ Mạng lưới tài chính toàn cầu phát triển nhanh, di chuyển các luồng vốn quốc tế, tự do tham gia dịch vụ tài chính trên toàn thế giới.

+ Nhiều tổ chức kinh tế thế giới được hình thành.

+ Các hiệp ước, nghị định, hiệp định và tiêu chuẩn toàn cầu trong sản xuất kinh doanh được nhiều nước tham gia, áp dụng rộng rãi.

- Chi-lê: 10% số người nghèo nhất chiếm 906 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 35485 triệu USD, chênh nhau tới gần 40 lần.

- Ha-mai-ca: 10% số người nghèo nhất chiếm 218,7 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 2454,3 triệu USD, chênh nhau tới trên 11 lần.

- Mê-hi-cô: 10% sô" người nghèo nhất chiếm 5813 triệu USD; 10% sô" người giàu nhất chiếm 250540,3 triệu USD, chênh nhau tới 43 lần.

- Pa-na-ma: 10% sô' người nghèo nhất chiếm 81,2 triệu USD; 10% sô' người giàu nhất chiếm 5022,8 triệu USD, chênh nhau tới 61,8 lần.

Nhìn chung, sự chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo là rất lớn.

6 tháng 6 2017

- Chi-lê: 10% số người nghèo nhất chiếm 906 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 35485 triệu USD, chênh nhau tới gần 40 lần.

- Ha-mai-ca: 10% số người nghèo nhất chiếm 218,7 triệu USD; 10% số người giàu nhất chiếm 2454,3 triệu USD, chênh nhau tới trên 11 lần.

- Mê-hi-cô: 10% sô" người nghèo nhất chiếm 5813 triệu USD; 10% sô" người giàu nhất chiếm 250540,3 triệu USD, chênh nhau tới 43 lần.

- Pa-na-ma: 10% sô' người nghèo nhất chiếm 81,2 triệu USD; 10% sô' người giàu nhất chiếm 5022,8 triệu USD, chênh nhau tới 61,8 lần.

=> Nhìn chung, sự chênh lệch thu nhập giữa người giàu và người nghèo là rất lớn.