K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

3 tháng 4 2019

Quan Âm Thị Kính là một tích chèo quen thuộc với đông đảo công chúng độc giả Việt Nam. Câu chuyện xoay quanh cuộc đời Thị Kính, một người con gái đức hạnh nhưng lại trải qua bao nỗi trái ngang. Ngay ở phần đầu vở diễn, chúng ta đã thấy "nhân vật Thị Kính không chỉ chịu khổ vì bị ngờ oan mà còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu sang, tàn ác khinh bỉ”.

Cuộc đời của Thị Kính là cuộc đời của những nỗi oan không có cách nào giải được. Những oan khiên ấy có lẽ bắt đầu từ cái ngày mà Thị Kính đặt chân về nhà chồng. Thị Kính là con gái Mãng ông, gia đình cô là một gia đình nông dân nghèo thực sự. Thế nhưng cô lại lấy Thiện Sĩ, con của một gia đình giàu có trong vùng. Cuộc hôn nhân không "môn đăng hậu đối" ấy dường như là điềm báo trước những nỗi oan khiên và là căn nguyên bắt đầu mọi việc.
Mối oan "hại chồng” của Thị Kính bắt đầu từ một hành động tình ngay nhưng lý gian. Nàng bị bắt gặp khi đang cầm dao kề lên cổ của chồng. Dù đã hết mực ra sức biện minh, thế nhưng không một ai trong gia đình của Sùng Ông, Sùng Bà muốn tin rằng: Thị Kính đang dùng đao để cắt Sợi râu mọc của chồng. Câu chuyện cứ thế được đẩy lên khiến Thị Kính bị rơi vào một nỗi oan không sao giải được

Nỗi oan của Thị Kính được kết thành từ sự hiểu lầm cố ý của gia đình Thiện Sĩ, nhất là của Sùng Bà. Thế nhưng ẩn đằng sau cái hình thức ấy, thực sự có một lý do khác lớn hơn. Đọc những lời độc thoại mà Sùng Bà nói với Thị Kính (những quy kết có tính chất một chiều), chúng ta thấy có nhiều câu thể hiện rõ sự phân chia đẳng cấp. Sùng Bà (gắt Sùng Ông):

"… Lấy vợ cho con thì phải kén họ. Tôi đã bảo là phải kén những nơi công hầu kia mà !
Giống phượng giống công
Giống nhà bà đây giống phượng giống công
Còn tuồng bay mèo mả gà đồng lẳng lơ…"

Hoặc:

“Trứng rồng lại nở ra rồng
Liu đìu lại nở ra dòng liu điu
Này Ị Nhà bà đây cao môn lệnh tộc
Mày là con nhà cua ốc
Cho nên chữ tam tòng mày ăn ở đơn sai"…

Lời của Sùng Bà quả là vô cùng độc đoán và cay độc. Nó thể hiện rõ sự tàn ác dã man của những kẻ giàu sang quyền thế. Cái cách mà Sùng Bà đổ tội cho Thị Kính cũng vậy. Nó hoàn toàn chỉ là những phán quyết có tính chất một chiều theo kiểu chủ nhà – con ả ở trong màn ấy Thị Kính cũng bị đẩy từ vị trí một người con dâu xuống thân phận một đứa ở trong nhà. Nàng chỉ biết ngậm đắng cay mà không thể có cách nào cự được.

Sự phân biệt giàu sang – nghèo hèn trong đoạn trích "Nỗi oan hại chồng" đã biến Sùng Bà thành một vị quan tòa đổ lên đầu Thị Kính bao nhiêu tội trọng. Không những thế đến như nhân vật Sùng Ông (một người suốt ngày say rượu) mà còn bày ra trò lừa bịp: mời Mãng Ông sang ăn cữ cháu để cùng với vợ giày vò nổi đau của hai bố con đứa con dâu. Hành động của Sùng Ông với cha con Thị Kính cũng là một chi tiết quan trọng chứng tỏ sự phân biệt sang hèn giữa hai gia đình là vô cùng sâu sắc. Nó như là một điểm nhấn đẩy nỗi oan khiên của Thị Kính càng lúc càng đến chỏ cao hơn.
Như vậy rõ ràng ở đoạn đầu của vở chèo này, nỗi đau của Thị Kính không chỉ là nỗi oan của một cô gái bị ghép vào tội "giết chồng". Nỗi đau ấy còn là nỗi đau câm lặng của thân phận con ong cái kiến. Cái nghèo và sự thấp hèn đã khiến Thị Kính không thể có lời nào để tự minh oan. Nó đẩy Thị Kính đến bên bờ vực và cướp đi toàn bộ cái ước mơ hạnh phúc của người con gái đức hạnh, thủy chung. Nỗi oan của Thị Kính vì thế mà còn tiêu biểu cho bao kiếp người lầm than nhỏ bé khác trong xã hội phong kiến lạc hậu ngày xưa.

3 tháng 4 2019

Nhân vật Thị Kính trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” (trích vở chèo "Quan Âm Thị Kính") là một trong số đó. Nàng không chỉ chịu khổ vì bị oan mà còn mang nồi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Thị Kính sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo nhưng lại về làm dâu một gia đình địa chủ, nhà Thiện Sĩ. Trong đêm thanh vắng, nàng ngồi may vá để thức cùng chồng giúp người đọc sách. Khi Thiện Sĩ ngủ quên, nàng âu yếm nhìn chồng rồi phát hiện ra cái râu mọc ngược. Hành động cầm dao cắt cái râu ấy cho chồng hoàn toàn xuất phát từ thiện ý giúp chồng đẹp hơn. Nhưng bất hạnh cho nàng, Thiện Sĩ bất ngờ tỉnh dậy hiểu nhầm hành động ấy rồi hô hoán cha mẹ. Sùng bà, Sùng ông coi việc làm của Thị Kính là mưu sát chồng.
 
Trước tình hình ấy, Thị Kính chỉ còn biết một mực kêu oan. Nàng kêu oan đến năm lần, trong đó bốn lần đầu hướng đến mẹ chồng và chồng:
 
- "Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!",
- “Oan cho con lắm mẹ ơi!”,
- “Mẹ xét tình cho con, oan con lắm mẹ ơi!,
- “Oan thiếp lắm chàng ơi!”.
 
Nhưng cả bốn lần, lời kêu oan của Thị Kính chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Bởi Sùng bà trước sau là một kẻ độc ác, tàn nhẫn không chấp nhận vị trí của Thị Kính trong nhà mụ. Còn Thiện Sĩ chỉ là một kẻ ngu muội, bạc nhược, đớn hèn. Chỉ đến lần thứ năm, lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông, đó là của Mãng ông, cha nàng: "Oan cho con lắm à?" nhưng cay đắng thay: “Dù oan dù nhẫn chẳng oan. Xa xôi cha biết nỗi con nhường nào?”. Đó lại là một sự cảm thông đau khổ và bất lực. Mãng ông biết con gái bị oan nhưng chỉ là một người nông dân nghèo, không có vị thế trong xã hội, ông không thể làm gì để giúp đỡ con gái. Người phụ nữ ấy gặp phải cái án hàm oan tình ngay lí gian không sao tự minh oan chiếu tuyết được. Từ đó, nàng rơi vào bi kịch với cái án oan nghiệt: giết chồng.
 
Nhưng đó chưa phải bi kịch lớn nhất của người phụ nữ bất hạnh này. Xã hội phong kiến đương thời tồn tại một tư tưởng bảo thu, lạc hậu đáng kinh sợ: phân biệt sang hèn rạch ròi; kẻ nghèo khó bị khinh miệt, coi rẻ như rơm rác: khi đã nghèo, nhân cách bị đánh đồng với tiền bạc có trong tay. Thị Kính xuất thân nghèo khó lại làm dâu nhà giàu nên nàng còn mang nỗi nhục của một thân phận nghèo hèn bị kẻ giàu có, tàn ác khinh rẻ.
 
Trong chốc lát Thiện Sĩ không hiểu được thiện ý của vợ. Và nhất là Sùng bà thì mụ cố tình không hiểu. Mụ ta áp đặt cho Thị Kính là “mặt sứa gan lim” “mày định giết con bà à?”. Rồi mụ đay nghiến, mắng nhiếc Thị Kính thậm tệ. Điều quan trọng là cách mắng chửi của Sùng bà đối với Thị Kính không phải là của một bà mẹ chồng đối với con dâu của mình mà đó là những lời lẽ của một kẻ tàn nhẫn và độc ác, hợm hĩnh, tự coi mình là tầng lớp trên, coi thường những người khác, nhất là những người lao động. Hãy nghe cách bà ta tự xưng: "giống nhà bà đây giống phượng giống công" để so sánh với cách bà ta gọi Thị Kính: “tuồng bay mèo mả gà đồng”. Rõ ràng bà là đang “bới” ra nguồn gốc gia đình của hai bên chứ không hề quan tâm đến mối quan hệ mà cuộc hôn nhân của con bà với Thi Kính ràng buộc. Không chỉ hạ nhục Thị Kính bằng lời nói, bà ta còn hành hạ nàng bằng những hành động dã man. Bà ta dúi dầu Thị Kính xuống, bắt Thị Kính phải ngửa mặt lên. Rồi không cho nàng phân bua, thanh minh, mụ dúi tay đẩy Thị Kính ngã khuỵu xuống, nhất quyết trả Thị Kính về cho gia đình. Với người phụ nữ đi làm dâu trong xã hội xưa, bị nhà chồng trả về là một điều sỉ nhục không chỉ cho bản thân họ mà còn cho cả gia đình, nội tộc. Vậy thì khi hành động như vậy, Sùng bà còn cố ý hạ nhục cả gia đình, dòng họ của Thị Kính.
 
Phản ánh bi kịch lên đến tột cùng trong số phận của nhân vật Thị Kính, tác giả dân gian đã lên án những tư tưởng phong kiến bảo thủ, thối nát cướp mất quyền sống, quyền được hưởng hạnh phúc của người dân lao động, đặc biệt là người phụ nữ. Bên cạnh đó, đoạn trích kịch cũng bày tỏ niềm cảm thông sâu sắc đối với số phận những “dải lụa đào”, “những trái bần trôi”,... bơ vơ, tội nghiệp trong xã hội cũ. Đó là một đặc điểm quan trọng thể hiện tinh thần nhân đạo sâu sắc trong văn bản

Mọi người cho nhận xét về bài Cảm nhận người phụ nữ trong xã hôi cũ qua bài " Bánh trôi nước"Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa...
Đọc tiếp

Mọi người cho nhận xét về bài Cảm nhận người phụ nữ trong xã hôi cũ qua bài " Bánh trôi nước"

Qua bài thơ" Bánh trôi nước", tác giả đã mượn hình ảnh của bánh trôi nước để nói về người phụ nữ trong xã hội cũ. Người phụ nữ có vẻ ngoài đầy đặn, tròn trịa, làn da trắng trẻo và bên trong thì ẩn chứa tâm hồn, phẩm chất trong trắng, khiêm nhường, son sắt, thủy chung: Thân em vừa trắng lại vừa tròn. Từ đa nghĩa " trắng, tròn" và cụm từ "thân em" đã làm nổi bật vẻ đẹp và tâm hồn ng phụ nữ. Tưởng ng phụ nữ có vẻ đẹp về thể chất lẫn tâm hồn thì se xdk hạnh phúc. Nhưng ko hề! Số phận, cuộc đời của họ rất bất hạnh. Cuộc đời thì lận đận, bấp bênh, chìm nổi: Bảy nổi ba chìm với nước non. Số phận của họ bị phụ thuộc , ko tự quyết định được cuộc đời của mình: Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn. Từ trái nghĩa, thành ngữ đã nhấn mạnh cuộc đời, số phận bất hạnh, lận đạn của họ. Cặp quan hệ từ" mặc dầu...mà...." biệu thị sự đối lập dù ng phụ nữ bị phụ thuộc , bất hạnh nhưng họ vẫn luôn giữ tấm lòng son sắt, thủy chung. Trong bài thơ, t/g viết về ng phụ nữ có nHiều vẻ đẹp, phẩm chất tốt đẹp thì t/g ngợi ca , trân trọng, đồng thời còn bày tỏ cảm thông cuộc đời bất hạnh của họ và còn lên án xã hội cũ bất công. Vì thế người phụ nữ trong thơ vừa có bản lĩnh vừa có cá tính.
 
 
 
 
2
23 tháng 10 2016

từ chỗ trong bài thơ tác giả viết về.........có nhiều vẻ đẹp. bạn thay từ chỗ đó nhé, tớ thấy k hợp lí

26 tháng 10 2017

Bài đầy đủ các yếu tố chính cần phải viết. Hay quá!!!hahahihi

16 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha: 

   Bánh trôi nước - nhắc đến bài thơ là ta lại suy nghĩ về thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Ta cũng biết rằng, xã hội phong kiến là một xã hội trọng nam khinh nữ, một xã hội đen tối, thối nát, và đó cũng là thời điểm mà thi sĩ Hồ Xuân Hương đã sống. Bà cũng là một người phụ nữ, một người con gái trong xã hội đó, bà cũng phải chịu chung một số phận như họ nên bà hiểu rõ hơn hết về người phụ nữ Việt. Người con gái dù có xinh đẹp, trắng trẻo, trong sáng nhưng họ lại phải chịu một cuộc đời "bảy nổi ba chìm", để mặc cho số phận lênh đênh giữa dòng nước, không biết trôi vào đâu. Nhưng dù hoàn cảnh có ra sao, họ cũng đâu có để cho tâm hồn mình theo nó, họ luôn giữ nguyên nét đẹp đó, trong trắng, hiền dịu, phúc hậu, vẻ đẹp vốn có từ bao lâu nay của người phụ nữ Việt, từ hàng vạn năm trước họ đã đẹp vậy, họ đã tỏa hương thơm ngát như những bông hoa sen trong bùn lầy hôi tanh mà không vấy bẩn chút gì. Và họ - người phụ nữ Việt Nam, một nét đẹp truyền thống không bao giờ biến mất theo dòng thời gian.

16 tháng 10 2021

Cảm ơn

19 tháng 9 2018

Hình ảnh so sánh đặc biệt ở chỗ:

- Trái bần, tên loại quả đồng âm với từ “bần” (nghèo khó, bần cùng)

- Hình ảnh trái bần trôi nổi, bị gió dập, sóng dồi. Sự vùi dập của gió, của sóng làm cho trái bần lênh đênh

⇒ Thân phận những người phụ nữ lênh đênh, trôi nổi, chịu nhiều sóng gió ngang trái trên đời

3 tháng 12 2021

Nỗi đau của người phụ nữ ở đây là không có cách nào tự vệ chống trả. Tuy nhiên dẫu cho xã hội có xoay chuyển xô đẩy ra sao thì em vẫn giữ tấm lòng son. Bất chấp hoàn cảnh họ kiên trinh giữ lấy tấm lòng trinh trắng, thuỷ chung, vẻ đẹp của họ là vẻ đẹp khoe khoắn, bình dân, hồn nhiên...

Mặc dầu xã hội xô đẩy vùi dập nhưng người phụ nữ vẫn ngẩng cao đầu tuyên chiến với cuộc đời, vượt lên không chịu sa lầy trong vũng bùn nhơ của cuộc đời, giữ lấy giá trị chân chính của mình. Người phụ nữ rất có ý thức về mình, luôn sống với tình nghĩa, không chịu lép vế trước nam giới.

9 tháng 12 2021

Tham khảo

-cụm từ "tấm lòng son" : nói lên sự trong trắng, chung thủy của người phụ nữ trong xã hội phong kiến

9 tháng 12 2021

cảm ơn bạn nha! ^-^

9 tháng 11 2021

Em tham khảo:

      Qua bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương, hình ảnh người phụ nữ trong xã hội phong kiến hiện lên rất rõ ràng. Hai câu đầu nói về sự xinh đẹp của họ. "Trắng" của làn da, "tròn" là vẻ đẹp đầy đặn, phúc hậu. Vẻ đẹp nội tâm được bộc lộ rõ trong cụm từ "tấm lòng son" , sự trong trắng, tròn trịa trong cách ứng xử, tấm lòng thủy chung son sắt. Thành ngữ "Ba chìm bảy nổi" được tác giả biến đổi thảnh "Bảy nổi ba chìm" , từ đó ta thấy thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến chìm nổi bấp bênh, lênh đênh không tự quyết định được số phận của mình. Cuộc sống của họ sướng hay khổ đều phải phụ thuộc vào người khác và sự may rủi. Câu cuối là lời khẳng định dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, họ vẫn giữ tấm lòng thủy chung son sắt cùng với những phẩm chất tốt đẹp của mình. Qua bài thơ, Hồ Xuân Hương đã gián tiếp lên án xã hội phong kiến đầy bất nhân và xem thường người phụ nữ.

2 tháng 10 2016

a) "Bánh trôi nước" cũng vậy: "Thân em vừa trắng lại vừa tròn". Sử dụng từ "Thân em..." để mượn lời người phụ nữ tự nói về thân phận mình, tác giả dân gian và nữ sĩ Xuân Hương đều muốn nói lên cái bé nhỏ, bẽ bàng, cô độc của người phụ nữ trong xã hội xưa. Hai từ "Thân em..." mang ý nghĩa "thân phận của em" và cũng có thể "tấm thân của em", hai từ ấy vang lên đầy hờn tủi, đầy xót xa.

b)"Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương mượn hình ảnh viên bánh trôi để nói về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Số phận người phụ nữ trong xã hội đương thời cũng là một đề tài quan trọng của ca dao tục ngữ. 

"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

c)

"Bảy nổi ba chìm với nước non

 Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

Đời người phụ nữ đã vốn nhọc nhằn với bao việc bếp núc, chợ búa, con cái... để mưu sinh, để tồn tại. Thành ngữ "bảy nổi ba chìm" dùng để diễn tả sự long đong, lận đận ấy. Nhưng xót thương nhất là họ không có quyền quyết định số phận mình. May hay rủi, hạnh phúc hay bất hạnh đều là do người khác: "Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn".

d)"Bánh trôi nước" thì vô cùng trân trọng cái đẹp "vừa trắng lại vừa tròn" rất mực xinh xắn, đáng yêu của họ. Không chỉ vậy, họ còn là người có công lao sánh ngang tầm non nước "Bảy nổi ba chìm với nước non". Đặc biệt, dầu cuộc đời khó khăn, nhọc nhằn họ vẫn mang "tấm lòng son" chung thủy. Người phụ nữ trong xã hội phong kiến quả thực vẹn toàn về dung nhan và phẩm hạnh.

2 tháng 10 2016
     
 
 

a,

Văn học dân gian là nguồn thi liệu sinh động, phong phú của thơ cá bác học. Các nhà thơ, các học giả đương thời đã tìm thấy trong kho tàng ca dao những "hạt vàng mười" của ngôn từ, của cách diễn đạt, biểu hiện tư tưởng, tình cảm. Không chỉ vậy, giữa ca dao và thơ ca bác học cũng có những giây phút gặp gỡ nhau về quan niệm, về cách nhìn nhữn vấn đề trong đời sống. Thật vậy, ta có thể cảm nhận điều đó qua sự tương đồng về cảm xúc giữa những câu hát than thân trong chương trình Ngữ Văn 7 và bài thơ Bánh Trôi Nước của Hồ Xuân Hương.

7 tháng 11 2021

Bạn có thể tham khảo trên vietjack mà?

7 tháng 11 2021

Tham khảo!

  Những người phụ nữ trong xã hội phong kiến luôn bi xem thường, chà đạp. Quan niệm “trọng nam khinh nữ” đã ăn sâu vào tiềm thức tất cả người dân Việt Nam ta. Sự bó buộc của xã hội phong kiến, sự tàn ác của những thế lực đen tối đã khiến cho cuộc đời của họ đầy những chông gai. Họ đơn thuần chỉ là chổi đầu hè, là thứ tầm thường trong xã hội và bị coi rẻ, không thể tự quyết định được cuộc sống của mình. Sống trong xã hội hà khắc như thế nhưng những người phụ nữ vẫn là những người tần tảo, đảm đang. Họ vẫn luôn ánh lên một vẻ đẹp của nhân cách của tình yêu thương, của những phẩm chất tốt đẹp.