Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
a, Phương thức : tự sự
b, tiền đúng là thứ khiến con người ta mù oán về nó, nó khiến con người mất hết lí trí. Nhiều người vì tiền mà còn hi sinh cả hạnh phúc. Đúng tiền có thể mua được vũ khí nhưng bình yên, hạnh phúc làm sao mà đem ra trao đổi bằng tiền được. Làm sao mà lấy tiền ra đem trao đổi, vì hòa bình là do con người tạo ra chứ không phải tiền.
c, không phải lúc nào tiền cũng có thể đem ra mua bán không phải lúc nào cũng cần dùng. Vì tiền chỉ là một tờ giấy, nó chỉ có giá trị với đồ vật nhưng lại không bao giờ có giá trị với tinh thần.
d, Từ khi đồng tiên có khả năng khiến cuộc sống bạn tốt hơn, bạn càng kiếm được nhiều tiền thì số tiền đó càng được phát triển nhiều hơn và nhanh hơn. Bên cạnh đó, bạn kiếm được càng nhiều tiền thì bạn càng có nhiều tự do: tự do để ở nhà chơi với bọn trẻ, tự do để được nghỉ ngơi và du lịch khắp thế giới hoặc tự do nghỉ việc nếu thật sự không thích. Nếu bạn có bất kỳ một nguồn thu nhập nào, bạn đã có thể bắt đầu vun đắp cho sự giàu có của mình ngay từ hôm nay. Có thể, mỗi lần bạn chỉ để dành được vài trăm ngàn đồng, nhưng mỗi sự đầu tư này là một viên gạch tạo nên nền tảng của sự tự do về tài chính của bạn.Kiếm được nhiều tiền không giúp bạn giải quyết được hết những vấn đề. Đồng tiền là một chiếc kính phóng đại, nó sẽ giúp bạn nhìn rõ hơn và thúc đẩy mọi việc. Nếu bạn không có khả năng kiếm được đủ tiền để trang trải thì cuộc sống của bạn sẽ thật tồi tệ. Nhưng vấn đề quan trọng không phải là số lượng tiền bạn kiếm được mà chính ở chỗ bạn đã được dạy cách tiêu tiền như thế nào.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.
Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.
Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.
II. LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm):
a. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.
b. Thân bài
* Giải thích
Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.
* Phân tích
- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.
- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.
- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.
- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.
* Chứng minh
Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.
* Phản biện
Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.
c. Kết bài
Liên hệ bản thân và rút ra bài học.
Câu 2 (5,0 điểm):
a. Mở bài
Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.
b. Thân bài
* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện
- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.
- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.
- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.
- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.
* Diễn biến câu chuyện
- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.
- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.
- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.
- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.
- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.
- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.
c. Kết bài
Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.
K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.
Bài 2:
1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.
2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh
3. Phép lặp, thế.
Trương Phi có tính cách nóng nảy. Sự nóng nảy ấy, ngoài ý nghĩa cá tính riêng, còn có nhiều ý nghĩa khái quát khác:
- Mạnh mẽ, quyết liệt,... (tính cách một võ tướng).
- Cương trực, đường hoàng, hồn nhiên, trung thực,..ằ (tính cách của một đấng trượng phu)
- Giàu tình cảm, trọng nghĩa khí... (trượng phu).
Theo ý nghĩa đó thì “nóng như Trương Phi” theo cách nói tiếng Việt mà được hiểu là “cá tính nóng nảy gàn dở” hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.
Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở) hay “nóng lòng muốn biết sự thật” đều không đúng.
Cần hiểu thành ngữ này theo nghĩa khái quát nhất: chỉ những hành vi và thái độ quá nóng nảy (nhưng không gàn dở và cũng không chỉ trong ý nghĩ).
Tấm gương tự học tập của Bác không chỉ làm xúc động người dân Việt Nam mà cả bạn bè quốc tế; tự học mà Bác đã trở thành vĩ nhân, nhà văn hóa kiệt xuất của dân tộc và thế giới. Chúng ta học Bác từ nghị lực phi thường, nhưng sâu xa hơn của việc học tập suốt đời của Bác là mục đích và động cơ. Với Bác, học là để làm việc, học để làm người, học để phục vụ giai cấp, phục vụ dân tộc và nhân loại, chính vì vậy chúng ta học Bác không chỉ học trí tuệ mà học cả về đạo đức, bởi đạo đức là một sức mạnh giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn và đạt đến một đích.
Sự hiếu học của Bác được Bắt đầu câu chuyện từ thời thơ ấu, khi Bác mới 13 tuổi đã hoài nghi đằng sau những từ “Tự do, bình đẳng, bác ái” của cách mạng Pháp. Bên ngoài có vẻ cao quý, nhưng sự thật thì nó ở đâu? và chính Bác đã băn khoăn và đi tìm sự thật đó từ lúc bấy giờ. Hay từ rất nhỏ vì ham đọc sách, gia đình Bác nghèo không có điều kiện mua sách, Bác đã đi bộ từ Nam Đàn xuống thành phố Vinh tìm các hiệu sách để đọc. Tại đây, Bác tìm đọc những tác phẩm của nhà tư tưởng khai sáng Pháp, từ đó đã rút ra cho bản thân mình cần phải học tập nhiều hơn vừa cho bản thân mình vừa ghi nhớ để về kể cho các bạn của Bác.Việc tự học của Bác còn được thể hiện qua 30 năm buôn ba vòng quanh thế giới, đi qua gần 40 nước khác nhau, Bác vừa phải lao động cực nhọc vừa học tập vừa đấu tranh để cuối cùng tìm thấy con đường cách mạng, trong đó tự học là rất quang trọng. Những ngày lênh đênh trên biển, Bác đã tự học ngoại ngữ dưới ánh đèn, ánh trăng... Bác đã dành từng khẩu phần cà phê nhỏ của mình cho thủy thủ Pháp để họ dạy Bác tiếng Pháp. Ở Pari (Pháp) Bác tập viết các bài văn ngắn bằng tiếng Pháp, thành thạo rồi, Bác viết những bài báo đăng tải trên các tạp chí. Đến khi trình độ tiếng Pháp nhuần nhuyễn Bác đã viết một tác phẩm lớn, đó là Bản án chế độ thực dân.
Không chỉ tiếng Pháp, nhiều tác phẩm bằng chữ Hán của Bác cũng được xuất bản, kể đến như Nhật ký trong tù, với 130 bài thơ được viết bằng chữ Hán được Bác sáng tác và viết trong thời gian bị giam cầm ở Quảng Tây (Trung Quốc), đến bây giờ Nhật ký trong tù là một trong 5 tác phẩm Quốc bảo của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngay cả lúc nằm trên giường bệnh, người ta đã tìm thấy cuốn từ điển Việt Nam – Tây Ban Nha dưới gối nằm của Bác; khi Bác qua đời, những cuốn sổ tay Bác ghi chép những từ mới đã học vẫn còn nguyên.
Đặc biệt, Bác còn dạy chúng ta về phương pháp tự học, ví như học ngoại ngữ, Bác phân biệt rõ thế nào là ngôn ngữ sống (sinh ngữ) và ngôn ngữ chết (tử ngữ), học được chữ nào phải dùng ngay để nó ngấm vào máu thịt, có muốn quên cũng không quên được. Ngay cả việc viết văn, Bác luôn viết ngắn, rõ ràng và sâu sắc. Có lần, cán bộ hỏi Bác, Bác có kinh nghiệm gì hay mách cho chúng cháu, Bác trả lời “Bác không có kinh nghiệm gì đâu, cứ làm việc tự khắc đẩy ra kinh nghiệm”, điều mà các cháu gọi là kinh nghiệm, Bác mách nhỏ các cháu trước khi nói và viết ta cần đặt cho mình mấy câu hỏi có trả lời được rõ ràng rồi hãy làm, đó là: Nói và viết về cái gì? Nói và viết để làm gì? Nói và viết cho ai? Nói và viết như thế nào? 4 điều Bác mách nhỏ thực ra là một tổng kết lớn của Bác, trong đó có cả khoa học, nghệ thuật và thực tiễn...
Đặc biệt trong việc tự học của Bác được kết tinh từ câu nói của Lê – Nin, đó là “học, học nữa, học mãi”, từ ý tưởng đó của Lê – Nin đến Chủ tịch Hồ Chí Minh thành một câu đầy cảm xúc “Đường đời là một chiếc thang không có nấc chót; học tập là một quyển vở không có trang cuối cùng”.
Bác về quê Nghệ An lúc đã 70 tuổi, ở đây Bác nói với đồng bào nhân dân các dân tộc tỉnh Nghệ An, ngày nào còn sống, Bác còn phải học tập và làm việc, bản thân tôi còn phải đọc, phải viết, phải suy nghĩ, nếu không như vậy, tôi sẽ không tiến kịp được với phong trào... Một lời tâm sự giản dị, sâu sắc của Bác đã để lại một bài học muôn đời cho mọi đối tượng, mọi thế hệ hôm nay và mai sau. Vì luôn tự học hỏi, kiên trì sáng tạo nên Bác là nhà thơ, nhà văn, nhà lý luận và nhà báo lỗi lạc, tài năng của Bác đã ôm trùm rất nhiều phương diện, Bác còn hiểu rất tinh tế về âm nhạc, năng lực về hội họa, đến danh họa Picasso cũng thốt lên thán phục từ những đường nét vẽ của Bác...
Với thế hệ trẻ hôm nay cần phải noi gương Bác để học tập gắn với trí tuệ khoa học và đạo đức, nhân cách. Trước hết, học tập để nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, làm giàu tri thức phục vụ cho cuộc sống, cho xã hội và cho đất nước. Học Bác không chỉ về nghị lực, về phương pháp sáng tạo mà học Bác còn từ mục đích và động cơ, đó là học để làm việc và làm người. Trong cuộc sống Bác dạy chúng ta những điều thấm thía: “Thắng không kiêu, bại không nản”; “Mình hơn người thì chớ kiêu căng, người hơn mình thì chớ nịnh hót”; “Thấy của người chớ có tham lam, của mình chớ có bủn xỉn”...
Không những học tập theo Bác, mà tuổi trẻ hôm nay cần phải có hoài bão, khi đất nước đã hội nhập và mở cửa phải tin tưởng về sự phát triển của dân tộc mình. Nếu như trước đây chúng ta đau khổ vì mất độc lập, tự do, đến bây giờ chúng ta đã không còn nghèo nàn, lạc hậu thì cần phải phát triển đất nước nhanh hơn, giàu mạnh hơn... Một năm khởi đầu từ mùa Xuân, Bác ví thanh niên là khởi đầu cho sự thành công, tuổi trẻ phải có hoài bão lớn, khát khao lớn, ham làm việc ích quốc - lợi dân, không mong Tổ quốc đã làm gì cho mình mà phải hỏi mình đã làm gì cho Tổ quốc... Đặc biệt, năm nay sẽ diễn ra Đại hội Đoàn toàn quốc, một sự kiện chính trị quan trọng của đất nước, của tuổi trẻ, cho nên tuổi trẻ hãy nhìn về tấm gương của Bác để có ý chí, nghị lực, phải có niềm tin và lẽ sống cao quý vì dân, vì nước.
Chọn đáp án: A