Dòng nào không đúng khi nói về giá trị nội dung của bài Phú sông...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý...
Đọc tiếp

BÀI 1.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp. Vì vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên. Kẻ sĩ quan hệ với quốc gia trọng đại như thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ không biết thế nào là cùng. Đã yêu mến cho khoa danh, lại đề cao bằng tước trật. Ban ân rất lớn mà vẫn cho là chưa đủ. Lại nêu tên ở tháp Nhạn, ban cho danh hiệu Long hổ, bày tiệc Văn hỉ. Triều đình mừng được người tài, không có việc gì không làm đến mức cao nhất.

Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn văn trên ?
Câu 2. Mệnh đề Hiền tài là nguyên khí của quốc gia được tác giả triển khai như thế nào trong văn bản?.
Câu 3. Nhà nước ta thời phong kiến đã từng trọng đãi hiền tài như thế nào? Theo tác giả, những điều đó đã là đủ chưa?.
Câu 4. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 8-10 câu,nêu suy nghĩ của anh/chị về sứ mệnh của hiền tài đối với đất nước?

BÀI 2.Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi

1.Hoàng Đức Lương người làng Cửu Cao, huyện Văn Giang, nay thuộc tỉnh H­ưng Yên, sau chuyển đến ở làng Ngọ Kiều, Gia Lâm, Hà Nội. Ông đỗ tiến sĩ năm năm 1478. Ông để lại: Trích diễm thi tập, đề tựa năm 1479, thơ chữ Hán còn lại 25 bài chép trong Trích diễm thi tập, sau này được Lê Quý Đôn đ­ưa vào Toàn Việt thi lục.

2.Tựa là bài văn đặt ở đầu tác phẩm văn học hoặc sử học, địa lí, hội hoạ, âm nhạc,… nhằm giới thiệu mục đích, nội dung, quá trình hình thành và kết cấu của tác phẩm ấy. Bài tựa có thể do tác giả tự viết hoặc do một ai đó thích thú tác phẩm mà viết. Cuối bài tựa thường có phần lạc khoản: ghi rõ họ tên, chức t­ước của người viết và ngày tháng, địa điểm làm bài tựa. Bài tựa cũng thể hiện những quan điểm mang tính thời đại và của chủ quan người viết. Văn của thể tựa có tính chất thuyết minh, thường được kết hợp với nghị luận và tự sự, có khi mang sắc thái trữ tình.

3.Trong công việc biên soạn cũng như sáng tác, Hoàng Đức Lương bộc lộ một quan niệm thẩm mĩ tiến bộ. Đó là sự chú ý đến tính thẩm mĩ của văn chương và ông đưa ra những lí do mà khiến thơ văn không lưu truyền hết ở đời.Đây là tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc

1/ Nêu nội dung chính của văn bản?

2/ Xác định phương thức biểu đạt của văn bản?

3/ Xác định phép liên kết chính trong đoạn văn (2) và (3) ?

4/ Câu văn Tấm lòng yêu n­ước của ông được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, ý thức trân trọng, giữ gìn di sản văn hoá dân tộc gợi nhớ đến câu văn nào của Nguyễn Trãi trong Đại cáo bình Ngô khi nói về văn hiến của dân tộc ?

2
24 tháng 4 2020

K liên quan, nhưng cô ơi cho em hỏi ở đoạn này sử dụng biện pháp tu từ chủ yếu là gì và hiệu quả sử dụng ạ. E cảm ơn cô nhiều ạ.

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.
Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,
Gây binh kết oán trải hai mươi năm.
Bại nhân nghĩa nát cả đất trời,
Nặng thuế khoá sạch không đầm núi.
Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng.
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc.
Vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng,
Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt.
Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ,
Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng.
Thằng há miệng, đứa nhe răng, máu mỡ bấy no nê chưa chán;
Nay xây nhà, mai đắp đất, chân tay nào phục dịch cho vừa.
Nặng nề những nổi phu phen,
Tan tác cả nghề canh cửi.

20 tháng 4 2020

Bài 2:

1. Giới thiệu Hoàng Đức Lương và tựa Trích diễm thi tập.

2. Phương thức biểu đạt; thuyết minh

3. Phép lặp, thế.

4 tháng 11 2021

GỢI Ý ĐÁP ÁN

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn thơ được viết theo thể thơ tự do.

Câu 2 (1,0 điểm): Người mẹ được tác giả miêu tả: đợi con, tóc hóa ngàn lau trắng, lưng nặng thời gian, nghìn ngày trên bến vắng.

Câu 3 (1,5 điểm): Ý nghĩa 2 câu thơ: khắc họa nỗi vất vả, cơ cực trong cuộc đời mẹ bao năm trời bôn ba với gió sương để kiếm kế sinh nhai nuôi sống những người con của mình đồng thời thể hiện tình cảm yêu thương và sự biết ơn, trân trọng trước công lao ấy của những người con.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm):

Câu 1 (2,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: tinh thần tự học.

b. Thân bài

* Giải thích

Tự học là khả năng tự tìm tòi, lĩnh hội kiến thức một cách chủ động mà không dựa dẫm vào ai.

* Phân tích

- Tự học giúp chúng ta chủ động trong việc tìm kiếm, tiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích và có thể tự rút ra được những bài học cho riêng mình mà không bị phụ thuộc vào bất cứ ai.

- Tự học giúp ta ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

- Tự học giúp chúng ta rèn luyện tính kiên trì.

- Tự học giúp mỗi chúng ta trở nên năng động hơn trong chính cuộc sống của mình.

* Chứng minh

Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình.

* Phản biện

Có những người lười biếng, không chịu tìm tòi, học hỏi để mở mang tầm hiểu biết. Những người này đáng bị phê phán.

c. Kết bài

Liên hệ bản thân và rút ra bài học.

Câu 2 (5,0 điểm):

a. Mở bài

Giới thiệu câu chuyện bằng lời kể của cá bống.

b. Thân bài

* Hoàn cảnh gặp gỡ Tấm Cám và chứng kiến câu chuyện

- Tôi sống ở một con sông nhỏ, ngày ngày thong thả vui chơi.

- Một hôm tôi vừa tỉnh giấc đã thấy mình nằm trong một thứ gì đó khá chật chội, tối om.

- Lát sau tôi được quay trở về với dòng nước mát nhưng ở một nơi khác có hình tròn và chật chội hơn dòng sông. Tôi sống ở đó nhiều ngày liên tiếp.

- Có cô gái tên là Tấm hằng ngày đến cho tôi ăn, làm bạn với tôi; tôi chứng kiến cuộc sống của cô gái bất hạnh này.

* Diễn biến câu chuyện

- Một hôm, nghe tiếng gọi cho tôi ăn, tôi ngoi mặt nước để ăn. Bỗng một hôm khi nghe thấy tiếng gọi tôi ngoi lên thì lại bị vớt lên.

- Hai người phụ nữ vẻ dữ dằn bắt tôi ăn thịt, xương bị vùi vào đống tro bếp. Tấm cho gà trống nắm thóc rồi nhờ tìm giúp xương tôi, lấy chôn vào bốn chân giường.

- Ít lâu sau, nhà vua mở hội tìm vợ. Tấm bị mẹ con Cám bắt làm việc nhà không cho đi. Cô được Bụt giúp nên có bộ trang phục đẹp đẽ để đi dự hội. Không may làm rơi chiếc giày nhưng chính chiếc giày đó đã giúp nàng trở thành vợ của vua.

- Thế nhưng, trong lần về nhà giỗ cha, Tấm bị dì ghẻ lừa leo lên cây cau rồi bị ngã chết do dì đứng dưới chặt gốc cây. Sau đó bà ta lại đem Cám vào cung thay thế Tấm.

- Tấm không chết mà hóa thành con chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi rồi hóa thành cây thị. Kì lạ là cây chỉ có một quả, được một bà lão qua đường đem về để nơi góc giường.

- Một hôm, nhà vua đi qua quán nước của bà thấy miếng trầu têm cánh phượng, gặng hỏi cuối cùng tìm được Tấm và đưa nàng về cung. Mẹ con Cám về sau cũng bị trừng phạt. Tấm sống hạnh phúc bên nhà vua.

c. Kết bài

Khái quát lại ý nghĩa câu chuyện.

 

 

10 tháng 5 2016

Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu là một tác phẩm tiêu biểu của văn học yêu nước thời Lí- Trần. 

Trương Hán Siêu (?- 1354) là nhà văn đời Trần, quê ở Ninh Bình. Thời trẻ, ông từng là môn khách của Trần Hưng Đạo, là người có ít nhiều đóng góp trong hai cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba. Ông từng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong triều Trần, là người học vấn uyên thâm, tính tình cương trực, được các vua Trần tôn là thầy, được các nho sĩ đời sau xem là một trí thức nho học chân chính của thời Thịnh Trần. Tác phẩm của ông bộc lộ tinh thần yêu non sông đất nước, tự hào về truyền thống vẻ vang của lịch sử dân tộc, đượm sắc thái trữ tình hoài cổ. Ngôn ngữ trong văn chương của Trương Hán Siêu tinh tế, lắng đọng, sử dụng thành công những hình dung từ giàu sắc thái trữ tình, giọng điệu thi phú rất uyển chuyển. 

Bài “Phú sông Bạch Đằng” được sáng tác sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông khoảng 50 năm. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt của dân tộc như trận thắng quân Nam Hán năm 938 của Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo. Đã có rất nhiều nhà thơ viết về con sông lịch sử đầy niềm tự hào này, nhưng bài “Phú sông Bạch Đằng” của Trương Hán Siêu là nổi tiếng và đặc sắc nhất. Tác phẩm được viết theo lối phú cổ thể. Đây là một thể loại văn có nguồn gốc từ Trung Quốc, viết bằng văn vần hoặc văn xuôi có xen lẫn văn vần, có nội dung kể, tả khách quan các sự việc, phong tục, cảnh vật, bàn sự đời. 

Bài “Phú sông Bạch Đằng” có hai nhân vật là khách và các bô lão. Khách trong tác phẩm là người có chí bốn phương, thích du ngoạn, ngắm cảnh, bồi bổ kiến thức “Đầm Vân Mộng chứa vài trăm trong dạ cũng nhiều”. Khách bơi thuyền đến sông Bạch Đằng, được gặp các bô lão, được các bô lão kể cho nghe về chiến công oanh liệt của tướng quân nhà Trần năm nào khiến cho “Ánh nhật nguyệt chừ phải mờ-Bầu trời đất chừ sắp đổi” với ‘Thuyền bè muôn đội, tinh kì phấp phới-Hùng hổ sáu quân, giáo gươm sáng chói”. Khách và các bô lão bình luận về tầm vóc của chiến thắng, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và ca ngợi sự tài tình, nhân đức của các vua Trần cùng tướng quân Trần Quốc Tuấn: 

Anh minh hai vị thánh quân, 
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thủa thanh bình, 
Bởi đâu đất hiểm, cốt mình đức cao

“Phú sông Bạch Đằng” là bài phú tiêu biểu bộc lộ lòng yêu nước, tự hào dân tộc, tự hào về truyền thống anh hùng, truyền thống nhân nghĩa sáng ngời của đất nước ta. Bài phú còn thể hiện tinh thần nhân văn cao đẹp, tâm sự hoài cổ tha thiết của tác giả. Tác phẩm có cấu tứ đơn giản, lời văn linh hoạt, hình tượng nghệ thuật sinh động, từ ngữ gợi hình sắc, giọng điệu hào hùng trang trọng, có lúc lắng đọng gợi cảm, lúc lại triết lí sâu xa. Tác phẩm được đánh giá là đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật phú của văn học trung đại Việt Nam.

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

26 tháng 10 2021

câu hỏi hay :))

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:…Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng...
Đọc tiếp

Cảm nhận của anh/chị về đoạn văn sau:

Trọng Thủy nhận dấu lông ngỗng mà đuổi. Vua chạy tới bờ biển, đường cùng không có thuyền qua bèn kêu rằng: “ Trời hại ta, sứ Thanh Giang ở đâu mau mau lại cứu” . Rùa Vàng hiện lên mặt nước, thét lớn ” Kẻ nào ngồi sau ngựa chính là giặc đó! ” . Vua bèn tuốt kiếm chém Mị Châu, Mị Châu khấn rằng:  “Thiếp là phận gái, nếu có lòng phản nghịch mưu hại cha, chết đi sẽ biến thành cát bụi. Nếu một lòng trung hiếu mà bị người lừa dối thì chết đi sẽ biến thành châu ngọc để rửa sạch mối nhục thù”. Mị Châu chết ở bờ biển, máu chảy xuống nước, trai sò ăn phải đều biến thành hạt châu. Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển.
                                        ( Trích Truyện An Dương Vương, Mị Châu và Trọng Thuỷ, Trang 42, SGK Ngữ văn 10,Tập I, NXBGD 2006)

2
23 tháng 10 2021

 1. MB: Truyền thuyết "An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy" là một tác phẩm đặc sắc của nhân dân ta. Đoạn kết của tác phẩm đã cho ta thấy như sự mê muội của Mị Châu trong tình yêu cũng như lỗi lầm của cô với đất nước và nhân dân

   2. TB: 

- Vì quá yêu và tin chồng nên khi cha dẫn chạy trốn MỊ Châu đã rắc lông ngỗng đánh dấu đường -> sự mù quáng đáng trách của MỊ Châu

- Mị Nương đã đặt tình riêng cao hơn trách nhiệm chung với đất nước -> nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cảnh nước mất nhà tan

- Chính vì quá tin chồng, không biết rằng chồng đã lợi dụng mình nên khi nhận ra bị phản bội nàng đau đớn vô cùng

- Nàng vẫn là người công chúa của đất nước, chưa bao giờ nghĩ mình sẽ bán nước hại dân nên nàng đã thề với trời để trời đất chứng giám lòng thành  của mình. 

- Tuy nhiên cũng không thể hoàn toàn trách cô bởi trong quan niệm xưa kia người phụ nữa lấy chồng thì phải theo chồng "xuất giá tòng phu"

- ở đây nhân dân ta không đánh giá Mị Nương theo đạo đức phong kiến thông thường mà đứng trên quan điểm của quốc gia, dân tộc để kết tội nàng.Với những lỗi lầm không thể tha thứ của một người dân đối với đất nước, nhân dân ta không những đã để cho Rùa Vàng (đại diện cho công lí của nhân dân) kết tội đanh thép, không khoan nhượng gọi nàng là giặc mà còn để cho Mị Châu phải chết dưới lưỡi kiếm nghiêm khắc của vua cha.

3. KB:

- Mị Nương đáng trách nhưng cũng đáng thương. 

23 tháng 10 2021

Mị Nương thơ ngây trong sáng, bị Trọng Thủy lừa gạt trộm nỏ diệt thành, rồi lại rắc lông vũ để mua dây buộc mình, hại chết bố ruột là An Dương Vương. Mị Nương cuối cùng đã chết bị hóa thành ngọc trai để rửa sạch mối thù gia tộc.

11 tháng 12 2016

Trong xã hội ngày nay, kiến thức là một kho tàng vô cùng rộng lớn của loài người, có thể cho là không có biên giới xác định. Với sự đổi mới từng ngày của thế giới, lượng kiến thức dần được mở rộng không ngừng. Trong cái kho tàng vô hạn ấy, ta có thể tìm kiếm, ứng dụng để xây dựng nên một tri thức mới đem lại niềm tự hào, niềm tin cho cả một dân tộc. Chính nhờ những yếu tố đó, một triết gia người Anh – Francis Bacon đã đưa ra một nhận định : “Tri thức là sức mạnh” để bộc lộ suy nghĩ của bản thân ông, và cũng để chứng minh cho nhân loại thấy được, điều ông đang thấy !

Trước hết, chúng ta cần phải hiểu được nội dung vấn đề ở đây là điều gì. Chúng ta đang tìm hiểu về “Tri thức”. Vậy “Tri thức” có nghĩa là gì? Thật đơn giản khi ta chỉ hiểu tri thức là những thông tin được biểu đạt trong sách vở, trong những văn bản thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Nếu như chỉ có hai điều ngắn gọn như vậy, vì sao ta lại không dùng từ “kiến thức” thay cho “Tri thức”? Thưa là vì “Tri thức” còn mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Đó là tập hợp nhiều quá trình phức tạp khác nhau, thông qua việc nhận thức, giao tiếp, lý luận,… trong nhiều vấn đề của xã hội. “Tri thức” được xây dựng bằng cả một quá trình rất rất dài mới có thể được biểu đạt dưới dạng văn bản. Ngoài ra đó còn là một quá trình sáng tạo dựa trên những gì đã có một cách hoàn chỉnh hơn. Như vậy, có thể coi Tri thức bao hàm tất cả những gì thuộc về ý thức của xã hội loài người.

Có một vấn đề được đặt ra khi ta định nghĩa “Tri thức” như trên. Vì sao ngài Francis Bacon lại nhắc đến Sức mạnh đối với Tri thức? Liệu rằng hai khái niệm đó có mối quan hệ với nhau? Sức mạnh được hiểu là một dạng năng lực của con người, một dân tộc hay cả một quốc gia, một xã hội loài người. Ngoài ra Sức mạnh còn có thể là năng lượng phát sinh của những máy móc thuộc nhiều ngành khác nhau (còn được gọi là Công suất). Giữa “sức mạnh” và “tri thức” có mối liên hệ chặt chẽ là bởi có tri thức, ta mới có thể sáng tạo ra những vật dụng, máy móc và để chúng phục vụ ta trong đời sống hằng ngày. Đó cũng có thể là việc ứng dụng những chiến lược sách vở để chiến thắng trong một cuộc chơi thực tế… Vì vậy, quả thật không sai khi nhận định “Tri thức là sức mạnh”

Trong chúng ta, không ai mà không biết đến tên những nhà bác học như Pythagore, Thales, Newton, Einstein, Edison,… Những nhà bác học ấy đều sử dụng vốn kiến thức hiện tại mà sáng tạo ra những điều mới mẻ hơn, phục vụ cho đời sống vật chất lẩn tinh thần cho toàn xã hội. Chẳng hạn như là nhà khoa học Edison với bóng đèn điện hay xe lửa,… hay những công thức Toán của Thales và Pythagore, tất cả đều được sử dụng rộng rãi cả ngàn năm nay,… Chúng ta còn được tìm hiểu về quá trình lai của các loại cây từ những nghiên cứu của Mendel,… Như vậy, thật đúng đắn khi tìm hiểu sau vào nguồn tri thức vô hạn này.

Thế nhưng, không phải sức mạnh nào cũng được tạo ra bởi tri thức cũng đem lại hạnh phúc cho con người. Nếu sử dụng vốn tri thức uyên bác của mình theo lợi ích, tham vọng riêng của các nhân thì e rằng sản phẩm của tri thức sẽ đem lại tang thương cho cả xã hội loài người. Chúng ta từng biết tới Nobel như một ông vua thuốc nổ. Ông đã tìm ra công thức kết hợp Nitroglycerin với những vật chất khác để hoàn thiện sản phẩm nổ của mình. Thuốc nổ của ông được sử dụng trong việc phá đá, phá núi,… thế nhưng khi công thức đó rơi vào tay của những kẻ độc ác, cũng như những người thiếu hiểu biết và người không biết cách sử dụng an toàn thì Thuốc nổ của Nobel trở thành một vũ khí huỷ diệt con người. Một minh chứng cho chúng ta thấy rõ được vấn đề chính là nỗi đau tang thương của người dân Nhật Bản khi hứng chịu hai trái bom nguyên tử Fat Man và Little Boy (Dự án Manhattan) – là sản phẩm trên lý thuyết của Albert Einstein (Người sáng tạo ra Thuyết tương đối), Bohr (Người sáng tạo chính ra thuyết Lượng tử), John von Neumann (Nhân vật sáng tạo Lý thuyết trò chơi) và cùng nhiều nhà khoa học kiệt xuất khác khi rơi vào tay những nhà quân sự của Hoa Kỳ (Những người có tâm niệm “Không thể không cho toàn thế giới biết sức mạnh của Mỹ”) trong WW2. Qua những bằng chứng khủng khiếp đó, ta thấy được tầm quan trọng của việc tỉnh táo khi sử dụng nguồn tri thức vô hạn này. Nếu ứng dụng nó cho quyền lợi cá nhân thì cả xã hội sẽ đi đến điểm KẾT THÚC.

Việt Nam ta là quốc gia có tinh thần học tập rất đáng ngợi khen. Từ thới nhà Lý đã tổ chức được khoa thi tuyển chọn nhân tài. Tất cả các bậc danh hiền đó đã cùng nhau gom góp tri thức để xây dựng quốc gia Đại Việt xưa ngày một tốt đẹp và phát triển. Là một người con nước Việt, chúng ta không còn xa lạ khi nhắc đến cụ Phan Bội Châu với Phong trào Đông Du, hay cụ Chu Văn An đã đào tạo ra những nhân tài cho đất nước. Ngoài ra chúng ta còn có cụ Nguyễn Đình chiều với những bài thơ cổ động chống Pháp, cụ Nguyễn Du với những bài thơ mang đậm triết lý nhân sinh,…
Tiếp theo những thế hệ cha ông đi trước, hàng loạt những phong trào học tập diễn ra để phát triển nhân tài. Tiêu biểu cho giai đoạn phát triển phong trào đấu tranh – học tập này là Bác Hồ. Bác đã bôn ba khắp chốn để tìm kiếm, gom góp kiến thức, chiến lược để đem về quê nhà với khát khao giải thoát dân tộc khỏi ách thống trị của Thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ. Và trên con đường gian khổ đó, Bác đã gặp được học thuyết Marx-Lenin, một con đường để đưa nước ta đến cao trào cách mạng. Đó có thể được xem là sức mạnh vô hạn mà Bác đã ứng dụng, đem lại tự do cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Thật đáng tự hào cho một con người với một nguồn tri thức dồi dào, là niềm vinh hạnh cho đất nước.

Đó là những thành tựu, là sức mạnh mà những con người ở thế kỷ trước đem lại cho dân tộc. Thế trong những thời gian gần đây, những con người nào đã làm sáng danh dân tộc? Vâng, đó là GS Ngô Bảo Châu – người chứng minh thành công bổ đề Langlands trong 16 năm kiên trì nhẫn nại. Ông đã được tôn vinh trước toàn thế giới với giải thưởng Toán học danh giá Fields. Họ là những người đã trưởng thành và có những cống hiến to lớn, vậy ở lứa tuổi THPT, nước Việt ta đã có những thành tựu nào được quốc tế ghi nhận. Qua các kỳ thi Olympic quốc tế, những cái tên như Lê Bá Khánh Trình (HCV Đặc biệt Olympic Toán 1979), Đậu Hải Đăng (HCV Olympic Toán 2012) hay Trần Hoàng Bảo Linh (HCĐ Olympic Toán 2012 – Học sinh lớp 11 trường PTNK),… Quả thật không còn ngôn từ nào để diễn tả được sức mạnh mà tri thức đem lại cho loài người chúng ta.

Qua những lời phân tích trên, chúng ta có thể thấy được sức mạnh mà tri thức đem lại. Nó không chỉ là sức mạnh về quân sự, hay khả năng huỷ diệt hàng loạt,… mà còn là niềm tự hào, sự cứu rỗi cho toàn dân tộc. Hiện nay, một vấn đề Toán học đang được rất nhiều nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và phát triển, đem lại biết bao ứng dụng cho các ngành khoa học khác như Y học, Công Nghệ, Kinh tế học,… Đó là LÝ THUYẾT TRÒ CHƠI (John von Neumann). Nhiều nhà kinh tế học đã được giải Nobel Kinh tế cho những thành tựu quan trọng được xây dựng từ lý thuyết này. Hi vọng một ngày nào đó, chúng ta sẽ có thêm những con người ứng dụng Lý thuyết này trong một ngành khoa học, để đem lại lợi ích và niềm tự hào cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Nói tóm lại, chuyện gì cũng luôn có hai mặt đối lập song hành. Vì vậy, chúng ta phải thật sự tỉnh táo để có thể hiểu được sức mạnh mà tri thức đem lại. Hãy sử dụng vốn tri thức của mình để đem lại hạnh phúc cho người khác. Chứ đừng dùng nó để khiến cho cả thế giới này khóc nhiều hơn. Nhân loại đã khóc quá nhiều trong các cuộc chiến tranh. Và nhiệm vụ của chúng ta là xây dụng Hoà bình. Là một công dân sống trên Trái Đất này, hơn nữa lại là người con nước Việt, chúng ta còn chần chờ gì mà không ra sức học tập, rèn luyện, sáng tạo để tiếp thu và phát huy nguồn tri thức, tích góp kinh nghiệm cho bản thân để đem đi giúp đời, giúp người. Hãy phát triển nguồn tri thức ngày một rộng lớn hơn, và để nó mạnh mẽ hơn, bạn nhé !!!

tick cho mình đúng nhe mình mất nhiều thời gian để làm bài này lắm đóhehe

15 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả nổi tiếng của văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với danh tiếng của bộ truyện “Truyền kỳ mạn lục”, tác phẩm được đánh giá là “thiên cổ kỳ bút” của nền văn học nước nhà. Trong đó “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” là tác phẩm đặc sắc, ca ngợi tính cách dũng cảm, kiên cường, chính trực, dám chống lại cái ác đến cùng, trừ hại cho dân của Ngô Tử Văn - một trí thức nước Việt. “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” viết bằng chữ Hán theo thể văn xuôi truyền kỳ. Đây là thể loại văn học phản ánh hiện thực cuộc sống qua những yếu tố kỳ ảo hoang đường. Nhân vật trong bộ truyền kỳ gồm cả người, ma quỷ, thần thánh, có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có thể xâm nhập thế giới của nhau Nhân vật chính của tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” xuất hiện ngay từ đầu truyện bằng mấy dòng giới thiệu trực tiếp ngắn gọn về tên họ, quê quán, tính tình, phẩm chất. Ngô Tử Văn được giới thiệu là người tính tình cương trực, thẳng thắn, khảng khái, nóng nảy, thấy sự gian tà thì không thể chịu được Sự cương trực, khảng khái của Ngô Tử Văn còn bộc lộ rõ qua thái độ của chàng với hồn ma tên tướng giặc. Tướng giặc khi sống là kẻ xâm lược nước ta, tàn hại dân ta, khi chết rồi vẫn quen thói ỷ mạnh hiếp yếu, cướp nơi trú ngụ của thổ thần nước Việt, lại còn gian trá bày trò đút lót rồi tác yêu tác quái với nhân dân trong vùng. Hắn bị Tử Văn đốt đền là đáng đời nhưng lại hiện hình, xảo quyệt làm như mình là kẻ bị hại, dùng tà phép khiến cho chàng bị sốt nóng sốt rét, đầu lảo đảo. Hồn ma tướng giặc buông lời mắng mỏ, đe dọa, quyết kiện Tử Văn xuống tận Diêm Vương. Trước sự ngang ngược trắng trợn, quyền phép đáng sợ của hồn ma tướng giặc, Ngô Tử Văn vẫn điềm nhiên, không hề run sợ mà tự tin, không coi những lới đe dọa ra gì, thậm chí chẳng thèm tiếp lời hồn ma tướng giặc. Thái độ ấy thể hiện một khí phách cứng cỏi, một niềm tin mạnh mẽ vào chính nghĩa, sự đúng đắn trong hành động của Ngô Tử Văn Tính cách kiên định chính nghĩa của Ngô Soạn còn thể hiện rõ trong quá trình chàng bị lôi xuống địa phủ. Cảnh địa phủ rùng rợn với quỷ sứ hung ác, con sông đầy gió tanh sóng xám. Tử Văn bị bọn quỷ sai lôi đi rất nhanh, bị phán xét lạnh lùng là kẻ “tội sâu ác nặng, không được liệt vào hàng khoan giảm”, bị kết thêm tội ngoan cố bướng bỉnh nhưng chàng chẳng hề run sợ, không hề nhụt chí, một mực kêu oan, đòi phải được phán xét công khai, minh bạch. Khi đối diện trước Diêm vương uy nghiêm, Tử Văn đấu tranh vạch tội tên tướng giặc bằng những lí lẽ cứng cỏi, bằng chứng không thể chối cãi, giọng điệu rất đanh thép vững vàng. Chàng đã bảo vệ lẽ phải mà bất chấp tính mạng của mình, không chịu khuất phục trước uy quyền, kiên quyết đấu tranh cho công lí và lẽ phải đến cùng. Kết quả, chàng đã chiến thắng hồn ma gian tà của tên tướng giặc, bảo toàn được sự sống của mình, được tiến cử vào chức phán sự đền Tản Viên, chịu trách nhiệm giữ gìn bảo vệ công lí. Chiến thắng ấy của Ngô Tử Văn có nghĩa vô cùng to lớn, đã trừng trị đích đáng hồn ma tướng giặc xảo trá, làm sáng tỏ nỗi oan khuất, phục hồi chức vị cho thổ thần nước Việt, giải trừ tai họa cho nhân dân. Truyện gây ấn tượng bằng một loạt những chi tiết kì ảo, cốt truyện giàu kịch tính, cách xây dựng nhân vật sắc nét, ngôn ngữ kể chuyện trau chuốt, súc tích. Truyện ca ngợi nhân vật Ngô Tử Văn, một trí thức nước Việt khảng khái, nhân cách cứng cỏi, cao đẹp, qua đó bộc lộ niềm tin vào công lí, vào việc chính thắng tà.

BÀI NÀY TRƯỚC MÌNH CÓ LÀM RỒI !! CHÚC BẠN HỌC TỐT

17 tháng 5 2021

Nguyễn Dữ là tác giả tiêu biểu của nền văn học trung đại Việt Nam. Tên tuổi của ông gắn liền với bộ truyện "Truyền kì mạn lục".Một tác phẩm được đánh giá là áng thiên cổ kì bút của văn học nước nhà.Trong tác phẩm thì "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên là câu chuyện có ý nghĩa nhất ca ngợi sự dũng cảm kiên cường chống lại cái ác đến cùng,trừ hại cho dân. Và nhân vật Ngô Tử Văn chính là hình ảnh của sự dũng cảm kiên cường ấy.

"Truyện chức phán sự đền Tản Viên nằm trong tập "Truyền kì mạn lục '' .Được viết bằng chữ Hán vào khoảng thế kỉ XVI gồm 20 truyện.đây là một sáng tác văn học vô cùng lớn với sự gia công hư cấu,sáng tạo chau truốt.Đem đến cho chúng ta một cái nhìn về xã hội phong kiến.Nổi bật lên trong câu chuyện là hình ảnh nhân vật Ngô Tử Văn.Một người dũng cảm kiên cường chống lại cái xấu,cái ác để bảo vệ con người.

Nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm "Chuyện chức người phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ là người trung thực ngay thẳng đại diện cho cái thiện và công lý ở đời. Nguyễn Dữ là một nhà nho xuất thân trong một gia đình có truyền thống học thức. Những câu chuyện của ông đều nhằm tố cáo xã hội phong kiến mà ông đang sống. Đồng thời thể hiện cái nhìn nhân sinh quan của tác giả. Nhân vật Ngô Tử Văn được tác giả Nguyễn Dữ xây dựng là người có tính cách trung thực, ngay thẳng, tính cách bộc trực thẳng thắn không sợ uy quyền, chức tước không sợ ma quỷ nha sai. Những hành động Ngô Tử Văn đều thể hiện sự khẳng khái của một người ngay thẳng không sợ trời không sợ đất. Trước khi trong chiến tranh có một tên tướng giặc bị giết chết tại nước ta. Sau khi hắn chết biến thành ma thành quỷ đóng ở đền trên đất nước ta để hoành hành, tác quái với người dân hiền lành lương thiện. Ai cũng sợ hắn rồi tránh né không dám lại gần, nhưng Ngô Tử Văn thì ngược lại anh đàng hoàng đĩnh đạc tắm rửa sạch sẽ mặc quần áo gọn gàng ra đốt đền để cho tên quỷ tướng giặc không còn chỗ trú ẩn nữa. Hành động của Ngô Tử Văn làm mọi người sợ hãi, ai cũng lo lắng cho tính mạng của anh nhưng Ngô Tử Văn không sợ gì cả bởi anh tin người tốt làm việc đúng không sợ những kẻ xấu xa gian ác. Hành động của Ngô Tử Văn là hành động của người ngay thẳng muốn tiêu diệt tận gốc cái xấu cái ác trong cuộc sống trừ hại cho người dân lao động, mang lại cho người dân một cuộc sống bình yên. Khi không còn đền nữa thì hồn ma tướng giặc không có chỗ ẩn nấp để quấy nhiễu dân lành. Dù kẻ ác là hồn ma, là quỷ có nhiều phép biến hóa khiến cho những người dân thường phải hoảng sợ trước phép thuật của hắn nhưng Ngô Tử Văn không sợ, dù là thế giới thật hắn cũng bị Ngô Tử Văn giết chết, thì khi là mà hắn có biến hóa ra sao bản chất xảo quyệt thế nào cũng không làm Ngô Tử Văn nao núng. Xuyên suốt tác phẩm "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" người đọc cảm nhận được rằng Ngô Tử Văn là người cương trực cứng cỏi, luôn đứng lên bênh vực công lý lẽ phải. Hồn ma của tên giặc chỉ là một kẻ ác, gian trá xảo quyệt mà thôi. Dù hắn có dùng thế lực quyền phép của mình làm cho Ngô Tử Văn bị ốm rồi bắt hồn chàng xuống dưới cửa Diêm Vương để cho Diêm Vương xử tội thì Ngô Tử Văn cũng không sợ. Thái độ bình tĩnh của Ngô Tử Văn khi đi qua những quan sai, quỷ thần ở âm tào địa phủ khiến người đọc phải nể phục một con người ngay thẳng, kiên định với việc mình làm không sợ điều gì cả. Ngay cả khi đứng trước mặt Diêm Vương hồn ma tướng giặc kết tội Ngô Tử Văn thì Ngô Tử Văn cũng không sợ chàng đã bảo vệ quan điểm của mình, vạch tội của hồn ma tướng giặc một cách chắc chắn, bằng chứng rõ ràng đanh thép, khiến Diêm Vương phải tha chết cho anh và sau đó, Ngô Tử Văn được đề cử làm chức phán sự đền Tản Viên lo giải quyết những vụ án kiện tụng của người dân. Nhân vật Ngô Tử Văn luôn là người biết mình biết người, anh biết hành động của kẻ xâm lược sự bình yên của nước khác là sai. Khi hắn chết không chịu siêu thoát mà còn vương vấn thành ma quỷ quấy nhiễu cuộc sống bình yên của người dân. "Hắn có thực là tay hung hãn có thể giao vạ cho tôi không?" Với những bằng chứng đanh thép Ngô Tử Văn đã chứng minh được tội ác của tên tướng giặc khiến hắn phải thua trong bẽ bàng. Ngô Tử Văn khi đứng trước kẻ thù luôn kiên cường không khoan nhượng, không sợ uy quyền, cũng không sợ chết nên anh không sợ những lời buộc tội của hồn ma tên tướng giặc. Hắn là một kẻ ác, một người sống từ khi hắn chưa chết cho tới lúc chất vấn là hồn ma xấu. Trước cái xấu cái ác trong cuộc sống tại sao chúng ta phải sợ, dù chúng có nhiều quyền phép và sức mạnh, dù chúng có nhiều thủ đoạn âm mưu bất chính thì chúng cũng luôn là những kẻ xấu, tại sao cái thiện lại phải sợ cái ác. Nhờ tính cách ngay thẳng khẳng khái kiên định của Ngô Tử Văn nên chàng đã chiến thắng trên mọi trận địa dù là ở dương gian hay ở dưới âm tào địa phủ. Tình hình càng nguy hiểm thì tính cách kiên cường thẳng thắn của Ngô Tử Văn càng được phát huy. Ngay cả khi bị quan sai quỷ thần lôi đi , đứng trước pháp luật của Âm Phủ Ngô Tử Văn càng tỏ rõ sự bình tĩnh khí phách của mình. Anh không sợ gì cả một người luôn ngay thẳng càng dũng cảm khi đối diện với cái chết của mình bởi anh không sợ, không làm gì sai mà phải hoảng sợ khúm núm trước quyền uy. Những điều Ngô Tử Văn làm đều vì cuộc sống bình yên của người dân của số đông. "Chuyện chức phán sự đền Tản Viên" của Nguyễn Dữ thể hiện bút pháp tả thực kết hợp với những chi tiết hoang tưởng kỳ ảo làm hấp dẫn người đọc. Truyện có nhiều kịch tính chi tiết hấp dẫn người đọc. Nguyễn Dữ đã xây dựng nhân vật Ngô Tử Văn vô cùng độc đáo, thể hiện cho cuộc chiến giữa cái thiện và ác trong đó cái thiện nhất định thắng cái ác.

5 tháng 7 2019

Phần Lan

^_^

8 tháng 4 2020

Ba Lan 

 hk tốt