K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản:


THI THỔI XÔI, NẤU CƠM


       “Đây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Đỉnh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hằng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đến Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng (thúng trên đầm Giang Đỉnh, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi). Các cô chèo ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tùy ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới được điểm cao.
        Khó khăn với các cô là ở chỗ nhóm bếp, thổi lửa. Phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hòa, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.
        Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Đỉnh trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.”
Và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Câu 1. Văn bản trên sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra phương thức ấy? 


Câu 2. Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay trò chơi hiện đại? Câu văn nào cho biết điều ấy? Kể tên các đồ dùng, vật liệu mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm mang theo? Trong những thứ ấy, có thứ gì khác thường? 


Câu 3. Những khó khăn mà các cô gái tham gia thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều đó đòi hỏi ở các cô gái những đức tính gì? 


Câu 4. Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của em về việc phục hồi một số trò chơi dân gian trong những năm gần đây.

1

1: Sử dụng phương thức thuyết minh

Dấu hiệu để nhận biết: văn bản giới thiệu đầy đủ về địa danh, thời gian, thành phần, nguyên vật liệu và các bước tiến hành một hội thi.

2: Đây là một trò chơi dân gian truyền thống

Câu văn cho biết đây là trò chơi dân gian truyền thống là: “Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá” cho ta biết điều đó. Những đồ dùng mà các cô gái mang theo khi thi thổi xôi nấu cơm gồm: kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi"

Những thứ khác thường là rơm ướt, bã mía tươi

3: một mình nổi lửa đun bếp trong một chiếc thuyền thúng chòng chành giữa đầm lộng gió, phải đun bếp bằng rơm ướt và bã mía là những thứ rất khó cháy. Những điều đó đòi hỏi ở các cô gái sự thông minh, khéo léo, kiên trì, chịu khó.

Suy nghĩ về câu chuyện trênMột buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì...
Đọc tiếp

Suy nghĩ về câu chuyện trên

Một buổi chiều muộn, khi những ánh hoàng hôn cuối cùng vừa tắt, trên bờ biển vắng, một cô gái trẻ một mình dạo bước trên cát với đôi bàn chân không. Cô dừng bước, quay nhìn đằng sau với ý muốn xem lại những dấu chân mình đã để lại trên cát. Nhưng không có gì, sóng đã xóa sạch. Cô định đi tiếp, song vừa quay lại cô đã phải giật mình hoảng hốt vì hình ảnh trước mặt: bên một đống lửa đang cháy, một bà già ngồi cuộn mình trong chiếc mền, chậm rãi lật từng trang một cuốn sách.

Cô gái cố trấn tĩnh, tiến lại gần bà lão và hỏi: "Bà từ đâu tới? Chỉ mới đây thôi, cháu không hề thấy bà? Bà làm cách nào mà đã nhóm được đống lửa này một cách nhanh chóng như vậy?". Với giọng nói chậm rãi và rõ ràng, bà lão đáp, không nhằm vào câu hỏi của cô gái: "Hãy ngồi xuống đây với ta, con gái. Ta có cái này cho con xem".

Cô gái ngồi xuống bên đống lửa, đón nhận cuốn sách từ tay bà lão thần bí. Cô tò mò lật giở cuốn sách và vô cùng sửng sốt khi đọc thấy những dòng chữ viết về cuộc đời mình, về tất cả những gì diễn ra với cô từ khi mới sinh ra cho đến lúc này. Cô đã đọc hết trang sách viết về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa mình và bà lão bên đống lửa trên bãi biển vắng này. Lật sang trang tiếp theo, nhưng nó là trang giấy trắng. Cô vội vã tìm kiếm ở những trang còn lại, nhưng cũng không có một chữ nào, chúng hoàn toàn là những trang giấy trắng. Vô cùng hoang mang, với ánh mắt cầu cứu, cô nhìn bà lão:

- Điều này có nghĩa là cuộc đời cháu sẽ kết thúc tại đây, ngay lúc này?

- Không, con gái. Nó có nghĩa là từ đêm nay, cuộc sống của con mới bắt đầu.

Trong chốc lát, bà lão cầm lại cuốn sách, bắt đầu xé từng trang, từ trang đầu tiên với những dòng chữ về cuộc đời cô gái từ khi mới được sinh ra, đưa chúng về phía ngọn lửa, để cho lửa liếm cho đến lúc thành than. Bà lão đốt cho đến hết những trang giấy có chữ mà cô đã đọc. Xong xuôi, bà đưa cho cô gái phần còn lại của cuốn sách, toàn bộ là những trang giấy trắng:

- Con xem, sóng đã xóa hết dấu chân của con trên cát. Quá khứ của con không bao giờ trở lại, không bao giờ. Chỉ có hiện tại mới là thực tế. Mỗi khoảnh khắc hiện tại đều là một sự bắt đầu của cuộc đời con và chính là cuộc sống mà con cần nắm giữ. Không có sự trở lại lần thứ hai, mỗi giây phút hiện tại. Quan trọng hơn tất cả, mỗi ngày mới đều mang đến cho con một cơ hội để yêu, để sống và cơ hội đó không bao giờ trở lại lần thứ hai. Tương lai của con, con được tự do lựa chọn theo ước mơ của chính con. Và trên những trang giấy còn trắng này, chính con là người viết tiếp những dòng chữ về cuộc đời mình.

Rồi, cũng đột ngột như khi xuất hiện, bà lão cùng đống lửa biến mất trong bóng đêm...


Cuộc đời của bạn và của tôi cũng giống như cô gái trẻ nọ và tất cả mọi người - quá khứ là những gì chúng ta đã viết trên cát, sóng sẽ xóa đi tất cả; tương lai là những gì chính ta sẽ viết trên những trang giấy trắng, từ hôm nay, ngay giờ phút hiện tại này. Viết gì đây, cho cuộc đời của chính mình…

1
6 tháng 11 2016

Đúng vậy cuộc đời này là của chúng ta. Chúng ta có nghĩa vụ phải viết tiếp các trang giấy tương lai, chứ ko phải là an phận và nghĩ rằng: "Số phận chúng ta là do Chúa sắp đặt!!!"Tôi đã từng đánh mất niềm tin vào cuộc sống này, vào bạn bè, vào tương lai, vào cả bố mẹ tôi nữa. Và khi đó tôi đã không biết mình phải làm gì để tiếp tục cuộc sống này, và tôi đã nghĩ đến cái chết để giải thoát. Nhưng tôi đã may mắn vì đã gặp một người. Người ấy đã đưa tôi về với bố mẹ, về với cuộc sống. Người ấy đã nói với tôi rằng: “Quá khứ chỉ là kỷ niệm, tương lai là những gì xa mờ ngoài tầm tay và hiện tại chính là món quà của cuộc sống nên người ta gọi nó là tặng phẩm”. Vì thế bạn cũng hãy luôn tự tin và luôn yêu đời nhé hỡi tất cả những người bạn mến thương. Hãy tự viết nên tương lai của mình.Món quà kỳ diệu của cuộc sống đó chính là những phút giây hiện tại. Hãy sống cho thật xứng đáng, hãy viết lên những trang giấy của mình những điều thật đẹp… để không bao giờ phải hối tiếc. Khi nào cảm thấy không ổn, bạn cũng nên nhìn về quá khứ một chút để rút kinh nghiệm và sẽ không bao giờ lặp lại những sai lầm trong quá khứ nưa. Còn khi nào cảm thấy lo lắng, bạn hãy hoạch định cho tương lai của mình và từ từ thực hiện với những phút giây hiện tại.Có thể nào xóa đươc quá khứ khi mà vêt thương do nó để lại vẩn còn hằn trong trái tim và da thit mình. Làm sao khi ta nhìn vào vêt thương đau đớn kia lại không nghĩ vế quá khư? Bạn có cách nào để cuộc sống này giống câu chuyện cổ tích kia không? hay vẩn chỉ la câu chuyện như bao câu chuyện khác? hảy tin tôi. Cuộc sôngsngàn lần không đơn giản!Quá khứ là để ta hồi tưởng, hiện tại là để cho ta sống, tương lai là để cho ta hướng tới. "CHÂN LÝ CHÍNH LÀ CUỘC SỐNG"

 
 
3 tháng 2 2022

Tham khảo:
Câu 3 : 

- Điệp từ " nhóm " 

-> Tác dụng : Nhấn mạnh và làm nổi bật về những tâm tư và vất vả của bà, đồng thời cho thấy ngọn lửa trong lòng bà luôn rực cháy, tràn đầy nhiệt huyết, qua đó cũng nhấn mạnh những công lao to lớn của bà giành cho gia đình .

- Đảo ngữ " Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - Bếp lửa " 

-> Tác dụng : Tạo sự mềm mại, trơn tru cho tác phẩm đồng thời nhấm mạnh hình ảnh bếp lửa mà bà gieo lên trong tâm hồn nhỏ bé của người cháu .

- Ẩn dụ :  " biết mấy nắng mưa " tượng trưng cho khoảng thời gian khó khăn, gian truân, vất vả dài dằng giặc mà bà phải gồng gánh trên lưng .

Dựa vào các ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh: Cô bị hen suyễn, xoang mũiVì mk điểm kém và cô bắt vt chép phạt và cho bố mẹ kí Ghét cô nên đã giã nhỏ những viên phấn sau đó rắc ra chỗ khuất ( chỗ cô k nhìn thấy , phải làm như nào để cô ngửi thấy những cái bụi phấn đấy ) xong r cô hắt xì liên tục r cô cx đg bị ốm nx => bị ngất.Sau đó sáng hôm sau có cô khác dạy thay xong r bảo...
Đọc tiếp

Dựa vào các ý sau viết thành bài văn hoàn chỉnh: Cô bị hen suyễn, xoang mũi
Vì mk điểm kém và cô bắt vt chép phạt và cho bố mẹ kí 
Ghét cô nên đã giã nhỏ những viên phấn sau đó rắc ra chỗ khuất ( chỗ cô k nhìn thấy , phải làm như nào để cô ngửi thấy những cái bụi phấn đấy ) xong r cô hắt xì liên tục r cô cx đg bị ốm nx => bị ngất.Sau đó sáng hôm sau có cô khác dạy thay xong r bảo cô bị nhập viện do kiệt sức, ăn uống k đều, thức khuya.Các bạn tụ họp lại để đi thăm cô r vào nhà cô thấy gia cảnh cô như nào ví dụ con bị bệnh máu trắng , chồng bỏ đi làm xa, căn nhà bé nhỏ tồi tàn ,... ( phải đáng thương vào ) cô ngày ngày phải chăm sóc đứa con bệnh tật ấy xong r  cảm thấy hối hận
CÁC BẠN GIÚP MÌNH VỚI MAI MÌNH KIỂM TRA VĂN

1
25 tháng 10 2019

cho cô hít btx 2,5 nanogam là cô thăng 

mỗi 1gam giá khoảng 50 triệu tôi nghĩ vậy

Vì sao những cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.(Nam Cao, Chí Phèo)b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện...
Đọc tiếp

Vì sao những cụm từ in đậm dưới đây được đặt ở đầu câu?

a) Cùng lắm, nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường.

(Nam Cao, Chí Phèo)

b) Nguyễn Tuân có một kho từ vựng hết sức phong phú mà ông đã cần cù tích luỹ. Vốn từ vựng ấy, trước Cách mạng tháng Tám, ông thường dùng để chơi ngông với đời.

(Theo Nguyễn Đăng Mạnh, Nhà văn Việt Nam hiện đại – Chân dung và phong cách)

c) Việc đến tai em bé con nhà thợ cày, em liền bảo cha:

- Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.

(Em bé thông minh)

d) Một thời đại vừa chẵn mười năm.

Trong mười năm ấy, thơ mới đã tranh đấu gắt gao với thơ cũ, một bên giành quyền sống, một bên giữ quyền sống. Trong sự thắng lợi ấy, cũng có công những người tả xung hữu đột nơi chiến trường, nhưng trước hết là công những nhà thơ mới.

(Hoài Thanh – Hoài Chân, Một thời đại trong thi ca)

1
7 tháng 1 2019

a, Cụm từ in đậm Ở tù được đặt đầu câu: nhấn mạnh vào sự thờ ơ, bất cần của Chí Phèo.

    b, Cụm từ "Vốn từ vựng ấy" được đặt đầu câu nhằm tạo sự liên kết giữa câu trước với câu sau.

    C, Cụm từ " Còn một trâu và một thúng gạo" là sự lặp lại tạo sự liên kết giữa hai câu trong một đoạn văn.

    d, Cụm từ "Trong mười năm ấy" và " trong sự thắng lợi ấy" nhằm tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn.

15 tháng 10 2016

Ẩn dụ

Nhân hóa

3 tháng 8 2017

Tác giả Nguyên Hồng trong bài Nhớ, Bỉ vỏ có sử dụng các từ ngữ địa phương như "mô", "bầy tui", "ví"… nhằm:

   + Làm tăng giá trị biểu cảm cho đoạn thơ

   + Tô đậm màu sắc địa phương, tầng lớp xã hội và tính cách nhân vật.

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau. a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời. Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những...
Đọc tiếp

Phân tích cách trình bày ý trong các đoạn trích sau.

a) Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ lòng đất chui ra, bò li ti đen ngòm lên da trời.
Càng đến gần, những đàn chim đen bay kín trời, cuốn theo sau những luồng gió vút làm tôi rối lên, hoa cả mắt. Mỗi lúc, tôi càng nghe rõ tiếng chim kêu náo động như tiếng xóc những rổ tiền đồng. Chim đậu chen nhau trắng xóa trên những đầu cây mắm, cây chà là, cây vẹt rụng trụi gần hết lá. Cồng cộc đứng trong tổ vươn cánh như tượng những người vũ nữ bằng đồng đen đang vươn tay múa. Chim già đẫy, đầu hói như những ông thầy tu mặc áo xám, trầm tư rụt cổ nhìn xuống chân. Nhiều con chim rất lạ to như con ngỗng đậu đến quằn nhánh cây.
Chim tập trung về đây nhiều không thể nói được. Chúng đậu và làm tổ thấp lắm, đứng dưới gốc cây có thể thò tay lên tổ nhặt trứng một cách dễ dàng. Xa xa thấp thoáng có người quảy giỏ, cầm sáo trúc để bắt chim, coi bộ dễ hơn bắt gà trong chuồng.
Tiếng chim kêu vang động bên tai, nói chuyện không nghe nhau được nữa. Thuyền chúng tôi tiếp tục chèo, đi tới ba nghìn thước rồi mà vẫn thấy chim đậu trắng xóa trên những cành cây gie sát ra sông.
(Theo Đoàn Giỏi, Đất rừng phương Nam )
b) Vẻ đẹp của Ba Vì biến ảo lạ lùng từng mùa trong năm, từng giờ trong ngày. Thời tiết thanh tịnh, trời trong trẻo, ngồi phóng tầm mắt qua những thung lũng xanh biếc, Ba Vì hiện lên như hòn ngọc bích. Về chiều, sương mù tỏa biếc, Ba Vì nổi bồng bềnh như vị thần bất tử ngự trên sóng. Những đám mây nhuộm màu biến hóa muôn hình, nghìn dạng tựa như nhà ảo thuật có phép tạo ra một chân trời rực rỡ. Khi vầng sáng nan quạt khép lại dần, trăng vàng mịn như một nốt nhạc bay lên bầu trời, ru ngủ muôn đời thần thoại.
(Võ Văn Trực, Vời vợi Ba Vì)
c) Lịch sử thường sẵn những trang đau thương, mà hiếm những trang vui vẻ: bậc anh hùng hay gặp bước gian nguy, kẻ trung nghĩa thường lâm cảnh khốn đốn. Những khi ấy, trí tưởng tượng dân chúng tìm cách chữa lại sự thật, để khỏi phải công nhận những tình thế đáng ưu uất.
Ta thử lấy truyện Hai Bà Trưng mà xét. Tuy trong lịch sử có chép rõ ràng Hai Bà phải tự vẫn sau khi đã thất trận, nhưng ngay ở làng Đồng Nhân nơi thờ Hai Bà vẫn chép rằng Hai Bà đều hóa đi, chứ không phải tử trận. Đối với các nữ tướng của Hai Bà cũng vậy, ta chỉ thấy các vị anh hùng đó hóa lên trời.
Nghe truyện Phù Đổng Thiên Vương, tôi thường tưởng tượng đến một trang nam nhi, sức vóc khác người, với tâm hồn chất phác và giản dị, như tâm hồn người thuở xưa. Tráng sĩ ấy gặp lúc nước nhà lâm nguy đã xông pha ra trận, đem sức khỏe mà đánh tan giặc, nhưng bị thương nặng. Tuy thế người trai làng Phù Đổng vẫn còn ăn một bữa cơm (chỗ ấy nay lập đền thờ ở làng Xuân Tảo) rồi nhảy xuống Hồ Tây tắm, xong mới ôm vết thương lên ngựa đi tìm một rừng cây âm u nào, ngồi dựa một gốc cây to, giấu kín nỗi đau đớn của mình mà chết.
(Nguyễn Đình Thi, Sức sống của dân Việt Nam trong ca dao và cổ tích)

(Gợi ý : Trước hết tìm các từ ngữ hoặc câu văn thể hiện chủ đề, sau đó phân tích cách triển khai chủ đề ấy trong đoạn trích.)

1
20 tháng 12 2019

a, Đoạn văn (a) nói tới chủ đề cánh rừng chim ở phương Nam.

- Cách sắp xếp theo trình tự: từ xa đến gần, từ trong ra ngoài, từ gần ra xa.

b, Đoạn (b) trình bày chủ đề vẻ đẹp của Ba Vì theo mùa trong năm.

- Tác giả tập trung tả vẻ đẹp của Ba Vì theo thời điểm chủ yếu là buổi chiều và ban đêm khi có trăng lên.

c, Đoạn (c) chủ đề nói về trí tưởng tượng của dân gian trong truyện truyền thuyết.

- Cách sắp xếp đối xứng: một bên là lịch sử, một bên là truyền thuyết có cốt lõi lịch sử.

vì tiềnXưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang...
Đọc tiếp

vì tiền

Xưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang những tranh gấm ra chợ tỉnh gần đấy và đổi lại đủ tiền nuôi các con cùng bản thân. Người con út thường vào rừng kiếm củi, nhưng hai anh lớn thì lười biếng chỉ nằm ườn sưởi nắng chờ mẹ cho ăn.

Một hôm bà mẹ bán hết hàng sớm hơn thường lệ. Đang lang thang trong chợ tìm người bán gạo rẻ, chợt bà chú ý đến một bức tranh lớn treo trong một cửa hiệu. Bà đến gần để xem kĩ hơn. Bức tranh thể hiện một ngọn núi giống như ngọn núi sau làng bà, nhưng dưới chân núi, không phải những mái tranh nghèo lụp xụp mà là những ngôi nhà nhỏ đẹp đẽ, sạch sẽ, quây quần. Ngôi nhà đẹp nhất có nhiều tầng, sừng sững giữa một mảnh vườn có con suối lấp lánh ánh bạc chảy qua, với một chiếc hồ nhỏ nơi đàn cá đỏ bơi lội tung tăng. Trong sân gà vịt, gia cầm quanh quẩn kiếm ăn, những con cừu trắng gặm cỏ trên đồi, những cánh đồng ngô vàng rực trải dài ngút tầm mắt. Bên trên bức tranh trữ tình, tỏa sáng một vầng mặt trời đỏ rực.

Bị chinh phục bởi bức tranh đẹp, bà mẹ không thể rời mắt. Chẳng kịp nghĩ ngợi, bà dốc hết số tiền vừa bán gấm ra mua bức tranh. Trong túi chỉ còn vài đồng, bà đong ít gạo mang về. “Chỉ một lần”, bà tự nhủ, “chẳng phải gì ghê gớm. Lần sau, ta sẽ chuẩn bị cho các con món gì đó tươm tất hơn.” Trên đường về, chốc chốc bà lại dừng bước, giở cuộn tranh ra ngắm nghía. Sao mà những ngôi nhà sáng rỡ đến thế, sao mà dòng suối lấp lánh đến thế, bà đếm xem có bao nhiêu gà, bao nhiêu vịt, bà thán phục mảnh vườn rau tươi tốt, đến gần nhà, bà như ngửi thấy mùi hương hoa lung linh trong vườn. Cảnh trong tranh khiến bà sung sướng như chưa từng sung sướng thế trong đời.

 

Về nhà, bà mẹ treo tranh ngoài cửa. Bà không thể rời mắt. Hai người con lớn càu nhàu, chúng thấy thật lố bịch khi phí tiền mua một bức tranh, nhưng người con út tuyên bố:

- Con chúc cho mẹ có được căn nhà như trong tranh, với một mảnh vườn đẹp như thế. Nếu là mẹ, con sẽ dệt một bức tranh gấm theo mẫu này. Khi dệt căn nhà, những bông hoa, dòng suối, đàn gà, mẹ sẽ có cảm tưởng có những thứ đó thực.

- Đừng làm mẹ kích động, người anh cả ngáp dài. Nếu mẹ dệt chỉ vì ý thích thì lấy đâu ra tiền mà sống?

- đúng thế, người anh thứ hai phụ họa, nếu mẹ muốn sống như một quý phu nhân thì hãy chờ kiếp sau. Có thể sẽ sung sướng hơn hiện nay.

Nhưng ý của người con út khiến bà xiêu lòng.

- Đừng sợ mẹ làm khổ các con, bà dỗ dành. Mẹ sẽ dệt theo sở thích buổi tối và sáng sớm. Mẹ đã nuôi nấng các con cho đến nay, mẹ sẽ tiếp tục nuôi nấng các con. Dứt lời, bà đi mua những con chỉ đẹp nhất, và bắt tay vào dệt.

Suốt một năm dài bà mẹ ngồi bên khung cửi. Đêm nào bà cũng đốt một ngọn đuốc, khói cay làm mắt bà đỏ hoe, nước mắt trào ra. Từng giọt nước mắt trong như pha lê rơi xuống bức gấm bà đang dệt, bà hòa nhập chúng vào bức tranh. Bằng cách ấy, bà mẹ dệt bằng nước mắt con suối nhỏ và mặt hồ gợn sóng rập rờn.

Năm thứ hai, đôi mắt bà mẹ tội nghiệp rát bỏng đến ứa máu, những giọt nước mắt đỏ tươi rơi xuống bức gấm. Bà hòa nhập chúng vào tranh. Bằng cách ấy, bà dệt nên những bông hoa đỏ và mặt trời màu đồng chiếu sáng trên vòm trời.

Năm thứ ba, bức tranh gấm hoàn thành. Nó chứa đựng tất cả những gì có trong bức tranh mẫu. Một vùng ngợp màu xanh dưới chân ngọn núi cao, những căn nhà lấp lánh ánh bạc, những cánh đồng ngô vàng rực, những mảnh vườn rau, cây ăn quả, những bụi rậm điểm tô, và nơi rìa làng, thay vì căn nhà tồi tàn của bà mẹ là một tòa nhà to cao lừng lững, với những cột đỏ, cửa vàng và mái lam. Phía sau nhà, những con cừu gặm cỏ trên đồi xanh, cùng những con trâu, con bò, gà con vàng ươm, vịt con nô đùa trên cỏ, những chú chim rạch không trung sải cánh bay nhanh.

Lớp cảnh trước của bức tranh là một mảnh vườn cây cối xum xuê, hoa nở tưng bừng, chính giữa là một hồ nhỏ với đàn cá đỏ, từ đó phun ra một dòng suối lấp lánh ánh bạc chảy qua cánh đồng lúa. Phía sau làng là những cánh đồng ngô vàng rực, trải dài ngút tầm mắt. Tít trên cao, mặt trời màu đồng lấp lánh trên nền trời xanh.

Bà mẹ giụi cặp mắt đỏ hoe, nở một nụ cười mãn nguyện.

- Lại đây xem, các con, đẹp xiết bao!

Ba người con sán lại, trầm trồ thán phục.

- Nếu đem bán thì được bao nhiêu tiền vàng nhỉ? Người con cả hỏi.

- Với một món hàng thế này, có thể được món tiền khá đấy, người con thứ hai phụ họa. Nhưng người con út tuyên bố:

- Mẹ chúng ta đã xây cho chúng ta một ngôi nhà bằng gấm. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng và sống ở đó bằng tâm tưởng.

- Mẹ dệt bức tranh theo sở thích. Mẹ sẽ không bán cho ai cả. Nhưng ở đây, trong bóng tối, mẹ con ta không nhìn rõ những gì trên đó. Hãy mang ra ánh sáng.

Bà mẹ treo bức tranh gấm của mình ra ngoài. Tất cả màu sắc đều rực rỡ. Chỉ dưới ánh sáng ngày rất tỏ, người ta mới thấy bức tranh đẹp đến thế nào. Xóm giềng xúm lại ngắm nghía, ai nấy trầm trồ khen khiến bà mẹ cười sung sướng.

Thốt nhiên bà cảm thấy một làn gió mát mơn man trên má mình. Bức gấm rung rinh. Một cơn gió mạnh lay động nó như đập thảm và cuối cùng giật tung nó khỏi cánh cửa. Thoáng sau, bức tranh đã bay rất xa trong không trung.

Bà mẹ kêu lên và ngất đi. Xóm giềng chạy tản ra khắp nơi tìm bức tranh, những người con cũng tìm khắp xung quanh, nhưng không ai tìm được.

Sau hôm mất tranh, bà mẹ bắt đầu lang thang như một linh hồn chịu tội. Người con út cố hết sức phục hồi sức khỏe cho mẹ, nấu xúp gừng cho mẹ ăn, nhưng bà vẫn suy sụp đi trông thấy.

Một thời gian sau, bà gọi người con cả đến, bảo:

- Con ơi, nếu con muốn mẹ còn sống thì hãy đi tìm bức tranh gấm mang về đây. Không có nó, khác nào mẹ mất nửa cuộc đời.

Người con cả xỏ dép và đi về phía Đông. Sau một tháng anh ta đến một hẻm núi, nơi đó có một căn lều đá. Trước lều có một con ngựa vươn cổ lên bụi dâu tây. “Tại sao con ngựa không ăn quả dâu tây?” người con cả tự hỏi. “Tại sao nó đứng đấy, vươn cổ, há mõm?” Lại gần hơn, anh ta nhận ra con ngựa là ngựa đá. Người con cả hết sức ngạc nhiên. Anh ta đứng thần người, sửng sốt ngắm nhìn con ngựa đá và căn lều đá, bỗng một bà già tươi cười xuất hiện trên ngưỡng cửa:

- Con tìm gì ở đây, con trai của ta? Bà niềm nở hỏi.

- Con tìm một bức tranh gấm do mẹ con dệt, người con cả đáp. Bức tranh thể hiện cảnh một ngôi nhà, một dòng suối, một mảnh vườn, đàn gia cầm, mặt trời và những bông hoa. Vì bức tranh ấy, chúng con đã ăn không ngon, ngủ không yên suốt ba năm ròng, mẹ con vừa dệt xong thì gió cuốn đi mất, có Trời biết là đi đâu. Mẹ sai con đi tìm. Tình cờ bà có thấy nó ở đâu không?

- Có, ta có biết, bà già nhún vai nói. Các nàng tiên Núi Mặt trời đã mượn bức tranh ấy đấy! Các nàng muốn dùng nó làm mẫu để mỗi nàng thêu một bức gấm đẹp.

- Con hài lòng được biết phải đi đâu mà tìm, người con cả thở phào nhẹ nhõm. Bà có thể chỉ đường cho con đến Núi Mặt trời không? Con sẽ đến thẳng nơi ấy, xong mới yên tâm được.

- Nói thì dễ, làm thì khó đấy, bà già cười khe khẽ. Muốn đến Núi Mặt trời, con không có cách nào khác là cưỡi con ngựa này.

- Nhưng con ngựa này bằng đá! Người con cả nhận xét.

- Không quan trọng, bà già nói. Con ngựa sẽ hồi sinh, nếu con trồng vào lợi nó răng của con để nó có thể ăn được mười quả dâu. Nếu con muốn, ta có thể đánh rụng răng con bằng hòn đá này.

Người con cả sợ hãi nhìn bà già. Đầu gối anh ta run lẩy bẩy.

- Cái đó còn chưa thấm vào đâu, bà già tiếp tục, không để ý đến vẻ sợ hãi của anh chàng. Trên con ngựa này, con phải băng qua một núi lửa, phải vượt qua một biển băng, thoát khỏi biển băng con sẽ thấy Núi Mặt Trời và các nàng tiên. Nhưng nếu dọc đường con chỉ thở dài một tiếng thì hoặc lửa sẽ đốt con thành tro bụi, hoặc những tảng băng sẽ tiêu diệt con, hoặc sóng biển sẽ nhận chìm con.

Người con cả vội lùi lại một hai bước, nhìn con đường mình vừa đi tới. Bà già mỉm cười:

- Nếu trái tim con không mách bảo thì đừng khiên cưỡng! Tốt hơn hãy trở về nhà. Ta sẽ cho con một hộp nhỏ đầy tiền vàng để đi đường.

- Bà sẽ cho con tiền vàng, không phải đổi gì sao? Người con cả sững sờ hỏi.

- Phải, không đổi gì cả. Hoặc nếu muốn, để con có cái ăn khi đói, bà già lạ lùng trả lời.

- Chúa tôi, nếu quả vậy, con ưng quay về nhà... Người con cả cầm lấy tiền và biến mất bằng con đường đã đưa anh ta đến.

Đến ngã tư, anh ta tự nhủ: “Số vàng này, cho một người thì đủ, nhưng nếu chia tư thì ít quá. Ta ưng ra thành phố hơn là về nhà. Ta sẽ sống như một lãnh chúa!” Thế là anh ta ra thành phố.

Thấy lâu quá mà con cả không trở lại, bà mẹ bảo người con thứ:

- Anh con chu du, chẳng biết đi đâu? Có lẽ nó đã quên chúng ta rồi. Con trai, con hãy đi tìm cho mẹ bức tranh gấm.

Người con thứ xỏ dép và lên đường. Anh ta đi một ngày, một tuần, một tháng và đến túp lều đá. Anh ta trông thấy con ngựa đá vươn cổ lên những quả dâu. Một bà già hiện ra trên ngưỡng cửa, hỏi:

- Trận gió lành nào đưa con đến nơi này, con trai của ta?

- Con tìm bức tranh gấm mẹ con dệt. Gió đã cuốn đi.

- Anh cả con đã qua đây, bà già thở dài, nhưng nó sợ đi đoạt lại bức gấm phải qua lửa, qua băng, phải cưỡi trên con ngựa này.

- Nhưng đây là con ngựa đá?

- Nếu con chịu nhổ răng bằng một hòn đá, để ta có thể trồng răng của con cho con ngựa, ngay khi con ngựa ăn được mười quả dâu, nó sẽ sống lại và mang con đến bên các nàng tiên của Núi Mặt Trời. Các nàng sẽ trả con bức tranh.

- Chỉ còn thiếu nước ấy nữa thôi, con sẽ bị nhổ răng! Người con thứ hoảng sợ. Con ưng quay về nhà hơn.

- Nếu vậy, ta sẽ cho con một hộp tiền vàng. Anh con cũng đã được ngần ấy.

“Chính vì lẽ đó mà anh trai ta không trở về nhà,” người con thứ nghĩ bụng. “Anh ấy làm thế là đúng. Anh ấy hưởng tiền một mình.” Người con thứ cầm hộp tiền vàng bà già cho, lễ phép cảm ơn, rồi ba chân bốn cẳng chuồn mất. Đến ngã tư đường, anh ta không do dự một giây, đi thẳng ra thành phố. “Giờ đây, ta sẽ tận hưởng thời vận của ta!” anh ta khấp khởi mừng thầm. “Tại sao ta phải chia sẻ cho người khác?”

Một tháng nữa lại trôi qua, bà mẹ gọi con út đến và bảo:

- Con ơi, mẹ giờ yếu như một con ruồi. Nếu không tìm lại được bức gấm, mẹ sẽ không cầm cự được bao lâu nữa. Hai anh con đi rong chơi, chẳng biết ở nơi nào? Chắc chúng không còn nghĩ gì đến chúng ta. Con vẫn là đứa ***** tin cậy nhất. Con hãy đi tìm bức gấm cho mẹ.

Người con út xỏ dép và lên đường. Chàng đến hẻm núi, nơi phía trước căn lều đá có con ngựa đá đang vươn cổ lên chùm dâu, và trên ngưỡng cửa là một bà già nhỏ bé như chờ chàng. Bà chào đón chàng và nói:

- Đường đến bức tranh gấm rất gian nan. Hai anh con đã ưng nhận của ta mỗi người một hộp tiền vàng, đi ra thành phố rồi.

- Con không sợ gì hết, con không cần vàng. Tiền vàng không trả lại cho mẹ con sức khỏe. Con phải làm gì đây để lấy lại bức tranh gấm cho mẹ mình?

Bà già nói cho người con út biết đường đi phải qua lửa và đá băng. Bà cũng nói muốn làm con ngựa sống lại phải cho nó răng của chàng. Bà chưa dứt lời chàng trai đã lấy một hòn đá đập gẫy răng mình, cấy vào hàm ngựa. Con ngựa sống lại, ăn mười quả dâu. chàng trai nhảy lên mình ngựa phi nhanh như gió.

- Đừng quên con không được thở dài một tiếng, ngay cả khi lửa liếm vào con và băng làm sầy da con, nếu thở dài con sẽ chết! Bà già nhỏ bé gọi với theo.

Mệt đứt hơi, chàng trai phi ngựa càng lúc càng sâu vào vùng núi đá, đến một nơi lửa phun ra từ lòng đất. Chàng trai thúc ngựa, vượt qua bức tường lửa. Lửa thiêu đốt chàng, làm chàng ngạt thở, nhưng chàng không thở dài một tiếng nào. Khi chàng tưởng lửa sắp thiêu chết mình thì con ngựa nhảy một bước dài, chưa kịp hiểu rõ sự tình đã thấy cả người cả ngựa trên một con đường mòn râm mát giữa các tảng đá. Người con út lau mồ hôi trán, hít đầy lồng ngực không khí mát lành, rồi thúc ngựa, tiếp tục cuộc hành trình. Thày trò đi như thế rất lâu, lâu lắm, đến khi chàng trai cảm thấy một luồng khí lạnh. Xa xa nghe có tiếng ầm ầm. Chàng trai lại thúc ngựa. Thầy trò phi như gió, chợt con đường kẹt giữa những mỏm đá nhô ra. Con ngựa dừng lại. Chàng trai rét run, đưa mắt nhìn xung quanh. Thầy trò đang đứng trước mênh mông biển sóng. Nhìn đến ngút tầm mắt, phía trước họ một biển băng vô tận, với những núi băng trôi khổng lồ đầy đe dọa, va vào nhau răng rắc. Xa tít tắp phía bên kia biển băng, có thể hình dung một ngọn núi xanh chan hòa ánh nắng mặt trời. “Núi Mặt Trời!” người con út reo lên. “Mau, ngựa tốt của ta, phải gấp lên, chúng ta gần đến nơi rồi!” Con ngựa nhảy không do dự xuống làn sóng băng. Khối băng chuyển động đốt cháy và cào xước da chàng kị sĩ, những con sóng xô đẩy chàng, đe dọa đánh ngã chàng. Nhưng chàng trai mím chặt môi, không một tiếng thở dài. Khi chàng tưởng mình sắp chìm ngập trong băng thì con ngựa vừa tới bờ. Mặt trời ấm áp tức thì sấy khô quần áo chàng, làm liền sẹo các vết thương của chàng và trước khi kịp hiểu ra sao, chàng đã ở trên đỉnh núi. Trước mặt chàng lấp lánh một tòa lâu đài pha lê. Tiếng cười, tiếng hát của các thiếu nữ vẳng đến từ ngoài vườn.

Chàng trai qua cổng sân chầu, đoạn nhảy xuống ngựa. Chàng thấy trước mắt mình một đám các thiếu nữ vô cùng xinh đẹp đang dệt gấm. Bức tranh của mẹ chàng đặt ở giữa. Trông thấy chàng trai, các thiếu nữ bỏ khung cửi, xúm quanh cười đùa. Thiếu nữ trẻ nhất, mặc áo đỏ sẫm, chàng thấy đặc biệt dễ thương.

Giữa lúc đó, một phu nhân rất đẹp tiến lại gần chàng. Bà mặc một chiếc áo óng ánh như phản chỉếu của muôn tia nắng mặt trời trên biển. Mái tóc dài của bà được giữ bằng một chiếc lược vàng.

- Ta là Chúa tiên, bà nói. Chưa ai từng đến đây. Tại sao con thực hiện chuyến đi nguy hiểm này?

- Con đến tìm bức tranh gấm của mẹ con. Gió đã mang nó đến tận lâu đài của bà, và mẹ con đã ngã bệnh.

- Chẳng phải ngẫu nhiên gió cuốn bức tranh gấm của mẹ con đến đây, chính chúng ta đã ra lệnh cho gió. Chúng ta muốn dùng bức gấm ấy làm mẫu dệt cho mỗi chúng ta một bức tranh đẹp. Nếu con cho chúng ta đêm nay nữa, ngày mai con có thể mang bức gấm đi. Và trong lúc chờ đợi, con là khách của chúng ta, Chúa tiên mỉm cười nói.

Chàng trai sống trong một giấc mơ. Các nàng tiên xúm quanh chàng cười đùa. Các nàng cho chàng nếm rượu tiên và thức ăn nơi tiên giới, như các thánh thần được thế. Sau đó, các nàng nhanh chóng bắt tay vào công việc. Các nàng dệt đến chiều tối. Khi hoàng hôn buông xuống, các nàng treo trên vòm trời một viên ngọc lấp lánh, chiếu sáng trong đêm, và các nàng lại dệt đến nửa đêm mới đi ngủ. Chàng trai kiệt sức vì bấy nhiêu cảm xúc, lăn ra ngủ li bì. Riêng nàng tiên trẻ nhất, nàng tiên chàng ưng ngay từ phút đầu, vẫn thức. Nàng ngắm nhìn bức tranh của bà mẹ, rồi bức tranh của mình, và thở dài. Không nàng tiên nào dệt được bức tranh đẹp như bức tranh của bà. Không dòng suối nào lấp lánh bằng dòng suối dệt bằng nước mắt của bà, không mặt trời nào chiếu tỏa bằng mặt trời thấm máu của bà. Nàng tiên trẻ nhìn chàng trai đang ngủ, và nảy ra một ý. Nàng lấy một sợi chỉ lụa, thêu trên bức tranh của bà mẹ một nàng tiên nhỏ mặc áo đỏ sẫm, đứng bên bờ hồ nhìn đàn cá đỏ.

Chàng trai trẻ thức giấc lúc nửa đêm. Gian phòng trống vắng. Giữa phòng chỉ có duy nhất bức tranh của mẹ chàng. Chàng trai chiêm ngưỡng bức tranh giây lát, rồi tự nhủ: “Tại sao phải đợi đến sáng mai? Mẹ ta đang ốm, và tình trạng của mẹ xấu đi từng ngày.” Chàng cuộn bức gấm luồn vào trong áo choàng, nhảy lên ngựa và trở lại con đường băng lửa. Sóng biển tuyệt vọng quăng về phía chàng những khối băng to nhất, núi lửa thè những lưỡi lửa chực nuốt chửng chàng. Chàng trai trẻ không hề thở dài và, trước khi kịp hiểu rõ sự tình, đã thấy mình đứng trước túp lều đá. Bà già bé nhỏ tươi cười chờ chàng trước ngưỡng cửa:

- Ta sung sướng thấy con trở về, con trai của ta. Con là một chàng trai tốt bụng và dũng cảm. Con đã đạt được điều con muốn. Ta sẽ trả lại răng cho con. Bà lấy răng trên hàm ngựa trồng lại vào hàm răng của chàng trai. Lập tức, con ngựa hóa đá.

- Con hãy cầm lấy, đây là đôi dép bằng da hươu, bà già tốt bụng bảo chàng. Xỏ đôi dép này vào, con sẽ nhanh chóng về tới nhà.

Chàng trai nồng nhiệt cảm ơn bà già nhân hậu đã tận tình giúp đỡ, đoạn xỏ đôi dép bằng da hươu và, chẳng biết bằng cách nào, chàng đã đứng trước căn nhà nhỏ thân thuộc. Trông thấy chàng, một bà hàng xóm chạy ra. Bà rầu rĩ nói:

- Thật tốt là cháu đã về. Ai biết mẹ cháu sẽ ra sao. Bà không ra khỏi nhà nữa, mắt sắp lòa rồi. Bác không biết...

Chàng trai chạy bổ vào nhà và kêu to: “Mẹ ơi, nhìn này, nhìn này!” Chàng lấy bức gấm trong áo giở ra. Gian phòng bừng sáng.

Biết con trai đã mang về cho mình bức tranh gấm, bà mẹ reo lên vui mừng. Lập tức bà khỏi bệnh. Bà xuống giường, ngạc nhiên thấy sức khỏe của mình phục hồi nhanh chóng. Bà nhìn bức tranh, đột nhiên bà thấy nó nhiều lần đẹp hơn, bà bảo con trai:

- Con hãy mang nó ra ngoài, để mọi người có thể nhìn nó rõ hơn.

Người con út mang bức tranh ra ngoài ánh sáng và giở. Màu sắc sáng ngời ngời. Thình lình, một trận gió nổi lên và bức tranh trải ra xa, xa hơn nữa, cuối cùng trùm lên toàn bộ cảnh vật xung quanh. Bà mẹ bước ra từ một ngôi nhà tầng đẹp đẽ. Bà nhìn quanh, mắt đẫm lệ hạnh phúc. Trải ngút tầm mắt, những cánh đồng ngô vàng rực đến tận chân núi, những đàn gia súc nhởn nhơ gặm cỏ, đám mây gà con vàng ươm tung tăng giữa bầy vịt con, một mảnh vườn đẹp có dòng suối chảy qua, và trong vườn muôn bông hoa đẹp nhất nở tưng bừng. Cảnh vật thiên nhiên y như trong bức tranh. Từ những căn nhà nhỏ lấp lánh ánh bạc, xóm giềng chạy ra, choáng ngợp, không thể tin vào điều kỳ diệu này.

Người con út nắm tay mẹ mình dắt ra vườn. Hai mẹ con bước chầm chậm đến bên bờ hồ nhỏ, không thể tin nổi trước bấy nhiêu điều kỳ ảo. Đột nhiên, người con sững sờ dừng bước, tim đập dồn dập. Bên hồ là nàng tiên nhỏ xinh đẹp áo đỏ sẫm, đang mỉm cười với chàng.

- Nàng từ đâu đến? Chàng trai hỏi. Nàng tiên cất tiếng cười trong veo, đoạn chớp chớp mắt thỏ thẻ.

- Em thêu mình trên bức tranh của mẹ chàng và chàng đã mang em theo. Vì bức tranh sống dậy nên em ở đây.

Bà mẹ nhìn nàng, hết sức sung sướng.

- Bây giờ, chúng ta đã có một ngôi nhà lớn, chỉ thiếu một cô con gái nữa thôi.

Nàng tiên nhìn chàng trai trẻ đang tiến lại phía mình.

- Nàng có thuận tình lấy ta không? Chàng khẽ hỏi. Nàng tiên gật đầu tỏ ý ưng thuận.

Một bữa tiệc lớn được tổ chức mừng hôn lễ. Ngoài xóm giềng, bà mẹ mời tất cả hành khất trong vùng. Hai người anh lớn cũng nghe phong thanh. Từ lâu họ đã tiêu xài hết những đồng tiền vàng, hoặc do thói quen được người khác nuôi, họ trở thành ăn mày. Về đến căn nhà xưa, thấy cảnh vật đổi thay, họ xấu hổ vì quần áo rách rưới, không dám vào. Họ bỏ đi xa, thế rồi mất tăm trong thế giới rộng lớn.

Người con trai út, cùng cô vợ tiên và bà mẹ, sống hạnh phúc trọn đời trong một miền trù phú dưới mặt trời ấm áp.

30
10 tháng 11 2016

mk đọc hết banh

14 tháng 11 2016

hay ghê, ý nghĩa nxeoeo