K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:

Gành Đá Đĩa - kiệt tác của thiên nhiên.

Gành Đá Đĩa chinh phục khách thập phương bởi những khối đá đen hình lục lăng đan xen, xếp từng tầng lên nhau như những chồng chén đĩa, đều tăm tắp vươn mình ra biển khơi. Gành Đá Đĩa nằm bên bờ biển Đông (thuộc xã An Ninh Đông, huyện Tuy An), là thắng cảnh cấp quốc gia và mới đây, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định xếp hạng danh lam thắng cảnh quốc gia đặc biệt.

Các nhà khoa học cho rằng, khoảng 200 triệu năm về trước, trong quá trình hoạt động của núi lửa ở vùng cao nguyên Vân Hòa, nham thạch phun trào theo dòng chảy dẫn xuôi về biển. Khi gặp nước biển lạnh, cộng với hiện tượng dự ứng lực khiến các khối nham thạch bị đông cứng, rạn nứt theo mạch dọc, tạo nên những khối đá hình lăng trụ. Những khối đá hình lăng trụ có bề mặt lục giác, tứ giác xếp chồng lên nhau một cách ngay ngắn, cao thấp, đứng rồi hơi nghiêng ra biển Đông, một loại hình kết cấu đá siêu bền. Nhìn các khối đá tựa như chồng bát, chồng đĩa nên gọi là Đá Đĩa.

 

(Gành Đá Đĩa Phú yên)

Gành Đá Đĩa được đánh giá là một trong những ghềnh đá nổi tiếng, đẹp bậc nhất trên thế giới. Trong chuỗi những danh thắng khi đến Phú Yên, Gành Đá Đĩa là di tích quốc gia đặc biệt mà khách rất thích. Với vẻ đẹp tự nhiên và cấu trúc độc đáo, đây được xem là kiệt tác của đá mà tạo hóa đã ban tặng cho mảnh đất này, trở thành viên ngọc quý của du lịch Phú Yên. 

1. Văn bản trên đã giới thiệu những tri thức gì về Gành Đá Đĩa? (1 điểm)

2. Nội dung đó được biểu đạt chủ yếu theo phương thức gì? (0,5 điểm)

3. Bức ảnh có vai trò ra sao trong việc biểu đạt nội dung văn bản? (0,5 điểm)

4. Vì sao Gành Đá Đĩa được xem là kiệt tác của tạo hóa và là viên ngọc quý của du lịch Phú Yên? (0,5 điểm)

5. Để Gành Đá Đĩa trở thành một địa điểm du lịch hấp dẫn em có những đề xuất gì? (0,5 điểm)

0
Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vựcbiển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố HạLong, thành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnhQuảng Ninh.Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tươngđồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh BáiTử Long phía Đông...
Đọc tiếp

Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực
biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ
Long, thành phố Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn của tỉnh
Quảng Ninh.

Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương
đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái
Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long
giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn
nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335
km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của
vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất
khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm
với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến
trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể. Sự kết hợp của môi trường,
khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của
đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm
nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 17
loài thực vật đặc hữu và khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát
hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại vịnh.

2
24 tháng 4 2020

mọi người ơi chữa hộ mình xem hay chưa nhé !

27 tháng 4 2020

rat hay

Trai tài gái xức:Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ...
Đọc tiếp

Trai tài gái xức:

Hai nguồn nước chảy uốn khúc qua vùng đất như hai dải ruy-băng bằng bạc, để rồi giao hòa trong nội cỏ tạo thành một con suối. Con suối chảy xa hơn, tưới mát cho làng mạc, tiếng suối róc rách như tiếng lục lạc. Giai điệu dịu êm của nó biểu lộ vừa niềm vui vô hạn, vừa nỗi đau tột cùng. Về hai khối đá này, các cụ già trong vùng còn kể lại một câu chuyện rất kỳ lạ.

Xưa kia, sinh sống trong vùng này có một thiếu nữ xinh đẹp và một chàng trai khôi ngô tuấn tú. Thiếu nữ tên là Sao mai. Nàng có gương mặt đẹp mê hồn và tươi mát như sương mai, giọng nói ngọt ngào, vuốt ve như lông chim nhỏ. Khi bầu trời đầy mây đen, tiếng hát của nàng gọi ánh nắng mặt trời, khi mặt đất màn đêm buông xuống, tiếng hát của nàng gọi các vì sao và mặt trăng. Ai nghe được tiếng hát ấy lập tức quên hết muộn phiền.

Chàng trai tên là Họa mi. Đó là một chàng trai có trái tim trong trẻo như pha lê. Trên khuôn mặt cao quý đôi mắt chàng ngời sáng như kim cương. Mỗi khi chàng nâng cây sáo lên môi, chim chóc ngừng tiếng hót và con người lặng đi như bị mê hoặc. Sao mai và Họa mi yêu nhau và không thể sống thiếu nhau. ở đâu người ta nghe thấy tiếng sáo của Họa mi thì tức khắc ở đó cất lên tiếng hát êm ái của Sao mai.

Một mùa hè nọ, đại hạn giáng xuống vùng. Cây cối vàng võ, héo khô, ngoài đồng các mô đất rắn lại như đá; các giếng nước may lắm chỉ còn mươi giọt.

“Chúng ta sẽ làm gì đây?” Mọi người hỏi nhau. “Hạn hán kiểu này, chúng ta sẽ không tài nào sống sót.”

Lần đầu tiên, tiếng sáo lảnh lót ngưng bặt và giọng hát dịu êm của người con gái tắt lịm. Một ngày nọ, Sao mai và Họa mi cùng nhau lên núi lấy cỏ thuốc, như họ vẫn thường làm.

 

Dưới chân họ, những thửa ruộng cằn cỗi úa vàng, đất đai nứt nẻ khát cháy! Cảnh làng mạc tang thương khiến Sao mai và Họa mi se lòng.

- Sao mai yêu quý, chúng mình thử đào một cái giếng xem sao?

Sao mai gật đầu đồng ý và đôi trai gái bắt tay vào việc. Từng nhát, từng nhát cuốc bổ xuống đất rắn như đá cuội. Họ đào, đào mãi - và đã đào được một cái hố tròn khá lớn - bỗng nhiên, hấp! Từ dưới hố nhảy lên một con ếch vàng, cổ quấn ruy-băng xanh.

- Đây là vương quốc của ta, con ếch tuyên bố, không được đào ở đây! Nếu các người nghe lời ta, ta sẽ nói cho mà biết các người có thể tìm thấy nước ở đâu. Dưới chân núi Mây kia có một khối đá lớn, trong kẽ nứt của khối đá ấy có mọc một cây gai. Nếu các người có thể theo những nhánh rễ gai của cây ấy mà trèo lên đỉnh núi, các người sẽ thấy trên cao một cụ già bận đồ len có bộ râu dài trắng như cước và mái tóc dài bù xù. Cụ già đợi người đến giúp cụ bện mớ tóc dài thành hai bím. Khi nào các người xong việc, cụ già sẽ hỏi các người muốn được thưởng gì. Hãy nói rằng các người chỉ cần nước. Nếu ngay cả cụ ấy cũng không giúp gì được các người, ta không biết còn ai khác có thể! Con ếch vàng vừa nói xong mấy lời trên thì - hấp - nó biến mất dưới lòng hố, như thể đất đã nuốt chửng nó vậy.

 

Nhanh như gió, Sao mai và Họa mi chạy về phía núi Mây.

Đến chân núi, họ sững sờ tuyệt vọng. Núi cao sừng sững, uy nghi và câm lặng, không có đường lên. Trước mặt Sao mai và Họa mi là vách đá dựng đứng, trơn tuột, không có lấy một gờ nhỏ họa may đặt chân vừa. Họ chạy đến chân vách đá, tuyệt vọng tìm một lối leo lên. Chợt họ nhìn thấy một khối đá khổng lồ ngay trước mặt, trong các kẽ nứt của nó mọc ra một cây gai, cây bò lên rất cao, đến ngút tầm mắt, đến tận đỉnh Núi Mây.

- Chúng ta sẽ không bao giờ lên trên ấy được, Sao mai thở dài nhìn những nhánh rễ đầy gai nhọn như muôn vàn mũi kim.

- Đừng sợ! Ôm lấy anh. Anh sẽ trèo. Hãy ôm thật chặt!

Sao mai vòng tay ôm ngang lưng Họa mi. Chàng trai trèo dọc theo đám rễ tua tủa gai, hướng về phía đỉnh núi Mây. Gai nhọn cắm sâu vào hai bàn tay anh, nhưng Họa mi coi thường đau đớn thể xác.

Trèo như thế không biết bao lâu, đến khi kiệt sức, Họa mi và người yêu cũng tới được đỉnh núi. Họ thấy một cụ già mái tóc bạc phơ vội vã bước lại gần. Bộ râu của cụ dài chấm hông, mớ tóc cụ rối tung rủ xuống tận chân, quét đất.

 

- Thật tốt là các cháu đã đến, cụ già hồ hởi. Ngày nào ta cũng chờ có ai đó đến giúp ta bện mớ tóc này.

- Chúng cháu rất sẵn lòng giúp ông, thưa ông, Họa mi đáp. Hai bạn trẻ bắt tay ngay vào việc. Tay họ tê cứng vì tết tóc quá lâu. Nhưng cuối cùng ông lão cũng có được hai bím tóc lấp lánh ánh bạc thay vì mớ tóc rối bù dài quét đất.

Cụ già rất hài lòng, hỏi:

- Các cháu muốn ta thưởng gì? Ta sẽ thực hiện ước nguyện của các cháu, dù nó là gì đi nữa.

- Thưa ông, Họa mi đáp, chúng cháu chỉ khao khát một điều: ông cho chúng cháu nước! Đại hạn làm điêu đứng vùng quê của chúng cháu, lúa mì chết khô, cỏ úa vàng, con người thì chết khát.

- Được, các cháu có thể có nước, ông già trả lời. Ông sẽ giúp các cháu, nhưng ông không biết các cháu có đủ can đảm không.

- Hãy nói cho chúng cháu biết chúng cháu phải làm gì, chúng cháu không sợ gì cả, Họa mi và Sao mai cùng đồng thanh.

Cụ già lấy từ trong tai trái ra một viên ngọc đen lấp lánh, và giải thích:

- Cầm lấy viên ngọc này và quay về thung lũng. ở đó, đến nơi nào các cháu chọn, một trong hai cháu phải nuốt viên ngọc. Ngay khi nuốt viên ngọc, cháu đó sẽ biến thành một khối đá, nơi chân khối đá sẽ tuôn ra một nguồn nước không bao giờ cạn cứu đồng bào của các cháu. Bây giờ, vĩnh biệt các cháu, nếu ngày nào đó còn cần đến ta, các cháu chỉ cần đập nhẹ vào vách đá của núi Mây ba cái.

 

Sao mai và Họa mi nhìn nhau, rất buồn vì sắp phải xa nhau. Nhưng ý nghĩ về nỗi khổ của mọi người cho họ lòng can đảm. Lặng lẽ, cả hai chìa tay ra nhận viên ngọc đen, nhưng Họa mi nhanh tay hơn. Anh cầm lấy viên ngọc, giấu dưới áo.

- Bây giờ các cháu đi đi, cụ già nói, đoạn đưa cho mỗi người một bím tóc bạc, Sao mai và Họa mi nắm lấy mỗi người một đầu. Tức khắc, hai bím tóc rít lên trong không trung, nhằm thẳng hướng chân vách đá. Thế gian quay đảo quanh hai bạn trẻ, gió ù ù bên tai, nhưng chưa kịp sợ thì chân họ đã chạm nền đất cứng dưới chân Núi Mây. Chưa hết bàng hoàng thì hai bím tóc đã bay ngược trở lên và mất hút trong tầng cao.

Họa mi lấy viên ngọc đen từ trong áo ra. Nước mắt lưng tròng, họ nhìn nhau hồi lâu.

- Đưa cho em, Sao mai dịu dàng nói.

- Không, Họa mi đáp. Hai người giành nhau viên ngọc, nhưng Họa mi giữ được. Anh bỏ nhanh vào miệng, Sao mai bất lực nhìn người bạn thủy chung biến thành một khối đá câm lặng. Và rồi, kỳ diệu làm sao, từ chân khối đá tuôn ra một dòng nước trong mát.

 

- Họa mi, Họa mi, không có anh em sẽ ra sao? Sao mai than khóc, ghì chặt trong tay khối đá giá lạnh. Nước mắt của nàng chẳng ích gì, khối đá không thể trả lời. Nàng ngồi dưới chân khối đá, gục đầu trong vòng tay, chỉ nghĩ đến một điều duy nhất: Làm sao cũng biến mình thành một khối đá. Chợt một ý nghĩ thoáng qua. Nàng đứng bật dậy, chạy nhanh đến vách núi, đập nhẹ ba cái. Có tiếng động từ trên cao: Hai bím tóc bạc rơi xuống cạnh thiếu nữ. Nàng nắm lấy, trèo lên, trèo lên mãi cho đến khi tới đỉnh vách núi cao.

- Tại sao cháu trở lại, cháu gái của ta? Cụ già âu yếm hỏi.

- Thưa ông, Sao mai nói, ông hãy nhìn vùng đất chết khát khốn khổ kia, chỉ một nguồn nước thôi không đủ tưới mát cho nó. Cháu van ông, ông cho cháu một viên ngọc nữa, để cháu cũng hóa đá, dưới chân khối đá cũng phun ra một nguồn nước không bao giờ cạn.

Cụ già do dự một lát, rồi rưng rưng cảm động, cụ trả lời:

- Ta sẽ cho cháu viên ngọc này để cháu được toại nguyện, Sao mai ạ. Dứt lời cụ đưa tay lên tai phải và lấy ra một viên ngọc trắng lấp lánh đưa cho thiếu nữ.

 

Sao mai cảm ơn ông cụ, đoạn nắm lấy một bên bím tóc, nghe không trung rít lên quanh mình và, hầu như không biết bằng cách nào, lại trở về chân vách núi, ngay cạnh nơi sừng sững khối đá Họa mi đã hóa thân.

- Không bao giờ em rời xa anh nữa, chúng mình sẽ vĩnh viễn bên nhau, Sao mai xinh đẹp âu yếm thầm thì. Dứt lời nàng bỏ viên ngọc trắng vào miệng. Tức thì, nàng hóa đá. ở nơi trước đây chỉ có một khối đá, nay hóa hai kề cận bên nhau, tựa vào nhau, im lặng ngắm nhìn cảnh vật trải ra dưới chân. Bên dưới mỗi khối đá tuôn trào một nguồn nước mảnh mai, trong veo, tiếng hát ca của nguồn nước này tựa hồ tiếng hát của Sao mai xinh đẹp, tiếng reo vang của nguồn nước kia giống như tiếng sáo quyến rũ của Họa mi.

Và kìa! Bất kể nơi đâu hai dòng nước chảy qua, cỏ trở lại xanh tươi, cây lúa vươn mình sống dậy, toàn bộ đất đai hồi sinh.

- Nước! Nước! Mọi người reo lên vui sướng, ai nấy ùa ra khỏi nhà, lăn ra đất, náo nức uống những ngụm nước mát đầu tiên.

“Nước này ở đâu ra nhỉ?” Người ta hỏi nhau.

- Không ai có cảm giác, một người chợt lên tiếng, trong thứ nước này có vang lên tiếng sáo của Họa mi và giọng hát của Sao mai sao?

 

Mọi người lắng tai nghe, và quả nhiên, trong tiếng sáo ngân nga có chen lẫn âm vang của giọng hát quen thuộc.

- Họ đâu rồi nhỉ, Họa mi và Sao mai ấy? Một người khác thắc mắc. Dân chúng lo ngại. Chuyện gì đã xảy đến với họ? Cả vùng đổ đi tìm hai kẻ mất tích. Họ theo hai dòng nước nhỏ, ngược lên hai khối đá giống hai hình người, trước đây không hề có. Tất cả sững sờ kinh ngạc. Từ một trong hai khối đá cặp mắt long lanh của Họa mi nhìn họ và từ khối đá kia nụ cười không bao giờ tắt của Sao mai xinh đẹp. Dân chúng đau lòng trước cảnh hai bạn tình hóa đá. Từ ngày đó không ai còn được gặp thiếu nữ xinh đẹp và chàng trai khôi ngô tuấn tú, chỉ có hai nguồn nước tuôn trào dưới chân hai khối đá gợi lại kỷ niệm về họ. Hai nguồn nước không bao giờ cạn, như tiếng sáo của Họa mi và giọng hát dịu êm của Sao mai không bao giờ rời bỏ vùng đất thân yêu.


khocroikhocroikhocroikhocroi

3
1 tháng 1 2017

hay mà cảm động quákhocroikhocroikhocroikhocroi

11 tháng 1 2017

chuyện rất cảm động và cũng hay vô cùng. mà bạn là trai chuyên văn hả? hâm mộ quá!yeu

THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê , tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây . Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu ( 1601 ) , đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng , vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong . Có thể nói Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nhất của Huế . Lúc đó , nó...
Đọc tiếp

THUYẾT MINH VỀ CHÙA THIÊN MỤ 

Bài văn thuyết minh về chùa Thiên Mụ 

Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa nằm trên đồi Hà Khê , tả ngạn sông Hương cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5 km về phía tây . Chùa Thiên Mụ chính - khởi xây năm Tân Sửu ( 1601 ) , đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng , vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng trong . Có thể nói Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nhất của Huế . 

Lúc đó , nó chỉ là một ngôi thảo am ( thò cúng ) nhỏ do người dân mới di dân đến vùng lập nên . Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vào năm 1601 . chúa Nguyễn Hoàng qua đây thấy cảnh đẹp và được nhân dân địa phương kể chuyện rằng : Có một tiên áo đỏ quần lục xuất hiện trên hiện ngọn đồi này và nói rồi đây sẽ có bậc chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí cho bền long mạch . Nói dứt lời , bà tiên biến mất . Từ nhân dân gọi là đồi Thiên Mụ (người đàn bà nhaf trời) . Chúa liền cho dựng trên đồi và đặt tên là Linh Mụ Tự . Ccas đoeif chúa sau nhu Nguyễn Phúc Tần (1648 - 1687) và Nguyễn Phúc Chu (1691 - 1725) cũng đã tuu bổ và mở rộng chùa thành một chùa lớn . Năm 1844 , vua Thiệu Trị cho dựng tháp Phước Duyên . 

Năm Giáp Thìn (1904) , bão lớn ở Huế cho chùa bị đổ nát . Năm 1907 , Vua Thành Thái cho trùng tu , quy mô chùa từ đấy không còn to lớn như trước nhưng vẫn cổ kính , trang nghiêm .

Chùa được bao quanh bằng khuôn tường xây đá hai vòng trong , ngoài . Khuôn viên chùa được chia làm hai khu vực . Khu vực trước cửa Nghi Môn gồm có các công trình kiến trúc : Bến thuyền đúc bê tông có 24 bậc tam cấp lên xuống , cổng tam quan là bốn trụ biểu xây sát đường cái, từ cổng tam quan bước lên 15 bậc tam cấp là đình Hương Nguyện (nay chỉ còn lại nền đất và bộ móng xây bằng đá thanh) , sau đình Hương Nguyện là tháp Phước Nguyện xây bằng gạch vồ bảy tầng cao vời vợi , hai bên Hương Nguyện có hai lầu hình tứ giác ( dựng tù thời Triệu Trị lui vêf phía trong có hai lầu hình lục giác - môtj lầu để bia và một lầu để chuông (dựng thòi Nguyễn Phúc Chi) . Đây là những công trình có tính chất lưu niệm (bia , tháp) . Khu vực phía trong của Nghi Môn gồm các điện : Đại Hùng , Địa Tạng , nhà trai , nhà khách , vườn hoa , sau cùng là vườn thông tĩnh mịch.

Chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất , kiến trúc đồ sộ nhất và cũng là một ngôi chùa đẹp nhất của xứ Huế . Vua Thiệu Trị liệt cảnh chùa Thiên Mụ vào một trong 21 thắng cảnh , và được thể hiện trong bài thơ Thiên Mụ chung Thanh . Năm 1695 , chúa Nguyễn Phúc Chu đã mở đại giưới đàn rất long trọng tại chùa và mời ngài Thích Đại San - một vị cao tăng người Trung Quốc tới Phú Xuân. 

Ngày nay , chùa Thiên Mụ vẫn huy hoàng , tráng lệ chính nhờ công lao trùng tu và xây dựng của nhiều vị chân tu và đạo hữu xa gần suốt mấy chục năm qua 

0
9 tháng 8 2016

Cuộc đời cách mạng gian nan sẽ có khi "lỡ bước" nhưng hai vị anh hùng của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh lại coi đó như một phút nghỉ chân hay đang thử thách bản thân qua 2 tác phẩm "Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác" và "Đập đá ở Côn Lôn".Bước vào hai câu đầu cho ta thấy tư thế hiên ngang mạnh mẽ của con người khi đứng trước những nhọc nhằn của nhà tù . Tuy chịu muôn vàn khó khăn nhưng ng` anh hùng kô chịu cúi đầu khuất phục hoàn cảnh, họ đứng cao hơn mọi sự đầy đọa của kẻ thù . Bốn câu cuối khẳng định 1 lần nữa sự ngang tàng, phong lưu của tác giả . Nhưng trong bài "Vào nhà ngục Quảng Đông lại khác " trong cái vẻ lẫm liệt đó là sự nhận tội, hối hận của nhà văn khi chưa giải cứu được đất nước . Đặt mình trong thử thách gian nan đã khiến cho con người trở nên bền bỉ, dẻo dai, càng khẳng định ý trí chiến đấu cách mạng của "những kẻ vá trời" này

9 tháng 8 2016

camr ơn ban nha

 

Đọc văn bản sau:                                                       LÃO NHÀ GIÀU VÀ CON LỪA(1)Lão nhà giàu nọ ra chợ mua được một con lừa rất khỏe.(2)Lão liền chất lên lưng nó bao nhiêu là hàng hóa và trở và làng.(3)Dọc đường sẵn thấy củi, lão lại chặt luôn mấy vác buộc vào hai bên sườn nó.(4) Con lừa chở nặng quá, vẹo cả lưng, nhưng cũng gắn đi.(5)Đi được một...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

                                                       LÃO NHÀ GIÀU VÀ CON LỪA

(1)Lão nhà giàu nọ ra chợ mua được một con lừa rất khỏe.(2)Lão liền chất lên lưng nó bao nhiêu là hàng hóa và trở và làng.

(3)Dọc đường sẵn thấy củi, lão lại chặt luôn mấy vác buộc vào hai bên sườn nó.(4) Con lừa chở nặng quá, vẹo cả lưng, nhưng cũng gắn đi.(5)Đi được một quãng thấy mấy tảng đá vương vắn nằm chắn ngang đường, lão liền nghĩ bụng:"Hãy thồ nốt mấy tảng đá này về, ít hôm nữa dựng nhà mà làm móng."(6)Lão lại xếp nốt mấy tảng đá lên lưng lừa.(7)Lừa mệt quá, ì ạch lê từng bước một.(8)Trời nắng to, lão nhà giàu thấ bức quá liền cởi nốt chiếc áo trên mình vắt lên lưng lừa.(9)Nhưng lừa đã quá kiệt sức rồi, nên khi chiếc áo cất lên lưng thì lừa đã ngã quỵ xuống không đứng lên được.(10)Lão nhà giàu cáu kỉnh quát:

(11)Thật là đồ ăn hại!(12)có cái áo mà cũng không chở nổi.

a)Tìm phần mở bài trong văn bản trên.Cho biết cách mở bài ở đây có gì đặc biệt?

b)Cho biết văn bản có phần kết bài không?

c)Từ nội dung cụ thể của văn bản này, người đọc có thể tự kết luận như thế nào?

Các bạn giải giúp mình nhanh nha!! Mình cần gấp

1
20 tháng 12 2024

   

vì tiềnXưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang...
Đọc tiếp

vì tiền

Xưa kia, trong một vùng cằn cỗi dưới chân núi, có một bà góa nghèo sống cùng ba người con trai. Người con cả là một tên vô tích sự, người con thứ hai chẳng hơn gì, duy chỉ có người con út là thương người và siêng năng, thường cố sức mình giúp mẹ. Bà mẹ dệt suốt ngày, dưới những ngón tay khéo léo của bà nở ra muôn bông hoa đẹp, vô số chim chóc và đủ loại muông thú. Bà mang những tranh gấm ra chợ tỉnh gần đấy và đổi lại đủ tiền nuôi các con cùng bản thân. Người con út thường vào rừng kiếm củi, nhưng hai anh lớn thì lười biếng chỉ nằm ườn sưởi nắng chờ mẹ cho ăn.

Một hôm bà mẹ bán hết hàng sớm hơn thường lệ. Đang lang thang trong chợ tìm người bán gạo rẻ, chợt bà chú ý đến một bức tranh lớn treo trong một cửa hiệu. Bà đến gần để xem kĩ hơn. Bức tranh thể hiện một ngọn núi giống như ngọn núi sau làng bà, nhưng dưới chân núi, không phải những mái tranh nghèo lụp xụp mà là những ngôi nhà nhỏ đẹp đẽ, sạch sẽ, quây quần. Ngôi nhà đẹp nhất có nhiều tầng, sừng sững giữa một mảnh vườn có con suối lấp lánh ánh bạc chảy qua, với một chiếc hồ nhỏ nơi đàn cá đỏ bơi lội tung tăng. Trong sân gà vịt, gia cầm quanh quẩn kiếm ăn, những con cừu trắng gặm cỏ trên đồi, những cánh đồng ngô vàng rực trải dài ngút tầm mắt. Bên trên bức tranh trữ tình, tỏa sáng một vầng mặt trời đỏ rực.

Bị chinh phục bởi bức tranh đẹp, bà mẹ không thể rời mắt. Chẳng kịp nghĩ ngợi, bà dốc hết số tiền vừa bán gấm ra mua bức tranh. Trong túi chỉ còn vài đồng, bà đong ít gạo mang về. “Chỉ một lần”, bà tự nhủ, “chẳng phải gì ghê gớm. Lần sau, ta sẽ chuẩn bị cho các con món gì đó tươm tất hơn.” Trên đường về, chốc chốc bà lại dừng bước, giở cuộn tranh ra ngắm nghía. Sao mà những ngôi nhà sáng rỡ đến thế, sao mà dòng suối lấp lánh đến thế, bà đếm xem có bao nhiêu gà, bao nhiêu vịt, bà thán phục mảnh vườn rau tươi tốt, đến gần nhà, bà như ngửi thấy mùi hương hoa lung linh trong vườn. Cảnh trong tranh khiến bà sung sướng như chưa từng sung sướng thế trong đời.

 

Về nhà, bà mẹ treo tranh ngoài cửa. Bà không thể rời mắt. Hai người con lớn càu nhàu, chúng thấy thật lố bịch khi phí tiền mua một bức tranh, nhưng người con út tuyên bố:

- Con chúc cho mẹ có được căn nhà như trong tranh, với một mảnh vườn đẹp như thế. Nếu là mẹ, con sẽ dệt một bức tranh gấm theo mẫu này. Khi dệt căn nhà, những bông hoa, dòng suối, đàn gà, mẹ sẽ có cảm tưởng có những thứ đó thực.

- Đừng làm mẹ kích động, người anh cả ngáp dài. Nếu mẹ dệt chỉ vì ý thích thì lấy đâu ra tiền mà sống?

- đúng thế, người anh thứ hai phụ họa, nếu mẹ muốn sống như một quý phu nhân thì hãy chờ kiếp sau. Có thể sẽ sung sướng hơn hiện nay.

Nhưng ý của người con út khiến bà xiêu lòng.

- Đừng sợ mẹ làm khổ các con, bà dỗ dành. Mẹ sẽ dệt theo sở thích buổi tối và sáng sớm. Mẹ đã nuôi nấng các con cho đến nay, mẹ sẽ tiếp tục nuôi nấng các con. Dứt lời, bà đi mua những con chỉ đẹp nhất, và bắt tay vào dệt.

Suốt một năm dài bà mẹ ngồi bên khung cửi. Đêm nào bà cũng đốt một ngọn đuốc, khói cay làm mắt bà đỏ hoe, nước mắt trào ra. Từng giọt nước mắt trong như pha lê rơi xuống bức gấm bà đang dệt, bà hòa nhập chúng vào bức tranh. Bằng cách ấy, bà mẹ dệt bằng nước mắt con suối nhỏ và mặt hồ gợn sóng rập rờn.

Năm thứ hai, đôi mắt bà mẹ tội nghiệp rát bỏng đến ứa máu, những giọt nước mắt đỏ tươi rơi xuống bức gấm. Bà hòa nhập chúng vào tranh. Bằng cách ấy, bà dệt nên những bông hoa đỏ và mặt trời màu đồng chiếu sáng trên vòm trời.

Năm thứ ba, bức tranh gấm hoàn thành. Nó chứa đựng tất cả những gì có trong bức tranh mẫu. Một vùng ngợp màu xanh dưới chân ngọn núi cao, những căn nhà lấp lánh ánh bạc, những cánh đồng ngô vàng rực, những mảnh vườn rau, cây ăn quả, những bụi rậm điểm tô, và nơi rìa làng, thay vì căn nhà tồi tàn của bà mẹ là một tòa nhà to cao lừng lững, với những cột đỏ, cửa vàng và mái lam. Phía sau nhà, những con cừu gặm cỏ trên đồi xanh, cùng những con trâu, con bò, gà con vàng ươm, vịt con nô đùa trên cỏ, những chú chim rạch không trung sải cánh bay nhanh.

Lớp cảnh trước của bức tranh là một mảnh vườn cây cối xum xuê, hoa nở tưng bừng, chính giữa là một hồ nhỏ với đàn cá đỏ, từ đó phun ra một dòng suối lấp lánh ánh bạc chảy qua cánh đồng lúa. Phía sau làng là những cánh đồng ngô vàng rực, trải dài ngút tầm mắt. Tít trên cao, mặt trời màu đồng lấp lánh trên nền trời xanh.

Bà mẹ giụi cặp mắt đỏ hoe, nở một nụ cười mãn nguyện.

- Lại đây xem, các con, đẹp xiết bao!

Ba người con sán lại, trầm trồ thán phục.

- Nếu đem bán thì được bao nhiêu tiền vàng nhỉ? Người con cả hỏi.

- Với một món hàng thế này, có thể được món tiền khá đấy, người con thứ hai phụ họa. Nhưng người con út tuyên bố:

- Mẹ chúng ta đã xây cho chúng ta một ngôi nhà bằng gấm. Chúng ta hãy chiêm ngưỡng và sống ở đó bằng tâm tưởng.

- Mẹ dệt bức tranh theo sở thích. Mẹ sẽ không bán cho ai cả. Nhưng ở đây, trong bóng tối, mẹ con ta không nhìn rõ những gì trên đó. Hãy mang ra ánh sáng.

Bà mẹ treo bức tranh gấm của mình ra ngoài. Tất cả màu sắc đều rực rỡ. Chỉ dưới ánh sáng ngày rất tỏ, người ta mới thấy bức tranh đẹp đến thế nào. Xóm giềng xúm lại ngắm nghía, ai nấy trầm trồ khen khiến bà mẹ cười sung sướng.

Thốt nhiên bà cảm thấy một làn gió mát mơn man trên má mình. Bức gấm rung rinh. Một cơn gió mạnh lay động nó như đập thảm và cuối cùng giật tung nó khỏi cánh cửa. Thoáng sau, bức tranh đã bay rất xa trong không trung.

Bà mẹ kêu lên và ngất đi. Xóm giềng chạy tản ra khắp nơi tìm bức tranh, những người con cũng tìm khắp xung quanh, nhưng không ai tìm được.

Sau hôm mất tranh, bà mẹ bắt đầu lang thang như một linh hồn chịu tội. Người con út cố hết sức phục hồi sức khỏe cho mẹ, nấu xúp gừng cho mẹ ăn, nhưng bà vẫn suy sụp đi trông thấy.

Một thời gian sau, bà gọi người con cả đến, bảo:

- Con ơi, nếu con muốn mẹ còn sống thì hãy đi tìm bức tranh gấm mang về đây. Không có nó, khác nào mẹ mất nửa cuộc đời.

Người con cả xỏ dép và đi về phía Đông. Sau một tháng anh ta đến một hẻm núi, nơi đó có một căn lều đá. Trước lều có một con ngựa vươn cổ lên bụi dâu tây. “Tại sao con ngựa không ăn quả dâu tây?” người con cả tự hỏi. “Tại sao nó đứng đấy, vươn cổ, há mõm?” Lại gần hơn, anh ta nhận ra con ngựa là ngựa đá. Người con cả hết sức ngạc nhiên. Anh ta đứng thần người, sửng sốt ngắm nhìn con ngựa đá và căn lều đá, bỗng một bà già tươi cười xuất hiện trên ngưỡng cửa:

- Con tìm gì ở đây, con trai của ta? Bà niềm nở hỏi.

- Con tìm một bức tranh gấm do mẹ con dệt, người con cả đáp. Bức tranh thể hiện cảnh một ngôi nhà, một dòng suối, một mảnh vườn, đàn gia cầm, mặt trời và những bông hoa. Vì bức tranh ấy, chúng con đã ăn không ngon, ngủ không yên suốt ba năm ròng, mẹ con vừa dệt xong thì gió cuốn đi mất, có Trời biết là đi đâu. Mẹ sai con đi tìm. Tình cờ bà có thấy nó ở đâu không?

- Có, ta có biết, bà già nhún vai nói. Các nàng tiên Núi Mặt trời đã mượn bức tranh ấy đấy! Các nàng muốn dùng nó làm mẫu để mỗi nàng thêu một bức gấm đẹp.

- Con hài lòng được biết phải đi đâu mà tìm, người con cả thở phào nhẹ nhõm. Bà có thể chỉ đường cho con đến Núi Mặt trời không? Con sẽ đến thẳng nơi ấy, xong mới yên tâm được.

- Nói thì dễ, làm thì khó đấy, bà già cười khe khẽ. Muốn đến Núi Mặt trời, con không có cách nào khác là cưỡi con ngựa này.

- Nhưng con ngựa này bằng đá! Người con cả nhận xét.

- Không quan trọng, bà già nói. Con ngựa sẽ hồi sinh, nếu con trồng vào lợi nó răng của con để nó có thể ăn được mười quả dâu. Nếu con muốn, ta có thể đánh rụng răng con bằng hòn đá này.

Người con cả sợ hãi nhìn bà già. Đầu gối anh ta run lẩy bẩy.

- Cái đó còn chưa thấm vào đâu, bà già tiếp tục, không để ý đến vẻ sợ hãi của anh chàng. Trên con ngựa này, con phải băng qua một núi lửa, phải vượt qua một biển băng, thoát khỏi biển băng con sẽ thấy Núi Mặt Trời và các nàng tiên. Nhưng nếu dọc đường con chỉ thở dài một tiếng thì hoặc lửa sẽ đốt con thành tro bụi, hoặc những tảng băng sẽ tiêu diệt con, hoặc sóng biển sẽ nhận chìm con.

Người con cả vội lùi lại một hai bước, nhìn con đường mình vừa đi tới. Bà già mỉm cười:

- Nếu trái tim con không mách bảo thì đừng khiên cưỡng! Tốt hơn hãy trở về nhà. Ta sẽ cho con một hộp nhỏ đầy tiền vàng để đi đường.

- Bà sẽ cho con tiền vàng, không phải đổi gì sao? Người con cả sững sờ hỏi.

- Phải, không đổi gì cả. Hoặc nếu muốn, để con có cái ăn khi đói, bà già lạ lùng trả lời.

- Chúa tôi, nếu quả vậy, con ưng quay về nhà... Người con cả cầm lấy tiền và biến mất bằng con đường đã đưa anh ta đến.

Đến ngã tư, anh ta tự nhủ: “Số vàng này, cho một người thì đủ, nhưng nếu chia tư thì ít quá. Ta ưng ra thành phố hơn là về nhà. Ta sẽ sống như một lãnh chúa!” Thế là anh ta ra thành phố.

Thấy lâu quá mà con cả không trở lại, bà mẹ bảo người con thứ:

- Anh con chu du, chẳng biết đi đâu? Có lẽ nó đã quên chúng ta rồi. Con trai, con hãy đi tìm cho mẹ bức tranh gấm.

Người con thứ xỏ dép và lên đường. Anh ta đi một ngày, một tuần, một tháng và đến túp lều đá. Anh ta trông thấy con ngựa đá vươn cổ lên những quả dâu. Một bà già hiện ra trên ngưỡng cửa, hỏi:

- Trận gió lành nào đưa con đến nơi này, con trai của ta?

- Con tìm bức tranh gấm mẹ con dệt. Gió đã cuốn đi.

- Anh cả con đã qua đây, bà già thở dài, nhưng nó sợ đi đoạt lại bức gấm phải qua lửa, qua băng, phải cưỡi trên con ngựa này.

- Nhưng đây là con ngựa đá?

- Nếu con chịu nhổ răng bằng một hòn đá, để ta có thể trồng răng của con cho con ngựa, ngay khi con ngựa ăn được mười quả dâu, nó sẽ sống lại và mang con đến bên các nàng tiên của Núi Mặt Trời. Các nàng sẽ trả con bức tranh.

- Chỉ còn thiếu nước ấy nữa thôi, con sẽ bị nhổ răng! Người con thứ hoảng sợ. Con ưng quay về nhà hơn.

- Nếu vậy, ta sẽ cho con một hộp tiền vàng. Anh con cũng đã được ngần ấy.

“Chính vì lẽ đó mà anh trai ta không trở về nhà,” người con thứ nghĩ bụng. “Anh ấy làm thế là đúng. Anh ấy hưởng tiền một mình.” Người con thứ cầm hộp tiền vàng bà già cho, lễ phép cảm ơn, rồi ba chân bốn cẳng chuồn mất. Đến ngã tư đường, anh ta không do dự một giây, đi thẳng ra thành phố. “Giờ đây, ta sẽ tận hưởng thời vận của ta!” anh ta khấp khởi mừng thầm. “Tại sao ta phải chia sẻ cho người khác?”

Một tháng nữa lại trôi qua, bà mẹ gọi con út đến và bảo:

- Con ơi, mẹ giờ yếu như một con ruồi. Nếu không tìm lại được bức gấm, mẹ sẽ không cầm cự được bao lâu nữa. Hai anh con đi rong chơi, chẳng biết ở nơi nào? Chắc chúng không còn nghĩ gì đến chúng ta. Con vẫn là đứa ***** tin cậy nhất. Con hãy đi tìm bức gấm cho mẹ.

Người con út xỏ dép và lên đường. Chàng đến hẻm núi, nơi phía trước căn lều đá có con ngựa đá đang vươn cổ lên chùm dâu, và trên ngưỡng cửa là một bà già nhỏ bé như chờ chàng. Bà chào đón chàng và nói:

- Đường đến bức tranh gấm rất gian nan. Hai anh con đã ưng nhận của ta mỗi người một hộp tiền vàng, đi ra thành phố rồi.

- Con không sợ gì hết, con không cần vàng. Tiền vàng không trả lại cho mẹ con sức khỏe. Con phải làm gì đây để lấy lại bức tranh gấm cho mẹ mình?

Bà già nói cho người con út biết đường đi phải qua lửa và đá băng. Bà cũng nói muốn làm con ngựa sống lại phải cho nó răng của chàng. Bà chưa dứt lời chàng trai đã lấy một hòn đá đập gẫy răng mình, cấy vào hàm ngựa. Con ngựa sống lại, ăn mười quả dâu. chàng trai nhảy lên mình ngựa phi nhanh như gió.

- Đừng quên con không được thở dài một tiếng, ngay cả khi lửa liếm vào con và băng làm sầy da con, nếu thở dài con sẽ chết! Bà già nhỏ bé gọi với theo.

Mệt đứt hơi, chàng trai phi ngựa càng lúc càng sâu vào vùng núi đá, đến một nơi lửa phun ra từ lòng đất. Chàng trai thúc ngựa, vượt qua bức tường lửa. Lửa thiêu đốt chàng, làm chàng ngạt thở, nhưng chàng không thở dài một tiếng nào. Khi chàng tưởng lửa sắp thiêu chết mình thì con ngựa nhảy một bước dài, chưa kịp hiểu rõ sự tình đã thấy cả người cả ngựa trên một con đường mòn râm mát giữa các tảng đá. Người con út lau mồ hôi trán, hít đầy lồng ngực không khí mát lành, rồi thúc ngựa, tiếp tục cuộc hành trình. Thày trò đi như thế rất lâu, lâu lắm, đến khi chàng trai cảm thấy một luồng khí lạnh. Xa xa nghe có tiếng ầm ầm. Chàng trai lại thúc ngựa. Thầy trò phi như gió, chợt con đường kẹt giữa những mỏm đá nhô ra. Con ngựa dừng lại. Chàng trai rét run, đưa mắt nhìn xung quanh. Thầy trò đang đứng trước mênh mông biển sóng. Nhìn đến ngút tầm mắt, phía trước họ một biển băng vô tận, với những núi băng trôi khổng lồ đầy đe dọa, va vào nhau răng rắc. Xa tít tắp phía bên kia biển băng, có thể hình dung một ngọn núi xanh chan hòa ánh nắng mặt trời. “Núi Mặt Trời!” người con út reo lên. “Mau, ngựa tốt của ta, phải gấp lên, chúng ta gần đến nơi rồi!” Con ngựa nhảy không do dự xuống làn sóng băng. Khối băng chuyển động đốt cháy và cào xước da chàng kị sĩ, những con sóng xô đẩy chàng, đe dọa đánh ngã chàng. Nhưng chàng trai mím chặt môi, không một tiếng thở dài. Khi chàng tưởng mình sắp chìm ngập trong băng thì con ngựa vừa tới bờ. Mặt trời ấm áp tức thì sấy khô quần áo chàng, làm liền sẹo các vết thương của chàng và trước khi kịp hiểu ra sao, chàng đã ở trên đỉnh núi. Trước mặt chàng lấp lánh một tòa lâu đài pha lê. Tiếng cười, tiếng hát của các thiếu nữ vẳng đến từ ngoài vườn.

Chàng trai qua cổng sân chầu, đoạn nhảy xuống ngựa. Chàng thấy trước mắt mình một đám các thiếu nữ vô cùng xinh đẹp đang dệt gấm. Bức tranh của mẹ chàng đặt ở giữa. Trông thấy chàng trai, các thiếu nữ bỏ khung cửi, xúm quanh cười đùa. Thiếu nữ trẻ nhất, mặc áo đỏ sẫm, chàng thấy đặc biệt dễ thương.

Giữa lúc đó, một phu nhân rất đẹp tiến lại gần chàng. Bà mặc một chiếc áo óng ánh như phản chỉếu của muôn tia nắng mặt trời trên biển. Mái tóc dài của bà được giữ bằng một chiếc lược vàng.

- Ta là Chúa tiên, bà nói. Chưa ai từng đến đây. Tại sao con thực hiện chuyến đi nguy hiểm này?

- Con đến tìm bức tranh gấm của mẹ con. Gió đã mang nó đến tận lâu đài của bà, và mẹ con đã ngã bệnh.

- Chẳng phải ngẫu nhiên gió cuốn bức tranh gấm của mẹ con đến đây, chính chúng ta đã ra lệnh cho gió. Chúng ta muốn dùng bức gấm ấy làm mẫu dệt cho mỗi chúng ta một bức tranh đẹp. Nếu con cho chúng ta đêm nay nữa, ngày mai con có thể mang bức gấm đi. Và trong lúc chờ đợi, con là khách của chúng ta, Chúa tiên mỉm cười nói.

Chàng trai sống trong một giấc mơ. Các nàng tiên xúm quanh chàng cười đùa. Các nàng cho chàng nếm rượu tiên và thức ăn nơi tiên giới, như các thánh thần được thế. Sau đó, các nàng nhanh chóng bắt tay vào công việc. Các nàng dệt đến chiều tối. Khi hoàng hôn buông xuống, các nàng treo trên vòm trời một viên ngọc lấp lánh, chiếu sáng trong đêm, và các nàng lại dệt đến nửa đêm mới đi ngủ. Chàng trai kiệt sức vì bấy nhiêu cảm xúc, lăn ra ngủ li bì. Riêng nàng tiên trẻ nhất, nàng tiên chàng ưng ngay từ phút đầu, vẫn thức. Nàng ngắm nhìn bức tranh của bà mẹ, rồi bức tranh của mình, và thở dài. Không nàng tiên nào dệt được bức tranh đẹp như bức tranh của bà. Không dòng suối nào lấp lánh bằng dòng suối dệt bằng nước mắt của bà, không mặt trời nào chiếu tỏa bằng mặt trời thấm máu của bà. Nàng tiên trẻ nhìn chàng trai đang ngủ, và nảy ra một ý. Nàng lấy một sợi chỉ lụa, thêu trên bức tranh của bà mẹ một nàng tiên nhỏ mặc áo đỏ sẫm, đứng bên bờ hồ nhìn đàn cá đỏ.

Chàng trai trẻ thức giấc lúc nửa đêm. Gian phòng trống vắng. Giữa phòng chỉ có duy nhất bức tranh của mẹ chàng. Chàng trai chiêm ngưỡng bức tranh giây lát, rồi tự nhủ: “Tại sao phải đợi đến sáng mai? Mẹ ta đang ốm, và tình trạng của mẹ xấu đi từng ngày.” Chàng cuộn bức gấm luồn vào trong áo choàng, nhảy lên ngựa và trở lại con đường băng lửa. Sóng biển tuyệt vọng quăng về phía chàng những khối băng to nhất, núi lửa thè những lưỡi lửa chực nuốt chửng chàng. Chàng trai trẻ không hề thở dài và, trước khi kịp hiểu rõ sự tình, đã thấy mình đứng trước túp lều đá. Bà già bé nhỏ tươi cười chờ chàng trước ngưỡng cửa:

- Ta sung sướng thấy con trở về, con trai của ta. Con là một chàng trai tốt bụng và dũng cảm. Con đã đạt được điều con muốn. Ta sẽ trả lại răng cho con. Bà lấy răng trên hàm ngựa trồng lại vào hàm răng của chàng trai. Lập tức, con ngựa hóa đá.

- Con hãy cầm lấy, đây là đôi dép bằng da hươu, bà già tốt bụng bảo chàng. Xỏ đôi dép này vào, con sẽ nhanh chóng về tới nhà.

Chàng trai nồng nhiệt cảm ơn bà già nhân hậu đã tận tình giúp đỡ, đoạn xỏ đôi dép bằng da hươu và, chẳng biết bằng cách nào, chàng đã đứng trước căn nhà nhỏ thân thuộc. Trông thấy chàng, một bà hàng xóm chạy ra. Bà rầu rĩ nói:

- Thật tốt là cháu đã về. Ai biết mẹ cháu sẽ ra sao. Bà không ra khỏi nhà nữa, mắt sắp lòa rồi. Bác không biết...

Chàng trai chạy bổ vào nhà và kêu to: “Mẹ ơi, nhìn này, nhìn này!” Chàng lấy bức gấm trong áo giở ra. Gian phòng bừng sáng.

Biết con trai đã mang về cho mình bức tranh gấm, bà mẹ reo lên vui mừng. Lập tức bà khỏi bệnh. Bà xuống giường, ngạc nhiên thấy sức khỏe của mình phục hồi nhanh chóng. Bà nhìn bức tranh, đột nhiên bà thấy nó nhiều lần đẹp hơn, bà bảo con trai:

- Con hãy mang nó ra ngoài, để mọi người có thể nhìn nó rõ hơn.

Người con út mang bức tranh ra ngoài ánh sáng và giở. Màu sắc sáng ngời ngời. Thình lình, một trận gió nổi lên và bức tranh trải ra xa, xa hơn nữa, cuối cùng trùm lên toàn bộ cảnh vật xung quanh. Bà mẹ bước ra từ một ngôi nhà tầng đẹp đẽ. Bà nhìn quanh, mắt đẫm lệ hạnh phúc. Trải ngút tầm mắt, những cánh đồng ngô vàng rực đến tận chân núi, những đàn gia súc nhởn nhơ gặm cỏ, đám mây gà con vàng ươm tung tăng giữa bầy vịt con, một mảnh vườn đẹp có dòng suối chảy qua, và trong vườn muôn bông hoa đẹp nhất nở tưng bừng. Cảnh vật thiên nhiên y như trong bức tranh. Từ những căn nhà nhỏ lấp lánh ánh bạc, xóm giềng chạy ra, choáng ngợp, không thể tin vào điều kỳ diệu này.

Người con út nắm tay mẹ mình dắt ra vườn. Hai mẹ con bước chầm chậm đến bên bờ hồ nhỏ, không thể tin nổi trước bấy nhiêu điều kỳ ảo. Đột nhiên, người con sững sờ dừng bước, tim đập dồn dập. Bên hồ là nàng tiên nhỏ xinh đẹp áo đỏ sẫm, đang mỉm cười với chàng.

- Nàng từ đâu đến? Chàng trai hỏi. Nàng tiên cất tiếng cười trong veo, đoạn chớp chớp mắt thỏ thẻ.

- Em thêu mình trên bức tranh của mẹ chàng và chàng đã mang em theo. Vì bức tranh sống dậy nên em ở đây.

Bà mẹ nhìn nàng, hết sức sung sướng.

- Bây giờ, chúng ta đã có một ngôi nhà lớn, chỉ thiếu một cô con gái nữa thôi.

Nàng tiên nhìn chàng trai trẻ đang tiến lại phía mình.

- Nàng có thuận tình lấy ta không? Chàng khẽ hỏi. Nàng tiên gật đầu tỏ ý ưng thuận.

Một bữa tiệc lớn được tổ chức mừng hôn lễ. Ngoài xóm giềng, bà mẹ mời tất cả hành khất trong vùng. Hai người anh lớn cũng nghe phong thanh. Từ lâu họ đã tiêu xài hết những đồng tiền vàng, hoặc do thói quen được người khác nuôi, họ trở thành ăn mày. Về đến căn nhà xưa, thấy cảnh vật đổi thay, họ xấu hổ vì quần áo rách rưới, không dám vào. Họ bỏ đi xa, thế rồi mất tăm trong thế giới rộng lớn.

Người con trai út, cùng cô vợ tiên và bà mẹ, sống hạnh phúc trọn đời trong một miền trù phú dưới mặt trời ấm áp.

30
10 tháng 11 2016

mk đọc hết banh

14 tháng 11 2016

hay ghê, ý nghĩa nxeoeo

21 tháng 5 2017

- Hai bài thơ đều nói về chí làm trai, thể hiện khẩu khí của những bậc anh hùng hào kiệt khi sa cơ, lỡ bước rơi vào vòng tù ngục.

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước. Hình tượng người chí sĩ hiện lên thật hào hùng, khí phách ngang tàng, lẫm liệt ngay cả trong thử thách, gian nan có thể đe dọa đến tính mạng. Coi thường những thử thách, gian nan trước mắt và lạc quan tin tưởng vào tương lai phía trước.

- Họ là những người yêu nước sâu sắc, hi sinh tất cả vì sự nghiệp cứu nước, không

- Có khí phách hiên ngang, lẫm liệt, có ý chí dời non lấp biển.

- Họ là những biểu tượng đẹp, là niềm tự hào của các thế hệ của dân tộc. Đó là sự kết tinh vẻ đẹp anh hùng và lãng mạn của các nhà nho đầu thế kỉ XX.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi.

Ở màn đầu chương XIII, cảnh nhà vợ chồng địa chủ Nghị Quế, Ngô Tất Tố cho bưng vào đấy một cái rổ nhún nhín bốn chó con. […] Quái thay là Ngô Tất Tố. Mới xem, ai cũng thấy vợ chồng địa chủ cũng chỉ là như mọi người khác thích chó, yêu gia súc, tưởng người lành hoặc kẻ bất lương cũng không khác nhau gì lắm trong việc nuôi chó con. Thằng chồng le te cho chó ăn cơm, ôn tồn hỏi về chó, rồi xem tướng chó. Hắn sung sướng. Vợ hắn và hắn bù khú […] với nhau trên câu chuyện chó con. Ấy thế rồi là đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu đứng đấy. Đoạn này, khá lắm, bác Tố ạ! Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới càng hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

(Nguyễn Tuân, Truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố)

a) Hãy xem Ngữ văn 7, tập hai và cho biết: Lập luận là gì? Tìm luận điểm và cách lập luận trong đoạn văn trên. (Gợi ý: Có phải nhà văn dùng phép tương phản hay không?)

b) Cách lập luận trong đoạn văn trên có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ, chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ không?

c) Em có nhận xét gì về việc sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn? Nếu tác giả sắp xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay với mẹ con chị Dậu" lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ cũng... thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì hiệu quả lập luận của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng thế nào?

d) Trong đoạn văn, những cụm từ chuyện chó con, giọng chó má, thằng nhà giàu rước chó vào nhà, chất chó đểu của giai cấp nó được xếp cạnh nhau. Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không? Vì sao?

2
13 tháng 11 2017

Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm. Lập luận phải chặt chẽ, hợp lý để tạo ra sức thuyết phục cho bài văn.

    a, Luận điểm của đoạn văn: " Cho thằng nhà giàu rước chó vào nhà, nó mới phát hiện chất chó đểu của giai cấp nó ra.

    b, Cách lập luận: tác giả sử dụng phép tương phản để làm sáng tỏ cho luận tỏ, chính xác và tạo ra sức thuyết phục mạnh mẽ.

    c, Cách sắp xếp hợp lý, nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế "đùng đùng giở giọng chó má ngay ra với mẹ con chị Dậu lên trên và đưa nhận xét "vợ chồng địa chủ... thích chó, yêu gia súc" xuống dưới thì đoạn văn không đúng trình tự trước sau của sự việc, không làm bật được bản chất "chó đểu" của giai cấp nó.

    d, Trong đoạn văn, những cụm từ "chuyện chó con", "giọng chó má", "thằng nhà giàu rước chó vào nhà"… được xếp cạnh nhau làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ, hấp dẫn, từ đó lộ ra bản chất thú vật của bọn địa chủ.

12 tháng 12 2024

như cccccc