Đọc văn bản sau và tả lời các câu hỏi :

K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

    Đọc văn bản sau và tả lời các câu hỏi :

                                               CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH

        Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người : thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm...Cùi dừa ăn với bánh đa, làm mứt ,làm kẹo,ép lấy dầu dùng để thắp , để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai,chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày như là thế đấy.

         Dân Bình Định có câu ca dao :

                                      Dừa xanh sừng sững giữa trời

                               Đem thân mình hiến cho đời thủy chung.

        Ở Bình Định , dừa là chủ yếu, dừa là tất cả.Dừa ở  đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn , nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời , quả vàng xanh mơn mởn, dừa lá đỏ, vỏ hồng...

                                             ( Theo Văn Huyền – Những mẩu chuyện địa lí)

Câu 1: Chỉ ra phép tu từ nhân hóa có trong văn bản và cho biết tác dụng của phép tu từ nhân hóa đó ?

Câu 2: Tìm những từ láy có trong văn bản ?

Câu 3: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học?

Câu 4:Văn bản trên cung cấp cho em những thông tin gì?

Câu 5: Từ văn bản trên , em hãy viết một đoạn văn ( Khoảng 5 đến 7 dòng ) nêu vai trò của cây cối đối với cuộc sống của con người ?                                                                                             giúp mk vs ạ

0
    Đọc văn bản sau và tả lời các câu hỏi :                                               CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH        Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người : thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ...
Đọc tiếp

    Đọc văn bản sau và tả lời các câu hỏi :

                                               CÂY DỪA BÌNH ĐỊNH

        Cây dừa gắn bó với người dân Bình Định chặt chẽ như cây tre đối với người dân miền Bắc. Cây dừa cống hiến tất cả của cải của mình cho con người : thân cây làm máng, lá làm tranh, cọng lá chẻ nhỏ làm vách, gốc dừa già làm chõ đồ xôi, nước dừa để uống, để kho cá, kho thịt, nấu canh, làm nước mắm...Cùi dừa ăn với bánh đa, làm mứt ,làm kẹo,ép lấy dầu dùng để thắp , để ăn, để chải đầu, nấu xà phòng. Sọ dừa làm khuy áo, làm gáo, làm muôi. Vỏ dừa bện dây rất tốt đối với người đánh cá vì nó mềm, dẻo, dai,chịu mưa, chịu nắng. Cây dừa gắn bó với đời sống hằng ngày như là thế đấy.

         Dân Bình Định có câu ca dao :

                                      Dừa xanh sừng sững giữa trời

                               Đem thân mình hiến cho đời thủy chung.

        Ở Bình Định , dừa là chủ yếu, dừa là tất cả.Dừa ở  đây như rừng, dừa mọc ven sông, men bờ ruộng, leo sườn đồi, rải theo bờ biển. Trên những chặng đường dài suốt 50, 60 km chúng ta chỉ gặp cây dừa : dừa xiêm thấp lè tè, quả tròn , nước ngọt, dừa nếp lơ lửng giữa trời , quả vàng xanh mơn mởn, dừa lá đỏ, vỏ hồng...

                                             ( Theo Văn Huyền – Những mẩu chuyện địa lí)

Câu 1: Chỉ ra phép tu từ nhân hóa có trong văn bản và cho biết tác dụng của phép tu từ nhân hóa đó ?

Câu 2: Tìm những từ láy có trong văn bản ?

Câu 3: Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào mà em đã học?

Câu 4:Văn bản trên cung cấp cho em những thông tin gì?

Câu 5: Từ văn bản trên , em hãy viết một đoạn văn ( Khoảng 5 đến 7 dòng ) nêu vai trò của cây cối đối với cuộc sống của con người ?                                                                                 giúp mk vs ạ

 

0
1.Nêu đại ý của bài văn. Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn. 2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy: a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày. b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa...
Đọc tiếp

1.Nêu đại ý của bài văn.

Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn.

2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:

a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.

b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?

4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

2
25 tháng 4 2017

Phần Đọc hiểu văn bản (SGK trang 99)

1.Nêu đại ý của bài văn.

Tìm bố cục và nêu ý chính của mỗi đoạn

Mở bài: Từ đầu đến "chí khí như người" - Giới thiệu chung về cây tre.

Thân bài: Tiếp theo đến "Tiếng sáo diều tre cao vút mãi": Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Kết bài: Phần còn lại: Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia thành các đoạn nhỏ:

Đoạn 1: Từ "nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy": Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.

Đoạn 2: Tiếp theo đến "tre, anh hùng chiến đấu": Tre cùng người đánh giặc.

Đoạn 3: Tiếp theo đến "tre cao vút mãi": Tre đồng hành với người tới tương lai.

2.Để làm rõ ý “Cây tre là người bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam”, bài văn đã đưa ra hàng loạt những biểu hiện cụ thể.Em hãy:

a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.

+ Những chi tiết, hình ảnh thể hiện, sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hàng ngày

- Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.

- Tre là cánh tay của người nông dân.

- Tre là người nhà.

- Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.

- Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.

+ Tre là đồng chí chiến đấu

- Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.

- Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

Hình ảnh tre được nhân hóa: Tre như có tình cảm - âu yếm làng bản, xóm thôn, tre ăn ở với người đời đời kiếp kiếp; tre với mình sống có nhau, chết có nhau, chung thủy; tre xung phong và xe tăng đại bác; tre hy sinh để bảo vệ con người...

Cây tre là một người bạn, với tất cả những đặc tính người. Nhờ nhân hóa mà cây tre hiện ra thật sống động trong đời sống, trong sản xuất và chiến đấu. Cây tre trở thành anh hùng lao động và anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.

3. Ở đoạn kết, tác giả đã hình dung như thế nào về vị trí của cây tre trong tương lai khi đất nước ta đi vào công nghiệp hóa?

Ở đoạn cuối, tác giả hình dung vị trí của cây tre khi đất nước bước vào thời kỳ công nghiệp hóa. Khi đó, sắt, thép và xi măng cốt sắt sẽ dần dần trở nên quen thuộc, sẽ thay thế một phần cho tre mía. Tuy vậy, mía tre cũng vẫn còn mãi. Nứa tre vẫn làm bóng mát, làm cổng chào, và hóa tân vào âm nhạc, vào nét văn hóa trong chiếc đu ngày xuân dướn lên bay bổng.

Mãi mãi tre vẫn đồng hành với con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

4.Bài văn đã miêu tả cây tre với vẻ đẹp và những phẩm chất gì? Vì sao có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam?

Bài văn đã miêu tả cây tre đẹp, giàu sức sống, thanh cao, giản dị. Cây tre gắn bó giúp đỡ con người trong lao động, trong chiến đấu và trong đời sống. Cây tre cũng như người nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm. Cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, vì thế có thể nói cây tre là tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam.

20 tháng 6 2020

Câu 1:

Đại ý của bài văn:

Cây tre là bạn thân của nhân dân Việt Nam. Tre có mặt ở khắp mọi vùng đất nước; tre đã gắn bó lâu đời và giúp ích cho con người trong đời sống hằng ngày, trong lao động sản xuất và cả trong chiến đấu chống giặc, trong quá khứ, hiện tại và cả trong tương lai.

Bố cục và ý chính của mỗi đoạn:

  • Mở bài: Từ đầu đến “chí khí như người”.

=> Giới thiệu chung về cây tre

  • Thân bài: Từ “Nhà thơ đã có lần ca ngợi” đến “Tiếng sáo tre diều cao vút mãi”.

=> Sự gắn bó của cây tre trong sản xuất, chiến đấu và đời sống của con người Việt Nam.

Phần thân bài có thể chia làm 3 đoạn:

  • Đoạn 1: Từ “nhà thơ đã có lần ca ngợi" đến "có nhau, chung thủy".

=> Sự gắn bó của tre với sản xuất và đời sống của người Việt Nam.

  • Đoạn 2: Từ “Như cây tre mọc thẳng” đến "tre, anh hùng chiến đấu".

=> Tre cùng người đánh giặc.

  • Đoạn 3: Từ “Nhạc của trúc, nhạc của tre” đến "tre cao vút mãi".

=> Tre đồng hành với người tới tương lai.

  • Kết bài: Còn lại

=> Cây tre là tượng trưng con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Câu 2:

a/ Tìm những chi tiết, hình ảnh thể hiện sự gắn bó của tre với con người trong lao động và cuộc sống hằng ngày.

  • Bóng tre trùm lên làng bản, xóm thôn.
  • Tre là cánh tay của người nông dân.
  • Tre là người nhà.
  • Tre gắn bó tình cảm gái trai, là đồ chơi trẻ con, nguồn vui tuổi già.
  • Tre với người sống có nhau, chết có nhau, chung thủy.
  • Tre là đồng chí chiến đấu
  • Tre là vũ khí: gậy tầm vông, chông tre.
  • Tre xung phong vào xe tăng, đại bác.

b/ Nêu giá trị của các phép nhân hóa đã được sử dụng để nói về cây tre và sự gắn bó của tre với con người.

Phép nhân hóa cây tre giúp cây tre như có tình cảm thân thiết với làng quê, thôn xóm, cây tre trở thành người bạn tốt, trở thành anh hùng lao động, anh hùng chiến đấu. Tre cũng như con người Việt Nam, là biểu tượng của người Việt Nam.

Câu 3:

Ở đoạn cuối tác giả hình dung rằng khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, sắt, thép có thể nhiều hơn, thay thế tre, nứa. Nhưng tre, nứa vẫn còn mãi, xuất hiện trong cuộc sống của con người: che bóng mát, làm cổng chào, hòa trong khúc nhạc truyền thống,...

Câu 4:

Cây tre được miêu tả trong bài rất đẹp, giàu sức sống, giản dị mà thanh cao. Với những phẩm chất đáng quý như người Việt: nhũn nhặn, ngay thẳng, thủy chung, can đảm.

Cây tre tượng trưng cao quý của dân tộc Việt Nam bởi cây tre mang phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

“Dù vẫn biết Việt Nam là đất nước bốn mùa cây trái, loài cây nào cũng đẹp, cũng quý nhưng suốt từ Mục Nam Quan đến Mũi Cà Mau, trên dải đất hình chữ S thân thuộc đến tận các hải đảo xa xôi, “đâu đâu ta cũng có nứa tre làm bạn”. Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre? Liệu có loài cây nào đã được hiện diện oai hùng trong huyền thoại ngay từ những ngày lập nước như cây tre của Thánh Gióng? Liệu có loài cây nào được hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước như cây gậy trúc của ông Bụt hiền từ? Liệu có loài cây nào đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”?Cây tre vì thế, gắn bó ruột rà với mỗi người dân Việt Nam. Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”. Nhà văn đã vinh danh cây tre Việt Nam bởi tất cả sự tham dự của nó vào đời sống văn hóa Việt Nam. Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

1)Hãy tìm các dẫn chứng trong đoạn văn thể hiện sự gắn bó của cây tre với con người, dân tộc Việt Nam. Từ các dẫn chứng ấy, em thích nhất chi tiết nào? Vì sao?

2)Từ đoạn văn trên, em hãy cho biết vì sao cây tre được xem là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam?

1
20 tháng 8 2016

1)

Các dẫn chứng:

* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.

- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.

- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.

- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”

2)

Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:

-  Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)

- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)

ĐỀ SỐ 5I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏeB. Nhân vật anh hùng, dũng sĩC. Nhân vật người mang lốt vậtD. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ 2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 5

I. Trắc nghiệm:( 3,0 điểm)

          Trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn chữ cái trước phương án trả lời đúng.

1. Nhân vật Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích?

A. Nhân vật thông minh, tài trí, có sức khỏe

B. Nhân vật anh hùng, dũng sĩ

C. Nhân vật người mang lốt vật

D. Nhân vật mồ côi, nghèo khổ

 

2. Trong truyện Sọ Dừa, người mẹ mang thai Sọ Dừa trong trường hợp nào?

A. Người mẹ mơ thấy một ngôi sao bay vào người, khi tỉnh dậy thì phát hiện mình có thai

B.Người mẹ đi làm đồng, gặp một bàn chân to và ướm thử rồi về nhà mang thai

C.Người mẹ sau khi ăn một trái dừa kì lạ thì mang thai

D.Người mẹ hái củi trong rừng, uống nước từ một cái sọ dừa và từ đó mang thai

 

3. Mục đích sáng tác của truyện ngụ ngôn là gì?

A. Tạo nên một tiếng cười nhẹ nhàng, giải trí

B. Thể hiện ước mơ về một lẽ công bằng

C. Tạo nên tiếng cười chế giễu, phê phán

 

4. Truyền thuyết Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm gì của nhân dân?

A. Quan niệm về sức mạnh của vũ khí giết giặc

B. Quan niệm về người anh hùng xuất thân từ nhân dân

C. Quan niệm về tình đoàn kết gắn bó

D. Quan niệm về ngồn gốc sức mạnh của dân tộc

 

5. Tác giả dân gian đã thể hiện trí thông minhcuar em bé bàng hình thức nào?

A. Kể chuyện về cuộc đời phiêu bạt của em bé

B. Kể chuyện em bé vào cung vua

C. Kể chuyện em bé giải những câu đố trong lớp học

D. Kể lại bốn lần em bé giải những câu đố ngày càng khó hơn, phức tạp hơn của quan, vua, sú thần nước ngoài.

 

6. Dòng nào dưới đây nêu ý nghĩa chủ yếu của truyện em bé thông minh?

A. Mua vui, gây cười để giải trí

B. Phê phán những kẻ ngu dốt

C. Ca ngợi, khẳng định trí tuệ, tài năng của con người

D. Khẳng định sức mạnh của con người

 

7. Dòng nào dưới đây nêu hệ quả của việc vay mượn từ ở những ngôn ngữ khác?

A. Làm mất đi tính hệ thống và tính hoàn chỉnh của Tiếng Việt

B.Làm giàu có, phong phú thêm cho tiếng Việt

C. Làm thay đổi cấu trúc ngữ pháp câu tiếng Việt

D. Làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt

 

8. Nghĩa của từ là gì?

A. Nội dung mà từ biểu thị

B. Nghĩa đen của sự vật

C. Đặc điểm, tính chất của sự vật hiện tượng

D. Nghĩa bóng của từ

 

9. Dòng nào dưới đây là danh từ?

A. Khỏe mạnh

B. Bú mớm

C. Bóng tối

D. Khôi ngô

 

10. Nghĩa gốc của từ ngọt là gì?

A. Vị ngọt của thực phẩm( ngọt)

B. Sự tác động êm nhẹ nhưng sâu, mức độ cao( lưỡi dao ngọt)

C. Sự nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ làm siêu lòng của lời nói ( nói ngọt)

D. Sự êm tai, dễ nghe của âm thanh( đàn ngọt)

 

11. Cụm tính từ nào dưới đây có đầy đủ cấu trúc ba phần

A. Rất chăm chỉ

B. Vẫn duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

D. Xinh đẹp bội phần

 

12. Trong các từ sau, từ nào không phải là từ mượn tiếng Hán?

A. Uyên thâm

B. Vẫn Duyên dáng

C. Còn đẹp lắm

 

D. Xinh đẹp bội phần

4

1A      2D       3C           4B            5D               6C           7D              8C              9D               10A            11D                 12C

20 tháng 2 2020

1.c

2b 

3 b

4 b

5d

6 c

7b

8a

9c

10 a

11c

12 c

25 tháng 10 2016

1)*Giống nhau:
-Đều có 2 phần là vỏ và trụ giữa
-Vỏ có lớp tế bào biểu bì có chức năng bảo vệ
-Trụ giữa cũng có các mạch và ruột
-Ruột làm chức năng dự trữ
*Khác nhau:
-Rễ
+ Có các tế bào lông hút ở phần thịt vỏ
+ Các bó mạch chủ yếu là chuyển chất lên trên
+Mạch rây và mạch gỗ xếp xen kẽ nhau.
-Thân non:
+Có các tế bào có khả năng quang hợp ở phần thịt vỏ.
+Có cả hai chiều vận chuyển lên trên và xuống dưới.
+Mạch rây và mạch gỗ xếp thành vòng (mạch rây ở ngoài, mạch gỗ ở trong).
2) 3) Bấm ngọn tỉa cành là biệm pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân để tăng năng suất cây trồng.
Bấm ngọn: Trong trồng cây người ta thường bấm ngọn cho nhiều loài cây trồng trước khi ra hoa. Thí dụ:
Bấm ngọn bí đỏ, mồng tơi, các loại cây rau; cây sẽ cho nhiều chồi non làm rau ăn.
Bấm ngọn đậu, cà chua, bông, cà phê cây sẽ cho quả sai hơn.
Tuy nhiên có nhiều loại cây như cây lúa, bắp, cây lấy gỗ, sợi thì người ta không bấm ngọn.
b) Tỉa cành: Đối với những cành sâu, xấu thì tỉa bỏ để thức ăn dồn vào làm phát triển cành còn lại tốt hơn.
Một số loài cây lấy gỗ như bạch đàn, tỉa cành sẽ cho cây mọc thẳng, thân to, gỗ tốt.

Chúc bn hok tốt!

1 tháng 6 2018

Đoạn văn kể về việc đối xử nhẫn tâm của hai cô chị, và sự đối xử có tình người của người em Út đối với Sọ Dừa

- câu chủ đề: câu (1) giữ vai trò là câu chủ đề định hướng nội dung cho những câu sau

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏiCÂY DỪA    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng   Thân dừa bạc phếch tháng năm,Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.    Đêm hè hoa nở cùng sao,Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,    Ai mang nước ngọt, nước lành,Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,Gọi đàn gió đến cùng dừa...
Đọc tiếp

 Đọc văn bản dưới đay và trả lời câu hỏi

CÂY DỪA
    Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu,
Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng
   Thân dừa bạc phếch tháng năm,
Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao.
    Đêm hè hoa nở cùng sao,
Tàu dừa - chiếc lược chải vào mây xanh,
    Ai mang nước ngọt, nước lành,
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
    Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,
Gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo.
    Trời trong đầy tiếng rì rào,
Đàn cò đánh nhịp bay vào bay ra.
    Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

(Trần Đăng Khoa, Góc sân và khoảng trời)


1. Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
2. Nêu nội dung và ý nghĩa của văn bản trên.

* Gợi ý:

- Để xác định nội dung, ta trả lời câu hỏi: Bài thơ viết về đối tượng nào, viết về điều gì?

- Để xác định ý nghĩa, ta trả lời câu hỏi: Qua nội dung trên, bài thơ ca ngợi hay phê phán điều gì?
3. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng và nêu hiệu quả của những biện pháp nghệ thuật ấy trong bài thơ trên.

* Gợi ý: Cần thực hiện đúng các bước làm bài cho dạng câu hỏi này.

4. Em có cảm nghĩ gì về hai câu thơ:
                  Đứng canh trời đất bao la,
           Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

*Gợi ý: từ ngữ, hình ảnh thơ có gì độc đáo? Nó gợi lên trước mắt em những gì? Phong thái của sự vật, hiện tượng ấy ra sao, chúng có ý nghĩa tượng trưng gì hay không?...

1
17 tháng 8 2020

1. Miêu tả ; biểu cảm.

2.

-ND ; ý nghĩa : Bằng góc nhìn của trẻ em vô cùng hồn nhiên , chân thật , nhà thơ Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa giống như một con người :luôn gắn bó với đất trời và thiên nhiên.Thông qua việc miêu tả cây dừa, tác giả Trần Đăng Khoa muốn ca ngợi vẻ đẹp nên thơ, đáng yêu của vườn quê, của thiên nhiên, của con người Việt Nam.

3.

+)Biện pháp nghệ thuật :

*Nhân hóa:

-Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng

TD: Bằng việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa một cách tài tình , tác giả đã miêu tả cây dừa giống như một con người với những động tác : " dang tay" , "gật đầu" vô cùng mềm mại , uyển chuyển.

-Tiếng dừa làm dịu nắng trưa,gọi đàn gió đến cùng dừa múa reo

TD : Biện pháp nhân hóa đã miêu tả cây dừa như hòa quyện vào với làn gió mát , như được chạm vào những đám mây xanh.Không những vậy , tiếng dừa còn làm cho cái nắng oi bức của buổi trưa trong những ngày hè như dần trở nên dịu lại.Những rặng dừa như đang bao bọc , che chở , mang đến sự bình yên bất tận cho làng quê yêu dấu.

*So sánh:

 - Quả dừa - đàn lợn con

TD : Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả những chùm dừa vô cùng ngộ nghĩnh , độc đáo và vô cùng thú vị : như những đàn lợn béo tròn được lợn mẹ lót ổ cho từ trên cao.

-Tàu dừa - chiếc lược 

TD:Một lần nữa , tác giả Trần Đăng Khoa đã sử dụng biện pháp so sánh vô cùng độc đáo, mới lạ dưới góc nhìn trẻ thơ : cây dừa như một chiếc lược , chải vào gợn mây xanh bồng bềnh , tạo cảm giác mượt mà , êm ả.

4 .

Dưới ngòi bút miêu tả tinh tế của Trần Đăng Khoa, hình ảnh cây dừa được cô đúc lại ở hai câu cuối:
“Đứng canh trời đất bao la,
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.”
Tác giả dùng biện pháp ẩn dụ để miêu tả cây dừa như một người lính. Hình ảnh cây dừa hiện lên thật đáng yêu như một con người ung dung, thanh cao nơi làng quê giản dị. Đó chính là tư thế và thần thái của cây dừa : hiện lên vô cùng đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam. Và phải chăng đó cũng là những vẻ đẹp và phẩm chất của con người Việt Nam?

13 tháng 5 2016

bài này của trần đăng khoa nekeoeo

1.a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.2.Trong câu ca dao sau đây :Trâu ơi ta bảo trâu nàyTrâu ăn no cỏ trâu cày với ta.Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?3.Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam(Ngữ văn 6, tập...
Đọc tiếp

1.
a) Em hãy tìm năm câu ca dao trong đó mỗi câu có một phép nhân hoá.
b) Nêu rõ tác dụng cụ thể của mỗi phép nhân hoá trong các câu Ca dao vừa tìm.
2.
Trong câu ca dao sau đây :

Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ăn no cỏ trâu cày với ta.

Cách trò chuyện của người với trâu trong bài ca dao trên cho em cảm nhận gì ?
3.
Em hãy chỉ ra các phép nhân hoá mà tác giả đã sử dụng trong bài Cây tre Việt Nam
(Ngữ văn 6, tập hai).
4.
Bài thơ Cây dừa sau đây của Trần Đăng Khoa đã sử dụng những từ ngữ nào có tác

dụng nhân hoá?
Cây dừa xanh toả nhiều tàu
Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng
Thân dừa bạc phếch tháng năm
Quả dừa – đàn lợn con nằm trên cao
Đêm hè hoa nở cùng sao
Tàu dừa chiếc lược chải vào mây xanh
Ai mang nước ngọt nước lành
Ai đeo bao hũ rượu quanh cổ dừa.
Đứng canh trời đất bao la
Mà dừa đủng đỉnh như là đứng chơi.

5. Em hãy kể những phép nhân hoá trong bài thơ Mưa của Trần Đăng
Nêu tác dụng của những phép nhân hoá ấy (Ngữ văn 6, tập hai).
6.
Em hãy viết một đoạn văn tả cảnh hay làm một bài thơ năm chữ có sử dụng phép
nhân hoá.
7.
Trong bài thơ Kính gửi cụ Nguyễn Du, nhà thợ Tố Hữu viết:
Song còn bao nỗi chua cay
Gớm quân Ưng Khuyển, ghê bầy Sở Khanh
Cũng loài hổ báo, ruồi xanh
Cũng phường gian ác hôi tanh hại người.

Đây có phải là phép nhân hoá không ? Vì sao ?

1
2 tháng 4 2020

1.  

a,+ núi cao bởi có đất bồi 

núi chê dất thấp núi ngồi ở đâu

   + trâu ơi ta bảo trâu này

trâu ra ngoài ruộng trâu cày với ta

   + muôn dòng sông đổ biển sâu

biển chê sông nhỏ biển đâu hỡi còn

   + núi cao chi lắm núi ơi 

núi che mặt trời chẳng thấy người thương

   + sáng đi bóng hãy còn dài

trưa về bóng đã nghe ai bóng tròn