K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2023

Châu Đại Dương:gồm hệ thống,các quần đảo trải rộng trên Thái Bình Dương và lục địa Ô-xtrây-li-a.

18 tháng 9 2023

- Quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:

+ Năm 944, Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền, tự xưng vương. 

+ Năm 965, các thế lực hào trưởng địa phương nổi dậy khắp nơi, đất nước lâm vào tình trạng phân tán, cát cứ. 

+ Đinh Bộ Lĩnh liên kết với sứ quân Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ và dẹp loạn các sứ quân khác. 

+ Cuối năm 967, tình trạng cát cứ chấm dứt, đất nước trở lại bình yên, thống nhất. 

+ Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế (Đinh Tiên Hoàng). 

- Công lao của Đinh Bộ Lĩnh đối với dân tộc:

+ Đinh Bộ Lĩnh đã có công dẹp loạn 12 sứ quân, chấm dứt tình trạng loạn lạc, thống nhất đất nước. 

+ Xây dựng nhà nước, đúc tiền để lưu hành, định quan chế, phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân. Đặt nền móng cho thời kì ổn định lâu dài của nước Việt ta.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:

- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...

- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…

- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

4 tháng 2 2023

Một số danh nhân văn hóa tiêu biểu thời Lê sơ:

- Nguyễn Trãi (1380-1420), anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Một số tác phẩm: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Lam sơn thực lục, Dư địa chí,...

- Lương Thế Vinh (1441-1496), nhà toán học. Ông đỗ trạng nguyên năm 1463. Một số tác phẩm: Đại thành toán pháp, Hí phường phả lục…

 

- Ngô Sĩ Liên: (thế kỉ XV) ông là nhà sử học, đỗ tiến sĩ năm 1442. Ông đóng vai trò trọng yếu trong việc biên soạn bộ quốc sử Đại Việt sử ký toàn thư.

16 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long trước đây).

⇒ Nhà Lê sơ ra đời.

4 tháng 2 2023

- Sau khi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi, tháng 4/1428, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục quốc hiệu Đại Việt, đóng đô tại Đông Kinh (Thăng Long trước đây).

⇒ Nhà Lê sơ ra đời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Một số thành tựu giáo dục thời Lý:

- Năm 1070, nhà Lý xây dựng Văn Miếu ở Thăng Long. 

- Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để chọn quan lại

- Năm 1076, mở trường Quốc Tử Giám dạy học cho các hoàng tử, công chúa, con em quan lại…

Một số thành tựu văn hóa thời Lý:

Thành tựu

Lĩnh vực

Tôn giáo

Phật giáo: thịnh hành, quý tộc, quan lại, nhân dân tin theo. 

Văn học

- Nhiều thể loại thơ ca, tản văn, truyện kể

- Tác phẩm: Chiếu dời đô, Thị đệ tử, Nam quốc sơn hà…

Nghệ thuật

Ca múa. Trò chơi dân gian: đá cầu, đấu vật, đua thuyền…

Kiến trúc, điêu khắc

Công trình: tháp Báo thiên, tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, chuông Quy Điền, chùa Một Cột

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
19 tháng 9 2023

Nguyên nhân dẫn tới các cuộc phát kiến địa lí:

- Do yêu cầu phát triển sản xuất, nhu cầu hương liệu, vàng bạc, nguyên liệu và thị trường buôn bán mới. 

- Từ thế kỉ XV, con đường giao lưu, buôn bán truyền thống giữa châu Âu và châu Á qua Tây Á, Địa Trung Hải bị người Thổ chiếm giữ nên đi lại khó khăn. 

Điều kiện tác động đến các cuộc phát kiến địa lí:

- Thế kỉ XV< các nhà hàng hải có nhiều hiểu biết mới về đại dương, có quan niệm mới về Trái Đất.

- Biết vẽ bản đồ, hải đồ ghi rõ các vùng đất, sử dụng các thiết bị đo lường thiên văn, la bàn.

- Kĩ thuật đóng tàu có tiến bộ, tàu có bánh lái, hệ thống buồm lớn.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
18 tháng 9 2023

Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, chọn Cổ Loa (thuộc Đông Anh, Hà Nội) làm kinh đô. 

Ở chính quyền Trung ương: Vua đứng đầu triều đình quyết định mọi công việc chính trị, ngoại giao, quân sự và đặt các chức quan văn, quan võ. 

Ở địa phương, Ngô Quyền cử các tướng lĩnh có công trấn giữ và quản lí các châu quan trọng. 

=> Mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước.

4 tháng 2 2023

Nét chính về tình hình văn hóa Đại Việt dưới thời Trần:

Lĩnh vực

Nội dung

Tư tưởng, tôn giáo

- Nho giáo được nâng cao hơn trước, là nội dung quan trọng trong khoa thi chọn nhân tài.

- Phật giáo được nhà nước và nhân dân duy trì, phát triển.

Tín ngưỡng

- Thờ cúng tổ tiên, các anh hùng dân tộc, người có công với làng, nước. 

- Sinh hoạt văn hóa: lễ hội, hát chèo, tuồng, múa, đấu vật, đua thuyền

Văn học

- Văn học chữ Hán: Hịch tướng sĩ (Hưng Đạo Vương), Phò giá về kinh (Trần Quang Khải), Phú sông Bạch Đằng (Trương Hán Siêu) …

- Văn học chữ Nôm: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca, Cư trần lạc đạo phú (Trần Nhân Tông), Phi sa tập (Nguyễn Thuyên)

Giáo dục

- Ở các lộ, phủ hình thành trường công, trường tư phổ biến ở đô thị, làng xã.

- Tổ chức được 14 khoa thi, tuyển được nhiều người giỏi.

Khoa học-kĩ thuật

- Lịch sử: Đại việt sử kí (Lê Văn Hưu), y học: danh y Tuệ Tĩnh, thiên văn học có Đặng Lộ

Kiến trúc- Điêu khắc

Công trình: tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, thành tây Đô, Khu hoàng thành Thăng Long

Điêu khắc: tượng Phật Di Lặc bằng đồng ở chùa Quỳnh Lâm, Vạc ở chùa Phổ Minh và nhiều hoa văn trên đồ gỗ, vẽ trên gốm…

13 tháng 1 2023

- Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo lớn như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giáo,…
- Các tôn giáo này chi phối mạnh mẽ đến đời sống chính trị, văn hóa, văn học nghệ thuật, kiến trúc…

- Nhiều công trình kiến trúc được xây dựng mới, cùng nghệ thuật điêu khắc rất đặc sắc. Tất cả các công trình kiến trúc như đền, chùa, lâu đài, tháp, lăng chịu ảnh hưởng của tôn giáo. 
- Kiến trúc Phật giáo: nổi tiếng với hệ thống chùa hang A-gian-ta
- Kiến trúc Hồi giáo. Điển hình có lăng Ta-giơ Ma-han, lăng Hu-may-un,…
Nhận xét về văn hóa Ấn Độ thời phong kiến:
+ Văn hóa Ấn Độ mang đậm màu sắc tôn giáo: Phật giáo, Hin-đu giáo
+ Văn hóa Ấn Độ đại diện cho một nền văn minh lớn, có ảnh hưởng to lớn và đậm nét đến khu vực Đông Nam Á.

Ấn Độ là nước có nền văn hoá lâu đời và là một trong những trung tâm văn minh lớn của loài người.
Người Ấn Độ đã có chữ viết riêng của mình từ rất sớm, phổ biến nhất là chữ Phạn. Chữ Phạn đã trở thành ngôn ngữ-văn tự để sáng tác các tác phẩm văn học, thơ ca, các bộ kinh "khổng lồ", đồng thời là nguồn gốc của ngôn ngữ và chữ viết Hin-đu thông dụng hiện nay ở Ân Độ.
Kinh Vê-đa được viết bằng chữ Phạn là bộ kinh cầu nguyện xưa nhất của đạo Bà La Môn và đạo Hin-đu - một tôn giáo phổ biến ở Ân Độ hiện nay.
Gắn liền với đạo Hin-đu, nền văn học Hin-đu với các giáo lí, chính luận, luật pháp, sử thi, kịch thơ v.v... đã có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội Ấn Độ.
Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo. Kiến trúc Hin-đu với những đền thờ hình tháp nhọn nhiều tầng, được trang trí tỉ mỉ bằng các phù điêu ; kiến trúc Phật giáo với những ngôi chùa xây bằng đá hoặc khoét sâu vào vách núi, những tháp có mái tròn như chiếc bát úp. Những công trình kiến trúc độc đáo như thế đến nay vẫn còn được lưu giữ không chỉ ở Ấn Độ mà cả ở nhiều nước Đông Nam Á.

4 tháng 2 2023

Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á:

- Địa hình: chủ yếu là núi và sơn nguyên

+ Phía bắc: nhiều dãy núi cao chạy từ bờ Địa Trung Hải nối hệ thống An-pơ, bao quanh sơn nguyên I-ran và A-na-tô-ni.

+ Ở giữa: đồng bằng Lưỡng Hà.

+ Phía nam: sơn nguyên chiếm phần lớn diện tích bán đảo Arap.

- Khí hậu: khô hạn, mùa hạ nóng, khô; mùa đông khô, lạnh.

- Thực vật: phía tây bắc là thảo nguyên, ven Địa Trung Hải rừng lá cứng phát triển.

- Sông ngòi: có 2 con sông lớn là Ti-grơ và Ơ-phrát.

- Khoáng sản: chiếm ½ lượng dầu mỏ thế giới và có vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế khu vực.