Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. “… Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng. Của một đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ. ”
2. “… Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác. Mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói- “hung bạo và trữ tình…” .
3. “… Nguyễn Tuân- một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm…”.
4. “Những trang viết, những câu văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú. Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực. Trái lại, nó tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác phẩm kì vĩ…”.
- Việc hiểu những góc nhìn khác về tác phẩm văn học có ý nghĩa lớn với chúng ta, thể hiện sự nhìn nhận đa dạng, góc nhìn đa chiều của một tác phẩm.
Văn bản
Chủ đề
Dấu hiệu nhận biết cái “tôi” của người viết
Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản
Cốm Vòng
Bàn về vẻ đẹp của cốm (cách làm, hương vị và cách thưởng thức cốm).
Tác giả dùng nhân xưng “tôi”.
+ Ăn miếng cốm cho ra miếng cốm; tỏ ra một chút gì thanh lịch, cao quý; tiếc từng hạt rơi, hạt vãi; ăn từng chút một; nhón từng chút một; nhai nhỏ nhẹ; ngẫm nghĩ tính chất thơm, tính chất ngọt của cốm; ăn một miếng cốm vào miệng là nuốt hương thơm của cánh đồng quê.
+ Một ngày đầu tháng Tám, đi dạo những vùng trồng lúa đó, ta sẽ thấy ngào ngạt mùi lúa chín xen với mùi cỏ, mùi đất của quê hương làm cho ta nhẹ nhõm và đôi khi...phơi phới.
+ Ta vừa nhau nhỏ nhẹ, vừa ngẫm nghĩ đến tính chất thơm của cốm thoang thoảng mùi lúa đòng đòng, tính chất ngọt của cốm phiêu phiêu như khí trời trong sạch và ta sẽ thấy rằng ăn một miếng cốm vào miệng là ta nuốt cả hương thơm của những cánh đồng quê của ông cha ta vào lòng.
Mùa thu về Trùng Khánh nghe hạt dẻ hát
Nét đẹp đặc trưng của “sản vật” dẻ Trùng Khánh (hạt dẻ, rừng dẻ).
Tác giả dùng nhân xưng “tôi”.
+ Trên khắp đất nước ta, không đâu có giống mác lịch ngon ngọt và thơm bùi như ở Trùng Khánh.
+ Cái đó thì ...vưỡn.
+ Cốm trộn hạt dẻ là một thứ vật quý, dùng để khoản đãi quý nhân.
+ Hạt dẻ rơi rơi như mưa màu nâu. Đó là bản nhạc mùa thu ở quê tôi không thể nào quên.
+ Đó là điểm du lịch mang màu sắc, hương vị của tình yêu
+ Thật là tuyệt vời, khi được lang thang trong một khu rừng dẻ cực kì lãng mạn.
+ Rừng dẻ khe khẽ hát như rang bởi đây đang là mùa lá nỏ.
+ Nắng chiều quê tôi sánh vàng như mật bủa lấy rừng vàng.
Mùa phơi sân trước
Kỉ niệm về mùa phơi sân trước của tác giả.
Tác giả dùng nhân xưng “tôi”.
+ Chuối phơi đủ nắng có thể ăn tới ra Giêng, mật lặn vào trong vừa ăn vừa tợp miếng trà, hoặc ngào qua với khóm, me,...đem dầm nước đá uống cũng ngon thấu trời.
+ Vậy là nước miếng mình ứa ra, trên từng mét đường về nhà ngoại.
+ Tâm hồn mệt nhoài với những món ăn cực kì mời gọi trong sân thiên hạ.
+ Cái hủ mắm tép dầm nắng sát hàng rào làm mình nhớ nhung chuối chát, khế chua cùng với gừng xắt mịn thì mâm mứt tắc đỏ au đằng kia làm mình lịm chết một cách lim dim như tụi kiến.
+ Nắng gió khiến mọi niềm vui, nỗi buồn bày ra như một cuộc diễu hành, không che giấu khách qua đường.
+ Bỗng nghe nhẹ nhõm khi nhìn theo bóng nhỏ đưa chiếc đò về bên kia sống.