Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

THAM KHẢO:
Viết đoạn văn về tình yêu quê hương đất nướcĐoạn văn mẫu số 1
Quê hương, đất nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Bởi vậy, chúng ta cần có tình yêu quê hương, đất nước. Đó là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào của con người dành cho quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu quê hương, đất nước. Lịch sử dân tộc đã phải trải qua nhiều năm đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Bất kì một thời đại nào, nhân dân cũng đoàn kết một lòng để đánh bại kẻ thù, giành lại độc lập cho đất nước. Hòa bình lặp lại, chúng ta lại cùng chung tay để khắc phục hậu quả của chiến tranh, xây dựng lại quê hương giàu đẹp. Hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước được xuất phát từ những điều nhỏ bé. Chúng ta yêu cánh đồng quê hương, xóm làng thân thuộc hay con đường vẫn đi qua. Thế hệ trẻ cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này.
Đoạn văn mẫu số 2Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm gắn bó, yêu mến và tự hào về quê hương, đất nước. Ở mỗi hoàn cảnh khác nhau, tình cảm đó lại được biểu hiện theo một cách riêng. Nếu trong những năm tháng chiến tranh, nhân dân Việt Nam cùng đồng lòng để đánh bại kẻ thù xâm lược, giành lại chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Biết bao nhiêu con người đã hy sinh không tiếc tuổi thanh xuân. Thì khi đất nước được hòa bình, chúng ta lại yêu quê hương, đất nước với nhiều hành động khác. Mỗi người luôn nhớ về nguồn cội, biết ơn thế hệ trước. Chúng ta cố gắng học tập để trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý thức cần phải coi trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc. Tình yêu quê hương, đất nước cũng có thể đến từ nhiều điều nhỏ bé như yêu con đường, xóm làng hay cánh đồng… Như vậy, chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng và ý thức phát huy tình cảm tốt đẹp này.
Đoạn văn mẫu số 3“Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
“Ai bảo chăn trâu là khổ?”
Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao”
(Quê hương, Giang Nam)
Tình yêu quê hương, đất nước là tình cảm thật đẹp đẽ, thiêng liêng. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, con người Việt Nam vẫn giữ gìn và phát huy tình cảm tốt đẹp đó. Trong quá khứ, rất nhiều thế hệ đ ã ngã xuống để bảo vệ cho nền độc lập, hòa bình của dân tộc. Đến hiện tại, tình yêu quê hương đất nước lại được thể hiện qua nhiều hành động khác nhau. Chúng ta cố gắng học tập thật tốt để tương lai góp phần xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp. Tích cực tham gia các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu những nét đẹp truyền thống của quê hương, đất nước đến nhân dân trong nước và quốc tế. Ý thức trách nhiệm, cũng như tinh thần quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia, những nét đẹp truyền thống văn hóa lâu đời… Mỗi người hãy nuôi dưỡng tình cảm tốt đẹp này, để xứng đáng với nguồn gốc của mình.
Đoạn văn mẫu số 4Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm tốt đẹp. Trước hết, tình yêu quê hương, đất nước là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước của mình. Từ xưa đến nay, dân tộc Việt Nam vẫn luôn tự hào với truyền thống yêu nước vẻ vang. Trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, biết bao con người đã ngã xuống để giành lại nền độc lập dân tộc, bảo vệ cuộc sống của nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh - khi còn trẻ vốn là một chàng thanh niên giàu lòng yêu nước, chứng kiến cảnh nước mất nhà tan nhân dân lầm than khổ cực, Người đã quyết tâm ra đi và tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Trong suốt những năm bôn ba nước ngoài, Bác luôn nhớ về mảnh đất quê hương, với một lòng mong mỏi, yêu thương. Bác chính là tấm gương sáng cho lòng yêu quê hương, đất nước. Khi đất nước đã bước vào thời đại hòa bình, tình yêu quê hương đất nước lại thể hiện qua những hành động giản dị. Lòng yêu xóm làng thân thuộc, cánh đồng lúa chín hay con người thôn quê. Tinh thần nỗ lực học tập để tương lai trở về xây dựng quê hương, đất nước. Hay ý chí kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia, nét đẹp truyền thống dân tộc. Mỗi người dân Việt Nam hãy luôn giữ được tình cảm thiêng liêng, quý giá đó trong trái tim của mình.
Đoạn văn mẫu số 5Yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Tình yêu quê hương, đất nước có thể được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Trong lịch sử dân tộc đã có hàng nghìn năm chống lại kẻ thù phương Bắc. Sau đó, chúng ta phải kể đến hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Trong bất cứ thời đại nào, nhân dân Việt Nam vẫn đồng lòng, chung sức vì một tình yêu to lớn. Thế trẻ hôm nay cần phải giữ gìn và phát huy truyền thống quý giá đó. Từ việc nhỏ nhất là cố gắng học tập tốt, rèn luyện phẩm chất để trở thành những công dân có ích cho đất nước. Đến việc lớn lao như kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của đất nước. Dù nhỏ bé hay lớn lao thì cũng đều là tấm lòng đáng trân trọng. Tinh thần yêu nước chắc chắn sẽ là một sức mạnh to lớn để đất nước Việt Nam, con người Việt Nam ngày càng phát triển.
Đoạn văn mẫu số 6Dân tộc Việt Nam vốn giàu truyền thống. Một trong những truyền thống quý giá đó là lòng yêu nước. Tình yêu dành cho quê hương, đất nước - thứ tình cảm mà bất cứ con người nào cũng cần phải có. Nhờ có tình yêu đó, dân tộc ta đã vượt qua những khó khăn. Trong quá khứ là các cuộc kháng chiến để bảo vệ lãnh thổ của đất nước. Nhiều người con đã ngã xuống vì tinh thần: “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”. Đến với thời điểm hiện tại, tình yêu quê hương, đất nước lại được thể hiện ở phương diện khác. Mỗi người khi tiếp thu văn minh hiện đại của nước ngoài dựa trên nguyên tắc “hòa nhập chứ không hòa tan”. Nhiều thanh niên tài năng với những phát minh khoa học được thế giới công nhận lại nguyện trở về Việt Nam xây dựng sự nghiệp. Nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp, tình nguyện trở về quê hương để xây dựng cho quê hương mình. Bên cạnh đó, không ít người sẵn sàng chạy theo lối sống thực dụng, ăn chơi sa đọa, lãng phí, sống tự do, cá nhân, vô tổ chức… Đó là những hành động đáng phê phán và tránh xa. Chúng ta - những con người Việt Nam hãy luôn dặn lòng phải giữ cho mình một tình yêu dành cho quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 7“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều…”
Những lời trong bài thơ Quê hương của Đỗ Trung Quân đã gợi ra những suy từ về tình yêu quê hương đất nước. Đầu tiên, tình yêu quê hương, đất nước là một tình cảm yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Con người Việt Nam vốn giàu tình yêu quê hương, đất nước. Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn phát huy điều đó trong mọi hoàn cảnh. Từ quá khứ hào hùng của thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung… Cho đến những năm kháng chiến chống Pháp, Mỹ thì tinh thần đó lại càng sáng ngời. Tinh thần yêu nước không phân biệt tuổi tác, giới tính hay giai cấp. Bất kì ai, nếu đã là người Việt Nam thì đều mang trong mình lòng yêu quê hương, đất nước. Tình yêu quê hương, đất nước là một thứ tình cảm thiêng liêng. Nhưng có những người lại quên đi nguồn cội của mình. Điều đó thật đáng lên án và phê phán. Mỗi người dân Việt Nam cần ý thức nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước.
Đoạn văn mẫu số 8Quê hương, đất nước - tiếng gọi thật thiêng liêng mà giàu tình cảm. Đối với mỗi người cũng như với em, tình yêu quê hương, đất nước là vô cùng quan trọng. Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê thuộc ngoại thành của thủ đô Hà Nội. Đó là một vùng quê trù phú, yên bình và tuyệt đẹp. Những cánh đồng lúa bát ngát một màu vàng ươm. Con đường làng như một dải lụa vắt ngang qua cánh đồng. Dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa quanh năm cung cấp cho đồng ruộng quê em những tinh túy của đất trời. Không chỉ có thiên nhiên mà con người cũng đáng quý, họ sống rất thật thà và nồng hậu. Người dân quê em làm ăn vất vả, bận rộn quanh năm. Nhưng họ vẫn luôn lạc quan, yêu đời. Tất cả khiến em thêm yêu quê hương của mình nhiều hơn. Hôm nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, quê hương của em cũng đang trở nên hiện đại hơn. Nhiều ngôi nhà cao tầng được xây dựng. Đường phố trở nên khang trang, tập nập. Những cửa hàng đẹp đẽ, rộng lớn… Càng tự hào về quê hương của mình bao nhiêu, em tự nhủ phải cố gắng học tập bấy nhiêu. Trong tương lai, em sẽ trở về để xây dựng quê hương mình ngày một giàu đẹp hơn nữa.
Đoạn văn mẫu số 9Nhà bác học Louis Pasteur đã từng khẳng định: “Học vấn không có quê hương, nhưng người học phải có tổ quốc”. Qua câu nói trên, người đọc đã cảm nhận được tầm quan trọng của quê hương, đất nước đối với con người. Bởi vậy mà chúng ta cần phải có tình yêu quê hương, đất nước. Đó chính là sự yêu mến và gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật, con người thuộc về nơi chúng ta sinh ra và lớn lên. Trong quá khứ, dân tộc Việt Nam đã luôn phát huy truyền thống yêu nước. Chúng ta đã cùng nhau đoàn kết đánh thắng kẻ thù xâm lược, bảo vệ nền độc lập của đất nước. Biết bao chàng trai, cô gái đã ra đi khi tuổi đời còn quá trẻ. Đến ngày hôm nay, tình yêu đó vẫn được giữ gìn. Sự biết ơn, yêu mến của mỗi học sinh, sinh viên với những người đã sinh thành, dạy dỗ chúng ta. Cũng có thể đến từ sự bảo vệ và phát huy những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp lâu đời của dân tộc. Đặc biệt là lòng quyết tâm chiến đấu bảo vệ đất nước của mỗi con người trong những lúc gian nguy rình rập (chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh…). Trong bất kì hoàn cảnh nào, tình yêu quê hương đất nước cũng vô cùng quan trọng.
Đoạn văn mẫu số 10Tình yêu quê hương, đất nước - một thứ tình cảm cao quý trong cuộc sống. Lòng yêu nước được hiểu là sự gắn bó, yêu mến của con người với quê hương, đất nước. Từ đó mà chúng ta mong muốn được cống hiến, xây dựng quê hương, đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn. Điều đó không chỉ được thể hiện trong những năm chiến tranh. Mà còn ngay trong thời bình, khi chúng ta cùng nhau chung tay xây dựng và phát triển quê hương, đất...

1)
Các dẫn chứng:
* - Là loài cây hiện diện gần gũi trong các câu chuyện cổ tích suốt chiều dài dựng nước.
- Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác, để có nhà thơ cất lời ca ngợi “bóng tre trùm mát rượi”.
- Tre hiện diện trong cảnh quan thiên nhiên, tre còn đi vào tâm thức văn hóa dân tộc theo suốt chiều dài lập làng, dựng nước. “Bóng tre trùm lên âu yếm làng, bản, xóm, thôn.Dưới bóng tre của ngàn xưa, thấp thoáng mái đình mái chùa cổ kính. Dưới bóng tre xanh, ta giữ gìn một nền văn hóa lâu đời. Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp”.
- Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”
2)
Cây tre là biểu tượng cho những phẩm chất cao quý của dân tộc Việt Nam vì:
- Cây tre kiên cường, bất khuất(“Loài cây đến tận ngày kháng chiến hôm nay vẫn vươn mình chở che cho các anh lính cụ Hồ trên đường công tác…”)
- Tre chung thủy, có sức sống bền bỉ, vững vàng, vượt moi gian lao, thữ thách (“Liệu có loài cây nào trên đất nước Việt Nam ta có sức sống mạnh mẽ và bất diệt hơn cây tre?”, “Dưới bóng mát của tàng tre, người dân Việt Nam đã sinh thành, khôn lớn để đến tận lúc ốm đau, già chết lại trở về với gốc lúa bờ tre hồn hậu. Ngày xưa là thế, lúc này là thế và mãi sau này cũng vẫn là như thế…”)

Tham khảo!
Qua bốn bài ca dao, đã thể hiện được vẻ đẹp cảu quê hương qua vẻ đẹp thiên nhiên, con người, truyền thống lịch sử đấu tranh, văn hoá của vùng đất. Qua đó tác giả thể hiện tình cảm, sự tự hào về quê hương, đất nước.
Dựa vào những hình ảnh, từ ngữ, biện pháp nghệ thuật được các tác giả dân gian thể hiện qua từng bài ca dao.
egtbt