Đọc đoạn trích từ “Vắng lặng đến phát sợ” đến “… tự bịa ra nữa” S...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc đoạn trích từ “Vắng lặng đến phát sợ” đến “… tự bịa ra nữa” SGK/ 117-119

Trả lời các câu hỏi sau:

PHẦN 1

1/ Đoạn trích đề cập đến những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? Ai là người kể chuyện? Truyện được kể ở ngôi thứ mấy? Người kể chuyện xưng hô như thế nào?

2/ Các nhân vật này đang làm công việc gì tại chiến trường Trường Sơn? Theo em, công việc này có nguy hiểm, có đáng sợ không? Vì sao?

3/ Trong đoạn trích vừa đọc, tác giả đề cập đến nhiệm vụ gì? Ai là người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ ấy?

4/ Khung cảnh chiến trường ngay thời điểm đó được tác giả miêu tả như thế nào?

5/ Trong khung cảnh đó, sự thay đổi tâm lí của nhân vật chính khi đang thực hiện nhiệm vụ được nhà văn khắc họa rõ nét qua những chi tiết nào? Từ đó, em có nhận xét gì về nhân vật này?

PHẦN 2

1/ Khi bom nổ, có một sự việc ngoài ý muốn đã xảy ra. Đó là sự việc gì?

2/ Nhân vật chính đã làm gì để giúp đỡ đồng đội? Chi tiết nào cho thấy điều đó?

3/ Để xua tan không khí ảm đạm, nhân vật chính được đồng đội yêu cầu làm gì? Từ đó cho thấy, nhân vật chính có sở thích gì?

0
[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang...
Đọc tiếp

[...] Chúng ta đang ở đâu? Hôm nay ngày 8-8-1986 , hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân đã được bố trí trên khắp hành tinh. Nói nôm na ra, điều đó có nghĩa là mỗi người, không trừ trẻ con, đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ: tất cả chổ đó nổ tung lên sẽ làm biến hết thảy, không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất. Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clet, về lí thuyết có thể tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa, và phá hủy thế thăng bằng của hệ mặt trời. Không có một ngành khoa học hay công nghiệp nào có được những tiến bộ nhanh ghê gớm như ngành công nghiệp hạt nhân kể từ khi nó ra đời cách đây 41 năm, không có một đứa con nào của tài năng con người lại có một tầm quan trọng quyết định đến như vậy đối với vận mệnh thế giới.   

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Từ văn bản, viết đoạn văn rút ra những nhiệm vụ cần làm để bảo vệ hòa bình nhân loại.

0
Lần đầu tiên trong lich sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với...
Đọc tiếp

Lần đầu tiên trong lich sử Việt Nam và có lẽ cả thế giới, có một vị Chủ tịch nước lấy chiếc nhà sàn nhỏ bằng gỗ bên cạnh chiếc ao làm “cung điện” của mình. Quả như một câu chuyện thần thoại, như câu chuyện về một vị tiên, một con người siêu phàm nào đó trong cổ tích. Chiếc nhà sàn đó cũng chỉ vẻn vẹn có vài phòng tiếp khách, họp Bộ Chính trị, làm việc và ngủ, với những đồ đạc rất mộc mạc đơn sơ. Và chủ nhân chiếc nhà sàn này cũng trang phục hết sức giản dị, với bộ quần áo bà ba nâu, chiếc áo trấn thủ, đôi dép lốp thô sơ như của các chiến sĩ Trường Sơn đã được một tác giả phương Tây ca ngợi như một thần kì. Hằng ngày, việc ăn uống của Người cũng rất đạm bạc, với những món ăn dân tộc không một chút cầu kì, như cá kho, rau luộc, dưa ghém, cà muối, cháo hoa.

Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Nêu nội dung chính của đoạn văn?

Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của tác giả?

Từ văn bản, viết đoạn văn rút ra những bài học cho bản thân

0
Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

1
28 tháng 2 2022

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận

Câu2: Theo tác giả, việc hiểu được bản thân là điều khó, cần hiểu bản thân để từ đó làm việc mình thích và có một cuộc đời như mơ ước.

Câu 3: “Mỗi người trong chúng ta là một cá thể khác biệt“, Mỗi cá nhân trong đời sống có một ngoại hình riêng, một cá tính, tính cách độc lập; có những sở trường, sở đoản… khác nhau.

 

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:              Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam...
Đọc tiếp

Đề 2:  Phần II. Đọc – hiểu (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

             Đam mê là điều cần thiết để thành công. Vì sự nhiệt huyết, niềm say mê trong lúc ta làm điều mình yêu thích, sẽ giúp ta vượt qua khó khăn dễ dàng hơn. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ cần có được đam mê thì sẽ thành công. Vì sao? Là một người lựa chọn sống với đam mê, tôi nhận ra rằng: nếu có đam mê mà không kiên trì nỗ lực thì làm gì cũng sẽ thất bại. Bất kì công việc nào cũng sẽ có điểm mình thích, điểm mình không thích. Ngay cả khi đang làm công việc mà mình đam mê thì cũng có những ngày cực kì hứng khởi và những quãng thời gian với vô vàn khó khăn. Những thử thách trong bất kì công việc nào cũng đều tồn tại. Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời.

            Đam mê là cái ban đầu. Nhưng ý chí, nghị lực vượt khó, sự kiên trì của bản thân là những nguyên liệu khác của chiếc bánh thành công. Đam mê cũng không phải tự dưng mà có. Nó là điểm giao thoa giữa sở thích và tiềm năng. Từ hai chất xúc tác đó, người ta tiếp theo xát, mài, giũa, học tập trau dồi, tìm kiếm cơ hội, làm việc, thực hành... Đến một lúc nào đó nó sẽ phát triển thành thiên hướng nghề nghiệp của con người. Nếu có đam mê, nhưng không rèn luyện thì tiềm năng chẳng bao giờ hé nở.             

 (Theo Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu? - Rosie Nguyễn)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0.25 điểm)

Câu 2.Theo tác giả, những nguyên liệu để tạo nên “chiếc bánh thành công” là gì? (0.25 điểm)

Câu 3. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp điệp cấu trúc được sử dụng trong đoạn văn: “Điều quan trọng là cam kết với việc mình làm. Cam kết để đẩy mình qua những khoảng thời gian khó khăn. Cam kết để dốc hết sức mình vượt lên trở ngại. Cam kết để ráng thêm chút nữa ngay cả khi đã rã rời”. (1.0 điểm)

Câu 4. Em hãy cho biết niềm đam mê của mình và kế hoạch biến niềm đam mê đó thành hiện thực. (0.5 điểm)

Phần III. Làm văn (6,0 điểm)

Câu 1 (1.5 điểm)

            Từ nội dung đoạn trích trong phần đọc – hiểu, em hãy viết một đoạn văn nghị luận có độ dài khoảng 12 câu nêu suy nghĩ về ý nghĩa của việc theo đuổi đến cùng niềm đam mê của bản thân trong cuộc sống.        

0
Trong  đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết:Vua Quang Trung lại nói:      - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước  lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh...
Đọc tiếp

Trong  đoạn trích“Hoàng Lê nhất thống chí”- Hồi 14, các tác giả Ngô gia văn phái có viết:

Vua Quang Trung lại nói:

      - Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước  lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vây. Đến lúc ấy chỉ có người  khéo lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được.Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

                                                (Trích Ngữ văn lớp 9, tập 1, trang 67 NXB Giáo dục)

            1. Những lời nói trên vua Quang Trung nói với ai, nói trong hoàn cảnh nào? Qua lời nói đó, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào?

2. Xét theo mục đích nói, câu văn in đậm thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra hành động nói trong câu văn.

            3. Dựa vào đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí” – Hồi 14, hãy viết đoạn văn khoảng  12 câu lập luận theo kểu Tổng – phân – hợp để làm rõ trí tuệ nhạy bén, sáng suốt và tầm nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung. Trong đoạn văn sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu ghép (Gạch chân và chú thích rõ).

0
“ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặt áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ  e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại...
Đọc tiếp

“ Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặt áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi. Chỉ  e việc quân khó liệu, thế giặc khôn lường. Giặc cuồng còn lẩn lút, quân triều còn gian lao, rồi thế chẻ tre chưa có, mà mùa dưa chín quá kì, khiến cho tiện thiếp băn khoăn, mẹ hiền lo lắng. Nhìn trăng soi thành cũ, lại sửa soạn áo rét, gửi người ải xa, trông liễu rũ bãi hoang, lại thổn thức tâm tình, thương người đất thú! Dù có thư tín nghìn hàng, cũng sợ không có cánh hồng bay bổng.

Nàng nói đến đây, mọi người đều ứa hai hàng lệ. Rồi đó, tiệc tiễn vừa tàn, áo chàng đành rứt. Ngước ngắm cảnh vật vẫn còn như cũ, mà lòng người đã nhuộm mối tình muôn dặm quan san.’’

   Đọc đoạn văn trên và thực hiện các yêu cầu sau:

1. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai?

2. Nêu nội dung chính của đoạn văn?

3.Từ văn bản, viết đoạn văn cảm nhận về vẻ đẹp của người phụ nữ qua nhân vật Vũ Nương

1
11 tháng 11 2021

b, Nội dung khái quát: Lời Vũ Nương dặn chồng khi ra trận: Mong chồng có thể tự bảo vệ bản thân, sớm trở về đoàn tụ với gia đình

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là...
Đọc tiếp

          Câu 1. Đọc trích đoạn dưới đây và trả lời câu hỏi:

Tôi dùng xẻng nhỏ đào đất dưới quả bom. Đất rắn. những hòn sỏi theo tay tôi bay ra hai bên. Thỉnh thoảng lưỡi xẻng chạm vào quả bom. Một tiếng động sắc đến gai người, cứa vào da thịt tôi. Tôi rùng mình và bỗng thấy tại sao mình làm quá chậm. Nhanh lên một tí! Vỏ quả bom nóng. Một dấu hiệu chẳng lành. Hoặc là nóng từ bên trong quả bom. Hoặc là mặt trời nung nóng.

          Chị Thao thổi còi. Như thế là đã hai mươi phút qua. Tôi cẩn thận bỏ gói thuốc mìn xuống cái lỗ đã đào, châm ngòi. Dây mìn dài, cong mềm. Tôi khoả đất rồi chạy lại chỗ nấp của mình.

          Hồi còi thứ hai của chị Thao. Tôi nép người vào bức tường đất, nhìn đồng hồ. Không có gió. Tim tôi cũng đập không rõ. Dường như vật duy nhất vẫn bình tĩnh, phớt lờ mọi biến động chung là chiếc kim đồng hồ. Nó chạy, sinh động và nhẹ nhàng, đè lên những con số vĩnh cửu. Còn đằng kia, lửa đang chui lên trong cái dây mìn, chui vào ruột quả bom …

Quen rồi. Một ngày chúng tôi phá bom đến năm lần. Ngày nào ít: ba lần. Tôi có nghĩ tới cái chết. Nhưng một cái chết mờ nhạt, không cụ thể. Còn cái chính: liệu mìn có nổ, bom có nổ không? Không thì làm cách nào để châm mìn lần thứ hai? Tôi nghĩ thế, nghĩ thêm: đứng cẩn thận, mảnh bom ghim vào cánh tay thì khá phiền. Và mồ hôi thấm vào môi tôi, mằn mặn, cát lạo xạo trong miệng.

 

Trong trích đoạn trên, nhân vật Phương Định đã có những hành động và suy nghĩ gì? Những hành động và suy nghĩ đó thể hiện phẩm chất gì của nhân vật?

0
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:“...Ý  chí, nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Các con phải nghĩ rằng khó khăn cho ta kinh nghiệm, nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí, nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người dám đương...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

“...Ý  chí, nghị lực là bệ phóng đưa con người đến với thành công. Các con phải nghĩ rằng khó khăn cho ta kinh nghiệm, nghịch cảnh cho ta môi trường để rèn luyện bản lĩnh. Và qua khó khăn đó ý chí, nghị lực được hình thành, tôi luyện và trở thành bộ giáp vững chắc để ta hiên ngang giữa cuộc đời. Người có ý chí là người dám đương đầu với mọi thử thách, luôn bền gan vững chí trước mọi sóng lớn, gió to. Họ sống mạnh mẽ, cứng cỏi, kiên cường; thất bại không nản, thành công không tự mãn...”

(Trích bức thư của thầy Nguyễn Văn Đằng – Hiệu trưởng trường THPT Lê Quý Đôn, Trực Ninh, Nam Địnhgửi  các học trò, giáo viên và phụ huynh khi ngôi trường vừa có 61 thầy cô và học sinh phải cách ly tập trung, toàn bộ hoạt động của nhà trường phải tạm dừng để triển khai biện pháp phòng dịch.)

Câu1:  Xác định phương thức biểu đạt chính.của đoạn trích? Vì sao?

Câu 2:Theo tác giả ý chí nghị lực là gì? Trong hoàn cảnh nào ý chí nghị lực càng được hình thành và phát triển?

Câu 3: Từ đoạn trích em thấy biểu hiện của người có ý chí nghị lực là gì?

Câu 4: Trong bối cảnh dịch bệnh kéo dài,em học được gì qua đoạn thư trên? Viết đoạn văn khoảng 7-8 câu trình bày theo cách tổng phân hợp. Trong đó có 1 câu gnhi vấn.

1

Nếu nói bản lĩnh nghiêng về thực hành thì ý chí chính là phần lý thuyết. Muốn thực hành thì phải nắm vững lý thuyết mà áp dụng. Có ý chí, con người mới có đủ quyết tâm để chinh phục những tầm cao mới. Bản thân ý chí vốn không có một định nghĩa cụ thể. Nói đơn giản, đó là quyết tâm cố gắng vượt qua gian khổ thử thách; còn nói phức tạp, ý chí là mồi lửa giúp cho bản lĩnh bùng cháy. Ông bà ta có câu “có chí thì nên” cũng là vì lẽ đó. Chưa nói đến khả năng bạn đến đâu, chỉ riêng việc bạn có cho mình một ý chí sắt đá cùng niềm tin vững vàng thì bạn đã đi trước người khác một bước! Nhưng, cái gì cũng có cái giá của nó, ý chí cũng không phải là một ngoại lệ. Để có được một tinh thần thép khi đứng trước bão tố của cuộc đời, bạn sẽ phải bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức để mài sắt luyện kim! Vậy nên, người nói được câu “Tôi có ý chí” thì rất nhiều, nhưng người mà hành động của họ nói lên điều đó thì quả thực không được mấy ai. Những người chỉ mới giáp mặt cơn lốc xoáy hung tợn đã nhụt chí xin hàng, hay những kẻ sẵn sàng quỳ gối trước những thế lực mạnh mẽ, tất cả bọn họ suy cho cùng đều là vì thiếu đi cái ý chí cần thiết. Họ không biết cách tự tạo cho riêng mình một đế chế hùng mạnh. Những người như thế, chung quy lại, cũng chỉ mãi là kẻ thất bại mà thôi. Còn bạn? Bạn sẽ chọn con đường gập ghềnh hướng tới tương lai hay biến mình thành một con ốc chỉ biết thu mình trong vỏ?

ĐỀ 4 I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thhawts cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi người...
Đọc tiếp

ĐỀ 4

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ là người trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thhawts cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn mỗi người trong chúng ta đều được ssinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

                          (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép điệp cấu trúc được sử dung trong đoạn trích?

Câu 4. Thông điệp ý nghĩa nhất mà em rút ra từ đoạn trích là gì? Vì sao?

 

ĐỀ 5

I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển đánh đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động”. Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “xuất hiện” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi… Thông thường, ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối! Vì thế nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói  mà còn quan sát để “đọc”tính trung thực của lời nói  qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện.

                                           (Trích Nói tật bằng lời và không lời, Teo Tuoitreonline)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

Câu 2. Nêu nội dung của đoạn trích?

Câu 3. Vì sao tác giả cho rằng: “nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát  để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện”?

Câu 4. Em rút ra bài học gì cho bản thân từ đoạn trích trên?

 

6