Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:
- Lời nhờ cậy của Kiều:
+ “Cậy”: một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, còn mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ, hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng.
+ Chịu: nài ép, bắt buộc, không thể từ chối.
→ Thúy Vân bị ép vào thế dù cho không muốn nhưng cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao.
- Hành động nhờ cậy:
+ “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn trang trọng với người bề trên hoặc người hàm ơn.
→ Sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được, bởi: Kiều coi Vân như ân nhân của mình. Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng. Cách nói đã thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều.
- Lí lẽ của Kiều:
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để em thấu hiểu.
+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
+ “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện.
→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
- Đoạn Trao duyên là lời của Thúy Kiều nói với Thúy Vân, với chính mình và với Kim Trọng.
- Diễn biến tâm trạng của Thúy Kiều qua sự chuyển đổi lời thoại: tâm trạng giằng xé đầy mâu thuẫn, đau đớn tột cùng khi không trọn vẹn trong tình yêu và lời thề với Kim Trọng. Trò chuyện với chính mình, Kiều đã trách thân phận, có duyên mà không có phận với chàng Kim “phận bạc như vôi” và xác định rằng cuộc đời mình sẽ là “nước chảy hoa trôi lỡ làng”.
Tham khảo!
Những lời nói, hành động và lí lẽ của Thúy Kiều để thuyết phục Thúy Vân thay mình trả nghĩa, kết duyên với Kim Trọng:
- Lời nhờ cậy của Kiều:
+ “Cậy”: một thanh trắc với âm điệu nặng nề, gợi sự quằn quại, đau đớn, khó nói, còn mang hàm nghĩa là trông mong, giúp đỡ, hi vọng tha thiết, sự gửi gắm đầy tin tưởng.
+ Chịu: nài ép, bắt buộc, không thể từ chối.
→ Thúy Vân bị ép vào thế dù cho không muốn nhưng cũng phải nhận tình yêu mà Kiều trao.
- Hành động nhờ cậy:
+ “ngồi lên”, “lạy”, “thưa”: Kính cẩn trang trọng với người bề trên hoặc người hàm ơn.
→ Sự thay bậc đổi ngôi, đi ngược với lễ giáo phong kiến nhưng chấp nhận được, bởi: Kiều coi Vân như ân nhân của mình. Kiều trân trọng tình yêu với Kim Trọng. Cách nói đã thể hiện sự thông minh, khéo léo của Thúy Kiều.
- Lí lẽ của Kiều:
+ “Ngày xuân em hãy còn dài” gợi ra tình cảnh ngang trái, khó xử của mình để em thấu hiểu.
+ “Xót tình máu mủ thay lời nước non”: Vân vẫn còn trẻ, còn cả tương lai phía trước.
+ “Thịt nát xương mòn”, “Ngậm cười chín suối”: nói về cái chết đầy mãn nguyện.
→ Cách lập luận hết sức chặt chẽ, thấu tình cho thấy Thúy Kiều là người sắc sảo tinh tế, có đức hi sinh, một người con hiếu thảo, trọng tình nghĩa.
- Việc “trao duyên” và cuộc trò chuyện giữa chị em Thuý Kiều – Thuý Vân được thuật lại từ ngôi thứ ba.
- Dấu hiệu nhận biết:
+ Sự phân biệt giữa lời của người kể chuyện (bốn dòng thơ đầu, từ “rằng”, hai dòng thơ cuối) và lời của nhân vật (đánh dấu bằng dấu hai chấm, dấu gạch ngang và trích dẫn nguyên văn lời của các nhân vật).
+ Cách người kể chuyện gọi tên nhân vật (“Thuý Vân”) và cách thuật lại nguyên văn từ ngữ xưng gọi “chị”, “em” giữa hai chị em Thuý Kiều – Thuý Vân.
+ Miêu tả cụ thể, chi tiết nội tâm, hành động, biểu cảm, tâm trạng của Thúy Kiều - Thúy Vân.
+ Người kể chuyện không hề xưng “tôi”, “chúng tôi” khi trần thuật.