Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Hai câu thơ vừa sử dụng phép so sánh, ẩn dụ:
+ Mặt trời của bắp là mặt trời của tự nhiên
+ Nguồn sống động lực cho mẹ, mặt trời nhỏ bé, tươi vui
+ Đứa con luôn là nguồn động lực, niềm hạnh phúc vô bờ cho người mẹ
→ Hai câu thơ khắc họa được tình mẫu tử thiêng liêng, sâu nặng
“Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng”
“Mặt trời của bắp” là mặt trời của thiên nhiên vĩnh hằng, đem ánh sáng và sự sống cho muôn loài, đem lại sự tốt tươi cho lúa, ngô, khoai… Từ mặt trời vũ trụ, nhà thơ Liên tưởng đến “mặt trời của mẹ”, đó là em Cu Tai. Em là con yêu, là hạnh phúc, niềm tự hào của mẹ. Em là nguồn sống, nguồn hạnh phức, niềm tự hào của mẹ. Ca ngợi lòng mẹ, tình thương con của mẹ, câu thơ Nguyễn Khoa Điềm bình dị mà thấm thía biết bao! Đứa con là “mặt trời của mẹ”, một ẩn dụ rất sáng tạo làm rung động lòng người:
“Mặt trời của mẹ, em nằm trên lừng”.
Thế mới biết, thơ hay là thơ nói được một tình cảm đẹp.
e,Phép ẩn dụ: em bé trên lưng là mặt trời của mẹ
- Em bé là nguồn sống, nguồn hi vọng của mẹ, là hình ảnh có tính biểu tượng
Từ “mặt trời” trong câu thơ được sử dụng theo biện pháp tu từ ẩn dụ
- Không thể coi đây là hiện tượng một nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa.
Vì: Nhà thơ gọi em bé (đứa con của người mẹ Tà ôi là “mặt trời” dựa theo mối quan hệ tương đồng giữa hai đối tượng được cảm nhận theo chủ quan của nhà thơ. Sự chuyển nghĩa của “mặt trời” trong câu thơ chỉ có tính chất lâm thời, nó không làm cho từ có thêm nghĩa mới và không thể đưa vào để giải thích trong từ điển.
''Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.''
Hai câu thơ có sự lặp (sử dụng phép điệp)từ "mặt trời". Như chúng ta đã biết rằng, trên thế giới chỉ có duy nhất một mặt trời. Nhưng ở hai câu thơ trên,hai lần nói đến mặt trời lại là hai mặt trời hoàn toàn khác nhau. Vậy, mặt trời nào là thật, mặt trời nào là giả? (không phải là giả mà chỉ là nó hiện hữu trong trí tưởng tượng thôi nhé)Thực ra không có mặt trời giả và thật mà đây là cách nói "thơ" của tác giả nhưng vẫn đảm bảo đủ nghĩa. Ở câu thơ đầu, "mặt trời" của bắp chính là ông mặt trời ở trên trời cao trong xanh, là nhân vật chiếu ánh sáng để giúp cho sự sống của muôn vàn sinh vật trên Trái Đất này. Đối với bắp, mặt trời như một ân nhân rất cần cho sự sống vậy! Còn ở câu thơ thứ hai, "mặt trời" ở đây chỉ một em bé tên Cu Tai ngoan ngoãn ngủ và chơi trên lưng của mẹ, để mẹ có thể yên lòng hái bắp trên đồi. Ôi! Vậy ta thấy rằng mặt trời thứ hai xuất phát từ tình mẫu tử- một tình cảm thiêng liêng và cao quý, em chính là nguồn sống của mẹ để mẹ có thể vượt qua mọi khó khăn, gian lao, đó chính là mặt trời "hạnh phúc nhất", Cuối cùng là ta đã nhận ra được ngòi bút thơ tinh túy của tác giả đã viết nên một bài thơ rất hay và ý nghĩa có thể cho ta hiểu được sự cao quý của tình mẫu tử.
_________Nguồn: Thành Đạt tự làm________________
Em mới lớp 8 nên làm không hay lắm! Chị góp ý cho em nha!
Châm ngôn: #Teamthanhdat: Những chiến binh tắc kè hoa, hãy chờ đó!
(Làm cảm xúc chân thật)
- Câu dẫn dắt mở đầu (giới thiệu tác giả, tác phẩm)
- Hai câu thơ có lẽ là những câu thơ đặc sắc nhất trong bài thơ.
- Phân tích (ý chính)
+ MT của bắp là mặt trời của tự nhiên, đem lại ánh sáng cho vạn vật, nếu thiếu đi ánh dương đó thì mọi sinh vật đều sẽ bị huỷ diệt (bắp cần ánh sáng)
+ em Cu Tai là ánh sáng, là nguồn sống, là mặt trời bé nhỏ của người mẹ, là cuộc đời của người mẹ. Thế gian không thể thiếu ánh mặt trời cũng như người mẹ Tà ôi không thể thiếu vầng mặt trời bé nhỏ trên lưng.
(Mẹ gửi gắm mọi niềm hi vọng vào em Cu Tai)
⇒ Dù ở miền núi hay miền đông bằng, tình mẫu tử thiêng liêng bao giờ cũng sâu nặng.
- Cách thể hiện thơ và ngôn từ rất gần gũi với đời sống của người dân tộc. Cách thể hiện tình cảm chất phác mà sâu sắc.