Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1. a. xanh xao
b. rì rào
c. nhanh nhạy
2. - nghĩa gốc: màu xanh
- nghĩa chuyển: trẻ
3. Lòng - dạ
- cứng - mềm
- một - một
- đầu - đuôi
Biện pháp tu từ : So sánh
Tác dụng dùng để so sánh nước sanh như pha mực
Muốn nói màu nước rất đẹp và lộng lẫy như màu mực khi pha ra nó rất đẹp và quý phái. Màu nước xanh sẽ khiến cho mọi người cảm thấy mê và muốn xem
Tác giả dùng biện pháp so sánh phù hợp để nói đến nước ở hồ gươm đẹp làm sao
Biện pháp tu từ:so sánh(nước xanh như pha mực) Tác dụng:làm nổi bật hồ Gươm ở Hà Nội,tác giả muốn nói nước hồ Gươm trong xanh như màu mực khi được pha thành màu xanh đẹp một cách lạ lùng.Màu xanh ấy làm mê hoặc và cuốn hút người xem và muốn người đọc,người nghe biết được cảnh đẹp nơi đây và muốn đến thăm một lần
" Rừng cọ ơi ,rừng cọ !
Lá đẹp ,lá ngời ngời
Tôi yêu ,thương vẫn gọi
Mặt trời xanh cua tôi "
Khổ thơ trên được trích ra từ bài thơ ''Mặt trời xanh của tôi '' của nhà thơ Nguyễn Viết Bính . Qua những hình ảnh rừng cọ xanh tươi đẹp gắn bó thân thuoc với tác giả , khổ thơ ấy đã bộc lộ tình cảm thiết tha yêu quý của tác giả đối với rừng cọ của quê hương. Tác giả trò chuyện với rừng cọ như trò chuyện với người thân ("Rừng cọ ơi! Rừng cọ!"), tả những chiếc lá cọ vừa đẹp vừa ngời ngời sức sống. Hình ảnh "Mặt trời xanh của tôi" ở câu thơ cuối không chỉ nói lên sự liên tưởng, so sánh chính xác của tác giả (lá cọ xoè những cánh nhỏ dàI trông xa như "mặt trời" dâng toả chiếu những "tia nắng xanh") mà còn bộc lộ rõ tình cảm yêu mến và tự hào của tác giả về rừng cọ của quê hương.
Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già
Tố Hữu đã dành một sự kính yêu, tôn thờ, trân trọng hết mực khi so sánh Bác với “trời đất của ta”. Tác giả say mê viết về tình yêu rộng lớn mà cụ thể, vĩ đại mà thân gần của Hồ Chủ tịch. Tình yêu rộng dài ấy khi dành những vật bé nhỏ, mong manh như ngọn lúa, cành hoa, khi hướng tới sự tự do thiêng liêng của mỗi cuộc đời, mỗi con người, khi chăm lo cho những đối tượng cụ thể: em thơ, người già. Đó là một tình yêu lớn của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.
"Bác sống như trời đất của ta
Yêu từng ngọn lúa, mỗi cành hoa
Tự do cho mỗi đời nô lệ
Sữa để em thơ, lụa tặng già"
(Bác ơi - Tố Hữu).
Suốt cả cuộc đời mình, Bác đã để lại cho đời nhiều thứ quý giá, trong đó có một suối nguồn tình cảm sâu nặng nghĩa tình, nâng niu quý trọng mà Bác đã dành cho nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam. Còn nhớ, trong những năm tháng bôn ba tìm đường cứu nước, trong những vấn đề Người quan tâm, Người đặc biệt chú ý đến trẻ em và phụ nữ ở các thuộc địa nói chung và Việt Nam nói riêng, Người cho đó là những lớp người khổ nhất trong những người khổ cực. Người căm ghét bọn thống trị luôn "đối xử một cách hết sức bỉ ổi với người phụ nữ... và xúc phạm tới phong hóa, trinh tiết và đời sống của họ" (Bản án chế độ thực dân). Mỗi một phụ nữ, một trẻ em bị đánh, bị giết đều làm tác giả đau đớn. Người đã từng thốt lên: "Một em bé bị lột trần truồng, một thiếu nữ ruột gan lòi ra, cánh tay trái cứng đờ giơ nắm tay lên chĩa vào ông trời vô tình". Có gì xúc động hơn, khi thấy nỗi lòng Người đồng cảm với nỗi lòng của những người mẹ mất con, người vợ mất chồng trong vụ Pháp giết hại những người Việt Nam tại Khám lớn Sài Gòn. Người đã từng lên tiếng vạch trần những hành động dã man của lũ mặt người dạ thú với những người phụ nữ "Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược của bọn người xâm lược...", chúng "mắng một phụ nữ Nam An là con đĩ, con bú dù... Ngay giữa chợ Bến Thành ở Sài Gòn... bọn gác chợ người Âu cũng không ngần ngại dùng roi gân bò, dùi cui đánh người phụ nữ bản xứ...".Qua những hành động ấy ,cho thấy Bác rất yêu thương con người ,nhất là trẻ em ,phụ nữ ,người già... Bác quả là tấm gương sáng để chún ta noi theo
Vẻ đẹp của Hà Nội qua các cảnh quan danh thắng và lòng tự hào dân tộc:
- Trên Tháp Bút bên hồ Gươm có khắc ba chữ Hán Tả Thanh Thiên (viết lên trời xanh). Từ hình ảnh ngọn Tháp Bút khổng lồ hướng lên bầu trời, nhà thơ đã sáng tạo nên hình ảnh rất đẹp về một cây bút “viết thơ lên trời cao”. Hình ảnh kì vĩ và nên thơ này đã thể hiện trí tưởng tượng phong phú và tình yêu Hà Nội cùng lòng tự hào dân tộc của nhà thơ.
- Khi nói đến “xanh cây”, “trăng vàng” và “hoa” ở Hà Nội, Trần Đăng Khoa không chỉ miêu tả cảnh thiên nhiên thủ đô mà còn nhằm khẳng định tinh thần lạc quan và phong cách sống đẹp của người Hà Nội. Dù kẻ thù bắn phá dữ dội nhưng không thể hủy diệt được sự sống, không thể xóa được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.
TK