K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

8 tháng 10 2019

Tuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình.Bài thơ mặc dù tác giả, cảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam.

26 tháng 10 2016

cảm xúc nhé

27 tháng 10 2016

Câu thơ thể hiện tình cảm của tác giả lúc ngắm trăng và nhớ đến quê nhà của mình.

18 tháng 10 2018

bài thơ thể hiện tình cảm nhớ quê hương của tác giả khi ngắm trăng

15 tháng 10 2016

câu thơ nói đến nội dung cảm xúc : nhớ đến ánh trăng quê nhà
 

20 tháng 10 2016

theo mình chỉ đơn giản là nhớ đến quê nhà khi ngắm trăng

9 tháng 10 2016

Tuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình” .Bài thơ mặc dù tác giả, cảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam.

9 tháng 10 2016
Trong chương trình ngữ văn THCS có giảng hai bài thơ Đường ngắn của Lý Bạch (701-762) là bài Vọng Lư sơn bộc bốvà Tĩnh dạ tư. Bài Vọng Lư sơn bộc bố đơn giản, dễ hiểu ai nấy đều thống nhất. Riêng bài Tĩnh dạ tư tuy ngắn nhưng ở Việt Nam có vài điểm còn phân vân là đầu đề bài thơ nên đọc là Tĩnh dạ tứ hay Tĩnh dạ tư? Từ “tư” có 3 nghĩa là “suy nghĩ, nhớ nhung và ý tứ”.
Ở đây phải đọc là Tĩnh dạ tư(Tưởng nhớ trong đêm yên tĩnh). Sách giáo khoa dịch làCảm nghĩ trong đêm yên tĩnh tuy chưa sát nhưng cũng được. Vì vậy không đọc là Tĩnh dạ tứ. Ở Trung Quốc bài thơ này rất nổi tiếng, từ trước đến nay trong các sách Đường thi nhất bách thủ, Đường thi tam bách thủhay Thiên gia thi đều có bài Tĩnh dạ tư của Lý Bạch và được coi là “vô ý vô công vô bất công” (không khéo mà không phải không khéo) hay “xảo tuyệt cố kim” (tuyệt diệu xưa nay) như lời Hồ Ứng Lân đời Minh đã nói.
1. Tuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình” (trăng là ánh sáng của quê hương) hay “vọng nguyệt tư hương” (ngắm trăng nhớ quê). Nguyên văn bài thơ bằng chữ Hán như sau: Sàng tiền minh nguyệt quang/ Nghi thị địa thượng sương/ Cử đầu vọng minh nguyệt/ Đê đầu tư cố hương. Dịch thơ: Đầu giường ánh trăng rọi/ Ngỡ mặt đất phủ sương/ Ngẩng đầu nhìn trăng sáng/ Cúi đầu nhớ cố hương (Tương Như dịch).
Mặc dù câu thơ đầu của bài thơ các bản thơ Đường đều chép là “Sàng tiền minh nguyệt quang” nhưng có người cho rằng không phải “minh nguyệt quang” (ánh trăng sáng) mà là “sơn nguyệt quang” (trăng sáng trên núi) vì dựa vào bài thơ Quan sơn nguyệt (Trăng nơi cửa ải) của Lý Bạch mà suy đoán như vậy. Riêng chữ “sàng” (giường) có nhiều ý kiến tranh luận rất khác nhau. Cuộc tranh luận bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ trước trên những tạp chí ngữ văn.
Dưới đầu đề “ý kiến nhỏ về chữ “sàng” đăng trên tạp chí Ngữ Văn Nguyệt San số tháng 11-1984, tác giả đã giải thích chữ “sàng” trong bài Tĩnh dạ tưcủa Lý Bạch không phải là “giường nằm” mà là “đắng” có nghĩa là “ghế ngồi” (ghế không có tựa). Sở dĩ tác giả bài báo giải thích từ “sàng” là “ghế ngồi” vì trong Từ thư giải thích chữ “sàng” là “tọa cụ” (vật dụng để ngồi). Vì vậy câu thơ “Sàng tiền minh nguyệt quang, nghi thị địa thượng sương” có nghĩa là “trước ghế ánh trăng rọi, ngỡ mặt đất phủ sương” chứ không thể hiểu là “đầu giường ánh trăng rọi, ngỡ mặt đất phủ sương”. Nếu như chữ “sàng” mà hiểu là giường Lý Bạch nằm ngủ thì ông không thể tỉnh dậy để “ngẩng đầu” (cử đầu) và “cúi đầu” (đê đầu). Trong bài “Sàng” trong câu “Sàng tiều minh nguyệt quang” cuối cùng là “vật gì”? đăng trong tạp chí Học Tập Ngữ Văn số tháng 2-1994, tác giả bài viết cho rằng: “Sàng” là một loại “ghế ngồi” vì cùng dựa vào Từ thư giải thích. Tác giả lý luận “nó là một loại ghế sau đời Hán từ Tây vực truyền nhập vào thường gọi là “Hồ sàng”. Hồ là một ngoại tộc của Trung Quốc thời xưa vùng phía Tây. “Hồ sàng” là “ghế của người Hồ”. Loại ghế người Hồ thường dùng này đến thời nhà Nguyên thì phổ biến rộng rãi, đến thời kỳ lịch sử hòa nhập lớn như đời nhà Đường thì được sử dụng nhiều. Trong bài Giải thích chữ “sàng” đăng trên tạp chí Tri Thức Ngữ Văn số tháng 1 năm 1997 tác giả cho rằng: “Lấy chữ “sàng” trong thơ coi là chữ  chỉ “chiếc giường nằm ngủ” thì “thật là một sai lầm lớn”. Tác giả cho rằng nếu như nằm trên giường thì làm thế nào nhìn thấy ánh trăng sáng trên mặt đất rồi sau đó “ngẩng đầu” và “cúi đầu”. Cuối cùng tác giả cho rằng chữ “sàng” nên giải thích là “tỉnh sàng” là một loại “giường giếng”. Loại “tỉnh sàng” thường gọi là “lô lộc sàng” (loại giường lộc cộc)… Ngày nay ở nông thôn vùng Lỗ Bắc, Đại Nam (Trung Quốc) vẫn còn dùng loại giường thô sơ này.
2. Quan điểm của các tác giả trên đây đều dựa vào chữ “sàng” có 3 ý nghĩa: Đó là chỉ “giường” nằm (ngọa cụ), “ghế” ngồi (tọa cụ) và “lan can giếng” (Tỉnh lan). Vì vậy chữ “sàng” trong bài thơ Tĩnh dạ tư của Lý Bạch chỉ còn lại hai nghĩa mà nhiều người thống nhất, đó là “giường” nằm (ngọa cụ) hay “ghế” ngồi (tọa cụ). Giữa “giường” nằm hay “ghế” ngồi thì đa số ý kiến vẫn cho rằng chữ “sàng” mà Lý Bạch dùng trong bài Tĩnh dạ tư là chữ “giường” nằm và đương nhiên Lý Bạch nằm trên giường để “ngẩng đầu” và “cúi đầu” thì cũng khó khăn, do đó cách lý giải này cũng không thỏa đáng. Vì vậy giải thích nghĩa của chữ “sàng” là vật dùng để nằm là sai. Một tác giả khác cho rằng động tác “ngẩng đầu” và “cúi đầu” không liên quan gì đến “giường nằm” (ngọa cụ), “ghế ngồi” (tọa cụ) và “lan can giếng” (tỉnh lan).
Nếu giải thích “sàng” là giường nằm thì thiếu ý vị, vì lúc đó Lý Bạch đang ngủ và không liên tưởng gì đến trăng sáng, sương rơi trên mặt đất. Nếu giải thích “sàng” là ghế ngồi thì lúc đó Lý Bạch chưa nằm có thể là đang đứng trong nhà hay đi lại và cũng có thể ngồi trên ghế tựa mà “tức cảnh sinh tình” ngẩng đầu nhìn trăng sáng, cúi đầu nhớ cố hương”. Nếu như tưởng tượng Lý Bạch nằm ngủ trên giường thì cũng có thể lúc đó ông không chợp mắt và đi ra ngoài. Như vậy “ngẩng đầu” và “cúi đầu” là một biểu hiện tâm tư tự nhiên. Ở đây cần lưu ý đến yếu tố không gian và thời gian trong bài thơ. Liên hệ với bài Tuyệt cú của Đỗ Phủ để hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nguyên văn bài Tuyệt cú của Đỗ Phủ như sau: Lưỡng cá hoàng mi minh thúy liễu/ Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên/ Song hàm Tây Lĩnh thiên thu tuyết/ Môn bạc Đông Ngô vạn lý thuyền. Dịch thơ:Hai cái oanh vàng kêu liễu biếc/ Một hàng cò trắng vút trời xanh/ Nghìn năm tuyết núi song in sắc/ Muôn dặm thuyền Ngô cửa rập rình. (Tản Đà)
Để miêu tả không gian, thời gian Đỗ Phủ nói đến “môn” (cửa), “bạc” (đậu) và “thuyền” (con thuyền). Trở lại bài thơ Tĩnh dạ tư của Lý Bạch cũng có mối liên hệ do không gian và thời gian như thế, đó là trăng sáng và sương rọi trên mặt đất.
3. Cho dù “sàng” giải thích nghĩa của nó là “giường”, “ghế”, “lan can giếng” và Lý Bạch đi, đứng, ngồi, nằm thì vẫn không có liên quan gì đến động tác “ngẩng đầu” và “cúi đầu” để “nhớ cố hương”. Vì vậy, ý kiến tranh luận về chữ “sàng” trong bài Tĩnh dạ tư của Lý Bạch được tạm chấp nhận là “sàng” mà tác giả đặt bút xuống viết có nghĩa là “giường” nằm (ngọa cụ) với tư thế “nằm” rồi bất chợt nhìn lên thấy trăng sáng, cúi xuống thì thấy sương rơi trên mặt đất, để rồi “nhớ cố hương” (tư cố hương). Chữ “tư” (nhớ) ở câu cuối bài càng khẳng định đầu đề của bài Tĩnh dạ tư và đọc như thế là đúng. “Ý tại ngôn ngoại” của thơ Đường là vậy, dễ và khó cả ý lẫn lời. Mặc dù các nhà nghiên cứu Trung Quốc tranh luận như thế nhưng xét về nội dung và hình thức bài Tĩnh dạ tư của Lý Bạch trong sách giáo khoa từ trước đến nay người dạy và người học hiểu như thế là đúng. Bài thơ mặc dù tác giả, cảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam.
Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha...
Đọc tiếp

Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng của Trung Hoa với những vần thơ lãng mạn, trữ tình bay bổng khiến người đọc như chìm đắm trong một không gian vừa thanh tịnh vừa gần gũi nhất. Và trăng là biểu tượng chủ đạo trong thơ ông với vẻ đẹp viên mãn, nhưng vương nhiều nỗi niềm, bởi nó gắn bó với những năm tháng ấu thơ của ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” được sáng tác trong hoàn cảnh tha hương, bắt gặp một đêm trăng đẹp khiến nỗi nhớ quê trong ông lại bùng cháy lên mãnh liệt. Bài thơ chính là tiếng lòng nhẹ nhàng, sâu lắng và đầy âu lo.

cam-nghi-khi-hoc-xong-tinh-da-tu-ly-bach

Cảm nghĩ của em sau khi học xong “Tĩnh dạ tứ” của Lý Bạch-Văn lớp 7

Bài thơ được lấy cảm hứng từ một đêm trăng nơi đất khách quê người và một nỗi nhớ quê da diết không thể diễn tả thành lời. Cảm xúc bỗng nhiên ùa về miên man theo ánh trăng, đan xen vào đó là sự trằn trọc và thao thức khi ánh trăng rọi qua khung của sổ:

Đầu giường ánh trăng roi

Ngỡ mặt đất phủ sương

(Sàng tiền minh nguyệt quang

Nghi thị địa thượng sương)

Nhắc đến Lí Bạch, người ta thường nghĩ đến cảnh thưởng rượu dưới trăng, tức cảnh sinh tình; nhưng hoàn cảnh này lại khác hẳn. Hai câu thơ đầu có đan xen giữa hiện thực và tưởng tượng. Hiện tượng trăng rọi vào đầu giường xuyên qua khung cửa sổ là cảnh tác giả có thể thấy. Có lẽ đêm trăng đó quá đẹp, quá ấn tượng trong một đêm thanh tịnh như vậy khiến cho tác giả bồn chồn, trằn trọc không thể chợp mắt được. Ánh trăng len lỏi vào đầu giường khiến tác giả có một phép so sánh đầy tinh tế “Ngỡ măt đất phủ sương”. Ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất vào buổi tối khiến tác giả có cảm giác như măt đất đang bị bao phủ bởi một lớp sương trắng và mỏng tang. Có lẽ cam xúc trong trái tim của Lí Bạch đang tràn ra như chính ánh trăng chiếu rọi xuống mặt đất như bây giờ.

Chỉ với hai câu thơ nhưng phần nào đã vẽ lên được một đêm trăng nhẹ nhàng, trong không gian tĩnh lặng và sự lãng mạn, huyền ảo như bao trùm lấy. Cảm xúc của tác giả cũng vì thế là tự bung ra, da diết, bâng khuâng về những điều thân quen đã qua.

Ánh trăng giống như một người bạn lâu ngày không gặp, cảm xúc vừa vui mừng, vừa buồn vu vơ, vừa có một nỗi nhớ nào đó đã bắt đầu nhen nhóm lên.  Và dòng cảm xúc bỗng nhiên tràn ra ở hai câu thơ cuối:

Ngẩng đầu nhìn trăng sáng

Cúi đầu nhớ cố hương

(Cử đầu vọng minh nguyệt

Đê đầu tư cố hương)

Câu thơ thứ nhất là một phép đối lập đầy dụng ý nghệ thuật và mang ý nghĩa sâu sắc. Hai từ “ngẩng” và “cúi” đối lập nhau nhưng lại có ý nghĩa bổ trợ cho nhau.

Cử chỉ “ngẩng đầu” nhìn trăng sáng thì “cúi đầu” lại nhớ về cố hương.  DƯờng như ánh trăng chính là chất xúc tác để cho nỗi nhớ cứ thế tuôn trào ra mãnh liệt. “Cố hương” trong câu thơ này khiến cho người đọc nghẹn ngào ở trong lòng, vì nó gợi nhắc đến những điều xưa cũ, những con người xưa cũ ở mảnh đất cũ. CỐ hương thực ra là quê cũ, là quê hương bao nhiêu năm rồi thi sĩ chưa kịp trở lại. Bây giờ bỗng nhiên những hình ảnh về “cố hương” cứ hiển hiện khiến trái tim của Lí Bạch thấy chua xót và nghẹn ngào không nguôi.

Một nỗi nhớ quê nhẹ nhàng, miên man nhưng da diết và day dứt biết nhường nào. CHỉ với 4 câu thơ theo  thể ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng hàm súc nhưng tác giả vừa vẽ lên một bức tranh đêm trăng tuyệt đẹp vừa khơi gợi nên nỗi nhớ đã giấu kín ở trong trái tim mình ở nơi đất khách quê người. Nỗi nhớ ấy len lỏi sang tâm hồn người đọc khiến cho họ cũng cảm thấy có một nỗi nhớ nào vừa ngang qua đây.

Với tứ thơ giản dị, ngôn ngữ bình dân và cảm xúc chân thành, bài thơ “TĨnh dạ tư” của Lí Bạch đã thực sự khiến người đọc cảm nhận được những xúc cảm tinh tế nhất. Có lẽ vì thế người ta mới nói thơ Lí Bạch càng đọc càng ngấm, càng thấm.

Bài văn chỉ để tam khảo thi hok kì 1 ko phải câu hỏi

 

0
17 tháng 10 2016

a)  - Ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

- Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thía tình cảm quê hương của một người sống xa quê.

b) - Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.

- Ngẩng đầu >< cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.

- Vọng minh nguyệt >< tư cố hương.

-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.

- NT: phép đối, tả cảnh ngụ tình.

=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.

15 tháng 10 2016

a) - Ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Bài thơ viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.

- Nỗi suy tư, cảm xúc của nhà thơ trong đêm thanh tĩnh, thể hiện nhẹ nhàng, thấm thíc tình cảm quê hương của 1 người sống xa quê.

 

15 tháng 10 2016

b) Hai câu thơ đầu: 
- Tả ánh trăng trong đêm thanh tĩnh.
- Nhà thơ ngắm trăng trên giường, không ngủ được nên mới nhìn thấy ánh trăng xuyên qua ô cửa sổ.
- Cảm nhận = ảo  giác: Trăng sáng không biết là trăng hay là sương.
-> Cảnh đêm trăng thanh tĩnh, gợi vẻ đẹp dịu êm, mơ màng và yên tĩnh.
Hai câu thơ cuối:

- Cảm giác về trăng vẫn còn mơ hồ.
- Ngẩng đầu >< cúi đầu -> Kiểm tra sự nghi ngờ của mình.
- Vọng minh nguyệt >< Tư cố hương.
-> Càng nhìn trăng càng nhớ về quê hương.
- Nghệ thuật: phép đối, tả cảnh ngụ tình.
=> Thể hiện nỗi nhớ quê sâu nặng của tác giả.

 

 

4 tháng 11 2016

a)Cặp từ trái nghĩa là :Ngẩng-Cúi

b)

Nếu như ở 3 câu thơ đầu thi nhân nhắc nhiều đến trăng, điều đó khiến cho ko ít người ngỡ rằng bài thơ chủ yếu nói về trăng nhưng đến câu thơ cuối tất cả bộc lộ ra rất rõ:

Cúi đầu nhớ cố hương

Chúng ta thấy câu thơ thứ 3 và câu thứ 4 đối nhau ở 2 tư thế “cúi” và “ngẩng”. Cái tình trong bài thơ đã bộc lộ rõ hơn. Rõ ràng đây là 1 bài thơ tả cảnh ngụ tình. Tâm trạng của nhà thơ đã thực sự bộc lộ đó là nỗi nhớ cồn cào quê hương. Như ta đã biết, thuở nhỏ Lí bạch thường lên núi Nga Mi múa kiếm cà ngắm trăng, khi lớn lên trở thành nhà thơ ông lại thường xa quê nay đây mai đó. Thế nhưng dù cho năm tháng trôi qua thì tình cảm của ông đối với quê hương vẫn sâu đậm và tha thiết, chỉ cần nhìn ánh trăng thôi cũng đủ để gợi cho ông những cảm xúc dạt dào, tha thiếtvề chốn cũ. Và ánh trăng “đêm nay” đã khiến cho tâm hồn ông trĩu nặng nỗi nhớ quê, nhớ về nơi ông sinh ra, ở đó có những người thân của ông, nơi đó có biết bao kỉ niệm về những ngày thơ ấu, những năm tháng thăng trầm cua 1 đời người.

Như vậy, có thể thấy toàn bộ bài thơ cảnh và tình luôn song hành và gắn bó với nhau. Đối với Lí Bach thiên nhien luôn là người bạn đồng hành vừa có thể cùng ông vui chơi nhưng cũng có khi lai là nơi để ông trút nỗi tâm sự của mình. Tâm hồn ông luôn tha thiết với thiên nhiên và chính tấm lòng ấy đã gợi cho LÍ Bạch những cái nhing khá độc đáo về thiên nhiên, tứ thiên nhiên nhà thơ lại nhớ về quê hương thân yêu.

Có thể nói, những bài thơ của Lý Bạch đều thể hiện 1 tình yêu quê hương, đất nước câhn thành, thiết tha. Trong đó bài thơ Tĩnh dạ tứ có thể được coi là 1 bài thơ viết về tình yêi quê hương hay nhất, bởi tác giả rất tinh tế lấy ngoại cảnh, thiên nhiên để biểu hiện nỗi nhớ quê cua mình. Bài thơ rất ngắn gọn nhưng mang ý nghĩa sâu sắc, nhớ quê là tâm trạng chung của tất cả những người phải sống xa quê.


 

 

12 tháng 10 2017

Ánh trăng là ánh sáng quê nhà mỗi người mỗi cách hiểu nhưng đối với mình được biết thì ánh trăng là một tuệ tinh của nhân loại. Vào mỗi đêm rằm hay trung thu, trăng tròn hay trăng khuyết nó đều soi sáng vạn vật , ban cho con người ánh sáng đẹp đẽ. Khi nhìn lên khoảng trời , ta có thể nhớ đến câu chuyện cổ tích mà trước kia được đọc hay người thân kể. Chao ôi! nhớ lắm. TRời và trăng như mẹ và con không thể nào trăng dưới đất mà trời thì trên cao, cũng như con và mẹ dù đi đâu hay làm gì vẫn cùng một dòng máu chảy cũng có ân nghĩa nặng sâu. Ở quê, vào mỗi đem rằm hay trung thu, Trăng tròn đẹp, sáng rực rỡ cho ta cảm thấy bình an và hạnh phúc, thanh thản với cuộc sống hòa bình. Thế nhưng ở chốn đô thị đèn xanh đỏ, nahf lao cao cao lớp lớp, có hiếm khi được thấy trăng nhưng có thấy họ vẫn thờ ơ thôi. Đối với họ trăng rất tầm thường có đấy. NHưng ở làn quê, người dân xem trăng như người bạn là nguồn ánh sáng của quê nhà.

Theo mình nghĩ vậy, không biết đúng không nha!

16 tháng 10 2017

Tuy là một bài thơ ngắn chỉ 4 câu nhưng ở Trung Quốc hiểu tường tận bài thơ này vẫn có những ý kiến chưa thống nhất. Trước hết về thời gian sáng tác bài thơ này các sách đều ghi là “không xác định” chỉ biết Lý Bạch ban ngày đi chơi, ban đêm ngủ nhìn trăng sáng rồi nhớ quê hương như tứ một câu thơ của Đỗ Phủ “nguyệt thị cố hương mình”. Bài thơ mặc dù tác giả, cảnh và người là Trung Quốc nhưng nó được người dạy, học trong nhà trường phổ thông Việt Nam cảm nhận sâu sắc, có tác dụng trong việc giáo dục tình cảm yêu thiên nhên, quê hương, đất nước trong mỗi người Việt Nam

2 tháng 11 2016

amột thể thơ trong đó mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, song không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối.

-Bức tranh được phác họa trong bài thơ là cảnh đêm trăng thanh tĩnh. Nỗi cô đơn trên đất khách quê người khiến cho Lí Bạch trằn trọc, thao thức, không sao ngủ được. Ông muốn chia sẻ tâm sự với vầng trăng – người bạn không lời nhưng gắn bó thân thiết với ông và được ông coi là tri âm, tri kỉ

-Đêm khuya trăng sáng, nhà thơ trằn trọc không ngủ hoặc cũng có thể là đã ngủ rồi chợt tỉnh dậy và không ngủ lại được. Để tả trạng thái mơ màng ấy thì dùng chữ nghi (ngỡ là) và chữ sương là hợp lí. Ánh trăng trắng đục giống như sương là điều có thật mà trước Lí Bạch mấy trăm năm, nhà thơ Tiêu Cương đã viết: Dạ nguyệt tự thu sương</span></p><p><span>c)-Câu thơ cuối mở ra một thế giới mênh mang và phức tạp của tâm trạng. Có bao điều mà nhà thơ muốn gửi gắm vào hai chữ cố hương. Cố hương là quê cũ, là dĩ vãng đầy ắp kỉ niệm của tuổi hoa niên. Cố hương là mảnh đất chôn nhau cắt rốn, là nơi có những người thân yêu nhất của ta đang sống hoặc đã gửi nắm xương tàn. Đối với kẻ tha phương, cố hương là một cái gì đó rất đỗi thiêng liêng mà mỗi khi nhắc tới lại cảm thấy trĩu nặng trong lòng, trĩu nặng cả mái đầu đã pha sương sau nửa đời lênh đênh, lưu lạc.Bài thơ được làm theo hình thức cổ thể ngũ ngôn tuyệt cú. Cái tự do của hình thức thể hiện (so với Đường luật thì cổ thể không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm, luật và đối ràng buộc) tỏ ra rất có hiệu quả khi diễn đạt mạch cảm xúc tự nhiên. Tuy thế, tác giả cũng đã sử dụng phép đối rất đắc địa ở hai câu cuối:đầu, nhìn trăng sángnhớ cố hương. Nguyên tác cho thấy đây là cặp đối rất chỉnh, về mặt từ loại: động từ / động từ, tính từ / tính từ , danh từ / danh từ

-Về mặt ý nghĩa, cặp đối tạo thành sự sóng đôi: Cảnh / tình (trăng / quê hương). Sự sóng đôi này chính là cấu tứ của bài thơ. Cảnh gợi tình, trăng gợi nhớ quê hương, rồi đến lúc con người chìm đắm trong nỗi nhớ, trăng thấm đẫm vào hồn. Cái cúi đầu như lặng lẽ, như buồn tủi...