K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 11 2024

minh ko biet/

 

1 tháng 3 2022

Câu 1:  Ngày Huế đổ máu
Chú Hà Nội về
Tình cờ chú cháu
Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt
Cái xắc xinh xinh
Cái chân thoăn thoắt
Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch
Mồm huýt sáo vang
Như con chim chích
Nhảy trên đường vàng...

Câu 2: PTBĐ là miêu tả

Câu 3: Thể thơ 4 chữ.

Nội dung: kể và tả về Lượm qua các sự việc bằng lời của người kể với hình ảnh Lượm trong cuộc gặp tình cờ của hai chú cháu. Đó là câu chuyện về chuyến đi liên lạc cuối cùng và sự hi sinh của Lượm, nhưng hình ảnh của Lượm vẫn còn sống mãi.

Câu 4: Những từ láy là: loắt choắt, xinh xinh, thoăn thoắt, nghênh nghênh.

Tác dụng miêu tả nhân vật là: Đã khắc họa hình ảnh chú bé liên lạc Lượm hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh nhưng hình ảnh của em còn mãi với quê hương, đất nước và trong lòng mọi người.

Hok tốt ^^

7 tháng 1 2022

a) Những từ láy trong đoạn văn trên là:  Vội vã, đông đúc .

b) Tác dụng: Làm cho đoạn văn hay hơn có tính chân thực và giàu cảm xúc hơn.

                                                                                                                                                       CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ!

BT3. Trong bài thơ “Lượm”, Tố Hữu viết:                      Ngày Huế đổ máu …Câu 1. Chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện ba khổ thơ đầu của bài thơ.Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.Câu 3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung đoạn thơ?Câu 4. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân...
Đọc tiếp

BT3. Trong bài thơ “Lượm”, Tố Hữu viết:

                      Ngày Huế đổ máu

Câu 1. Chép những dòng thơ tiếp theo để hoàn thiện ba khổ thơ đầu của bài thơ.

Câu 2. Nêu các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 3. Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào? Nêu nội dung đoạn thơ?

Câu 4. Hãy chỉ ra các từ láy có trong đoạn thơ trên và nêu tác dụng trong việc miêu tả nhân vật.

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về chú bé Lượm trong đoạn thơ trên.

 

BT4. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:

   Nhưng còn cần cho trẻ
Tình yêu và lời ru
   Cho nên mẹ sinh ra
      Để bế bồng chăm sóc
       Mẹ mang về tiếng hát
      Từ cái bống cái bang
    Từ cái hoa rất thơm
    Từ cánh cò rất trắng
    Từ vị gừng rất đắng
      Từ vết lấm chưa khô
          Từ đầu nguồn cơn mưa
         Từ bãi sông cát vắng...
                                         (Trích Chuyện cổ tích về loài người, Xuân Quỳnh)

Câu 1. Xác định thể thơ của đoạn thơ trên?

Câu 2. Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn thơ.

Câu 2. Trong lời ru của mẹ dành cho trẻ, những hình ảnh nào được gợi ra?

Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của phép tu từ điệp ngữ trong đoạn thơ trên?

Câu 4. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về tình yêu và lời ru của mẹ dành cho trẻ qua đoạn thơ trên.

0
I. Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.                                              (Ca dao)Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên?Câu 2. Bài ca dao  sử dụng từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên...
Đọc tiếp

I. Đọc bài ca dao sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sình.
Lờ đờ bóng ngả trăng chênh,
Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

                                              (Ca dao)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của bài ca dao trên?

Câu 2. Bài ca dao  sử dụng từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế?

Câu 3. Hãy giải thích nghĩa của từ “nặng” trong câu “Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non”. Lấy ví dụ về từ “nặng”  nhưng mang nghĩa khác với nghĩa từ “nặng”  trong câu thơ trên.

Câu 4. Sưu tầm 2 bài ca dao viết về quê hương em.

Câu 5: Điểm chung của các bài ca dao về quê hương đất nước ở điểm nào. Chỉ ra vài đặc điểm tiêu biểu để em nhận biết chủ đề 

0
BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này: - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn...
Đọc tiếp

BT1. Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

  “Tôi không ngờ Dế Choắt nói với tôi một câu như thế này:

 - Thôi, tôi ốm yếu quá rồi, chết cũng được. Nhưng trước khi nhắm mắt, tôi khuyên anh: Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình đấy.

  Thế rồi Dế Choắt tắt thở. Tôi thương lắm. Vừa thương vừa ăn năn tội mình. Giá tôi không trêu chị Cốc thì đâu đến nỗi Choắt việc gì. Cả tôi nữa, nếu không nhanh chân vào hang thì tôi cũng chết toi rồi.

  Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

                                                    (Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên?

Câu 2. Trước khi tắt thở, Dế Choắt đã khuyên Dế Mèn điều gì? Qua đó, em nhận thấy Dế Choắt có phẩm chất đáng quý nào?

Câu 3. Bài học đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho bản thân mình là bài học nào?

Câu 4. Từ trải nghiệm và bài học của Dế Mèn, nếu em cũng mắc phải lỗi lầm, bản thân em cần có thái độ ra sao trước lỗi lầm mình?

Câu 5. Viết một đoạn văn 5 – 7 câu nêu suy nghĩ của em về nhân vật Dế Mèn trong văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”.

0

3. Câu thơ sau gợi cho em nhớ tới câu tục ngữ nào?

“Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì”

A. Ở hiền gặp lành

B. Trâu buộc ghét trâu ăn

C. Lá lành đùm lá rách

D. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng