K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 8 2021

Trình bày những suy nghĩ, cảm nhận của người viết về một vấn đề, hiện tượng trong đời sống (nghị luận xã hội) hoặc về một tác phẩm văn học (nghị luận văn học). Phân tích trái sai, lợi hại.

5 tháng 3 2022

Tham khảo:

Văn bản miêu tả: vẽ lại sự vật, sự việc bằng ngôn ngữ một cách sinh động.

Văn bản tự sự: kể lại, thuật lại sự việc.

Văn bản biểu cảm: bày tỏ suy nghĩ, tình cảm, cảm xúc của người viết.

Văn bản nghị luận: Bày tỏ quan điểm, nhận xét, đánh giá về một vấn đề

Còn văn bản thuyết minh thì giới thiệu sự vật, hiện tượng; giúp cho người đọc hiếu rõ đặc điểm, tính chất, nguyên nhân và có cái nhìn khách quan về sự vật, hiện tượng đó.

5 tháng 3 2022

tham khảo

Trả lời: Văn bản thuyết minh khác các loại văn bản khác chủ yếu ở tính chất thuyết minh, giới thiệu. Văn thuyết minh không nặng về kể chuyện như văn tự sự, không miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả, không biểu cảm mạnh mẽ như văn biểu cảm, cũng không lập luậnthuyết lí như văn nghị luận.

12 tháng 1

**Đoạn văn tự sự, miêu tả và biểu cảm về nghiện mạng xã hội:** Mỗi ngày, tôi đều thấy mình bị cuốn vào vòng xoáy không dứt của mạng xã hội. Từ sáng sớm, khi vừa thức dậy, tôi đã mở điện thoại kiểm tra tin nhắn, thông báo từ Facebook, Instagram và TikTok. Cứ như thế, tôi dành hàng giờ lướt qua các bài đăng, video, xem những bức ảnh của bạn bè, người nổi tiếng và vô số những cuộc trò chuyện trực tuyến. Dù biết rằng mình có nhiều việc cần làm, như học bài, giúp đỡ ba mẹ hay trò chuyện với bạn bè ngoài đời thực, tôi vẫn không thể rời mắt khỏi màn hình. Mỗi lần có thông báo mới, tim tôi lại đập nhanh hơn, cảm giác như không thể bỏ qua bất kỳ điều gì đang xảy ra trên mạng. Đến khi nhìn lại đồng hồ, đã thấy cả buổi sáng hoặc chiều trôi qua mà tôi chẳng làm được gì hữu ích. Tôi cảm thấy mình như một người ngoài cuộc sống thật, chỉ sống trong thế giới ảo của những hình ảnh và lời nói không có thật. Cảm giác ấy thật kỳ lạ, vừa vui vẻ, vừa trống rỗng. Tôi bắt đầu nhận ra rằng, mình đang dần đánh mất thời gian quý báu và những mối quan hệ thực tế, nhưng lại không thể dừng lại. Mạng xã hội, mặc dù thú vị và tiện lợi, nhưng lại khiến tôi rơi vào một cái bẫy mà tôi chẳng thể tự thoát ra.

6 tháng 11 2021

2 cái kia có khác gì nhau không bạn ?
Với lại viết đoạn văn về gì ?

7 tháng 11 2021

cái này mới đúng :
 

Thông hiểu xoay quanh những văn bản trên: Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Chiếc lá cuối cùng. 

Đoạn văn: Đoạn văn tự sự từ 18 đến 20 câu ( Có kết hợp miêu tả và biểu cảm) (3 điểm) 

1 tháng 5 2018

Văn bản thuyết minh khác các kiểu văn bản khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận

   + Không sa đà vào kể truyện, thuật sự việc như tự sự.

   + Không miêu tả quá chi tiết, tỉ mỉ như văn miêu tả.

   + Không mang sắc thái biểu cảm mạnh mẽ, chủ đạo như văn biểu cảm.

   + Không đưa ra lý lẽ, lập luận như văn nghị luận.

   → Thuyết minh bao gồm việc trình bày, giải thích, giới thiệu khách quan chân thực, rõ ràng.

26 tháng 11 2019

Các văn bản tự sự, nghị luận, biểu cảm cần tới yếu tố thuyết minh. Vì nhờ thuyết minh văn bản trở nên sáng tỏ, nội dung văn bản mang tính chính xác, khoa học.

9 tháng 4 2020

tôi đi học .

“Hằng năm cứ vào cuối thu lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc (yếu tố tả), lòng tôi lại náo nức những kỉ niệm mơn man của buổi tựu trường (yếu tố kể và biểu cảm). Tôi quên thế nào được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như những cánh hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng (yếu tố kể, tả và biểu cảm)”

lão hạc.

“Khốn nạn... ông giáo ơi!... (yếu tố biểu cảm). Nó có biết gì đâu! Nó thấy tôi gọi thì chạy ngay về, vẫy đuôi mừng. Tôi cho nó ăn cơm (yếu tố kể). Nó đang ăn thì thằng Mục nấp trong nhà, ngay đằng sau nó, tóm lấy hai cẳng sau nó dốc ngược lên. Cứ thế là thằng Mục với thằng Xiên, hai thằng chúng nó chỉ loay hoay một lúc đã trói chặt cả bốn chân nó lại (yếu tố kể). Bấy giờ cu cậu mới biết là cu cậu chết (yếu tố kể)... Này! Ông giáo ạ! (yếu tố biểu cảm) Cái giống nó cũng khôn! (yêu tố biểu cảm). Nó cứ làm in như nó trách tôi; nó ”kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à? (yếu tố kể). Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó (yếu tố biểu cảm)."

16 tháng 4 2021

Trong trích đoạn “Đi bộ ngao du”, nhà văn Ru- xô đã chỉ ra lợi ích của việc đi bộ, cũng như những lợi thế của việc đi bộ so với đi ngựa cũng như dùng các phương tiện khác. Trước hết, đi bộ có thể đi mọi nơi mà ta mong muốn, không phải lệ thuộc vào ai, vào phương tiện gì: “ Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều hay ít thế nào là tùy”. Như vậy, việc đi bộ khiến cho ta được tự do về con người, được làm theo những ý muốn của mình, đây chính là lợi ích lớn nhất của việc đi bộ ngao du. Và đã là ngao du thì yếu tố chủ động phải được đặt lên hàng đầu, đi ngựa sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đường xá, sức khỏe của ngựa, không phải phụ thuộc vào những gã phu trạm.

Đi bộ ngao du thì ta không bị phụ thuộc vào bất cứ thứ gì, bất kì cái gì, ta được tự do về con người, tự do về tâm hồn, làm toàn bộ những việc theo ý thích: “ Ta quan sát khắp nơi; ta quay sang phải, sang trái; ta xem xét tất cả những gì thấy hay hay; ta dừng lại ở tất cả các khía cạnh….” . Và quan trọng nhất là không bị lệ thuộc: “Tôi chẳng phải phụ thuộc vào những con ngựa hay những gã phu trạm. Đi bộ ngao du ta sẽ có cơ hôi khám phá những điều mới mẻ, có thể tự tìm cho mình những con đường riêng biệt, điều này rất phù hợp với những con người ưa tìm tòi, thử thách: “Tôi chẳng cần chọn những lối đi có sẵn hay những con đường thuận tiện; tôi đi qua bất cứ nơi nào con người có thể đi qua; tôi xem tất cả những gì con người có thể xem….”

16 tháng 4 2021

:)))

7 tháng 5 2023

Trong trường học hiện nay xuất hiện nhiều hiện tượng khiến các thầy cô phải đau đầu tìm cách giải quyết ví dụ như hút thuốc, đánh lộn, sử dụng điện thoại,.. Trong đó tình trạng học sinh nói chuyện riêng trong giờ học tuy không phải vấn đề xấu xa gì, nhưng nó lại đang có ảnh hưởng không tốt đến việc học tập của các bạn học sinh.

Việc nói chuyện riêng trong giờ dường như đã trở thành trào lưu, trong giờ học lúc nào cũng nghe thấy tiếng nói chuyện. Nguyên nhân chủ yếu là do các bạn học yếu ngồi trong lớp không yên được, mệt mỏi nên nói chuyện để giết thời gian chờ đợi lúc đánh trống hết giờ. Còn có nguyên nhân nữa là do thấy các bạn xung quanh nói chuyện rôm rả nên cũng muốn nhập cuộc cho vui. Các bạn có lẽ không biết rằng việc các bạn nói chuyện riêng trong giờ học sẽ khiến lớp bị ảnh hưởng không tốt.

Các thầy cô khó tính khi thấy các bạn nói chuyện quá nhiều trong lớp sẽ tức giận và hậu quả là lớp phải nhận giờ B, C, cũng có khi giờ D trong sổ đầu bài. Nói chuyện còn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả học tập của các bạn. Khi các bạn nói chuyện riêng sẽ bị sao nhãng và tất nhiên sẽ không hiểu bài. Còn có bạn thậm chí còn bị đình chỉ học vì nói chuyện quá nhiều, không có ý thức sửa chữa. Nói chuyện riêng đã trở thành thói quen lâu dài, vì vậy muốn khắc phục, loại bỏ tình trạng này cần thời gian dài.Các thầy cô có thể sử dụng nhiều phương pháp đổi mới trong cách giảng dạy khiến các bạn chú ý trong học tập. Các biện pháp cưỡng ép chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, thường không đem lại hiệu quả cao. Các bạn học sinh thì cần có ý thức hơn, có chuyện trò gì thì để ra chơi nói.

Tóm lại ta như hiểu được rằng chính việc nói chuyện riêng trong giờ học sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho các bạn. Hơn nữa chúng ta cũng phải hiểu được rằng đối với những người xung quanh, việc nói chuyện riêng của chúng ta ko có gì ngoài những điều bất lợi. Thế nên, mọi người cũng hãy từ bỏ và đấu tranh với nó để loại bỏ hoàn toàn hành vi này khỏi trường học, loại bỏ ngay ra khỏi lớp học của chính mình nhé.

Chúc bạn thi tốt!