Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Kết thúc khác là : Sơn Tinh và Thủy Tinh không có ai cưới được Mị Nương
kết thúc này an bình , nhẹ nhàng nhưng khôg có nét truyền thuyết .
Chi tiết tưởng tượng kì ảo là sự tưởng tượng của người dân Việt Nam về sự kiện và nhân vật trong các truyền thuyết hay noi cách khác, là sự thần thánh hoá hoặc hình tượng hoá các chi tiết trong truyện.
Vai trò của nó trong truyện con rồng cháu tiên là:
Vai trò lớn nhất là thể hiện sự kính trọng tổ tiên của nhân dân việt nam ta
+ người dân việt nam ta cho rằng tổ tiên của mình là mòi giống cao sang,đẹp đẽ.
=> Thể hiện niềm tự hào dân tộc
+ các chi tiết tương ki ảo khác như sinh cùng bọc trăm trứng
=> Tinh thần đồng bào, keo sơn của dân tộc => là anh em một nhà
+ không cần bú mơm mà lớn nhanh như thổi có ý nghĩa răng tất cả người dân nước việt nam đều là anh em , khi sinh ra người Việt Nam đã có khả năng tự chống đỡ với những thảm họa thiên nhiên, chiến tranh,.... => Rất phi thường
Trong truyền Con Rồng, cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Viẹt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ. Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình. Các chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt.
Câu 1. Sự việc trong văn tự sự (Trang 37 SGK ngữ văn 6 tập 1)
a) Xem xét các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh;
(1) Vua Hùng kén rể.
(2) Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn.
(3) Vua Hùng ra điều kiện chọn rể.
(4) Sơn Tinh đến trước, được vợ.
(5) Thủy Tinh đến sau, tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh.
(6) Hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thủy Tinh thua, rút về.
(7) Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào và sự việc kết thúc trong các sự việc trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.
b) Sự việc trong văn bản tự sự phải được kể cụ thể: do ai làm, việc xảy ra ở đâu, lúc nào, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có sáu yếu tố đó thì truyện mới cụ thể, sáng tỏ. Em hãy chỉ ra sáu yếu tố trên trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh . Theo em, có thể xóa bỏ yếu tố thời gian và địa điểm trong truyện này được không, vì sao? Việc giới thiệu Sơn Tinh có tài có cần thiết không? Nếu bỏ qua sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể đi có được không? Việc Thủy Tinh nổi giận có lí hay không? Lí ấy ở những sự việc nào?
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, tư tưởng muốn biểu đạt. Em hãy cho biết sự việc nào thể hiện mối thiện cảm của người kể đối với Sơn Tinh và vua Hùng? Việc Sơn Tinh thắng Thủy Tinh nhiều lần (em hãy tính cụ thể mấy lần) có ý nghĩa gì? Có thể để cho Thủy Tinh thắng Sơn Tinh được không? Vì sao? Có thể xóa bỏ việc “Hằng năm Thủy Tinh lại dâng nước…” được không? Vì sao?
Đáp án:
a) Các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
– Sự việc khởi đầu là (1).
– Sự việc phát triển là (2) (3) (4) (5)
– Sự việc cao trào là (6)
– Sự việc kết thúc là (7)
Trật tự sắp xếp các sự việc là không thể đảo lộn được, và không thể bỏ đi bất cứ sự việc nào. Chẳng hạn nếu bỏ sự việc (3) vua Hùng ra điều kiện kén rể thì không biểu hiện được sự “thiên vị” của vua giành cho Sơn Tinh. Bởi mọi sản vật vua yêu cầu, Sơn Tinh có khả năng thực hiện dễ hơn Thủy Tinh.
b) Sự việc trong văn tự sự phải đảm bảo đi liền với các yếu tố như nhân vật, không gian, thời gian, nguyên nhân, diễn biến, kết quả. Có như vậy thì sự việc mới sinh động, cụ thể, không sơ lược, khô khan và thể hiện được chủ đề của toàn bộ bài văn. Có thể thấy sự biểu hiện của các yếu tố này trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh:
– Nhân vật: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc Hầu
– Không gian: Thành Phong Châu, núi Tản Viên, miền biển
– Thời gian: đời Hùng Vương thứ mười tám
– Diễn biến: (3), (4), (5), (6) ở câu a.
– Nguyên nhân: Thủy Tinh tức giận vì không lấy được Mị Nương.
– Kết thúc: (7)
Các yếu tố này nhất thiết phải có thì truyện mới hấp dẫn, thú vị. Thiếu đi một trong các yếu tố đó thì sự việc trong truyện sẽ trở nên không hoàn chỉnh, thiếu sức thuyết phục và chủ đề của truyện cũng sẽ khác đi. Không có thời gian và không gian cụ thể, sự việc sẽ trở nên không chân thực, thiếu sức sống. Không có sự việc vua Hùng ra điều kiện kén rể thì sẽ không nảy sinh sự ganh đua giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh.
Nếu vua Hùng không tỏ ra ưu ái với Sơn Tinh khi đưa ra các sản vật toàn là thuộc miền núi thì Thủy Tinh không tức giận, hận thù đến thế. Thủy Tinh thua là tất yếu cũng như Sơn Tinh thắng theo sự ưu ái của vua Hùng cũng là tất yếu. Mối quan hệ chặt chẽ giữa các sự việc trong truyện tạo nên sự thống nhất, hợp lí, thể hiện được chủ đề của truyện.
c) Sự việc và chi tiết trong văn tự sự phải được lựa chọn cho phù hợp với chủ đề, nội dung tư tưởng muốn biểu đạt.
Các sự việc, chi tiết được lựa chọn như Sơn Tinh có tài xây lũy đất chống lụt, đồ sính lễ là sản vật của núi rừng dễ cho Sơn Tinh mà khó cho Thủy Tinh, Sơn Tinh thắng khi lấy được vợ, lại thắng trong trận giao đấu tiếp theo và mãi về sau khi nào cũng thắng,… cho thấy thái độ của người kể chuyện (ở đây là nhân dân): đứng về phía Sơn Tinh, vua Hùng.
Sơn Tinh thắng, Thủy Tinh hàng năm vẫn dâng nước báo thù, những chi tiết này giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai.
Câu2. Nhân vật trong văn tự sự (Trang 38 SGK ngữ văn 6 tập 1)
a) Nhân vật trong văn tự sự vừa là kẻ thực hiện các sự việc, vừa là kẻ được nói tới, được biểu dương hay bị lên án. Em hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh và cho biết:
– Ai là nhân vật chính, có vai trò quan trọng nhất?
– Ai là kẻ được nói tới nhiều nhất?
– Ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không? Có thể bỏ được không?
b) Nhân vật trong văn tự sự được kể như thế nào?
– Được gọi tên, đặt tên;
– Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng;
– Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩ, lời nói;
– Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu,…
Hãy cho biết các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh được kể như thế nào?
Đáp án:
a) Trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, các nhân vật là: Vua Hùng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Mị Nương, Lạc hầu.
– Nhân vật chính là: Sơn Tinh, Thủy Tinh (nhân vật được nói tới nhiều nhất, có vai trò chủ yếu trong việc thể hiện chủ đề của văn bản)
– Nhân vật phụ là: Vua Hùng, Mị Nương (thường chỉ được nhắc tên hoặc nói qua, nhưng không thể bỏ qua nhân vật phụ vì nhân vật phụ nhằm bổ trợ để cho nhân vật chính thể hiện)
b) Trong văn bản tự sự, có khi ngay từ tên gọi của nhân vật đã mang ngụ ý nào đó.
Ví dụ: Sơn Tinh – thần núi (sơn: núi; tinh: thần linh), Thủy Tinh – thần nước (Thủy : nước; tinh: thần linh). Nhân vật thường được giới thiệu lai lịch, ví dụ: Vua Hùng – thứ mười tám; Sơn Tinh – ở vùng núi Tản Viên,…; Lạc Long Quân – ở miền đất Lạc Việt, nòi rồng, con trai thần Long Nữ; Âu Cơ – ở vùng núi cao phương bắc, thuộc dòng họ Thần Nông,…
Có khi, nhân vật được miêu tả hình dáng, ví dụ: Lạc Long Quân – mình rồng, Thánh Gióng – “Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt.”. Tính tình, tài năng của nhân vật có khi được giới thiệu trực tiếp (Mị Nương: “tính nết hiền dịu”), hoặc là thể hiện qua hành động, việc làm, ví dụ: Lang Liêu, Sơn Tinh, Thủy Tinh,…
Hành động, việc làm của nhân vật là mặt quan trọng để thể hiện nhân vật trong văn tự sự, bộc lộ rõ nét chủ đề, tư tưởng của bài văn, chẳng hạn: hành động đòi gặp sứ giả của Thánh Gióng, hành động thách cưới của Vua Hùng, hành động trả thù của Thủy Tinh,… Nói chung, tùy theo từng văn bản, với những chủ đề khác nhau, mà các mặt thể hiện nhân vật được tập trung bộc lộ, hoặc kết hợp với nhau cho linh hoạt, hài hòa.
Tham khảo:
Giải thích hiện tượng lũ lụt ở miền Bắc nước ta mang tính chu kỳ qua tính ghen tuông dai dẳng của con người-thần nước
Thể hiện sức mạnh ước mơ chế ngự bão lũ của người Việt cổ.
Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng và người Việt cổ.
Tham Khảo :Việc Thuỷ Tinh đánh Sơn Tinh người xưa muốn giải thích hiện tượng Lũ Lụt. Qua truyện truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh ta thấy rằng hàng năm nhân dân nước ta phải gánh chịu rất nhiều tai ương, lũ lụt, bão tố nhưng người dân chưa bao giờ nao núng sợ hãi trước những thiên tai này mà họ vẫn kiên cường chống chọi tới cùng, thể hiện tinh thần chiến đấu dũng cảm của những người
Vua nước Văn Lang có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần. Sơn Tinh và Thuỷ Tinh cùng đến cầu hôn, và phần thắng đã thuộc về Sơn Tinh.
Cứ nghĩ đến cảnh Sơn Tinh đưa Mị Nương về núi Tản Viên bằng máy bay trực thăng là Thuỷ Tinh giận sôi người. Thần Nước liền rút máy di động, gọi cho tể tướng Rùa rồi ra lệnh cho tể tướng triệu tập binh lính dưới Thuỷ cung cùng tàu chiến, tàu ngầm có trang bị thuỷ lôi. Sau đó, Thuỷ Tinh cho tung lên các phương tiện thông tin đại chúng lời thách đấu với Sơn Tinh. Thần hô mưa gọi gió, tạo ra một cơn bão lớn với tốc độ khủng khiếp tiến vào đất liền. Trong khi nước chảy cuồn cuộn, gió rít liên hồi thì thầm vội vã về ngôi biệt thự trên đảo Cát Bà để bàn kế sách chiến thắng Sơn Tinh.
Lời khiêu khích của Thuỷ Tinh chẳng mấy chốc đến tai Sơn Tinh. Thần Núi vô cùng tức giận nhưng cũng lo cho sự an nguy của dân khi bão đến. Lập tức trên đài, tivi, báo chí xuất hiện những tin cảnh báo người dân về cơn bão, khuyên mọi người không nên ra khơi vào lúc này. Thần cùng dân chúng không quản gió mưa ra đắp lại đê điều. Rất may trước đây, để đề phòng bão lũ, Sơn Tinh đã cho công nhân sử dụng máy xúc, máy ủi dựng nên những con đê vững chắc. Bây giờ, hầu hết những con đê đều được làm bằng xi măng cốt thép nên có thể chống trả lại những ngọn sóng dữ của Thuỷ Tinh. Sơn Tinh có nhiều cổ phần trong các công ty bất động sản, trong khi đó, Thuỷ Tinh lại sở hữu phần lớn cổ phần của các công ty thuỷ hải sản, hàng hải. Ai cũng nghĩ cuộc đọ sức lần này là ngang tài ngang sức. Cơn bão đã đổ bộ vào thành Phong Châu – và đây cũng là hiệu lệnh tấn công của Thuỷ Tinh. Vô số tàu ngầm chở các binh sĩ đổ bộ lên đất liền, tàn phá nhà cửa ruộng nương của dân chúng, cả thành Phong Châu ngập trong biển nước. Nhưng không ai ngờ, Sơn Tinh có vô số các loại máy móc đi lại được trên nước như tàu chiến, xe lội nước,… đồng thời, các máy xúc, máy ủi, xe tăng,… cán chết vô vàn binh lính của Thuỷ Tinh. Nhưng trong đám lính thuỷ, có rất nhiều rô bốt lợi hại được điều khiển từ xa. Sơn Tinh đoán bộ điều khiển chắc chắn nằm trên biển, liền cho tàu chiến và xe lội nước ra tìm. Thần Núi đoán quả không sai, khu chỉ huy nằm giữa các chiến xa trên biển. Cuộc chiến đấu thật kịch liệt. Tàu chiến của Sơn Tinh bị tàu ngầm của Thuỷ Tinh bắn thuỷ lôi. Nhưng Thần Nước không thể ngờ, Sơn Tinh đã cho máy bay B52 ném bom vào khu điều khiển. Các rô bốt bị tê liệt. Các ngọn sóng dữ bị các con đê ngăn lại.
Thuỷ Tinh thất bại hoàn toàn. Bao nhiêu kế sách tan thành bong bóng. Sơn Tinh chiến thắng vẻ vang, trở về với ánh mắt ngưỡng mộ của dân chúng.
Thất bại quá lớn khiến Thuỷ Tinh dường như không thể đứng dậy được nữa. Nhưng thù sâu, năm nào Thần Nước cũng dùng hết sức mình dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng lần nào cũng chuốc lấy thất bại.
Các bạn tin truyện này có thật hay không. Riêng tôi, tôi đảm bảo truyện này có thật một trăm phần nghìn đó.
Bạn tham khảo nhé!
Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vua cha yêu thương nàng hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.
Một hôm, có hai chàng trai đến cầu hôn. Một người tên là Sơn Tinh, chúa tể của miền non cao, tài nghệ phi thường. Chàng vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn bãi; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi. Một người tên là Thủy Tinh, chúa tể của vùng nước thẳm, có tài gọi gió, gió đến, hô mưa, mưa về. Hai người đều xứng đáng làm rể vua Hùng nhưng vua Hùng chỉ có một người con gái, nên băn khoăn không biết gả cho ai. Cuối cùng, vua đành phán rằng: Sáng mai, ai đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương. Sơn Tinh mang đủ sính lễ theo yêu cầu của vua Hùng: Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi. Vua Hùng ưng ý, cho Sơn Tinh rước Mị Nương về núi Tản Viên.
Vì đến muộn nên không lấy được vợ, Thủy Tinh giận dữ, đùng đùng đuổi theo. Chàng hóa phép gây ra mưa to gió lớn, dâng nước sông lên cao hòng nhấn chìm đồng ruộng, núi đồi. Sơn Tinh chiến đấu kiên cường. Cuối cùng, Thủy Tinh kiệt sức thua trận, đành ôm mối hận tình.
... Mối thù từ ngàn xưa, cho đến nay Thủy Tinh vẫn không quên. Mùa lũ năm 2006, Thủy Tinh lại dâng nước đánh Sơn Tinh hòng cướp lấy Mị Nương.
Gần một tuần nay, những đám mây xám đầy hơi nước che kín mặt trời. Tiếng sấm nổ ran. Ánh chớp nhoang nhoáng xé rách bầu trời u ám. Từ thượng nguồn, nước lũ đổ về cuồn cuộn, cuốn phăng mọi thứ bắt gặp trên đường. Sông Hồng sục sôi sóng đỏ, giống như một con ngựa bất kham đang tung bờm phi nước đại. Nước dâng mấp mé mặt đê, con đê sừng sững chạy dọc theo sông, làm nhiệm vụ ngăn nước lũ để bảo vệ mùa màng.
Mặc cho Thủy Tinh điên cuồng, hung hãn báo thù, Sơn Tinh vẫn bình tĩnh chống trả bằng mọi lực lượng và phương tiện hiện đại. Trên chiếc trực thăng đặc biệt do đại bàng cầm lái đang bay là là sát mặt sông, Sơn Tinh dùng ống nhòm quan sát, phát hiện ra những chỗ Thủy Tinh tập trung nhiều quân nhất để tấn công phá vỡ thân đê. Thôi thì đủ cả thuồng luồng, ba ba, binh tôm, tướng cá... đàn đàn lũ lũ hùng hổ kéo sau Thủy Tinh, tưởng sẽ nhấn chìm đất Phong Châu trong biển nước.
Sơn Tinh sáng suốt chỉ huy trận đánh qua máy bộ đàm. Hàng trăm chiếc máy xúc, máy ủi sẵn sàng chờ lệnh, ở những quãng đê xung yếu, người đông như kiến, hối hả khiêng đất, khiêng đá và móc các khối bê tông đúc sẵn vào cần cẩu. Hàng chục chiếc cần cẩu giống như những cánh tay bằng thép khổng lồ làm việc không biết mệt. Chỉ sau một thời gian ngắn, dãy sà lan có sức chứa hàng ngàn tấn đã được xếp đầy đất đá để dùng cho việc vá đê nếu chẳng may đê bị vỡ. Trên mặt sông, hàng chục xe lội nước dàn hàng ngang, rà lưới sát đáy sông, bắt sống vô số quân tướng của Thủy Tinh, khiến cho hàng ngũ bị rối loạn, mất tinh thần chiến đấu. Cho đến lúc này, dẫu Thủy Tinh đã trổ hết tài nhưng con đê sông Hồng vẫn sừng sững như bức tường thành không gì tàn phá nổi. Hễ Thủy Tinh dâng nước cao bao nhiêu thì Sơn Tinh lại hoá phép nâng con đê lên cao bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà Thủy Tinh thì sức cùng lực kiệt, bại trận đành rút quân về.
Khắp mặt đất rộn ràng tiếng trống chiêng và tiếng reo hò mừng chiến thắng. Bầu trời lại xanh trong, chan hoà ánh nắng. Cây cối xanh tươi trở lại, chim chóc líu lo, muông thú tưng bừng mở hội. Người người hân hoan và càng thêm tin tưởng vào tài đức tuyệt vời của Sơn Tinh - vị thần ngự trên đỉnh Tản Viên cao vòi vọi.
Suốt mấy ngàn năm qua, năm nào Thủy Tinh cũng đánh Sơn Tinh nhưng chưa bao giờ thắng. Tuy vậy, Thủy Tinh không nguôi mối hận thù, hằng năm cứ đến tháng bảy, tháng tám lại gây ra giông bão, lũ lụt.
______________________________________________________________
Sơn Tinh – Thủy Tinh là một truyền thuyết đẹp và hay vào bậc nhất trong kho tàng truyện cổ Việt Nam. Truyện phản ánh ước mơ chế ngự thiên tai của người xưa, đồng thời cũng nêu lên chân lí: con người có thể làm được tất cả với ý chí và nghị lực phi thường của mình.