Đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán có sử dụng yếu tố...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 11 2018

Chọn đáp án: A → Trong phần xin tha tội của Hoạn Thư, Hoạn Thư viện dẫn ra nguyên nhân việc làm của mình là do thói thường tình của phụ nữ.

12 tháng 8 2018

Giá trị nhân đạo của Truyện Kiều:

- Truyện Kiều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của con người (vẻ đẹp ngoại hình, đức hạnh, tài năng)

    + Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm, tiếng khóc đau đớn trước số phận bi kịch của con người

    + Tác giả khóc thương cho Thúy Kiều chính là khóc cho nỗi đau lớn nhất của con người: tình yêu tan vỡ, gia đình tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp…

    + Truyện Kiều đề cao con người ở vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, khát vọng chân chính

- Truyện Kiều là bài ca về tình yêu tự do, trong sáng, chung thủy

- Thể hiện giấc mơ về công lý qua hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du gửi gắm ước mơ anh hùng “đội trời đạp đất”, làm chủ cuộc đời, thực thi công lý

28 tháng 10 2018

Sau khi Kiều được Từ Hải cứu khỏi lầu xanh lần thứ hai , chàng còn giúp Kiều báo ân báo oán. Trên ghế công đường, Kiều cho gọi những người có ơn cứu nàng đến để trả ơn. Nghe gọi tên, thúc sinh không biết nguồn cơn nên vô cùng hoảng hốt. Kiều nhắc lại với thúc Sinh quãng thời gian ân nghĩa, ân tình mà lòng đầy xúc cảm . Nàng dùng những từ ngữ thật trân trọng để nói về ân nghĩa ấy với Thúc Sinh. Nàng còn ban tặng cho thúc Sinh hàng trăm cuốn lụa là gấm vóc, hàng nghìn cân bạc để “ đền ơn gọi là”.Trả ơn xong, Kiều gọi Hoạn Thư lên để quyết tâm báo oán.Hoạn Thư khôn ngoan đã cúi đầu nhận tội và xin được khoan hồng. Trước sự khôn ngoan đến quỉ quyệt ấy của Hoạn Thư, cùng với một tấm lòng đầy khoan dung , nhân nghĩa, Kiều đã hạ lệnh tha bổng cho Hoạn Thư. Tấm lòng đầy lương thiện của Kiều khiến ta vô cùng xúc động.

16 tháng 7 2019

HS cần triển khai được một số ý:

Tinh thần nhân đạo được thể hiện trong Truyện Kiều

- Khẳng định đề cao con người: vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất, tài năng

- Lên án tố cáo những thế lực tàn bạo càh đạp lên quyền sống và hạnh phúc của con người

- Thương cảm đồng cảm trước những đau khổ, bi kịch của con người, đặc biệt là người phụ nữ

- Đề cao tấm lòng bao dung, nhân hậu và ước mơ công lí, chính nghĩa

23 tháng 3 2018

Chọn đáp án: A

25 tháng 3 2018

Soạn bài: Thúy Kiều báo ân báo oán

(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)

Bố cục:

- Phần 1 (mười hai câu thơ đầu): cảnh Thúy Kiều báo ân cho Thúc Sinh.

- Phần 2 (hai mươi hai câu thơ còn lại): Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1:

Mười hai câu đầu đoạn trích tả cảnh Thúy Kiều báo ân. Từ lời của Kiều nói với Thúc Sinh có thể thấy nàng rất trân trọng việc Thúc Sinh chuộc nàng khỏi lầu xanh. Nàng gọi Thúc Sinh là "Người cũ" mang sắc thái thân mật, gần gũi, rồi lại gọi là "cổ nhân" mang sắc thái trang trọng. Với nàng dù có "Gấm trăm cuốn, bạc nghìn cân" cũng chưa dễ xứng với ơn nghĩa nặng của Thúc Sinh. Trong khi nói với Thúc Sinh. Kiều cũng nhắc về Hoạn Thư. Điều đó chứng tỏ vết thương lòng mà Hoạn Thư gây ra cho Kiều đang còn quá xót xa. Có sự khác nhau trong ngôn ngữ của Kiều nói với Thúc Sinh, Kiều dùng nhiều từ điển cố "Sâm Thương" cách nói trang trọng này phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc đồng thời diễn tả được tấm lòng biết ơn trân trọng của Kiều. Còn lúc nói về Hoạn Thư, ngôn ngữ của Kiều lại hết sức bình dị. Nàng dùng những thành ngữ quen thuộc "Kẻ cắp bà già gặp nhau", "Kiến bỏ miệng chén" với những từ Việt dễ hiểu: hàng động trừng phạt kẻ ác theo quan điểm của nhân dân phải được diễn đạt bằng lời ăn tiếng nói của nhân dân.

Câu 2:

Những lời đầu tiên của Kiều nói với Hoạn Thư có giọng điệu mỉa mai, đay nghiến:

  Thot trông nàng đã chào thưa:
"Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!
  Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan!
  Dễ dàng là thói hồng nhan,
Càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều"

Bằng giọng điệu đầy vẻ châm biếm, Kiều gọi Hoạn Thư là "tiểu thư", cẩn thận báo cho mụ ta biết về "luật nhân quả" ở đời "càng cay nghiệt lắm, càng oan trái nhiều". Kiều tin chắc vào chiến thắng đến mức sẵn sàng chấp nhận đấu khẩu!

Câu 3:

Thế nhưng Hoạn Thư thật xứng với danh tiếng "Bề ngoài thơn thớt nói cười – Mà trong nham hiểm giết người không dao":

  Hon Thư hn lc phách xiêu
Khu đầu dưới chiếu, liu điu kêu ca.
  Rng: "Tôi chút phận đàn bà,
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình..."

Giữa dáng điệu bề ngoài với lời nói bên trong của Hoạn Thư có cái gì đó rất mâu thuẫn. Nếu quả thật đã "hồn lạc phách xiêu", Hoạn Thư khó có thể biện hộ cho mình một cách khéo léo như vậy. Không những khẳng định "ghen tuông chỉ là thói thường của đàn bà", Hoạn Thư còn kể đến những việc mà tưởng như mụ đã "làm ơn" cho Thuý Kiều: cho ra nhà gác để viết kinh, khi Thuý Kiều trốn đã không đuổi bắt... Đó là những lí lẽ rất khôn ngoan mà Kiều khó lòng bác bỏ được. Thì ra, vẻ "hồn lạc phách xiêu" chỉ là bộ điệu mà mụ ta tạo ra để đánh vào chỗ yếu của Thuý Kiều. Đứng trước cơ hội duy nhất để có thể thoát tội, mụ đã vận dụng tất cả sự khôn ngoan, lọc lõi của mình.

Câu 4:

Rốt cuộc, người thua trong cuộc đấu trí, đấu khẩu đó lại chính là Thuý Kiều. Bằng chứng là khi nghe xong những lời "bào chữa" của Hoạn Thư, Thuý Kiều đã xuôi lòng mà tha bổng cho mụ, không những thế lại còn khen: "Khôn ngoan đến mực, nói năng phải lời" và tự nói với mình rằng: "Làm ra mang tiếng con người nhỏ nhen".

Kết cục đó có thể bất ngờ với người đọc nhưng lại rất hợp lí với lô gích của tác phẩm. Đoạn "báo ân" với Thúc Sinh đã cho thấy: dù thế nào đi nữa, nàng vẫn là người phụ nữ đa sầu đa cảm, nặng tình nặng nghĩa. Một người phụ nữ như thế, thật khó có thể đối đầu được với một kẻ gian ngoan, quỷ quyệt như Hoạn Thư.

Câu 5:

Qua đoạn trích có thể thấy Thúy Kiều là người trọng ân nghĩa. Những ai đã giúp đỡ nàng đều được nhớ tới và đến ơn xứng đáng. Thúc Sinh là một ví dụ. Còn với Hoạn Thư, nàng kiên quyết trừng phạt. Nhưng trước thái độ khôn ngoan kêu ca "đến mực, phải lời", Kiều đã tha bổng. Nàng tha Hoạn Thư cho thấy Kiều là người không hẹp hòi, không nhỏ nhen, không cố chấp. Sự rộng lượng của nàng càng làm cho người ta, kể cả Hoạn Thư – kẻ thù, phải tâm phục, khẩu phục.

Hoạn Thư là một người phụ nữ nham hiểm và hết mực khôn ngoan.

Luyện tập

Câu hỏi (trang 109 SGK): Những biểu hiện đa dạng nhưng hợp lí, nhất quán trong tính cách của Thúy Kiều và Hoạn Thư.

+ Thúy Kiều:

→ Có yêu, có ghét rõ ràng, lúc thì rất ôn hòa, lúc lại rất cương quyết, cứng rắn: Nàng trả ơn đền nghĩa cho Thúc Sinh, ngược lại trừng phạt Hoạn Thư - người đã từng có tội với nàng.

→ Tuy nhiên, mọi hành động của Thúy Kiều đều dựa trên nguyên tắc đạo lý: nàng là người thấu hiểu đạo lý, nên mới đền ơn cho người đã cưu mang mình, đồng thời tha tội cho Hoạn Thư bởi nàng thấu hiểu cho phận đàn bà, ghen tuông là chuyện thường tình.

+ Hoạn Thư:

→ Trước sau Hoạn Thư đều là người khôn ngoan, mưu kế. Dù run sợ trước lời buộc tội của Kiều nhưng vẫn khôn khéo đưa ra được lời biện minh để thoát tội cho bản thân, lợi dụng lòng đồng cảm của Thúy Kiều: Về tình cảm riêng, tuy vẫn rất yêu quý tài năng của Thúy Kiều nhưng cảnh chồng chung thì ai nào chịu được, nên thói ghen tuông cũng là thường tình.

Ý nghĩa - Nhận xét

- Qua đoạn trích, học sinh thấy được nét tính cách nhất quán trong hai nhân vật Thúy Kiều va Hoạn Thư.

- Cảm nhận được nội dung tư tưởng của đoạn trích: đoạn trích thể hiện ước mơ công lí chính nghĩa theo quan điểm của quần chúng nhân dân, ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.

- Học sinh phân tích được đặc sắc nghệ thuật trong ngồi bút xây dựng tính cách nhân vật trông qua ngôn ngữ đối thoại của tác giả Nguyễn Du.

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏiLần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc...
Đọc tiếp

Đọc đoạn  trích và trả lời câu hỏi

Lần này ta ra thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn . Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười lần nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù . Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có khéo  lời lẽ mới dẹp nổi việc binh đạo, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được . Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dượng lực lưỡng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?

Câu a. Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai? Nói trong hoàn cảnh nào? Nói về vấn đề gì?

Câu b. Vua Quang Trung đã đánh giá cao Ngô Thì Nhậm những ưu điểm gì ?

Câu c. Câu nghi vấn nằm ở cuối đoạn trích nhằm mục đích gì?

Câu d. Qua lời nói trên, em hiểu vua Quang Trung là người như thế nào? Trình bày ý kiến của em bằng một đoạn văn 10 câu. Trong đoạn có sử dụng câu cảm thán.

 

0
10 tháng 10 2016
thuý kiều báo ơn với thúc sinh bởi vì có ơn cứu nàng ra khỏi lầu xanh, tuy thúc sinh chưa bao giờ đối xử tốt với kiều lần nào ( bị vợ cấm mà) nhưng thuý kiều vẫn mang ơn điều này cho chúng ta thấy rõ được kiều là người trọng ơn nghĩa, khi trả ơn thúc sinh kiều nhắc về hoạn thư bởi vì kiều mún nói thúc sinh là con người như vậy tại sao lại có thể chung sống cùng 1 người ác độc đến như vậy, khi nói về thúc sinh giọng kiều mang vẻ biết ơn, trầm lắng suy nghĩ, khi nói về hoạn thư kiều mang một nổi nùn và có vẻ hơi giận hoạn thư về việc hoạn thư giận hờn kiều vô cớ.
khi báo oán thuý kiều nói với giọng điệu thông cảm bởi vì cũng như bao phụ nữ khác không ai muốn chia sẽ chồng mình cho người khác bởi vậy nên kiều cũng đã dần thông cảm cho hành động ghen tuông của hoạn thư tuy vậy kiều vẫn muốn trừng phạt hoạn thư vì đã đối xử bạc bẻo với kiều
hoạn thư một con người gian xảo đã dùng rất nhiều hành động : "khóc lóc thảm thiết, quỳ xuống cầu xin..........." để tác động đến kiều nhằm mong kiều tha thứ, và những việc làm đó đã có ích với trái tim nhân từ, 1 tâm hồn không thù hận kiều sẵn sàng tha thứ cho hoạn thư 
hoạn thư là 1 con người vô cùng gian xảo và độc ác, tuy vậy chúng ta cũng không thể phủ nhận sự đáng thương của hoạn thư vì có một người chồng trăng hoa vì vậy hoạn thư đã trở nên độc ác và luôn ghen tuông quá mức như vậy
thuý kiều tha cho hoạn thư vì hiểu cho nổi đau của hoạn thư, là phụ nữ không ai có thể chấp nhận việc chia sẽ chồng, việc làm này vừa đáng trách vừa đúng , đáng trách ở chổ nếu kiều tha cho hoạn thư thì không may sao lại có một nàng kiều thứ 2 bị đối xử như vậy. nhưng nếu hoạn thư biết lổi mà sửa đổi thì điều này đáng khen
 
 
1 tháng 11 2021

Em tham khảo nhé:

    Trong gia đình nhà họ Vương có hai cô con gái đến tuổi cập kê, cô nào cũng xinh đẹp bội phần. Thúy Vân là em gái, có vẻ đẹp thật phúc hậu: khuôn mặt đầy đặn như vầng trăng đêm rằm, lông mày nở nang cân đối như đôi râu ngài, lời nói đoan trang, miệng cười tươi như hoa, giọng nói trong trẻo như ngọc ngà, mái tóc dầy mượt mà như làn mây, nước da trắng ngần như tuyết. Vẻ đẹp của nàng đầy khả ái, phúc hậu, khiến thiên nhiên cảm mến và nhường nhịn cho nàng. So với em gái, Thúy Kiều về cả tài cả sắc có lẽ đều là phần hơn. Nàng có đôi mắt diễm lệ, long lanh, trong trẻo như làn nước mùa thu. Đôi lông mày thanh tú, yểu điệu như dáng núi mùi xuân. Ở nàng toát lên vẻ đẹp đầy quyến rũ và sắc sảo, rực rỡ và đầy cuốn hút, vượt ra khỏi mọi khuôn mẫu của thiên nhiên, khiến cho thiên nhiên cũng đố kị, tức tối mà "hờn", mà "ghen" với nàng. Về tài năng, Kiều đều thông thạo. Nàng thông minh bẩm sinh, có tài làm thơ vẽ “pha nghề ca hát đủ mùi”, tài đàn “ăn đứt”, âm luật giỏi đến mức “làu bậc”, còn sáng tác nhạc “một thiên bạc mệnh”- chính là sự ghi lại tiếng lòng của một trái tim đa sắc đa cảm. Vẻ đẹp của Kiều là sự kết hợp giữa sắc tài và tình. Đó quả là người con gái tuyệt sắc giai nhân và có tài năng thiên bẩm đáng trân trọng.