K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 4 2021

me đọc đc

bn nói là đố ai đọc được

17 tháng 4 2021

đố ai đọc được

27 tháng 3 2019

Tôi đang mặc những chiếc lông vũ với một chiếc lông dài. Tôi thường có dây nóng và ướt làm việc trong môi trường. Trong công việc, tôi làm việc về phía trước, đẩy về phía trước, tôi đánh trắng. Thường làm việc 1-3 lần một ngày, nhưng thật không may, đôi khi tôi không thể sử dụng nó.

27 tháng 3 2019

Dịch ra tiếng việt:

Tôi đang mặc những chiếc lông vũ với một chiếc lông dài. Tôi thường có dây nóng và ướt làm việc trong môi trường. Trong công việc, tôi làm việc về phía trước, đẩy về phía trước, tôi đánh trắng. Thường làm việc 1-3 lần một ngày, nhưng thật không may, đôi khi tôi không thể sử dụng nó.

Dịch ra tiếng anh: 

What am I Dressing up the feathers with a long feather. I usually have hot and wet wires working in the environment. At work, I work forward, pushing forward, I hit the white. Usually work 1-3 times a day, but unfortunately sometimes I can not use it.

Phạm Thùy Dung( chữ viết đạm là tui nhắn nha )222222222222  bít tui là ai ko  mặc kệ ko nói chuyện với người ko quen biết Bạn nói vậy ko dc rồi mk và bạn quen nhau ko chỉ vậy mk và bạn ngày nào cũng gặp nhau nữa đó uk ,vậy thì mk chỉ nhắn tin với những người mà mk biết chính xác là ai thôi bây giờ nạn lừa đảo thịnh hành lắm Kon mk bít rõ bạn là ai lên đó .Bạn tên trang ,học lớp 6b...
Đọc tiếp

Phạm Thùy Dung( chữ viết đạm là tui nhắn nha )

  • 222222222222

     
  •  

    bít tui là ai ko

     
  •  

    mặc kệ

  •  

    ko nói chuyện với người ko quen biết

  •  

    Bạn nói vậy ko dc rồi mk và bạn quen nhau ko chỉ vậy mk và bạn ngày nào cũng gặp nhau nữa đó

  •  

    uk ,vậy thì mk chỉ nhắn tin với những người mà mk biết chính xác là ai thôi

  •  

    bây giờ nạn lừa đảo thịnh hành lắm

  •  

    Kon mk bít rõ bạn là ai lên đó .Bạn tên trang ,học lớp 6b trường ýhc hồng quang bạn là lớp trưởng lớp 6b nhà bạn ở đông la ,em bạn tên là việt anh đang học lớp 1 đúng ko

  •  

    uk ,bn biết mk không hề đồng nghĩa với việc mk biết bn OK

  •  

    Kon bạn bít rất rõ về mk

  •  

    à

  •  

    À j

  •  

    nhưng bn đâu nói bn là ai đâu nên mk không thể tin tưởng được

  •  

    Kon thể nói dc

  •  

    à ,vậy thì mk chỉ coi bn bằng 1 người lừa đảo mà thôi

  •  

    Đừng bạn thông minh quá mún noi vậy để mk nói mk là ai chứ j no đi

  •  

    à,mk thông minh sẵn òi ,bn không cần khen đâu

  •  

    Uk mk cũng bít bạn nói câu đó mà

  •  

    uk ,khỏi khen

  •  

    Vâng mk.ko khen bạn nưac

  •  

    uk ,nhưng mk chỉ = tuổi bn thôi đừng xưng cj nữa ,ngại lắm

  •  

    Uk

  •  
5
26 tháng 11 2016

nè đâu co thách thức đâu má , nó thách thức tui mơi ghê đọc mà coi

26 tháng 11 2016

mà bn nhắn tin với bn nào dạ

    Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm) Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến...
Đọc tiếp

 

 

Phn I. Đọc hiu (3,0 đim)

Mặc dù chúng ta đang có một cuộc sống đầy đam mê và có những mục tiêu rõ ràng để phấn đấu, nhưng chúng ta hẳn cũng khó lòng tránh được có lúc lâm vào nghịch cảnh. Liệu chúng ta sẽ đứng dậy sau cơn phong ba đó, hay hoàn toàn bị gục ngã. Điều này phụ thuộc vào cách chúng ta đối đầu với chúng. Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó.

Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác. Tìm hiểu xem những người đi trước đã đối phó với khó khăn tương tự như thế nào giúp chúng ta tìm ra giải pháp cho mình. Những tấm gương về những con người đầy nghị lực và giàu lòng quả cảm, có khả năng trụ vững sau bao cơn giông tố của cuốc đời luôn là tâm điểm cho chúng ta noi theo.

Đó là nghị lực của Walt Disney trong việc thực hiện ước mơ của mình sau năm lần phá sản. Bất chấp số phận, Helen Keller đã không cam chịu để người đời thương hại. Ngược lại bà đã dũng cảm vượt qua nghịch cảnh, trở thành tấm gương sáng cho hàng triệu người noi theo…

Niềm tin vào bản thân là nội lực thúc đẩy thái độ tích cực, dẫn dắt chúng ta đạt được mục tiêu của mình. Thành công không bao giờ đến với những ai yếu đuối và có thái độ buông xuôi.

          ( Điều kì diệu của thái độ sống, Mac Anderson, NxbTổng hợp TP.Hồ Chí Minh năm 2008, tr14)

Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Văn bản tập trung bàn về vấn đề gì?

Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ trong câu:"Trước những thác ghềnh, chông gai trên đường khiến chúng ta cảm thấy nản lòng và hoài nghi, thì niềm tin mãnh liệt vào bản thân là điều cần thiết hơn bao giờ hết để chúng ta vượt qua những trắc trở đó."

Câu 3. Theo anh/ chị, việc đưa ra dẫn chứng hai nhân vật Walt Disney Helen Keller có tác dụng gì?

Câu 4. Anh chị có đồng tình với quan điểm: Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ đơn giản là học được từ người khác hay không? Vì sao?

 Phn II. Làm văn (7,0 đim)

Câu 1. (2,0 đim)

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ về sức mạnh nghị lực của con người trong cuộc sống.

41
19 tháng 8 2021

mày đừng so sánh tao với nó\n_vì nó là chó còn tao là người\n_Mày đừng bật cười khi nghe điều đó\n_vì cả mày và nó đều chó như nhau

19 tháng 8 2021

Phần I 

Câu 1:

Văn bản tập trung vào vấn đề nghị luận bàn về niềm tin vào bản thân, nỗ lực phấn đấu không bỏ cuộc để vượt qua những khó khăn, thác ghềnh bằng tự lực để chinh phục thành công.

Câu 2:

Biện pháp ẩn dụ:"thác ghềnh, chông gai trên đường" vì tác giả so sánh những chướng ngại vật trên đường đi hàng ngày của mỗi người cũng giống như những khó khăn, gian nan trên đường đời mỗi người phải trải qua để thành công.

Câu 3:

Tác giả đưa hai dẫn chứng về Walt Disney và Helen Keller là để làm dẫn chứng thuyết phục cho vấn đề cần nghị luận của mình đó là đã có những tấm gương gặp muôn vàn khó khăn trắc trở trong cuộc sống nhưng họ không buông xuôi hay dựa dẫm vào người khác mà biết cách đứng dậy sau vấp ngã và thành công.

Câu 4:

Em đồng ý với quan điểm:"Đôi khi niềm tin chúng ta có được cũng chỉ là học từ người khác". Những người đi trước và câu chuyện xoay quanh sự thành bại của họ chính là những bài học quý báu cho người sau. Những con người đi trước và thành công sau 1 quá trình gian nan đó chính là những bằng chứng sống để người đời sau tin tưởng vào mình dù có trải qua bao thác ghềnh, chông gai.

Phần II

Có một câu chuyện ngụ ngôn mà hồi bé chúng ta hay được nghe kể về cuộc đua của  rùa và thỏ, con thỏ nhanh nhẹn nhưng lại tự phụ, xem thường đối thủ,tuy con rùa chậm chạp nhưng lại nỗ lực không ngừng, kết quả ai cũng biết, con rùa đã thắng con thỏ. Xuyên suốt câu truyện Rùa và Thỏ là ý chí của con  rùa, nó  không đầu hàng trước những thất bại. Rõ ràng, con thỏ có năng lực nhưng ý chí lại không tốt bằng con rùa, nó vẫn có thể về đến được vách đích nhưng con rùa vẫn chiến thắng nó,đó cũng là sự biểu trưng cho quyết tâm và ý chí của con rùa . Cũng có người từng nói “ Không phải đời người quá khó khăn, mà là do bạn nỗ lực chưa đủ”. Từ câu chuyện trên và câu nói trên, chúng ta có thể thấy được ý chí đóng 1 vai trò cực kì quan trọng trong mỗi bước tiến đến con đường thành công của mỗi con người.

Sức mạnh, trí tuệ hay thiên phú chỉ góp phần nào cho sự khác biệt giữa những người thành công và những người thất bại, nhưng hơn thế nữa quyết định chủ yếu là ở ý chí. Vậy ý chí hay sự quyết tâm là gì mà nó lại đóng góp không nhỏ vào chính cuộc đời chúng ta? Ý chí, nghị lực là ý thức, tính tự giác, mạnh mẽ, quyết tâm dồn nén sức lực, trí tuệ để đạt được tiêu chí, mục đích. Ý chí cũng là phẩm chất tâm lí đặc trưng của con người, thể hiện ở năng lực thực hiện những hành động có mục đích, đòi hỏi phải có nỗ lực khắc phục khó khăn.Ngay từ những điều đơn giản nhất trong cuộc sống, bạn được giao một công việc trong nhiều ngày, nhưng bạn đã cố gắng, tập trung để hoàn thành trước thời hạn và nhận thêm một việc làm mới, từ đó năng suất làm việc, hiệu quả công việc và sự tin tưởng từ người giao việc cũng từ đó tăng theo. Chỉ từ một sự quyết tâm nhỏ ấy thôi mà cũng kéo theo được vô cùng nhiều giá trị và lợi ích không chỉ đối với bản than mà còn đối với những người xung quanh chúng ta. Ý chí như thôi thúc bản thân mỗi chúng ta, như tiếp thêm cho ta phần nào sức mạnh để ngày càng tới gần hơn mục tiêu đã đề ra. Câu chuyện được minh chứng bởi Thomas Edison – nhà phát minh tài ba của thế kỉ XX, hơn 10.000 lần thất bại để đem được ánh sáng đến với nhân loại, nếu không có ông thì dường như việc bóng đèn xuất hiện với thế giới sẽ bị đẩy lùi đi mười mấy năm, rõ ràng, chính ý chí quyết tâm của Edison đã khiến con đường của nền văn minh hiện đại của con người trở nên ngắn lại.

Ý chí giúp chúng ta toàn sức tập trung vào mục tiêu bằng cách ngăn cản các suy nghĩ không liên quan khác xảy đến. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiểu quả. Chủ tịch Hồ chí đã nói:

“Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền

Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên”

Câu nói này càng như khẳng định vai trò quan trọng và to lớn của sức mạnh ý chỉ và quyết tâm, đáng sợ nhất không phải là những người có tài năng thiên bẩm mà là những người có nghị lực vươn lên. Ý chí rèn luyện bản thân sự quyết đoán và nhạy bén trong mọi vấn đề cuộc sống từ đó thúc đẩy hành trình của bản thân trở nên tinh gọn. Nghị lực là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bản thân mỗi người, tuy nhiên không phải ai cũng nhận ra được giá trị cốt lõi của nó. Trái ngược với những người có ý chí là những người thờ ơ, không đủ quyết tâm, nhụt trí trước những thử thách cuộc sống. Giới trẻ bây giờ không ít người chưa làm đã vội bỏ cuộc, thấy khó khăn đã nản chí, gặp thất bại thì hủy hoại và sống bất cần đời. Những người như thế thật đáng chê trách. Là học sinh, chúng ta cần khẳng định tư cách, ý chí, nghị lực vượt qua những khó khăn thử thách .Tài năng của con người được tạo bởi nhiều yếu tố. Trong đó yếu tố tự rèn là yếu tố quan trọng nhất để đi đến thành công. Để thấy mình không thấp hơn người khác, bản thân phải có sự lao động chăm chỉ, cần cù, không chùn bước trước gian nguy, phải biết tự tin vào chính bản thân trên bước đường đời.

           Nhìn chung, một lần nữa cần phải khẳng định lại giá trị của câu nói “ Ý chí tốt làm con đường ngắn lại”. Ý chí mang đến thành công và giúp ta chinh phục mọi khó khăn trên con đường gập ghềnh phía trước. Những con người thành công và nổi tiếng nhất đều là những người có ý chí rất mạnh mẽ.Vậy nên việc rèn luyện và giữ vững một ý chí kiên cường luôn là điều tất yếu trên chặng đường của cuộc đời

ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ Một phù thuỷ Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn: “Anh muốn gì?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!” (K....
Đọc tiếp
  1. ĐỌC HIỂU (3 điểm)

Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:

QUÁN HÀNG PHÙ THUỶ

Một phù thuỷ

Mở quán hàng nho nhỏ

“Mời vào đây

Ai muốn mua gì cũng có!”

Tôi là khách đầu tiên

Từ bên trong Phù thuỷ ló ra nhìn:

“Anh muốn gì?”

“Tôi muốn mua tình yêu,

Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…”

“Hàng chúng tôi chỉ bán cây non

Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!”

(K. Badjadjo Pradip – Thái Bá Tân dịch)

Câu 1 Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào?

Câu 2 Câu nói “Mời vào đây – Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thuỷ?

Câu 3 Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là con người như thế nào?

Câu 4 Anh/ Chị có đồng tình với quan điểm của phù thuỷ ở hai câu thơ cuối bài không? Vì sao?

0
11 tháng 5 2016

oke, các bạn quá đáng quá đi, mk ko phải công cụ để chê bai đâu bít chưa? Các bạn là đồ đáng ghét, đi hết đi.

11 tháng 5 2016

hihi ko phải mk nói các bạn trên học 24 đâu nên đừng để ý nha

Đề 1: ĐỌC HIỂU Chẳng ai muốn làm hành khất Tội trời đày ở nhân gian Con không được cười giễu họ Dù họ hôi hám úa tàn Nhà mình sát đường, họ đến Có cho thì có là bao Con không bao giờ được hỏi Quê hương họ ở nơi nào Câu1: Văn bản thuộc loại thể thơ nào? Câu 2:Thái độ người cha được thể hiện ra sao qua 2 cụm từ “ không được” và “ không bao giờ...
Đọc tiếp

Đề 1: ĐỌC HIỂU

Chẳng ai muốn làm hành khất

Tội trời đày ở nhân gian

Con không được cười giễu họ

Dù họ hôi hám úa tàn

Nhà mình sát đường, họ đến

Có cho thì có là bao

Con không bao giờ được hỏi

Quê hương họ ở nơi nào

Câu1: Văn bản thuộc loại thể thơ nào?

Câu 2:Thái độ người cha được thể hiện ra sao qua 2 cụm từ “ không được” và “ không bao giờ được”

Câu3: Người cha nhắc nhở con điều gì qua 2 đoạn thơ

Đề 2: ĐỌC HIỂU

Giáo dục tức là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí(2). Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này – các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy

Câu hỏi:

  • Câu 1: Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn
  • Câu 2: câu 1 và câu 2 được liên kết với nhau bơi phép liên kết nào
  • Câu 3: Theo tác giả “ ngườii nắm giữ chìa khoá của tương lai “ là ai ? Chìa khoá ấy là gì?
  • Câu 4: chỉ ra thành phần biệt lập có mặt trong đoạn văn và nêu tên gọi của nó
  • Câu 5: Thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn văn
2

ĐỀ 1:

Câu 1 :Văn bản thuộc thể thơ 6 chữ.

Câu 2 : Ở đây, qua hai cụm từ "không được" và "không bao giờ được" cho thấy thái độ của người cha ở đây rất nghiêm khắc, dứt khoát.

Câu 3 : Người cha nhắc nhở con : "Biết tôn trọng lẫn nhau, yêu thương nhau chân thành, nhất là với những người có hoàn cảnh kém may mắn, bởi họ rất dễ bị tổn thương".

ĐỀ 2:

Câu 1 : Phương thức biểu đạt chính của đoạn là nghị luận.

Câu 2 : Từ ngữ thực hiện phép liên kết giữa câu 1 và câu 2 của đoạn văn trên được thế hiện ở từ “nó” (chủ ngữ của câu 2). Đó là phép thế.

Câu 3 : Người nắm giữ chìa khóa tương lai là : các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Chìa khóa ấy là cánh cửa mở ra hào bình, bình đẳng.

Câu 4 : Thành phần biệt lập trong đoạn văn trên : các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ. Tên gọi của thành phần biệt lập đó là thành phần phụ chú.

Câu 5 : Thái độ của tác giả thể hiện trong đoạn là một thái độ trân trong, biết ôn những người nắm giữ "chìa khóa" và bằng giọng văn nhẹ nhàng, tác giả đã nhắc nhở các thế hệ sau này cần nhớ ơn những người giữ "chìa khóa" vì đã mở ra một cuộc sống hòa bình, bình đẳng như ngày nay.

Đề 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: (1)Gậy tre chông tre chống lại sắt thép của quânthù. (2)Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. (3)Tre giữlàng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (4)Tre hi sinh để bảo vệ con người. (5)Tre, anh hùnglao động! (6)Tre, anh hùng chiến đấu! (Trích Cây tre Việt Nam, ThépMới) Câu 1 (1đ): Nêu xuất xứ và thể loại của văn bản...
Đọc tiếp

Đề 1:

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:

(1)Gậy tre chông tre chống lại sắt thép của quânthù. (2)Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. (3)Tre giữlàng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. (4)Tre hi sinh để bảo vệ con người. (5)Tre, anh hùnglao động! (6)Tre, anh hùng chiến đấu!

(Trích Cây tre Việt Nam, ThépMới)

Câu 1 (1đ): Nêu xuất xứ và thể loại của văn bản “Câytre Việt Nam”?

Câu 2 (2đ): Xác định chủ ngữ, vị ngữ của câu (4) vàcho biết đó là câu gì?

Câu 3 (2đ): Phân tích tác dụng của phép nhân hóatrong đoạn trích trên?

Câu 4 (5đ): Bằng một đoạn văn ngắn khoảng 8 câu,nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cây tre Việt Nam, trong đoạn văn có sử dụng biện pháp tu từ so sánh. (Gạch chân chú thích )

Đề 2:

Bằng niềm xúc động về người anh hùng nhỏ tuổi, nhàthơ Tố Hữu viết: "Chú loắt choắt

Câu 1(): Hãy chép chính xác các câu thơ còn lại đểtạo thành hai khổ thơ hoàn chỉnh.

Câu 2 (2đ): Cho biết hoàn cảnh sáng tác và thể loại củabài thơ có hai khổ thơ trên.

Câu 3 (2đ): Chỉ ra phép tu từ so sánh và tác dụng củaphép tu từ ấy trong hai khổ thơ em vừa chép.

Câu 4 (5đ): Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhậncủa em về hình ảnh chú bé Lượm trong hai khổ thơtrên, trong đó có sử dụng một câu trần thuật đơn có từ“”. (Gạch chân chú thích )

Đề 3:

Đọc đoạn thơ sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:

Anh đội viên màng

Như nằm trong giấc mộng

Bóng Bác cao lồng lộng

Ấm hơn ngọn lửa hồng

Câu 1 (2đ): Những dòng thơ trên nằm trong bài thơnào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác củabài thơ?

Câu 2 (1đ): Đoạn thơ trên là khổ thơ thứ mấy của bàithơ? Đoạn thơ kể về lần thứ mấy anh đội viên thứcdậy?

Câu 3 (2đ): Khổ thơ trên có sử dụng biện pháp nghệthuật gì? Em hãy trình bày tác dụng của biện phápnghệ thuật đó?

Câu 4 (5đ): Viết đoạn văn khoảng 8 câu nêu cảm nhậnvề đoạn thơ trên, trong đó có sử dụng một câu trầnthuật đơn có từ “”. (Gạch chân chú thích )

0
ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi * Đề 1 Những ngày này trên đất nước tôi Trong gian khó mới hiểu tình sâu nặng Mới hiểu hết câu cùng trong bọc trứng Thân thương sao ơi nghĩa đồng bào… Trong khó khăn mới hiểu hết yêu tin Mới thấy lòng dân kết đoàn, đùm bọc Những thầy thuốc quên mình “chống giặc” Những chiến sỹ vì dân ngủ rừng thẳm núi đồi... ...
Đọc tiếp

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi

* Đề 1
Những ngày này trên đất nước tôi
Trong gian khó mới hiểu tình sâu nặng
Mới hiểu hết câu cùng trong bọc trứng
Thân thương sao ơi nghĩa đồng bào…

Trong khó khăn mới hiểu hết yêu tin
Mới thấy lòng dân kết đoàn, đùm bọc
Những thầy thuốc quên mình “chống giặc”
Những chiến sỹ vì dân ngủ rừng thẳm núi đồi...

Những ngày này trên đất nước tôi
Những đứa trẻ cũng vụt thành người lớn
Biết sẻ chia những đồng tiền giành dụm
Vẫn đau đáu nỗi niềm trường lớp yêu thương

Những cụ già không quản gió sương
Cân gạo góp chung, mớ rau san sẻ
Bát cơm nóng từ bàn tay của mẹ
Mà rưng rưng cả một khoảng trời.

….

(Nguyễn Đăng Tấn- Nguồn từ Internet, 06/04/2020 - https://vietnamnet.vn

Câu hỏi. Văn bản trên gợi cho anh/chị tình cảm gì đối với Những thầy thuốc quên mình “chống giặc”? (Trình bày khoảng 6-8 dòng)

II. LÀM VĂN: Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, anh chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp nghĩa đồng bào của dân tộc ta trong những ngày tháng chống dịch Covid

*Đề 2.

ĐỌC – HIỂU: Đọc kĩ văn bản sau và trả lời các câu hỏi

Tiếng mẹ gọi trong hoàng hôn khói sẫm
Cánh đồng xa cò trắng rủ nhau về
Có con nghé trên lưng bùn ướt đẫm
Nghe xạc xào gió thổi giữa cầu tre.

Tiếng kéo gỗ nhọc nhằn trên bãi nắng
Tiếng gọi đò sông vắng bến lau khuya
Tiếng lụa xé đau lòng thoi sợi trắng
Tiếng dập dồn nước lũ xoáy chân đê.

Tiếng cha dặn khi vun cành nhóm lửa
Khi hun thuyền, gieo mạ, lúc đưa nôi
Tiếng mưa dội ào ào trên mái cọ
Nón ai xa thăm thẳm ở bên trời.

(Trích “Tiếng Việt” của Lưu Quang Vũ)

Câu hỏi. Anh/chị cần phải làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? (Trình bày khoảng 6-8 dòng)

II. LÀM VĂN: Từ nội dung văn bản phần Đọc-hiểu, hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sử dụng ngôn ngữ phi thẩm mĩ của giới trẻ hiện nay.

Mọi người giúp em với ạ. Em cảm ơn mọi người trước ạ

1
1 tháng 6 2020

1. Tình cảm yêu mến, kính trọng, cảm phục

Đề 1: ĐỌC HIỂU TRƯỚC ĐÁ MỊ CHÂU (Trần Đăng Khoa) [...] Tôi đứng lặng trước em Không phải trước lỗi lầm biến em thành đá cuội Nhớ vận nước có một thời chìm nổi Bắt đầu từ một tình yêu Em hoá đá trong truyền thuyết Cho bao cô gái sau em Không còn phải hoá đá trong đời Có những lỗi lầm phải trả bằng cả một kiếp người Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng máu...
Đọc tiếp

Đề 1: ĐỌC HIỂU

TRƯỚC ĐÁ MỊ CHÂU

(Trần Đăng Khoa)

[...]

Tôi đứng lặng trước em

Không phải trước lỗi lầm

biến em thành đá cuội

Nhớ vận nước có một thời chìm nổi

Bắt đầu từ một tình yêu

Em hoá đá trong truyền thuyết

Cho bao cô gái sau em

Không còn phải hoá đá trong đời

Có những lỗi lầm phải trả bằng cả

một kiếp người

Nhưng lỗi lầm em lại phải trả bằng

máu toàn dân tộc

Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc

Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...

(Cổ Loa 12 - 3- 1974)

Câu 1:Đoạn trích trên gợi anh/chị liên tưởng đến truyền thuyết nào của Việt Nam? Hãy kể thêm tên một truyền thuyết khác mà anh/chị biết.

Câu 2:Vì sao tác giả viết: "Em hoá đá trong truyền thuyết/Cho bao cô gái sau em/Không còn phải hoá đá trong đời"?

Câu 3:Anh/Chị hãy lí giải cách hiểu của mình về câu thơ "Máu vẫn thấm qua từng trang tập đọc/Vó ngựa Triệu Đà còn đau đến hôm nay...".

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với nội dung câu thơ “ Có những lỗi lầm phải trả bằng cả...kiếp người

Câu 5:Từ đoạn trích trong phần Đọc hiểu, anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong cuộc sống

Đề2

Đò lên Thạch Hãn ơi…chèo nhẹ

Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi hai mươi thành sóng nước

Vỗ yên bờ mãi mãi ngàn năm

( Lê Bá Dương, Lời người bên sông)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong bài thơ, đâu là phương thức chủ yếu?

Câu2: Tác dụng của dấu chấm lửng trong câu thơ thứ nhất

Câu3: Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ cuối

Câu 4: Tác giả đã thể hiện những tâm tư, tình cảm gì khi đứng trước dòng sông Thạch Hãn

Câu5: Từ Nội dụng văn bản phẩn Đọc Hiểu, Anh/Chị hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bay suy nghĩ về vẻ dep của sự hi sinh trong cuộc sống hiện nay

Đề 3:

Một phù thuỷ

Mở quán hàng nho nhỏ

Mời vào đây

Ai muốn mua gì cũng có!

Tôi là khách đầu tiên

Từ bên trong

Phù thuỷ ló ra nhìn:

Anh muốn gì ?

Tôi muốn mua tình yêu,

Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…

Hàng chúng tôi chỉ bán cây non

Còn quả chín, anh phải trồng, không bán!

Câu1: Chỉ ra các phương thức của biểu đạt có mặt tronh văn bản?

Câu2: Ý nghĩa biểu tượng của nhân vật “phù thuỷ”, nhân vật “tôi”

Câu3: Anh/chị có suy nghĩ gì trước câu nói “Tôi muốn mua tình yêu - Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn”

Câu4: Từ Nội dụng văn bản phẩn Đọc Hiểu, Anh/Chị hãy viết đoạn văn ngắn ( khoảng 200 chữ) trình bay suy nghĩ về hạnh phúc của con người trong cuộc sống

3

ĐỀ 1 :

Câu 1 :

  • Văn bản gợi liên tưởng đến truyền thuyết "Truyện An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thuỷ".
  • Kể thêm tên của một truyền thuyết khác: Ví dụ: "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh", "Bánh chưng, bánh giầy",...

Câu 2 :

Tác giả viết: "Em hoá đá trong truyền thuyết/Cho bao cô gái sau em/Không còn phải hoá đá trong đời" vì sự hoá đá của Mị Châu là bài học về tinh thần cảnh giác, bài học về việc giải quyết mối quan hệ giữa tình cảm gia đình và tình yêu nước, cá nhân với cộng đồng, tình yêu đôi lứa và tình yêu đất nước; để các cô gái sau Mị Châu không bao giờ phạm phải sai lầm và bị trừng phạt đau đớn như nàng.

Câu 3 :

Câu thơ diễn tả nỗi đau mất nước của toàn dân tộc, nỗi đau thấm máu ấy không chỉ là nỗi đau của hai nghìn năm trước mà còn được nhân dân ta truyền lại cho con cháu qua từng trang tập đọc và nỗi đau ấy còn đau đớn đến ngày hôm nay. Mỗi lần nhớ tới vó ngựa Triệu Đà, kẻ xâm lược, trái tim mỗi người dân Việt dường như lại thấm máu.

Câu 4 :

Em có đồng tình với nội dung câu thơ “ Có những lỗi lầm phải trả bằng cả...kiếp người”.

Câu 5 :

Suy nghĩ về lỗi lầm của con người trong cuộc sống:

Trong cuộc sống, không ai có thể tránh khỏi những lỗi lầm. Vì cuộc sống có nhiều khó khăn, thử thách; khả năng của con người là có giới hạn; đôi khi chỉ vì quá chủ quan, nhẹ dạ cả tin vào người khác mà con người dễ dàng mắc phải lỗi lầm. Lỗi lầm để lại hậu quả đáng tiếc cho bản thân người phạm phải, nhưng có khi lỗi lầm của một cá nhân dẫn đến sự an nguy, tồn vong của cả một quốc gia, dân tộc. Vì thế, có những lỗi lầm có thể tha thứ, có những lỗi lầm không thể tha thứ. Người phạm phải lỗi lầm thường sống trong dằn vặt, đau khổ và nhiều khi phải trả giá bằng cả "một kiếp người", thậm chí là "máu của một dân tộc". Phê phán những người không có ý thức rèn luyện bản thân, gây ra lỗi lầm đáng tiếc. Cần nhận thức, lỗi lầm là một điều tất yếu của cuộc sống, nhưng không vì thế mà liên tiếp phạm lỗi lầm, vì hậu quả của những lầm lỗi nhiều khi rất khó cứu vãn. Khi mắc lỗi cần trung thực, nghiêm khắc nhận lỗi và thay đổi để hoàn thiện bản thân. Để hạn chế tối đa những lỗi lầm, con người cần tỉnh táo, rèn cho mình một bản lĩnh, trí tuệ, suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định một vấn đề.

ĐỀ 3 :

Câu 1 : Bài thơ trên có sự kết hợp giữa phương thức biểu cảm và tự sự.

Câu 2 :

Ý nghĩa :

+ Biểu tượng nhân vật "phù thủy" làm cho bài thơ thêm sinh động, có nhịp điệu.

+ Biểu tượng "tôi" làm cho bài thơ có chủ đề để mang ra bàn luận.

Câu 3 :

Suy nghĩ :

Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu – Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn” cho thấy vị khách là người đang khao khát những điều tốt đẹp nhất trên đời này như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn…Song cũng có thể hiểu vị khách trong tình huống này là người khá khôn ngoan, hóm hỉnh, đang muốn “thử” xem phù thủy có khả năng đap ứng tất cả các nhu cầu mong muốn của “khách hàng” hay không.

Câu 4 :

Đoạn văn ngắn ( 200 chữ ) suy nghĩ về hạnh phúc của con người trong cuộc sống :

Cuộc sống này là hành trình không ngừng nghỉ nhằm kiếm tìm hạnh phúc. Vậy hạnh phúc là gì và có vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi chúng ta? Hạnh phúc chính là trạng thái vui vẻ, thoải mái khi chúng ta được thỏa mãn một điều gì đó. Trừu tượng như vậy nhưng ta có thể tìm được hạnh phúc trong những điều gần gũi và giản đơn vô cùng: một lời khen của cô giáo, một bức tranh nguệch ngoạc mà đứa trẻ lên ba dành tặng mẹ hay một bàn thắng vào khung thành đối phương… Hoặc lớn lao hơn, đó là niềm hân hoan rạo rực khi ta làm nên những điều kì diệu, thỏa ước mơ cháy bỏng bấy lâu: đạt được tấm huy chương vàng ở đấu trường quốc tế, đỗ vào ngôi trường mơ ước hay mua được căn nhà đẹp đẽ… Nhưng dẫu là gì chăng nữa, hạnh phúc vẫn mang ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Nó mang tới cho tâm hồn sự thoải mái, thanh thản, là nền tảng vững chắc để ta chinh phục những hoài bão lớn hơn. Tương tự, ở một quốc gia có chỉ số hạnh phúc cao, con người sẽ gắn bó với nhau hơn, tỉ lệ tội phạm cũng nhờ vậy mà giảm bớt. Do vậy, thế hệ trẻ cần nhận thức rõ về ý nghĩa thực sự của hạnh phúc và phấn đấu hết sức để đạt được hạnh phúc, trước là cho bản thân và sau là cho cả cộng đồng. Muốn làm được điều này, mỗi người phải không ngừng bồi dưỡng trí tuệ, tạo lập nhân cách để có thể vững vàng trên “con đường kiếm tìm và chia sẻ hạnh phúc”. “Mỗi người đều là kiến trúc sư hạnh phúc cho riêng mình”. Vậy nên hãy sống hết mình với những điều mình muốn và bạn sẽ tìm được ý nghĩa của cuộc đời mình.