Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
D. chủ nghĩa Mác – Lê-nin được truyền bá rộng rãi, tạo cơ sở cho sự ra đời của Đảng Cộng sản sau này.
* Sự khác nhau về điều kiện lịch sử:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Triều đình phong kiến Việt Nam đã đầu hàng Pháp.
+ Hệ tư tưởng phong kiến đang tồn tại và chi phối phong trào yêu nước
+ Xã hội có hai giai cấp chủ yếu là: địa chủ phong kiến và nông dân. Tầng lớp văn thân và sĩ phu yêu nước đã giữ vai trò quan trọng trong sự nghiệp cứu nước.
- Đầu thế kỉ XX:
- Phong trào cứu nước theo ý thức hệ tư tưởng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) đã thất bại, cần tìm một con đường cứu nước mới.
- Các trào lưu dân chủ tư sản (từ Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc) đã tràn vào nước ta, tác động đến bộ phận sĩ phu yêu nước tiến bộ.
- Do tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp, kinh tế và xã hội Việt nam có sự chuyển biến… giai cấp tư sản Việt Nam chưa ra đời, các trí thức phong kiến tiến bộ đã tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản từ ngoài dội vào và đã sử dụng làm vũ khí chống Pháp.
* Sự khác nhau về khuynh hướng chủ yếu trong phong trào yêu nước:
- Cuối thế kỉ XIX
+ Phong trào Cần vương (1885 – 1896): tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hùng Lĩnh, Hương Khê… các sĩ phu và văn thân yêu nước lập các căn cứ khởi nghĩa chống pháp, khôi phục nền độc lập và xây dựng một Nhà nước Phong kiến, Phong trào mang ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
+ Cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884-1913) do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo, chịu ảnh hưởng của ý thức hệ tư tưởng phong kiến.
- Đầu thế kỉ XIX
+ Xu hướng bạo động của nhóm sĩ phu Phan Bội Châu: chủ trương sử dụng phương pháp bạo động vũ trang đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục độc lập dân tộc và xây dựng nhà nước theo con đường tư bản.
+ Xu hướng cải cách của nhóm sĩ phu Phan Châu Trinh: chủ trương dựa vào Pháp để cải cách đất nước, đưa nước nhà tiến lên con đường tư bản…
* Nhận xét:
- Cuối thế kỉ XIX:
+ Là những phong trào đấu tranh vũ trang chịu sự chi phối của hệ tư tưởng phong kiến.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định con đường cứu nước theo hệ tư tưởng phong kiến là không thành công. Do đó, độc lập dân tộc không thể gắn với chế độ phong kiến.
- Đầu thế kỉ XX:
+ Tuy có sự khác nhau về phương pháp và phương thức hoạt động nhưng có điểm chung là chủ nghĩa yêu nước, đều nhằm mục tiêu là cứu nước giải phóng dân tộc và được chi phối bởi tư tưởng tư sản.
+ Thất bại của phong trào này khẳng định sự bất lực của hệ tư tưởng dân chủ tư sản mà lịch sử đặt ra.
+ Như vậy đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng ở Việt Nam tiếp tục rơi vào khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo. Chính trong bối cảnh đó, Nguyễn Ái Quốc đã ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Tham khảo
- Quá trình hình thành Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:
+ Sau thành công của Cách mạng tháng Mười Nga, nước Nga Xô viết được thành lập.
+ Trong những năm 1918 - 1920, nước Nga Xô viết và các nước cộng hòa Xô viết đã liên minh với nhau để chiến đấu chống thù trong, giặc ngoài.
+ Tháng 12/1922, tại Mátxcơva, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang đã thông qua bản Tuyên ngôn thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô).
+ Tháng 1/1924, bản Hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới.
- Ý nghĩa của sự ra đời của Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết:
+ Quá trình thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết phù hợp với lợi ích chung của các dân tộc trên đất nước Xô viết. Sức mạnh của tình đoàn kết và sự hợp tác, giúp đỡ giữa các dân tộc tạo điều kiện cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, xã hội của tất cả các nước Cộng hoà, đồng thời tăng cường vị thế của Liên Xô trên trường quốc tế.
+ Liên Xô trở thành biểu tượng và là chỗ dựa về tinh thần, vật chất to lớn cho phong trào cách mạng thế giới. Những thành tựu của Liên Xô đã cổ vũ, lôi cuốn mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc ở những nước thuộc địa ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh, đồng thời tạo tiền đề cho sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
D. phái chủ chiến không nhận được sự ủng hộ của các văn thân, sĩ phu yêu nước và nhân dân.
Tham khảo
- Cách mạng tháng Hai (1917) đã lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng, nhưng ở nước Nga lại xuất hiện cục diện hai chính quyền song song tồn tại là: chính phủ tư sản lâm thời và Xô viết các đại biểu của công nhân, nông dân, binh lính; mặt khác, vấn đề hòa bình và ruộng đất vẫn chưa được giải quyết. Do đó, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích tiếp tục lãnh đạo nhân dân Nga làm cách mạng.
- Ngay trong đêm Cách mạng tháng Mười Nga (1917) thành công, Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai được triệu tập. Đại hội đã tuyên bố thành lập Chính quyền Xô viết do Lênin đứng đầu; đồng thời ban hành “Sắc lệnh hòa bình” và “Sắc lệnh ruộng đất”, thực hiện quyền bình đẳng, tự quyết của các dân tộc.
- Trong những năm 1918 - 1920, quân đội 14 nước đế quốc (do Mỹ đứng đầu) đã liên kết với lực lượng chống đối trong nước tấn công nước Nga Xô viết. Để bảo vệ thành quả Cách mạng tháng Mười, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh đã liên minh với nhau và đánh bại kẻ thù chung (1920).
- Đến năm 1922, nước Nga Xô viết và các nước Cộng hòa Xô viết đồng minh có sự phát triển không đồng đều về kinh tế, văn hóa, chính trị.
+ Nga Xô viết có nền kinh tế công nghiệp tương đối phát triển; các nước Xô viết đồng minh khác vẫn trong tình trạng nông nghiệp lạc hậu.
+ Các nước Cộng hòa Xô viết cũng chưa có sự thống nhất về các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục.....
=> Điều đó đặt ra yêu cầu phải hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau để cùng phát triển.
- Trước bối cảnh và những yêu cầu đó, Đại hội lần thứ nhất các Xô viết toàn Liên bang họp ở Mátxcơva (12/1922) đã nhất trí thông qua bản Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô), dựa trên cơ sở sự tự nguyện của các nước Cộng hòa Xô viết.
- Năm 1924, bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua, hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết.