Các bạn xem mình làm có đúng ko ?
Họ và tên: Đặng Trường Xuân Lớp: 4 chọn
PHIẾU BÀI TẬP TIẾNG VIỆT
TUẦN 3 –SỐ 1
Bài 1. Đọc truyện sau và khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:
Tiếng hát buổi sớm mai
Rạng đông, mặt trời tỏa những tia nắng dịu dàng xuống muôn vật.
Bên bìa rừng có một bông hoa lạ, năm cánh mịn như nhung. Bông hoa tỏa hương thơm ngát. Quanh nó thấp thoáng những cánh bướm dập dờn.
Mặt trời mỉm cười với hoa. Thế là bông hoa cất tiếng hát. Nó hát mãi, hát mãi. Cuối cùng, nó hỏi gió xem có thích bài hát đó không.
Gió ngạc nhiên:
- Ơ, chính tôi hát đấy chứ? Tôi đã làm những cánh hoa của bạn đung đưa, tạo thành tiếng lao xao nên bạn cứ tưởng mình hát.
Hoa lại hỏi sương. Những hạt sương long lanh trả lời:
- Bạn nhầm rồi! Đó chính là tiếng ngân nga thánh thót của chúng tôi.
Tranh cãi mãi, chẳng ai chịu ai. Hoa, gió và sương quyết định hỏi bác gác rừng. Bác gắc rừng ôn tồn giải thích:
- Mỗi buổi sớm mai, khi mặt trời bắt đầu sưởi ấm mọi vật, muôn loài đều hân hoan hát ca. Nhưng mỗi loài có tiếng hát của riêng mình. Có biết lắng nghe nhau mới hiểu được tiếng hát của nhau, các cháu ạ.
Theo Truyện nước ngoài
1. Hoa hỏi gió và sương điều gì?
a. Bạn có thích bài hát của tôi không?
b. Bạn có thích hát cùng tôi không?
c. Bạn hát hay tôi hát đấy nhỉ?
2. Gió và sương trả lời thế nào?
a. Ơ, đó là bạn hát à?
b. Bài ấy không hay bằng bài hát của tôi (chúng tôi).
c. Đó là tôi (chúng tôi) hát đấy chứ!
3. Qua lời bác gác rừng, em hiểu vì sao hoa, gió và sương không nghe được tiếng hát của nhau?
a. Vì mỗi vật đều hát to quá, át tiếng hát của nhau.
b. Vì gió và sương đung đưa và ngân nga thánh thót.
c. Vì chúng không biết cách lắng nghe nhau.
4. Theo em, câu chuyện này khuyên ta điều gì?
a. Hãy biết cách khen bạn cho bạn vui.
b. Hãy biết cách lắng nghe để hiểu nhau.
c. Loài nào cũng biết hát ca.
5. Câu “Mặt trời mỉm cười với hoa.” có mấy từ phức?
a. 1 từ. Đó là: ................................................................................................
b. 2 từ. Đó là: Mặt trời và mỉm cười.
c. 3 từ. Đó là: ................................................................................................
Bài 2. Đặt dấu hai chấm vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau. Ghi tác dụng của dấu hai chấm trong câu vào trong ngoặc đơn:
a/ Anh em ùa ra vỗ tay hoan hô: “A! Cá heo nhảy múa đẹp quá!”
(Dấu hai chấm có tác dụng: Báo hiệu bộ phận câu đứng sau nó là lời nói của một nhân vật)
b/ Bao trùm lên cả bức tranh là một màu xanh có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau: màu xanh thẳm của da trời, màu xanh biếc của cây lá, màu xanh non của những bãi ngô, thảm cỏ in trên mặt nước.
(Dấu hai chấm có tác dụng: Lời giải thích cho bộ phận đứng trước.)
Bài 3. Các câu văn dưới đây có dùng dấu hai chấm báo hiệu lới nói của nhân vật nhưng còn thiếu dấu phối hợp. Em hãy điền đúng dấu phối hợp sau dấu hai chấm.
a/ Tôi ngả đầu vào lòng mẹ và nói: “Con yêu mẹ !”
b/ Bố tôi khen:
- Con đã ngoan hơn trước rồi đấy!
Bài 4: Xác định từ đơn, từ phức trong các câu thơ sau:
Nắng vườn trưa mênh mông
Bướm bay như lời hát
Con tàu là đất nước
Đưa ta tới bến xưa
a. Từ đơn: Nắng, vườn, trưa, bướm, bay, như, là, đưa, ta, tới.
b. Từ phức: Mênh mông, lời hát, con tàu, đất nước, bến xưa
Bài 5: Đánh dấu X vào ô trống trước những câu thành ngữ, tục ngữ nói về chủ đề Nhân hậu - Đoàn kết:
X Chị ngã em nâng.
Của một đồng, công một nén
Mặt hoa da phấn
X Đồng sức đồng lòng
Thương nhau như chị em gái
Thương nhau lắm, cắn nhau đau.
Hiền như bụt
Con chiên
Tiếng hát
Thiêng liêng
Thuận tiện
Mồm miệng
Kiên trì
Siêng năng
Cồng chiêng
@Bảo
#Cafe