Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. MỞ BÀI
Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện thực phê phán. Ông là cha đẻ của những tác phẩm tên tuổi : “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”… trong đó Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao và cũng là kiệt tác của văn học hiện thực phê phán. Thông qua hình tượng nhân vật Chí Phèo và con đường tha hóa của người nông dân trước Cách mạng, Nam Cao đã khắc họa thành công tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo mang đến cho bạn đọc bao niềm xúc động sâu sắc.
II. THÂN BÀI
-
Bi kịch là gì ? Bi kịch là sự mâu thuẫn giữa hiện thực đời sống và khát vọng cá nhân. Hiện thực đời sống không đủ điều kiện để cá nhân thực hiện được khát vọng của mình dẫn đến cá nhân rơi vào hoàn cảnh bi đát (có thể dẫn đến cái chết). Trong văn học Việt Nam ta đã từng bắt gặp bi kịch tình yêu của Thúy Kiều, bi kịch nghệ thuật của nhà văn Hộ, bi kịch của Vũ Như Tô… nhưng bi kịch lạ lùng nhất là bi kịch “bị cự tuyệt quyền làm người” của Chí Phèo.
-
Bi kịch ấy ngay từ đầu tác phẩm đã hiện lên qua tiếng chửi của Chí Phèo. Chí Phèo xuất hiện lần đầu tiên trước mắt người đọc không phải bằng xương bằng thịt mà là bằng tiếng chửi “hắn vừa đi vừa chửi”. Đó là hình ảnh vừa quen vừa lạ. Quen vì đó là tiếng chửi của những thằng say rượu. Lạ vì hắn chửi mà không có ai chửi nhau với hắn, không ai lấy làm điều. Chí “chửi trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn, chửi đứa ***** nào đã đẻ ra thân hắn”. Đó là một tiếng chửi vật vã, đau đớn của một thân phận con người ít nhiều nhận thức được bi kịch của chính mình. Chửi cũng là một cách để giao tiếp nhưng đớn đau thay đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo là một sự im lặng đến rợn người. Cay đắng hơn nữa, đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo lại là “tiếng chó cắn lao xao”. Chí đã bị đánh bật ra khỏi cái xã hội loài người. Xã hội mà dù sống trong nó Chí cũng không còn được xem là con người nữa. Qua tiếng chửi ấy, ta nhận ra bốn thái độ: Thái độ của người chửi: hằn học, hận thù; thái độ người nghe: dửng dưng, khinh miệt; thái độ nhà văn: xót xa, thương cảm; thái độ người đọc: tò mò… Vậy Chí Phèo là ai?
-
Bi kịch của một đứa con hoang bị bỏ rơi. Lật lại trang đời của Chí, người đọc không sao cầm được nước mắt trước một hoàn cảnh đáng thương. Ngay từ khi mới ra đời Chí đã bị bỏ rơi bên cạnh chiếc lò gạch cũ giữa một cánh đồng mùa đông sương trắng. Rồi Chí được dân làng nhặt về nuôi nấng. Tuổi thơ của anh sống trong bất hạnh, tủi cực “hết lang thang đi ở cho nhà người này lại đi ở cho nhà người khác, năm hai tuổi thì làm canh điền cho nhà Bá Kiến”. Đây là quãng thời gian đẹp nhất trong cuộc đời của Chí, bởi đó là quãng đời lương thiện, quãng đời tuổi trẻ nhiều mộng đẹp. Chí giàu lòng tự trọng, biết ghét những gì mà người ta cho là đáng khinh. Bị con mụ chủ bắt làm điều không chính đáng, Chí vừa làm vừa run, thấy nhục hơn là thích. Chí cũng như bao con người khác, anh cũng có ước mơ giản dị: “có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Đó chính là một ước mơ lương thiện. Nhưng đớn đau thay, cái xã hội bất lương ấy đã bóp chết cái ước mơ đó của Chí khi còn trứng nước. Một cơn ghen vu vơ của lão cáo già Bá Kiến đã đẩy anh vào cảnh tội tù. Chính nhà tù thực dân đã tiếp tay cho lão cáo già biến Chí Phèo từ một anh canh điền khỏe mạnh thành một kẻ lưu manh hóa, một kẻ tội đồ.
-
Bi kịch tha hóa, lưu manh là con đường dẫn đến bị cự tuyệt quyền làm người. Nhà tù thực dân đã vằm nát bộ mặt người của Chí, phá hủy cả nhân tính đẹp đẽ. Sau bảy tám năm ra tù Chí không còn là anh canh điền hiền lành như đất nữa. Trước mắt người đọc là một tên lưu manh với một nhân hình gớm ghiếc “cái đầu thì trọc lóc, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết… cái ngực phanh, đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chuỳ, cả hai cánh tay cũng thế”. Cả cái nhân tính cũng bị xã hội tàn hại. Giờ đây là Chí Phèo say, Chí Phèo với những tội ác trời không dung thứ khi hắn bỗng dưng trở thành tay sai đắc lực cho lão cáo già Bá Kiến, quay ngược lại lợi ích của dân làng Vũ Đại, đối lập với nhân dân lao động cần lao. Từ một người nông dân hiền lành lương thiện Chí trở thành thằng lưu manh “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Đáng buồn thay, mới ngày nào chính dân làng Vũ Đại nuôi Chí lớn lên trong vòng tay yêu thương vậy mà nay Chí đã quay lưng lại với chính cái nơi mà hắn được yêu thương và chở che. Từ đây Chí sống bằng rượu và máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện: “Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện”. Hắn làm những việc ấy trong lúc say ” ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say… đập đầu, rạch mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vô tận”. Chưa bao giờ hắn tỉnh để thấy mình tồn tại trên đời bởi vì “những cơn say của hắn tràn từ cơn này sang cơn khác thành những cơn dài mênh mang”. Nam Cao đã cho người đọc thấy một thực tế đau lòng về cuộc sống của nhân dân ta trước cách mạng tháng Tám. Đó chính là cuộc sống bị bóp nghẹt ước mơ và khát vọng, người nông dân bần cùng hóa dẫn đến lưu manh hóa. Một cuộc sống tối tăm không ánh sáng. Nhà văn xót thương cho nhân vật, cay đắng và đau đớn cùng nhân vật. Đây chính là vẻ đẹp của tấm lòng nhân đạo và yêu thương của nhà văn dành cho những kiếp người như Chí Phèo.
-
Gặp Thị Nở và khao khát hoàn lương. Nam Cao không trách giận Chí Phèo, ngòi bút của ông dành cho nhân vật vẫn nồng nàn yêu thương. Ông phát hiện trong chiều sâu của nhân vật là bản tính tốt đẹp, chỉ cần chút tình thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến “ma chê quỉ hờn”, kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn tối tăm của tâm hồn Chí Phèo để thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo, thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hắt hủi. Chính cuộc tình ngắn ngủi với Thị Nở trong một đêm trăng đã vô tình thắp lên ngọn lửa cuộc sống trong Chí. Có nhà phê bình đã cho rằng: Thị Nở là một sứ giả mà Nam Cao phái đến để thức tỉnh Chí Phèo. Đó là sứ giả của tình yêu thương và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của nhà văn. Nhưng có lẽ cần phải nói thêm, Thị Nở không chỉ là vai trò sứ giả của lòng nhân đạo mà Thị còn là một “thiên sứ” của tình yêu. Vị thiên sứ này không có đôi cánh thiên thần nhưng có đôi tay đầy ắp tình người. Thiên sứ ấy như một ngọn gió, một ngọn lửa thổi vào tâm hồn của Chí. Nếu là gió, gió sẽ thổi bay lớp tro tàn đang vây quanh anh. Nếu là lửa, lửa sẽ đốt cháy lớp vỏ quỷ dữ để trả về cho anh một con người.
Lần đầu tiên trong cuộc đời Chí tỉnh dậy. Chợt nhận ra nơi căn lều ẩm thấp là ánh nắng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe được tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá trên sông, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải về… Những âm thanh ấy ngày nào chả có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn! Âm thanh cuộc sống này khiến ta liên tưởng đến tiếng sáo của đêm tình mùa xuân trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tiếng sáo đã lay động tiềm thức xa xôi của Mị, đánh thức tâm hồn Mị, thức dậy cả một quá khứ đẹp tươi. Đó chính là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc làm nên chất thơ cho tác phẩm. Chính cuộc sống đã lay động trong tiềm thức xa xôi của Chí. Nó như cơn gió thổi tung đám tro tàn nguội lạnh, như từng giọt nước nhỏ vào tâm hồn sỏi đá, cằn khô làm tan đi giá băng tâm hồn. Hơn hết, nó làm sống dậy ước mơ một thời trai trẻ :”có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc muốn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Rồi cũng trong cái phút giây tỉnh táo ấy, Chí Phèo đã cô đơn hơn bao giờ hết “Nhìn phía trước người thân chẳng có/ Ngó sau lưng quá khứ rợn ghê người”. Hắn như đã thấy “tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc – cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau”. Phải chăng Chí đang hối hận và ăn năn những việc mà mình đã làm? Chẳng biết có phải hay không mà Chí thấy lòng buồn man mác. Và nếu như Thị Nở không qua, chắc là hắn đã khóc được mất.
Và rồi chính bàn tay ân cần của Thị Nở cùng với tình yêu của thị đã khơi dậy trong Chí phần người. Bát cháo hành chính là liều thuốc giải độc góp phần thức tỉnh phần người trong con quỷ dữ. Kỳ diệu làm sao bát cháo hành Thị Nở, một liều tiên dược vừa giải cảm vừa giải độc. Cháo hành đã tẩy ố đi men rượu, gột rửa những tội lỗi con người. Cháo hành có hương vị đặc biệt quá, những kẻ vô nhân tính như cha con nhà Bá Kiến làm sao mà biết được. Đó là hương vị của tình người, hương vị của tình yêu. Khi mà cả làng Vũ Đại không chấp nhận Chí là con người thì Thị Nở đã giang rộng vòng tay để đón lấy anh. Và bát cháo hành kia vô hình dung đã sưởi ấm cho trái tim nguội lạnh và mở đầu cho một mối thiên duyên. Nhìn bát cháo bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến bâng khuâng. Hắn ăn cháo hành và lấy làm mãn nguyện vì vị ngon của nó. Chí Phèo quen sống với một kiểu định nghĩa : Muốn có cái ăn hắn phải kêu làng, phải rạch mặt ăn vạ, hắn phải thực sự hóa thân vào con quỷ dữ… Mỗi miếng ăn hàng ngày của Chí đều có máu và nước mắt của những người dân lương thiện làng Vũ Đại. Nhưng hôm nay cái triết lý sống ấy của Chí dường như đã thay đổi, những gì hắn đã từng có giờ phản bội lại hắn trong hương cháo hành của người đàn bà xấu như ma chê quỷ hờn kia. Hắn hiểu rằng người ta sống với nhau không chỉ bằng tội ác mà còn bằng cả tình thương yêu nữa. Mắt hắn lần đầu tiên ươn ướt. Hơi cháo hành phảng phất phục sinh phần người trong Chí… Hắn có thể sống với người ta bằng tình yêu, hắn nhen nhóm một mơ ước về cuộc sống bình dị… Hương cháo là hương cuộc đời, hương tình yêu mà từ trước đến giờ chưa ai cho Chí cả… Bát cháo hành giản dị nhưng bao nhân tính ẩn chứa, nó giữ chân Chí Phèo đứng lại ở bờ của phần người… Nhìn Thị hắn như muốn khóc, hắn cảm...
Với phương châm “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”, Nam Cao đã đi sâu hơn vào từng số phận riêng để khái quát thành bi kịch chung của người nông dân sau luỹ tre làng. Đó là bi kịch tinh thần, bi kịch nhân cách được đặt trong bi kịch đói nghèo, bần cùng mà Chí Phèo là một điển hình. Tiếng kêu "hãy cứu lấy con người” của Nam Cao ở tác phẩm này trở nên khẩn thiết và đau đớn nhất.
Bi kịch là sự khổ đau do người ta mong muốn mà không thể đạt được. Mong muốn càng khẩn thiết và hiện thực càng phũ phàng thì bi kịch càng lớn, người ta càng cảm thấy đau đớn. Có nhiều bi kịch thiên về cuộc sống vật chất như là bi kịch của chị Dậu, anh Pha,... muốn có cơm ăn, có ruộng cày, có tiền nộp sưu thuế để khỏi bị hành hạ, đánh đập mà không được, cứ bị vùi sâu xuống thảm cảnh đói nghèo, “không cất đầu lên được”.
Đọc truyện Nam Cao ta cũng bắt gặp những bi kịch như thế. Nhưng đằng sau đó, Nam Cao còn xây dựng những bi kịch lớn hơn, đó là những bi kịch tinh thần. Cùng với quá trình “chết mòn” về thể xác, các nhân vật của Nam Cao, từ trí thức đến nông dân, đều có một quá trình “chết mòn” về tinh thần. Là con người, nhân vật Chí Phèo chỉ muốn được thừa nhận là một con người cũng không được. Nam Cao đã thể hiện một cách trọn vẹn và sâu sắc cả hai mệnh đề: vì áp bức, bóc lột mà con người lâm vào cảnh đói nghèo và vì đói nghèo mà nhân cách con người có nguy cơ băng hoại, thậm chí có lúc không thể cứu vãn đành giải thoát bằng cái chết.
Chí Phèo cũng có những ước mơ hết sức bình dị của một con người bình thường nhất: muốn được sống một cuộc sống lương thiện dù đói nghèo. Nhưng từ chỗ bị bóc lột, bị áp bức một cách bất công, Chí Phèo bị tha hoá, biến chất rồi từ chỗ bị tha hoá, hắn đã bị lưu manh hoá, quỷ hoá, rồi bị gạt hẳn ra khỏi loài người, ngay cả đến một cơ hội hiếm hoi có thể hé mở cánh cửa cho Chí Phèo trở về cuộc sống bình thường cũng bị cự tuyệt.
Bi kịch của Chí Phèo trước hết là bi kịch bị tha hoá.
Các nhà văn hiện thực trước đó đã xây dựng được những nhân vật ông Nghị điển hình đặc sắc như: Nghị Hách (Giông rơ của Vũ Trọng Phụng), Nghị Quế (Tắt đèn của Ngô Tất Tố), Nghị Lại (Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan). Thoạt nhìn, Bá Kiến (Chí Phèo của Nam Cao) cũng giống tất cả các ông Nghị đó nhưng thực ra lại rất khác biệt. Họ đều là điển hình của giai cấp địa chủ phong kiến trước Cách mạng. Nhưng mỗi nhân vật được thể hiện tập trung ở một phương diện cơ bản.
Tầng lớp thống trị này chủ yếu được khai thác ở hai phương diện: địa chủ và cường hào. Bản chất địa chủ gắn với bóc lột; bản chất cường hào gắn với áp bức. Bóc lột dẫn tới hiện tượng người nông dân bị bần cùng hoá. Hiện tượng bị tha hoá là do đã bị bần cùng lại còn chịu áp bức.
Nghị Hách vừa tàn ác vừa hoang dâm vô độ. Hắn không chỉ là địa chủ mà còn là một tư sản. Nghị Quế là một địa chủ trọc phú dốt nát với đầu óc nô lệ. Bá Kiến mang bộ mặt ghê gớm hơn. Nhân vật được nhìn và miêu tả ở phương diện thứ hai- phương diện cường hào áp bức. Tuy chỉ hoạt động trong phạm vi làng xã nhưng có đủ ngón nghề lọc lõi, già đời. Người đọc hầu như không biết thật rõ ràng cụ thể sự giàu có của hắn nhưng lại hiểu tường tận tâm địa, thủ đoạn, bề dày tội ác của hắn trong việc đày đọa, ức hiếp và sai khiến con người. Từ "điệu cười Tào Tháo”, “tiếng quát rất sang” cho đến cách ứng xử vừa cương, vừa nhu, Bá Kiến hiện rõ bộ mặt gian trá, thâm hiểm, độc ác. Ngòi bút Nam Cao khá sắc sảo khi khắc họa một nhân vật thuộc tầng lớp thống trị làng xã Việt Nam trước Cách mạng.
Đối với tầng lớp dưới, Bá Kiến có cả một quy trình để cai trị - từ non tay đến già đời lão luyện. Với Năm Thọ, ông Lí Kiến mừng hụt và từng phen hú vía, phải tốn bạc trăm mới tống cổ được hắn. Đến Binh Chức, ông không tống mà giữ lại và quả là được việc. Đến Chí Phèo thì chiêu bài của cụ Bá người thường không thể nào hiểu được.
Sống trong một thế đất "quần ngư tranh thực”, Bá Kiến còn có cả những âm mưu với chính tầng lớp của mình. Ngoài mặt thì tử tế nhưng trong bụng thì trông cho nhau lụn bại. Đây chính là hiện thực xã hội mà ngay trong bản thân tầng lớp thống trị đã rạn nứt các mối quan hệ.
Xây dựng nhân vật Bá Kiến, Nam Cao đã chỉ ra tội ác của một lực lượng xã hội đã xô đẩy người nông dân vào tình trạng bế tắc, trượt dài trên dốc tha hoá.
Số phận oan nghiệt của Chí Phèo bắt đầu từ sự kiện bà ba gọi lên bóp chân rồi vô cớ bị bỏ tù. Rõ ràng việc vào tù của Chí Phèo là do bàn tay của Bá Kiến. Bá Kiến muốn mượn nhà tù thực dân để tiêu diệt hết "những thằng trai trẻ” chỉ vì thói ghen tuông thảm hại (háo sắc, sợ vơ vì cay đắng nhận ra mình già yếu quá). Nhà tù thực dân đã phát huy tác dụng. Ra tù, Chí Phèo mang bộ mặt gớm ghiếc, biểu hiện của sự thay đổi về nhân hình (bước đầu tiên của quá trình tha hóa): "Cái đầu thì trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất câng câng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết! Hắn mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. Cái ngực phanh đầy những nét trạm trổ rồng phượng với một ống tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”. Anh Chí - anh canh điền khỏe mạnh, lành như đất, mỗi lúc bóp chân cho bà Ba lại xấu hổ, đỏ mặt đã không còn một chút bóng dáng nào trong cái bộ dạng ấy.
Chí Phèo về làng tức là được trả lại quyền công dân, được về với con người nhưng oái ăm thay Chí lại hoàn toàn lạc loài, hoàn toàn xa lạ. Hắn không chỉ thay đổi về nhân hình mà còn thay đổi cả nhân tính.
Với bộ mặt “cơng cơng”, với bộ dạng "đao búa”, với những cơn say và những tiếng chửi, Chí Phèo đến nhà Bá Kiến. Đây là lần đầu sau khi ra tù, Chí đến Bá Kiến với ý định trả thù. Nhưng ý đồ ấy còn mơ hồ và nhanh chóng bị đánh gục trước sự xảo quyệt của cụ Bá. Chỉ mấy lời ngọt nhạt, vài cử chí tỏ ra ân cần, thân thiện, một bữa rượu và một đồng bạc, Bá Kiến đã khiến Chí Phèo thất bại ra về với niềm đắc ý hài hước và một bộ mặt tứa máu.
Song, tội ác của Bá Kiến còn lớn hơn khi hắn đẩy con người này xuống hàng thú vật, biến Chí Phèo thành công cụ của mình.
Đến nhà Bá Kiến lần thứ hai với bộ dạng liều lĩnh và gàn dở, Chí Phèo đã rơi vào sách lược "dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò” của Bá Kiến. Từ đây, Chí Phèo trượt dài trên dốc tha hoá và hắn bị đẩy hẳn ra khỏi xã hội loài người. Nam Cao cố tình miêu tả trạng thái mất ý thức của nhân vật khi sử dụng biện pháp "vật hoá”. Cái mặt Chí không phải là mặt người mà là mặt của một con vật lạ. Chí tồn tại bằng đâm thuê chém mướn mà bản thân không ý thức được những hành động đâm chém, phá phách, đốt nhà, đòi nợ của mình. Hắn quên cả cuộc đời của chính hấn, không còn ý thức về sự tồn tại trong không gian, thời gian. Khi Chí Phèo vênh vênh tự đắc “anh hùng làng này có thằng nào bằng ta” cũng là lúc Chí Phèo rơi xuống vực thẳm. Chị Dậu phải bán con, bán chó, bán sữa nhưng quyết không bán nhân phẩm còn Chí Phèo thì đã bán cả linh hồn, trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại”. Chí Phèo là một nhân vật độc đáo của dòng văn học hiện thực phê phán. Nỗi thống khổ của Chí là nỗi thống khổ tận cùng của loài người: bị huỷ diệt nhân cách.
Nam Cao đã khám phá ra một hiện thực mang tính quy luật: Sự nham hiểm, độc ác của tầng lớp thống trị đã tước đi nhân tính của những người dân vốn hiền lành, lương thiện. Luận về điều này, người ta thường dẫn chi tiết “cái lò gạch” như là mấu chốt cho kết cấu "đầu cuối tương ứng” và cho đó là hiện thân của cái vòng luẩn quẩn không lối thoát. Nhưng trong tác phẩm, tính quy luật còn thể hiện ở các nhân vật Năm Thọ, Binh Chức. Nam Cao không ngẫu nhiên dựng lên thế chân kiềng của ba nhân vật cùng loại trong tác phẩm. Năm Thọ, Binh Chức vừa là hiện thân, vừa là đồng dạng của Chí Phèo. Năm Thọ là dân “anh chị” có vai vế, lại thêm “đầu bò, đầu bướu”. Đó là một thái cực. Binh Chức là thái cực bên kia vốn an phận, nhu nhược và hèn hạ; còn Chí Phèo ở trung độ: hiền lành, khoẻ mạnh - hiền không đến mức nhu nhược, an phận như Binh Chức và khoẻ không đủ mạnh để thành “đầu bò” như Năm Thọ. Như vậy, ba điểm xuất phát của ba nhân vật khác nhau. Ba số phận, ba cuộc đời, ba con đường với những diễn biến khác nhau, cuối cùng lại chung một kết cục: quỷ dữ. Miêu tả điểu này, Nam Cao dã khiến cho tính quy luật của sự tha hoá trở nên chặt chẽ, khắc nghiệt hơn gấp nhiều lần.
Bi kịch của Chí Phèo còn là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người.
Làng Vũ Đại là hình tượng một vùng nông thôn điển hình trong tác phẩm Nam Cao. Làng Vũ Đại vừa có điểm giống vừa có nhiều điểm khác với nhiều thôn làng Việt Nam trong các tác phẩm văn học thời bấy giờ. Nơi đây cũng rất nghèo, gồm những con người lam lũ, đói khổ. Nhưng làng Vũ Đại xác xơ, tiêu điều, hoang vắng đến rợn người. Bằng trực cảm nhạy bén và bằng sự từng trải, thấu hiểu sâu sắc cuộc sống thôn quê, Nam Cao còn chỉ ra tình trạng tan rã của quan hệ làng xã. Chính xã hội bạo tàn đã bóp chết quan hệ nhân ái tốt đẹp giữa người với người. Người nông dân không chí chịu áp bức bóc lột của giai cấp thống trị mà ngay trong cộng đồng giai cấp với nhau, họ không còn là chỗ dựa tinh thần của nhau. Cuộc sống quá bi đát đã biến họ thành "tàn nhẫn”, "ích kỉ”, “ti tiện”. Xét ở một góc độ nào đó, ta nhận thấy tư tưởng Nam Cao rất gần với Lỗ Tấn. Nam Cao cũng đã "bắt mạch" và "chẩn đoán" những căn bệnh thời đại mình.
Không chí Bá Kiến mà cả làng Vũ Đại đã đẩy Chí Phèo vào bước đường cùng, biến Chí thành con quỷ dữ, làm nên bi kịch của cuộc đời Chí.
Tiếng chửi của Chí là tiếng chửi của một thằng say. Nhưng thật ra, đó là khát vọng được đối thoại theo cách của kẻ say, khát vọng được giao tiếp với đồng loại. Nếu chịu khó lắng nghe và suy ngẫm, ta sẽ nhận ra sự vật vã tuyệt vọng của một linh hồn đau khổ. Chí Phèo chửi những ai? Chí chửi Trời, chửi đời, chửi cả làng Vũ Đại; Chí còn chửi “cha đứa nào không chửi nhau với...


Lăng Trọng Tài sao bảo thick tự than vận động....valentine vào net mà đanh lol cko vui ông a ạ

Nhan đề góp phần bộc lộ nội dung đoạn trích: cái chết của cụ cố Tổ đã đem lại cho cả gia đình này một niềm hạnh phúc hoan hỉ. Cái chết của cụ cố tổ đem đến hạnh phúc,sung sướng cho tất cả con cháu,người thân và bạn bè,niềm hạnh phúc đó to lớn đến mức nó cự tự phát bung ra,tràn trề,không kìm nén lại được. Bởi cụ cố tổ làm di chúc là sau khi cụ chết mới được chia gia tài. Cái chết của cụ khiến cho cái chúc thư kia thực sự “bắt đầu đi vào giai đoạn thực hành chứ không còn là lý thuyết suông nữa”,do đó ai cũng hạnh phúc. Ông Phán mọc sừng sẽ có thêm vài nghìn đồng nhờ giá trị của đôi sừng hươu trên đầu. Cụ cố Hồng hoan hỉ nghĩ đến lúc cụ mặc bộ đồ xô gai. Văn Minh thì thầm kín sung sướng vì chúc thư được thực hiện thì ông được chia một tài sản lớn. Bà Văn Minh và ông Typn thì sung sướng vì những bộ độ của tiệm may Âu Hóa được dịp lăng xê…nghĩa là mỗi thành viên trong gia đình này đều có những “hạnh phúc” cho riêng họ.
Nhan đề “Hạnh phúc của một tang gia” (niềm vui, niềm hạnh phúc của một gia đình có tang):
- Chứa đựng mâu thuẫn trào phúng.
- Hàm chứa tiếng cười chua chát của nhà văn.
- Kích thích trí tò mò của người đọc.
- Phản ánh một sự thật mỉa mai, hài hước và tàn nhẫn.

- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo.
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.