Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
*Bạn có thể tham khảo gợi ý sau:
- Ảnh hưởng đến tự nhiên:
+ Khí hậu: Biển Đông làm tăng độ ẩm của các khối khí qua biển, mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn, đồng thời làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ.
+ Địa hình: địa hình ven biển nước ta rất đa dạng: vịnh cửa sông, các bờ biển mài mòn, các tam giác châu có bãi triều rộng, các bãi cát phẳng, cồn cát, các đầm phá, các vũng vịn nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô….
+ Tạo ra hệ sinh thái nước mặn và nước lợ phong phú.
+ Tuy nhiên, vì diện tích đường bờ biển dài, một năm nước ta phải hứng chịu nhiều cơn bão từ biển, ảnh hưởng tiêu cực đến khí hậu và đời sống xã hội con người.
- Ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế:
+ Diện tích biển rông, đường bờ biển dài cùng hệ sinh thái biển và cùng phong phú và đa dạng thuận lợi cho nước ta khai thác và nuôi trồng thủy hải sản.
+ Độ mặn nước biển tương đối cao, thuận lợi cho nghề làm muối biển.
+ Thềm lục địa có trữ lượn dầu mỏ lớn, giúp nước ta khai thác khí tự nhiên và dầu mỏ.
+ Ngoài ra, ven biển còn có một số các loại khoáng sản quý hiếm như Titan, phục vụ cho các ngành công nghiệp luyện kim.
refer
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Ví dụ:
- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.
+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).
+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.
- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.
+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
- Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).
refer
Thuận lợi:
– Vị trí địa lí đã tạo điều kiện cho nước ta phát triển kinh tế toàn diện.
– Dễ dàng mở rộng giao lưu và hội nhập kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới.
– Tạo điều kiện cho nước ta phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới, tạo điều kiện phát triển rừng.
Khó khăn:
- Vị trí này cùng làm cho nước ta rất lắm thiên tai và phải chú ý tới việc bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, chống sự xâm nhập về chủ quyền vùng đất, vùng biển, vùng trời.
vị trí địa lý có ảnh hưởng như thế nào đối với việc phát triển kinh tế xã hội của khu vực đông nam á
tham khảo
a. Đối với việc hình thành lãnh thổ tự nhiên
- Vị trí địa lí đã qui định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa: Do nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến Bắc Bán Cầu nóng ẩm, ở giữa vùng gió mùa châu Á (khu vực gió điển hình nhất trên thế giới) khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt: mùa Đông bớt nóng và khô và mùa Hạ nóng và mưa nhiều. Do ở vị trí tiếp giáp với Biển Đông, đây là nguồn dự trữ rất dồi dào về nhiệt và ẩm, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển, vì thế thảm thực vật ở nước ta quanh năm xanh tốt, giàu sức sống khác hẳn với các nước có cùng vĩ độ (Tây Nam Á và châu Phi)
- Tài nguyên: Do nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương trên vành đai sinh khoáng châu Á – Thái Bình Dương cùng các hoạt động mác ma ứng cho nên tài nguyên khoáng sản của Việt Nam khá đa dạng.
- Sinh vật: Do nằm ở nơi giao thoa của các luồng thực-động vật thuộc các khu hệ Hymalaya, Malaixia-Inđônêxia và Ấn Độ-Mianma, các luồng di cư này diễn ra chủ yếu vào thời kỳ Tân kiến tạo làm cho khu hệ thực-động vật của nước ta càng thêm phong phú.
Cũng do vị trí và hình dáng lãnh thổ cũng đã tạo nên sự phân hóa đa dạng của tự nhiên , hình thành các vùng tự nhiên khác nhau, bổ sung cho nhau trong sự phát triển kinh tế - xã hội (giữa M.Bắc -Nam; giữa miền núi-đồng bằng, ven biển, hải đảo)
● Hạn chế: Nước ta nằm trong vùng có nhiều thiên tai trên thế giới (bão, lũ lụt, hạn hán) thường xuyên xảy ra, vì vậy cần phải có biện pháp phòng chống tích cực và chủ động.
b. Đối với phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội
- Trao đổi, giao lưu với bên ngoài: Việt Nam nằm ở ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng cùng với các cảng biển (Cái Lân, Hải Phòng, Đà Nẵng, Sài Gòn); Các sân bay quốc tế (Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng); Các tuyến đường bộ, đường sắt Xuyên Á... đã tạo điều kiện thuận lợi để trao đổi, giao lưu với các nước xung quanh. Việt Nam còn là cửa ngõ thông ra biển của Lào, Thái Lan, Đông Bắc CPC và khu vực Tây Nam Trung Quốc.
- Phát triển kinh tế: Vị trí địa lí và hình dáng lãnh thổ nước ta đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm của tự nhiên; Từ đó ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương thức khai thác tài nguyên; Tới sự tổ chức lãnh thổ kinh tế quốc dân (đặc biệt là việc tổ chức các trung tâm, hạt nhân phát triển của vùng); Đồng thời cũng ảnh hưởng tới các mối liên hệ nội-ngoại vùng cũng như mối liên hệ kinh tế quốc tế.
- Về văn hóa – xã hội: do ở vị trí liền kề cùng với nhiều nét tương đồng về tự nhiên, kinh tế, văn hóa, lịch sử và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước (nhất là các nước láng giềng). Hơn nữa, vị trí địa lí cũng ảnh hưởng lớn đến sự hình thành cộng đồng các dân tộc Việt Nam, một quốc gia đa dân tộc và có nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hóa văn hóa thế giới.
c. Đối với an ninh - quốc phòng (AN - QP)
- Theo quan điểm địa lý chính trị và địa lý quân sự: Nước ta có vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á: Do nằm ở nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Á (lục địa) và Đông Nam Á (hải đảo), một khu vực giàu tài nguyên, một thị trường có sức mua đang tăng, một vùng kinh tế rất năng động. Như vậy, đây là nơi rất hấp dẫn với các thế lực đế quốc thù địch, mặt khác đây cũng là khu vực rất nhạy cảm trước những biến chuyển trong đời sống chính trị thế giới.
- Trên đất liền: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra trên đất liền Việt Nam có đường biên giới rất dài với các nước láng giềng (4500km): Dọc biên biên giới với Trung Quốc và Lào núi liền núi, sông liền sông, không có những trở ngại lớn về tự nhiên, (ngược lại) có các thung lũng, đèo thấp thông với các nước láng giềng; Với Cămpuchia, không có biên giới tự nhiên, mà là châu thổ mênh mông trải dài từ Cà Mau đến tận Biển Hồ (việc xác định mốc biên giới giữa hai nước còn là vấn đề cần đàm phán để thống nhất).
- Trên vùng biển: Vấn đề an ninh – quốc phòng còn đặt ra với đường biên giới trên biển: Bờ biển nước ta dài (3260km), giáp với rất nhiều nước như Trung Quốc, Đài Loan, Inđônêxia, Malaixia, Philipin, Brunây, Xingapo, Thái Lan, Cămpuchia. Biển Đông rất giàu tài nguyên tôm, cá,... Thềm lục địa rất giàu tài nguyên khoáng sản (dầu khí...), lại án ngữ đường biển quốc tế nối hai đại dương lớn Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Vì vậy, biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nước ta về mặt chiến lược đối với kinh tế, an ninh – quốc phòng.
● Như vậy, vị trí địa lý nước ta có nét khá độc đáo so với các nước trong khu vực. Đó là: Nằm ở nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều hệ thống tự nhiên, của nhiều nền văn hoá lớn trên thế giới và các luồng di cư trong lịch sử; Ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. Điều đó đã làm cho thiên nhiên nước ta trở nên đa dạng và phong phú mà nhiều nơi trên thế giới không có được; Cũng tại khu vực này trong chiến tranh (nóng - lạnh) còn là nơi tập trung nhiều mâu thuẫn lớn, trong xây dựng lại là nơi hội tụ nhiều cơ hội phát triển.
- Đặc điểm tự nhiên của vị trí địa lí Việt Nam về mặt tự nhiên:
+ Vị trí nội chí tuyến
+ Vị trí gần trung tâm khu vực Đông Nam Á
+ Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước Đông Nam Á đất liền và Đông Nam Á hải đảo
+ Vị trí theo chiều dài Bắc - Nam dài 1650 km. Nơi hẹp nhất theo chiều Đông - Tây thuộc Quảng Bình, chưa đầy 50 km. Đường bờ biển hình chữ S dài 3260 km
- Vị trí địa lí có ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên nước ta: tạo nên đặc điểm chung của thiên nhiên nước ta là tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm, tính ven biển, tính đa dạng và phức tạp
Tây Nam Á được gọi là con đường biển nối từ Ấn Độ Dương sang Địa Trung Hải qua kênh đào Xuy-ê và biển Đỏ, ở Tây Nam Á còn có con đường tơ lụa chạy qua, là khu vực có vị trí địa lý vô cùng quan trọng, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của các nước nằm trong khu vực này. Đặc điểm tự nhiên của khu vực Tây Nam Á
a) 1. Châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới:
- Châu Á có số dân đông nhất thế giới.
- Chiếm gần 61% dân số.
- Dân số tăng nhanh
- Mật độ dân cao, phân bố không đều
2. Dân cư thuộc nhiều chủng tộc
- Dân cư châu Á thuộc nhiều chủn tộc nhưng chủ yếu thuộc chủng tộc Ơ- rô-pê- ô-ít, Môn- gô- lô-ít, Ôxtra- lô- ít.
- Các chủng tộc tuy khác nhau về hình thái nhưng đều có quyền và bình đẳng như nhau trong hoạt động kinh tế, văn hoá – xã hội.
ẢNH HƯỞNG TO LỚN, ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ CÂN BẰNG SINH THÁI
Đông Nam Á là một khu vực của châu Á, bao gồm các nước nằm ở phía Nam Trung Quốc, phía Đông Ấn Độ và phía Bắc của Úc, rộng 4.494.047 km² và bao gồm 11 quốc gia: Brunei, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam. Vào năm 2004, dân số của cả khu vực lên đến 556.2 triệu người (năm trăm năm mươi sáu ngàn hai trăm triệu người, số liệu năm 2005), trong đó hơn 1/6 sống trên đảo Java (Indonesia).
Địa hình
Đông Nam Á là chỗ giao nhau của nhiều mảng địa chất có núi lửa và động đất hoạt động mạnh. Các quốc gia của khu vực được chia ra làm hai nhóm chính: Myanma, Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam nằm ở Đông Nam Á lục địa, còn gọi bán đảo Trung Ấn, trong khi đó các nước còn lại tạo nên Quần đảo Malaysia. Quần đảo này được hình thành bởi nhiều cung đảo thuộc về Vành đai núi lửa Thái Bình Dương và là một trong những khu vực có hoạt động núi lửa mạnh nhất thế giới.
Trong 10 nước Đông Nam Á, thì có 9 quốc gia có hải giới, trừ Lào; và Philippines là nước duy nhất trong khu vực này không có địa giới chung với bất kỳ quốc gia nào.
Ý niệm về Đông Nam Á như một khu vực riêng biệt đã có từ lâu. Song cùng với thời gian, khái niệm này ngày càng được hiểu một cách đầu đủ và chính xác hơn. Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ "Nam Dương" để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam. Người Nhật gọi vùng này là "NanYo". Người Ả Rập xưa gọi vùng này là "Qumr", rồi lại gọi là "Waq - Waq" và sau này chỉ gọi là "Zabag". Còn người Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là "Suvarnabhumi" (đất vàng) hay "Suvarnadvipa" (đảo vàng). Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sống ở đây là những con người thành thạo và can đảm.
Tên gọi "Đông Nam Á" được các nhà nghiên cứu chính trị và quân sự của Hà Lan, Anh, Mỹ đưa ra từ những năm đầu khi nổ ra Thế chiến thứ hai, nhưng chính thức đi vào lịch sử với ý nghĩa là một khu vực địa - chính trị, và quân sự được bắt đầu từ khi Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt và Thủ tướng Anh Winston Churchill tại Hội nghị Québec lần thứ nhất vào tháng 8 năm 1943 nhất trí thành lập Bộ chỉ huy tối cao quân Đồng Minh ở Đông Nam Á. Trước đó, để chỉ khu vực này, người ta đã dùng nhiều tên gọi khác nhau cho những mục đích riêng biệt.
Lúc bấy giờ cũng có sự khác nhau về cách viết từ Đông Nam Á bằng tiếng Anh. Một số nhà nghiên cứu như Victor Purcell, E.G.H. Dobby, dùng từ Southeast thay cho South East hay South-East, vốn được dùng từ lâu. Bộ tư lệnh tối cao Đông Nam Á (SEAC) vẫn dùng từ Southeast, nhưng tướng Môngbattơn dùng South-East. Như thế có thể thấy rằng từ sau Thế chiến thứ hai, từ "Đông Nam Á" mới xuất hiện trên bản đồ chính trị thế giới như một khu vực riêng biệt và có tầm quan trọng đặc biệt. Song nếu như trước đây, người ta mới chỉ nhìn thấy tính khu vực Đông Nam Á thể hiện ở vị trí địa lí - chính trị và quân sự của nó thì đến nay nhiều người đã khẳng định rằng ít nhất cho đến thế kỉ 16, Đông Nam Á đã nổi lên như một trong những trung tâm văn minh, một khu vực địa lí - lịch sử - văn hóa truớc khi trở thành một khu vực địa lí - chính trị.
1)
Vị trí về mặt tự nhiên:
- Vị trí nội chí tuyến (Vị trí nhiệt đới).
- Vị trí gần trung tâm ĐNA.
- Vị trí cầu nối giữa đất liền và biển, giữa các nước ĐNA đất liền & ĐNA hải đảo.
- Vị trí tiếp xúc giữa các luồng gió mùa và luồng sinh vật
Ảnh hưởng: Biến VN thành một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh thái, dễ dàng hội nhập và giao lưu với các quốc gia trên thế giới, phát triển kinh tế toàn diện. Tuy nhiên, chúng ta luôn phải phòng chống thiên tai và giặc ngoại xâm (Xâm chiếm đất đai, hải đảo, xâm phạm vùng biển, vùng trời,...).
C1/ Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Ví dụ:
- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.
+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).
+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.
- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.
+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
- Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).
C3/ Những giá trị mang lại từ biển: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, khoáng sản nổi bật là dầu khí (với trữ lượng khoảng 3-4 tỷ tấn), và nhiều loại khoáng sản như: than, sắt, titan, cát thủy tinh..., hải sản có tổng trữ lượng khoảng 3-4 triệu tấn. Đặc biệt đáng chú ý là vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên các tuyến hàng hải và hàng không huyết mạch có giá trị như những cánh cửa rộng mở để chủ động hội nhập kinh tế với thế giới.
Vị trí địa lý và lãnh thổ của một quốc gia đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành đặc điểm của khí hậu, sự vật, và đất đai của nước đó. Đối với Việt Nam, ảnh hưởng của vị trí địa lý và lãnh thổ đặc biệt quan trọng:
1. Ảnh hưởng đến khí hậu:
- Vị trí địa lý: Việt Nam có vị trí nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với phần lớn bờ biển hướng ra biển Đông, nên khí hậu phụ thuộc vào các mùa gió mùa: gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.
- Dải lãnh thổ dài từ Bắc vào Nam: Giúp Việt Nam có nhiều loại khí hậu khác nhau như khí hậu nhiệt đới ẩm ở phía Nam, khí hậu ôn đới ẩm ở phía Bắc.
2. Ảnh hưởng đến sự vật:
- Địa hình núi: Phần lớn diện tích nước ta là địa hình núi và trung du, tạo điều kiện cho sự phát triển của rừng núi và động vật hoang dã.
- Dải lãnh thổ dọc biển Đông: Tạo ra một đường bờ biển dài với nhiều bãi tắm và hệ sinh thái biển phong phú.
3. Ảnh hưởng đến đất đai:
- Vị trí ven biển: Vùng đất ven biển thường mặn, thuận lợi cho việc trồng lúa mùa, dừa và nuôi tôm.
- Vùng đồng bằng sông: Như Đồng bằng sông Cửu Long hay Đồng Bằng Bắc Bộ có đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho việc trồng lúa và nhiều loại cây trồng khác.
- Vùng núi: Đất ở vùng núi thường chứa nhiều khoáng sản như than, bauxite và vàng.
Tham khảo:
Ý 1:
Vị trí địa lí đã quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
Ví dụ:
- Tính nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Tính nhiệt đới: nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến bán cầu Bắc mang lại lượng nhiệt lớn, TB trên 20độ C.
+ Tính ẩm: biển Đông mang lại nguồn nhiệt ẩm dồi dào, lượng mưa lớn (độ ẩm >80%, lượng mưa từ 1500 -2000 mm).
+ Gió mùa: trong khu vực gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt: gió mùa mùa hạ hướng Tây Nam nóng ẩm mưa nhiều, gió mùa mùa đông lạnh, khô, hướng Đông Bắc.
- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
+ Thiên nhiên phân hóa Bắc Nam với ranh giới là dãy Bạch Mã: miền Bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, có mùa đông lạnh khô, mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều; miền Nam có mùa mưa –khô sâu sắc, không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
+ Đông – Tây: đầu mùa hạ khi Tây Nguyên và Nam Bộ bước vào mùa mưa thì đồng bằng ven biển miền Trung chịu ảnh hưởng của hiệu ứng phơn khô nóng.
+ Vùng núi nước ta thiên nhiên phân hóa thành 3 đai: đai nhiệt đới gió mùa, cận nhiệt đới gió mùa trên núi và ôn đới gió mùa trên núi.
- Nước ta chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán...).