\(\dfrac{3x+3\sqrt{x}-3}{x+\sqrt{x}-2}-\dfrac{\sqrt{x}-2}{\sqrt{x}-1}+\dfrac{1}{\sqrt{x}+2}-1\)<...">
K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 9 2021

a) \(ĐK:x\ge0,x\ne1\)

 \(=\dfrac{3x+3\sqrt{x}-3-\left(\sqrt{x}-2\right)\left(\sqrt{x}+2\right)+\sqrt{x}-1}{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}\)

\(=\dfrac{3x+3\sqrt{x}-3-x+4+\sqrt{x}-1}{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}=\dfrac{2x+4\sqrt{x}}{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}=\dfrac{2\sqrt{x}\left(\sqrt{x}+2\right)}{\left(\sqrt{x}-1\right)\left(\sqrt{x}+2\right)}=\dfrac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}\)

b) \(P=\dfrac{2\sqrt{x}}{\sqrt{x}-1}< 0\Leftrightarrow\sqrt{x}-1< 0\Leftrightarrow\sqrt{x}< 1\)

Kết hợp với đk:

\(\Rightarrow0\le x< 1\)

toán chuyên ghê dữ :v

1, Trong phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt giữa vùng đồi núi phía tây và đồng bằng ven biển phía đông.

Người dân ở đây có đức tính cần cù lao động, kiên cường trong đấu tranh chông ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác vùng nước rộng lớn trên Biển Đông.

Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Trong đó, Phô cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

Duyên hải Nam Trung Bộ là địa bàn có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Trong đó, Phô cổ Hội An và Di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam) được UNESCO công nhận là di sản văn hoá thế giới.

26 tháng 12 2019

1.điều kiện tự nhiên ở bắc trung bộ có thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Khó khăn và thuận lợi của điều kiện tự nhiên vùng Bắc Trung Bộ:

- Thuần lợi:

+ Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.

+ Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một sô nơi có đất badan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.

+ Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện cho phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.

+ Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên) với nhiều loài thực, động vật có giá trị cao.

+ Tài nguyên du lịch đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá,.... Đặc biệt, có Di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng và các Di sản vãn hoá thế giới: cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.

- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...

13 tháng 5 2017

Có mấy cách tối đa để nhận xét biểu đồ miền ?

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

20 tháng 5 2017

A

6 tháng 8 2018

Em đăng câu hỏi vào mục hỏi đáp môn Toán nhé!

1. Tình hình tăng dân số ở nước ta trong các thời kỳ, tác động của tăng dân số đến phát triển kinh tế-xã hội 2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và tác động của cơ cấu dân số đến các vấn đề xã hội 3. Đặc điểm phân bố dân số, mật độ dân số của các vùng 4. Đặc điểm của nguồn lao động, phân phối lao động ...
Đọc tiếp

1. Tình hình tăng dân số ở nước ta trong các thời kỳ, tác động của tăng dân số đến phát triển kinh tế-xã hội 2. Cơ cấu dân số theo độ tuổi và tác động của cơ cấu dân số đến các vấn đề xã hội 3. Đặc điểm phân bố dân số, mật độ dân số của các vùng 4. Đặc điểm của nguồn lao động, phân phối lao động II. Địa lý của các ngành kinh tế (khai thác đá lát trong DLVN). 1. Xác định sân bay, cảng biển, vườn quốc gia, tài nguyên du lịch, tuyến giao thông 2. Các ngành kinh tế mạnh ở mỗi khu vực II. Phân chia lãnh thổ. 1. Trình bày về sức mạnh của điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế của vùng Trung. du và vùng núi phía Bắc. 2. Các điều kiện thuận lợi cho đồng bằng sông Hồng để sản xuất thực phẩm là gì? 3. Trình bày về sự khác biệt về điều kiện tự nhiên trong phát triển kinh tế của miền Bắc: Miền Trung Việt Nam. 4. Liên hệ thực tế địa phương: Vịnh Hạ Long, Yên Tử PHẦN B. BÀI TẬP - Bài 10 (SGK / 38) - BÀI 16 (SGK / 60 - BÀI 22 (SGK / 80) - - Kết thúc - -

0
19 tháng 3 2019

Tham khảo nha!!!

Câu 1:

Đông Nam Bộ:

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Công nghiệp

Trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, công nghiệp ở Đông Nam Bộ phụ thuộc nước ngoài, chi có một số ngành sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến lương thực, thực phẩm, phân bố chủ yếu ở Sài Gòn - Chợ Lớn.

Ngày nay, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng nhanh, chiếm tỉ trọng lớn nhất trọng GDP của vùng; cơ cấu sản xuất cân đối, bao gồm công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ và chế biến lương thực thực phẩm. Một số ngành công nghiệp hiện đại đã hình thành và đang trên đà phát triển như dầu khí, điện tử, công nghệ cao.

Bảng 32.1. Cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ và cả nước, năm 2002 (%)

Khu vực

Vùng

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp – xây dựng

Dịch vụ

Đông Nam Bộ

6,2

59,3

34,5

Cả nước

23,0

38,5

38,5

Thành phố Hồ Chí Minh, Biên Hoà, Vũng Tàu là các trung tâm công nghiệp lớn nhất ở Đông Nam Bộ. Thành phố Hồ Chí Minh chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng. Bà Rịa - Vũng Tàu là trung tâm công nghiệp khai thác dầu khí.

Hình 32.2. Lược đố kinh tế vùng Đông Nam Bộ

Tuy nhiên, trong sản xuất công nghiệp cũng gặp không ít khó khăn như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, chất lượng môi trường đang bị suy giảm.

2. Nông nghiệp

Đông Nam Bộ là vùng trồng cây công nghiệp quan trọng của cả nước.

Bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002

Cây công nghiệp

Diện tích (nghìn ha)

Địa bàn phân bố chủ yếu

Cao su

281,3

Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai

Cà phê

53,6

Đồng Nai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu

Hồ tiêu

27,8

Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai.

Điều

158,2

Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương

Cây công nghiệp hàng năm (lạc, đậu tương, mía, thuốc lá,...) và cây ăn quả (sầu riêng, xoài, mít tố nữ, vú sữa,...) cũng là các thế mạnh nông nghiệp của vùng.

Ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm được chú trọng theo hướng áp dụng phương pháp chăn nuôi công nghiệp.

Nghề nuôi trồng thủy sản nước mặn, nước lợ và đánh bắt thuỷ sản trên các ngư trường đem lại những nguồn lợi lớn.

Vấn đề thuỷ lợi có tầm quan trọng hàng đầu trong việc đầy mạnh thâm canh cây công nghiệp trên diện tích ổn định và có giá trị hàng hoá cao.

Các địa phương đang đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn các dòng sông, xây dựng hồ chứa nước, gìn giữ sự đa dạng sinh học của rừng ngập mặn ven biển.


ĐBSCL:

IV. Tình hình phát triển kinh tế

1. Nông nghiệp

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

Bảng 36.1. Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 2002

Vùng

Tiêu chí

Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước

Diện tích (nghìn ha)

3834,8

7504,3

Sản lượng (triệu tấn)

17,7

34,4

Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh.

Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

2. Công nghiệp

So với nông nghiệp, tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng (năm 2002).

Bảng 36.2. Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000

Ngành sản xuất

Tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng (%)

Hiện trạng

Chế biến lương thực, thực phẩm

65,0

Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thủy sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường mật. Sản phẩm xuất khẩu: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả đông lạnh, hoa quả. Phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trong vùng,…

Vật liệu xây dựng

12,0

Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương, lớn nhất là nhà máy xi măng Hà Tiên II

Cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác

23,0

Phát triển cơ khí nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất.

Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.


Câu 2:

Thuận lợi:

II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mê Công.

Với diện tích tương đôi rộng, địa hình thấp và bằng phẳng, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm quanh năm cùng sự đa dạng sinh học trên cạn và dưới nước. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp.

Khó khăn:

Tuy nhiên, thiên nhiên cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất và đời sống dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn cho các dự án thoát lũ, cải tạo đất phèn, đất mặn, cấp nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. Phương hướng chủ yếu hiện nay là chủ động chung sống với lũ sông Mê Công, đồng thời khai thác các lợi thế kinh tế do chính lũ hằng năm đem lại.

Câu 3:

ĐBSCL:

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

Với số dân trên 16,7 triệu người (năm 2002), Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đông dân, chỉ đứng sau Đồng bằng sông Hồng. Trong thành phần các dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ-me, người Chăm, người Hoa,...

Bảng 35.1. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 1999.

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đồng bằng sông Cửu Long

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

407

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,4

1,4

Tỉ lệ hộ nghèo

%

10,2

13,3

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

342,1

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

88,1

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

71,1

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

17,1

23,6

Mới được khai phá cách đây hơn ba trăm năm, ngày nay Đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành vùng nông nghiệp trù phú. Người dân Đồổng bằng sông Cửu Long có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp hàng hoá.


Đông Nam Bộ:

III. Đặc điểm dân cư, xã hội

Đông Nam Bộ là vùng đông dân, có lực lượng lao động dồi dào nhất là lao động lành nghề, thị trường tiêu dùng rộng lớn. Đông Nam Bộ (đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh) có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

Người dân năng động, sáng tạo trong công cuộc Đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.

Bảng 312. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đông Nam Bộ và cả nuớc, năm 1999

Tiêu chí

Đơn vị tính

Đông Nam Bộ

Cả nước

Mật độ dân số

Người/km2

434

233

Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số

%

1,4

1,4

Tỉ lệ thất nghiệp ở đô thị

%

6,5

7,4

Tỉ lệ thiếu việc làm ở nông thôn

%

24,8

26,5

Thu nhập bình quân đầu người một tháng

Nghìn đồng

527,8

295,0

Tỉ lệ người lớn biết chữ

%

92,1

90,3

Tuổi thọ trung bình

Năm

72,9

70,9

Tỉ lệ dân số thành thị

%

55,5

23,6

Đông Nam Bộ có nhiều di tích lịch sử, văn hoá. Đó là Bến càng Nhà Rồng, Địa đạo Cù Chi, Nhà tù Côn Đảo,... Những di tích này có ý nghĩa lớn đê phát triển du lịch.


TL
27 tháng 11 2019

Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + tạo nên thuận lợi

Vùng được chia làm 2 tiểu vùng là Tây bắc và Đông bắc

a,Địa hình , đất đai

Đông Bắc địa hình núi trung bình và núi thấ

Tây bắc địa hình núi cao, hiểm trở

Đất feralit nâu đỏ

>>thuận lợi cho trồng cây CN , trồng rừng

b, Khí hậu

Nhiệt đới gió mùa , có mùa đông lạnh

Tây bắc mùa đông ít lạnh hơn

>> thuận lợi cho các loại cây ôn đới , cận nhiệt đa dạng

c, Sông ngòi

Mạng lưới sông ngòi khá fat triển

>> xd nhà máy thủy điện

d, khoáng sản

Đa dạng

Giàu khoáng sản như than , sắt,thiếc, chì

>> nhiệt điện khai khoáng

d, Sinh vật

Tài nguyên rừng fat triển

>> Cây dược liệu giá trị

2, Khó khăn

Địa hình bị chia cắt >> đi ại khó khăn

Khí hậu thất thường

Chất lượng môi trường giảm sút

27 tháng 11 2019

* Khó khăn

- Địa hình hiểm trở, chia cắt nhất là ở phía Tây Bắc do đó giao thông đi lại khó khăn.

- Khí hậu diễn biến thất thường: mưa bão, rét đậm, lũ quét, … ảnh hưởng đến giao thông vận tải, sản xuất và đời sống. - Tài nguyên rừng ngày càng cạn kiệt do bị tàn phá nặng nề dẫn đến xói mòn, sạt lở đất, lũ quét, môi trường bị huỷ hoại nghiêm trọng.

- Phần lớn khoáng sản có trữ lượng nhỏ khó khai thác.

Thuận lợi

- Vùng có đặc diểm chung là chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình:

+ Miền núi Bắc Bộ: Có địa hình núi cao và chia cắt sâu ở phía Tây Bắc, còn phía Đông Bắc là địa hình núi trung bình. Đây là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình.

+ Trung du Bắc Bộ: là dải đất chuyển tiếp giữa miền núi Bắc bộ và Đồng bằng Sông Hồng đặc trưng là địa hình đồi bát úp xen kẽ những cánh đồng thung lũng bằng phẳng thuận lợi cho việc phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị.

- Trung du và miền núi Bắc Bộ phân hoá thành 2 tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc với những đặc điểm riêng về điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế:

+ Đông Bắc: có địa hình núi trung bình và núi thấp với nhiều dãy núi hình cánh cung. Khí hậu nhiệt đới ẩm, mùa đông lạnh và có thế mạnh kinh tế là khai thác khoáng sản; trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả ôn đới và cận nhiệt đới; du lịch sinh thái và kinh tế biển.

+ Tây Bắc: có địa hình núi cao, hiểm trở. Khí hậu nhiệt đới ẩm có mùa đông ít lạnh hơn và có thế mạnh kinh tế là phát triển thuỷ điện; trồng rừng, cây công nghiệp lâu năm

- Các tài nguyên :

+ Tài nguyên nước: (gồm nguồn nước và thuỷ năng ) tập trung chủ yếu ở Tây Bắc (sông Đà ).

+ Tài nguyên khoáng sản tập trung ở phía Đông Bắc: Than, sắt, đồng, chì, kẽm, apatit

+ Tài nguyên biển: gồm có một vùng biển giàu tiềm năng nằm ở trong vịnh Bắc Bộ

+ Tài nguyên du lịch: khá phong phú về du lịch tự nhiên lẫn du lịch nhân văn

+ Tài nguyên rừng: có cả ở Đông Bắc và Tây Bắc nhưng hiện nay đang bị cạn kiệt nhiều do việc chặt phá bừa bãi .