Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Tri thức lịch sử là những kiến thức và thông tin về quá khứ của một quốc gia, một dân tộc hoặc một vùng lãnh thổ. Nó bao gồm các sự kiện, nhân vật, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị và xã hội của một thời kỳ nào đó.
- Việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là rất quan trọng vì nó giúp chúng ta hiểu rõ hơn về nguồn gốc, truyền thống và giá trị của dân tộc mình. Nó cũng giúp chúng ta học hỏi từ những kinh nghiệm của quá khứ để áp dụng vào cuộc sống hiện tại và tương lai.
- Việc sưu tầm, thu thập, xử lí thông tin và sử liệu để học tập, khám phá lịch sử cần được tiến hành một cách khoa học và có hệ thống. Đầu tiên, chúng ta cần tìm kiếm các nguồn tài liệu đáng tin cậy như sách, báo, tạp chí, tài liệu lưu trữ, di tích, bảo tàng, v.v. Sau đó, chúng ta cần phân tích và đánh giá các thông tin này để xác định tính chính xác và độ tin cậy của chúng. Cuối cùng, chúng ta cần tổng hợp và trình bày các thông tin này một cách rõ ràng và logic để có thể hiểu và áp dụng vào cuộc sống.
Người dân Việt Nam có truyền thống tưởng nhớ và cúng dường những vị anh hùng, người đã có công xây dựng, bảo vệ đất nước. Các lễ hội tưởng nhớ đến các vị quan trọng như Giỗ tổ Hùng Vương, Đền Hùng đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa dân gian tại Việt Nam.
+Giỗ tổ Hùng Vương:
Lễ hội Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch, để tưởng nhớ và tri ân ông bố là Tổng thống đầu tiên của đất nước Văn Lang. Lễ hội này được tổ chức trên khắp các tỉnh thành ở Việt Nam, nhưng lễ hội lớn nhất vẫn được tổ chức tại đền Hùng ở phía Bắc.
+Đền Hùng:
Đền Hùng tọa lạc trên đỉnh đồi Nghĩa Lĩnh, thuộc thôn Co Tốt, xã Hy Cương, Phú Thọ. Đây là nơi các vua Hùng nơi cất giữ danh tính của người dân Việt Nam từ rất lâu đời. Mỗi năm, vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch, người dân Việt Nam tổ chức lễ hội Đền Hùng để tưởng nhớ các vị anh hùng, vua Hùng đã có công dựng ra nền Văn Lang - nền đất nước đầu tiên của người Việt.
Các lễ hội tưởng nhớ này mang tính quan trọng đối với người dân Việt Nam, đó cũng là dịp để người dân tôn lên truyền thống đồng bào Việt Nam cũng như giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc. Ngoài những lễ hội truyền thống, hiện nay các lễ hội tưởng nhớ cũng được tổ chức ở một số tỉnh thành khác trên cả nước và được đón nhận và yêu thích bởi người dân nhiều hơn.
tham khảo
Phong trào tây sơn có những đóng góp nào cho lịch sử nước ta nửa sau thế kỉ XVIII Ɩà :
–Lật đổ chính quyền phong kiến mục nát Đàng Trong-Đàng Ngoài,
-Đánh tan quân xâm lược Xiêm-Thanh.
-Xóa bỏ ranh giới chia cắt, thống nhất đất nước.
-Bảo vệ nền độc lập ѵà lãnh thổ c̠ủa̠ Tổ quốc.
Nét chính về đời sống vật chất
- Hoạt động kinh tế
+ Nông nghiệp: Hoạt động sản xuất chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi, nhưng có sự khác nhau về hình thức giữa đồng bằng và miền núi.
+ Thủ công nghiệp: cộng đồng các dân tộc ở Việt Nam phát triển các nghề thủ công như nghề gốm, dệt, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy,... từ sớm; một số nghề đạt đến trình độ cao
+ Thương nghiệp: chợ vừa là nơi trao đổi, buôn bán các mặt hàng, vừa là nơi giao lưu văn hoá và thể hiện tinh cộng đồng.
- Đời sống vật chất
+ Ăn: lương thực, thực phẩm chính là: gạo nếp, gạo tẻ, thịt gia súc, gia cầm, thủy hải sản…. khẩu vị của các dân tộc ở mỗi vùng, miền có sự khác nhau.
+ Mặc: trang phục truyền thống của các tộc người có sự khác biệt nhất định, phù hợp với tập quán và điều kiện sống của từng dân tộc.
+ Ở: nhà ở truyền thống của người Kinh là nhà trệt; các dân tộc thiểu số thường dựng nhà sàn
- Phương tiện đi lại:
+ Trước đây: phương tiện đi lại truyền thống của người Kinh là ngựa, xe ngựa, xe kéo tay, trên đường thuỷ có thuyền, bẻ, mảng, ghe, tàu,... Các dân tộc thiểu số thường sử dụng: ngựa, voi, trâu/ bò…
+ Trong xã hội hiện đại, xe đạp, xe máy và ô tô là phương tiện giao thông phổ biến. Tàu hoả, máy bay cũng trở thành phương tiện đi lại quen thuộc của người dân Việt Nam.
- Đóng góp của Sử học: Việt Nam đã giành được chiến thắng trong cuộc bình chọn ba hạng mục và trở thành “Điểm đến hàng đầu châu Á về di sản, ẩm thực và văn hóa” là nhờ có hệ thống di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên khắp cả nước; là nơi lưu giữ được những dấu ấn lịch sử, văn hóa truyền thống được bảo tồn và khai thác khoa học.
- Sử học có vai trò quan trọng trong công tác bảo tồn, phát huy những giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
+ Sử học nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của các di sản, ẩm thực và văn hóa của Việt Nam; xác định vị trí, vai trò, ý nghĩa của các di sản đối với cộng đồng.
+ Sử học cung cấp những thông tin có giá trị và tin cậy liên quan đến di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị của di sản.
+ Qua các phương pháp nghiên cứu, Sử học xác định giá trị của di sản cần bảo tồn; đưa ra những đề xuất về hình thức, phương pháp bảo tồn hiệu quả, bền vững.
- Sử học có mối quan hệ gắn bó, chặt chẽ đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực Công nghiệp văn hóa.
Tín ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng:
- Các tộc người trong cộng đồng dân tộc Việt Nam có tục thờ cúng tổ tiên, thờ các vị thần tự nhiên, thực hiện nghi lễ liên quan đến sản xuất nông nghiệp,... với những cách thức khác nhau.
- Các tín ngưỡng phổ biến của người Kinh là:
+ Thờ cúng tổ tiên, thờ người có công với cộng đồng, thờ Thành hoàng, thờ Mẫu, thờ tổ sư, tổ nghề,... trong đó, thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất
+ Bàn thờ tổ tiên trong gia đình người Kinh được đặt ở vị trí trang trọng nhất, việc củng lễ được thực hiện vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết trong năm.
+ Tục thờ Thổ công, Táo quân, ông Địa phổ biến ở nhiều địa phương
+ Thành hoàng hoặc các vị phúc thần thường được thờ ở những nơi thờ tự của cộng đồng, như đinh, miếu…
- Các dân tộc thiểu số có tín ngưỡng: thờ cúng tổ tiên, thờ nhiều vị thần tự nhiên, theo thuyết “vạn vận hữu linh”, nhiều dân tộc thờ các vị thần nông nghiệp….
Tôn giáo
- Tại Việt Nam có sự hiện diện của các tôn giáo lớn trên thế giới là Phật giáo, Đạo giáo, Hin-đu giáo, Hồi giáo, Công giáo,... Mức độ đậm nhạt của các tôn giáo này khác nhau tuỳ theo tiến trình lịch sử, theo vùng miền và theo tộc người,
- Phật giáo:
+ Được du nhập vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và dần trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của các dân tộc.
+ Phật giáo trở thành quốc giáo trong một số giai đoạn của thời kì quân chủ.
+ Đến nay, phổ biến ở Việt Nam là Phật giáo Đại thừa.
- Hin-đu giáo:
+ Được truyền bá vào Việt Nam từ những thế kỉ tiếp giáp Công nguyên và có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Hiện nay, phần lớn dân tộc Chăm cư trú ở Ninh Thuận và Binh Thuận theo Hin-đu giáo
- Bộ phận người Chăm cư trú ở một số địa phương thuộc các tỉnh Tây Ninh, An Giang, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh theo Hồi giáo.
- Công giáo được truyền bá vào Việt Nam từ thế kỉ XVI và dần trở thành một trong những tôn giáo phổ biến trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Các tín ngưỡng dân gian Việt Nam (nét đẹp trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam):
- Tục thờ cúng tổ tiên.
- Cúng Giao thừa ngoài trời.
- Giỗ tổ Hùng Vương
- Thờ mẫu tam phủ...
Em làm gì để bảo tồn và phát huy tín ngưỡng truyền thống của dân tộc?
- Em cần tìm hiểu,học tập,phát huy những tín ngưỡng truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Không lạm dụng nó để mưu cầu lợi ích cá nhân
- Truyền bá cho các bạn bè quốc tế biết về những tín ngưỡng tốt đẹp của dân tộc
- Trân trọng,giữ gìn,bảo tồn những tín ngưỡng tốt đẹp đó
- Cùng chung tay với mọi người để giữ gìn cảnh quan nơi đền thờ,chùa linh thiêng,...
* Vai trò của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội (kèm ví dụ:
- Vai trò:
+ Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân, gia đình, cộng đồng, dân tộc.
+ Hiểu biến về tri thức lịch sử là điều kiện cơ bản để giữ gìn và phát triển bản sắc văn hoá trong thời đại toàn cầu hóa.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào mồng 10 tháng 3 âm lịch hàng năm nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao dựng nước của các vua Hùng.
* Ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với mỗi cá nhân và xã hội (kèm ví dụ)
- Ý nghĩa:
+ Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
+ Là nền tảng vững chắc của truyền thống yêu nước, là niềm tự hào và là điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
+ Tri thức lịch sử giúp con người khám phá và tiếp cận với nhiều nền văn hoá, văn minh của nhân loại. Những bài học rút ra từ lịch sử còn giúp mỗi quốc gia dân tộc tự nhận thức chính mình.
+ Giúp học sinh hiểu rõ quá trình xây dựng và bảo vệ đất nước, hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Đồng thời, có hiểu biết về lịch sử thế giới, văn hoá nhân loại, là cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
- Ví dụ: Lễ hội Đền Hùng hay còn gọi là Giỗ tổ Hùng Vương thể hiện lòng tôn kính đối với tổ tiên, giáo dục cho thế hệ trẻ truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Từ đó giúp thế hệ con cháu tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước của dân tộc, bồi dưỡng lòng yêu nước và có ý thức bảo vệ Tổ quốc để xứng đáng với công lao của các thế hệ cha ông đi trước.