K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

28 tháng 9 2019

Chặng đường từ nay đến mốc hình thành Cộng đồng ASEAN chỉ còn hơn hai năm, nhưng khối lượng công việc trước mắt vẫn còn khá lớn, trong đó một phần ba trong tổng số 800 đầu việc đề ra trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN cần được tiếp tục hoàn tất. Bối cảnh khu vực và quốc tế đang biến chuyển không ngừng cũng đặt ra cho ASEAN những câu hỏi lớn làm thế nào để giữ vững vai trò trung tâm của Hiệp hội ở khu vực, điều hòa và cân bằng lợi ích đan xen của các nước, ứng phó hiệu quả hơn với các thách thức và các vấn đề nảy sinh. Trên chặng đường phát triển mới của Hiệp hội, Việt Nam sẽ nỗ lực đóng góp cho ASEAN trên các trọng tâm lớn sau:

- Thứ nhất, tiếp tục củng cố và tăng cường đoàn kết ASEAN, giữ vững các định hướng chủ đạo và mục tiêu đã đề ra, tôn trọng các nguyên tắc cơ bản của Hiệp hội; đảm bảo tính thống nhất và vai trò trung tâm của ASEAN trong định hướng các tiến trình hợp tác khu vực cũng như xử lý các vấn đề khu vực và quốc tế thuộc quan tâm và lợi ích chung; tích cực phối hợp lập trường và tạo tiếng nói thống nhất của ASEAN tại các diễn đàn đa phương và quốc tế.

- Thứ hai, thúc đẩy cam kết và hành động chung nhằm thực hiện đầy đủ, đúng hạn các phần việc còn lại trong Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN, đẩy mạnh kết nối ASEAN và phát triển đồng đều, bền vững trong Hiệp hội; cùng các nước thành viên tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết để Cộng đồng ASEAN đi vào hiện thực theođúng kế hoạch vào năm 2015, trong đó, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền, quảng bá rộng rãi, nâng cao ý thức cộng đồng và tình đoàn kết giữa người dân các nước.

- Thứ ba, tiếp tục củng cố và giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để hợp tác cùng phát triển; thúc đẩy đối thoại và xây dựng lòng tin, bao gồm cả các nỗ lực hình thành và chia sẻ các chuẩn mực ứng xử; kiên trì cùng các nước tham gia ký kết DOC tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc ứng xử được ghi trong DOC, triệt để tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Luật Biển Liên Hợp Quốc 1982, cùng ASEAN sớm bàn thảo với Trung Quốc một Bộ quy tắc ứng xử (COC).

- Thứ tư, Phát huy vai trò trung tâm của ASEAN, không ngừng mở rộng và làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác toàn diện, cùng có lợi giữa ASEAN với các Đối tác; nâng cao chất lượng và hiệu quả của các tiến trình hợp tác khu vực hiện có nhưASEAN+1, ASEAN+3, EAS, ARF, ADMM+…; tạo điều kiện và khuyến khích các Đối tác cùng tham gia đóng góp tích cực hơn nữa vào các nỗ lực chung nhằm duy trì hòa bình, ổn định và phát triển ở khu vực, ứng phó hiệu quả với các thách thức đặt ra, đồng thời thiết thực hỗ trợ ASEAN tăng cường liên kết và kết nối. Chủ động và tích cực cùng các nước thành viên đưa ASEAN đến đích xây dựng thành công Cộng đồng vào năm 2015, cũng như tạo những bước khởi đầu thuận lợi cho Cộng đồng ASEAN, đem lại cuộc sống hòa bình, ấm no và thịnh vượng cho người dân các quốc gia trong khu vực./.

2 tháng 11 2021

Mình gợi ý thôi nhé: đó là việc các nước Đông Nam Á đứng lên giành lại độc lập, làm nền tảng để phát triển kinh tế, quân phòng, chính trị.....

7 tháng 11 2019

Đáp án cần chọn là: A

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, chiến tranh lạnh kết thúc, đặc biệt là khi vấn đề Campuchia được giải quyết bằng việc kí kết hiệp định Pari (10-1991), tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt. Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN

 

1 tháng 11 2021

.Vì sao nói năm 1999 đánh dấu mốc quan trọng của khu vực Đông Nam Á?

A. Xuất hiện quốc gia thứ 11, Đông Ti - mo.    

B. Bru - nây trở thành thành viên của ASEAN.

C. Trở thành khu vực mậu dịch tự do.             

D. Kết nạp thành viên thứ 10 vào ASEAN. 

⇒ Đáp án: D. Kết nạp thành viên thứ 10 vào ASEAN. ( Ngày 30 /4 / 1999, Cam - pu - chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành giấc mơ về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á )

1 tháng 11 2021

 Vì sao nói năm 1999 đánh dấu mốc quan trọng của khu vực Đông Nam Á?

A. Xuất hiện quốc gia thứ 11, Đông Ti-mo.     B. Bru-nây trở thành thành viên của ASEAN.

C. Trở thành khu vực mậu dịch tự do.              D. Kết nạp thành viên thứ 10 vào ASEAN. 

24 tháng 12 2020
Những biến đổi của Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nayBiến đổi thứ nhất: cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều giành được độc lập.Biến đổi thứ hai: từ khi giành được độc lập dân tộc các nước Đông Nam Á đều ra sức xây dựng kinh tế – xã hội và đạt được nhiều thành tích to lớn như Sin-ga-po, Thái Lan, Malaixia… Đặc biệt, Sin-ga-po trở thành “con rồng châu Á”, được xếp vào hàng các nước phát triển nhất thế giới.Biến đổi thứ ba: Cho đến nay, các nước Đông Nam Á đều gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á, gọi tắt là ASEAN. Đây là một tổ chức liên minh chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á nhằm mục tiêu xây dựng mối quan hệ hòa bình, hữu nghị và hợp tác giữa các nước trong khu vực.Trong ba biến đổi trên, biến đổi thứ nhất là quan trọng nhấtTừ thân phận các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc trở thành những nước độc lập…Nhờ có biến đổi đó, các nước Đông Nam Á mới có những điều kiện thuận lợi để xây dựng và phát triển về kinh tế, xã hội cuả mình ngày càng phồn vinh.
24 tháng 12 2020

2.

- Hiện nay hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần phải đoàn kết thể hiện trách nhiệm chung trong vấn đề liên quan đến hòa bình an ninh và phát triển khu vực.

- Trước những hành động leo thang của Trung Quốc trên biển Đông, ASEAN cần phải thể hiện rõ vai trò trung tâm về vấn đề biển Đông, vai trò định hướng trong việc giải quyết các xung đột để đảm bảo hòa bình ổn định khu vực.

- Việt Nam và các nước trong ASEAN cần tuân thủ những nguyên tắc mà ASEAN đề ra, tôn trọng nguyên tắc Liên Hợp Quốc, Luật biển năm 1987

- Lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc ở biển Đông, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.

- ASEAN cần giữ vững quan điểm lập trường hòa bình nhưng phải dựa trên nguyên tắc là kiên quyết bảo vệ chủ quyền của các quốc gia.

13 tháng 11 2016

- Vì quyên lợi cá nhân.

- Đồng loạt và khá triệt để

@sen phùng em làm đúng 100% đó

11 tháng 10 2021

Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, “một chương mới mở ra trong lịch sử khu vực Đông Nam Á” vì tình hình chính trị khu vực được cải thiện rõ rệt.  Xu hướng nổi bật đầu tiên là sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN: 01/1984 Brunây, 7/1995 Việt Nam, 9/1997 Lào và Myanma, 4/1999 Campuchia.

29 tháng 11 2016

4.– Từ năm 1952, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh, nhất là từ năm 1960 đến năm 1973, thường được gọi là giai đoạn phát triển “thần kì”.
– Kinh tế Nhật Bản tăng trưởng với tốc độ cao hơn nhiều so với các nước phát triển khác, vươn lên đứng thứ hai trong thế giới tư bản (sau Mĩ).
– Từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.

29 tháng 11 2016

5.

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hóa, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, tiêu biểu là quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).
 
– Ngày 18 – 4 – 1951, 6 nước Tây Âu (Pháp, Tây Đức, Italia, Bỉ, Hà Lan, Lúcxămbua) thành lập “Cộng đồng than – thép châu Âu” (ECSC).
 
– Ngày 25 – 3 – 1957, sáu nước ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). Ngày 1 – 7 – 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC). Tháng 12 – 1991 các nước EC đã kí tại Hà Lan bản Hiệp ước Maxtrích, có hiệu lực từ ngày 1 – 1 – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU).
 
– Từ 6 nước ban đầu; đến năm 1995, tổ chức EU có 15 nước thành viên… Đến năm 2007, tổ chức EU có 27 thành viên…